• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1 8

Ngày soạn: 05/01/2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 08 tháng 01 năm 2019(5A) KHOA HỌC

TIẾT 35: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Phân biệt 3 thể của chất. Kể tên một số chất ở thể rắn, lỏng, khí; một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác .

2. Kĩ năng: HS biết làm một số thực hành phân biệt 3 thể của nước.

3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.

- Tranh minh hoạ SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu tính chất và công dụng của tơ sợi?

- Nhận xét, khen ngợi.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài. (1’) b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- Bài học hôm nay sẽ gúp các em phân biệt 3 thể của chất. Kể tên một số chất ở thể rắn, lỏng, khí; một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác .

2. Nội dung

Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.(8p)

* Mục tiêu: HS biết phân biệt được 3 thể của chất.

* Cách tiến hành.

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- GV chia lớp làm hai đội mỗi đội cử 5 hoặc 6 bạn tham gia chơi.

- GV phổ biến luật chơi và phát mỗi đội chơi một hộp đượng các tấm phiếu, trên bảng gắn sẵn bảng “ Bảng ba thể của chất ”.

Thể rắn Thể lỏng Thể khí ...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Bước 2 : Tiến hành chơi.

- Một số HS nêu.

- HS lắng nghe.

- Nhóm trưởng điều khiển thảo luận.

(2)

Các đội cử đại diện lần lượt lên chơi, mỗi lên rán các tấm phiếu mình rút được.

Bước 3: Cùng kiểm tra.

- GV - HS không tham gia chơi cùng kiểm tra nhận xét.

- GV tuyên dương đội thắng cuộc.

Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”(9p)

* Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí.

* Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm:

- Một bảng phụ và phấn.

- Một chuông nhỏ.

* Cách tiến hành:

Bước 1. Làm việc theo nhóm.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi.

- GV đọc câu hỏi cho các nhóm thảo luận, nhóm nào lắc chuông trước nhóm đó được trả lời. Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.

- Các nhóm thảo luận tham gia chơi.

- GV và quản trò nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc.

Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận.

(9p)

* Mục tiêu: HS nêu được một số vú dụ về việc chuyển thể của chất trong đời sống

hàng ngày.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cá nhân.

- HS quan sát các hình trang 73 SGK và nói về sự chuyển thể của nước.

Bước2: Làm việc cả lớp:

Dựa vào các gợi ý của cá hình em hãy tìm thêm các VD khác tương tự về các thể của nước như các hình trên?

* GV kết luận .

3. Củng cố- dặn dò. (3’)

- Nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh tích cực. Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- Các đội tham gia chơi.

- HS nêu ý kiến nhận xét kết quả chơi của mỗi đội.

- Nhóm trưởng điều khiển các nhóm thảo luận.

- HS tham gia chơi.

- HS quan sát trả lời:

+ Nước ở thể lỏng.

+ Nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ bình thương.

+ Nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ cao.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

---

(3)

Ngày soạn: 06/01/2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 09 tháng 01 năm 2019(5B) Thứ sáu ngày 11 tháng 01 năm 2019(5A,5C)

KĨ THUẬT

TIẾT 17: THỨC ĂN NUÔI GÀ ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU

- Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi gà.

- Biết cách cho gà ăn, cho gà uống.Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình hoặc địa phương.

- Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh minh hoạ một số loại thức ăn chủ yếu nuôi gà.

- Một số mẫu thức ăn nuôi gà

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài(25’)

* Hoạt động1: Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi- ta- min, thức ăn tổng hợp.(15’)

- Yc hs nhắc lại nội dung đã học ở tiết 2.

- HS trong lớp và GV theo dõi, nhận xét.

- GV nêu tóm tắt tác dụng, cách sử dụng từng loại thức ăn theo nội dung trong SGK. Chú ý liên hệ thực tiễn và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Nêu khái niệm và tác dụng của thức ăn hỗn hợp. GV nhấn mạnh: Thức ăn hỗn hợp gồm nhiều loại thức ăn, có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa tuổi gà. Vì vậy, nuôi gà bằng thức ăn hỗn hợp giúp gà lớn nhanh, đẻ nhiều trứng.

- Kết luận hoạt động 1: Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà.

- Nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1.

- Học sinh lắng nghe.

(4)

Có những thức ăn gà cần được ăn với lượng nhiều như thức ăn cung cấp chất bột đường, chất đạm, cũng có những vi- ta-min nhưng không thể thiếu được.

Nguồn thức ăn cho gà rất phong phú.

Có thể cho gà ăn thức ăn tự nhiên, cũng có thể cho ăn thức ăn đã qua chế biến tuỳ từng loại thức ăn và điều kiện nuôi gà.

* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập(10’)

- GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS.

- GV nêu đáp án để HS đối chiếu và tự đánh giá kết quả làm bài tập của mình.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.

3. Củng cố và dặn dò(5’)

- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm và cá nhân HS.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị các loại thức ăn của gà để thực hành bài “Phân loại thức ăn nuôi gà”.

- Hs thực hiện theo yêu cầu của gv.

- HS báo cáo kết quả tự đánh giá.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

--- Ngày soạn: 07/01/2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 10 tháng 01 năm 2019(5A) ĐỊA LÍ

TIẾT 18: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I ( Đề do trường ra)

--- Ngày soạn :08/01/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 11 tháng 01 năm 2018(5A) KHOA HỌC

TIẾT 36 : HỖN HỢP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể tên một số hỗn hợp và nêu cách tách các chất trong hỗn hợp . 2. Kĩ năng: HS biết làm một số thực hành tách các chất trong hỗn hợp.

3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập, thực hành.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

(5)

- Kỹ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp).

- Kỹ năng lựa chọn phương án thích hợp.

- Kỹ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện III. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.

- Hình trang 75 SGK. Chuẩn bị đồ dùng cho các nhóm:Muối tinh, mì chính, hạt tiêu, chén nhỏ, thìa nhỏ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- GV gọi HS kể tên một số chất ở thể lỏng, thể rắn, thể khí và điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

- Nhận xét, khen ngợi.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài. (1’)

- Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết kể tên một số hỗn hợp và biết cách tách các chất trong hỗn hợp .

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài :

Hoạt động 1: Thực hành: “Tạo một hỗn hợp gia vị”(8p)

- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát đồ dùng cho các nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm tạo ra hỗn hợp gia vị, công thức pha do từng nhóm quyết định và ghi vào phiếu.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày cách làm của nhóm mình.

- GV cho cả lớp thảo luận các câu hỏi:

+ Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?

+ Hỗn hợp là gì?

- GV nhận xét, kết luận.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi:

+ Theo bạn, không khí là một chất hay một hỗn hợp?

+ Kể tên một số hỗn hợp khác mà em biết?

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- HS kể tên một số chất ở thể lỏng, thể rắn, thể khí và điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

- Các nhóm nhận đồ dùng.

- Các nhóm tiến hành làm việc, ghi công thực pha chế vào phiếu.

- Đại diện các nhóm trình bày cách làm của nhóm mình.

- HS nêu:

+ Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần phải có ít nhất 2 chất trở lên.

+ Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp.

Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.

- Các nhóm thảo luận, trả lời:

+ Không khí là một hỗn hợp.

+ Gạo lẫn trấu; cám lẫn gạo; đường lẫn cát; muối lẫn cát; …

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Hs lắng nghe.

(6)

- GV nhận xét, kết luận.

Hoạt động 2: Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp”. (9’)

- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.

- Tổ chức cho HS chơi.

- GV tổng kết trò chơi.

Hoạt động 3: Thực hành “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp” (9’)

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện theo các bước như yêu cầu ở mục thực hành trang 75 SGK.

- Mời đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, kết luận.

3. Củng cố- dặn dò. (3’)

- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết ở cuối bài.

- Dặn chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

- HS theo dõi để nắm được trò chơi.

- HS tiến hành chơi.

- Các nhóm thực hiện theo các bước như yêu cầu ở mục thực hành trang 75 SGK.

- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

- HS đọc mục Bạn cần biết ở cuối bài.

- Chuẩn bị bài: Dung dịch.

Ngày soạn : 08/01/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 11 tháng 01 năm 2019(5A) LỊCH SỬ

TIẾT 18: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I ( Đề do trường ra)

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

- Hướng dẫn các nhóm phân chia các thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian cho phép.. Ví dụ: 1 học sinh thu nhặt các chi tiết cần lắp