• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
44
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28 Ngày soạn: 05/6/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 08 tháng 6 năm 2020 Tập đọc

NHỮNG CÁNH BUỒM I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ: Cảm xúc tự hào cuả người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ không ngừng làm cho cuộc sống tốt đẹp.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng, diễn tả được tình cảm của người cha với con, ngắt giọng đúng nhịp thơ. Đọc thuộc lòng bài thơ

3. Thái độ:

* GD B- HĐ: Giáo dục học sinh yêu vẻ đẹp vùng biển và biết bảo vệ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa.

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài út Vịnh và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Gọi HS nhận xét bạn.

- Nhận xét HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh.

- Bài thơ Những cánh buồm mà các em học hôm nay sẽ cho chúng ta biết những ước mơ đẹp của tuổi thơ và tình cảm cha con sâu nặng.

- Ghi tên bài.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài - Gọi hs đọc nối tiếp

+ Lần 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm - GV hướng dẫn HS đọc đúng, phát âm đúng một số từ ngữ khó, hướng dẫn đọc đúng câu hỏi, nghỉ hơi dài sau câu có

- 3 HS đọc nối tiếp và lần lượt trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.

- HS nhận xét bạn.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

+ Tranh vẽ 2 cha con đi dạo trên bờ biển, vừa đi vừa nói chuyện, ngắm nhìn những cánh buồm.

- HS lắng nghe và xác định yêu cầu tiết học.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.

- 5 hs đọc nối tiếp ( Mỗi hs đọc 1 khổ thơ) + Lần 1: HS đọc nối tiếp đoạn. Sửa lỗi phát âm.

(2)

dấu ba chấm.

+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ chú giải.

- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.

- GV đọc toàn bài.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- GV chia lớp thành các nhóm, đọc và thảo luận.

- GV nêu từng câu hỏi, mời đại diện HS phát biểu, sau khi HS phát biểu yêu cầu HS nhận xét, bổ sung ý kiến.

+ Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển.

+ Em hãy đọc những câu thơ thể hiện cuộc trò chuyện giữa hai cha con.

+ Hãy thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con bằng lời của em.

+ Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì?

+ Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?

- Những lời nói thơ ngây của con trẻ trước biển, ước mơ về những điều chưa biết trong cuộc sống của con là người cha bồi hồi xúc động vì ông đã gặp lại tuổi thơ và ước mơ của mình khi còn là một cậu bé lần đầu tiên đứng trước biển.

+ Dựa vào phần tìm hiểu, em hãy nêu

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc theo cặp. Đại diện cặp đọc.

- Lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm.

- HS lắng nghe.

+ Sau trận mưa đêm; bầu trời và bãi biển như vừa gội rửa. Mặt trời nhuộm hồng tất cả bằng những tia nắng rực rỡ, cát mịn, biển xanh lơ. Hai cha con dạo chơi trên bãi biển. Người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Cậu con trai bụ bẫm, bóng tròn, chắc nịch.

+ Những câu thơ:

Con: Cha ơi!

Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?

Cha:

Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây, có cửa, có nhà.

Những nơi đó cha chưa hề đi đến.

Con: Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi...

+ HS tự thuật lại

+ Con ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, được nhìn thấy cây, nhà cửa ở phía chân trời xa.

+ Ước mơ của người con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.

- HS lắng nghe.

+ Bài thơ ca ngợi ươc mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cuộc

(3)

nội dung chính của bài.

- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.

c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng - Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Cả lớp tìm giọng đọc hay.

+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn thơ.

+ Đọc mẫu

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Tổ chức cho HS học thuộc lòng.

- Gọi HS đọc thuộc lòng toàn bài.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

+ Em có nhận xét gì về những câu hỏi của bạn nhỏ trong bài?

(Giáo viên vận dụng nội dung bài liên hệ vào thực tế Giáo dục cho HS biết yêu vẻ đẹp các vùng biển và biết bảo vệ các vùng biển của nước ta).

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ. Xem và chuẩn bị trước bài tiếp theo

sống không ngừng tốt đẹp hơn.

- 2 HS nhắc lại.

- 5 HS nối tiếp nnhau đọc thành tiếng. HS nêu giọng đọc.

- Theo dõi GV đọc, đánh dấu chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.

+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.

- 3 HS thi đọc diễn cảm.

- HS học thuộc lòng.

- 5 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ.

- HS đọc thuộc lòng toàn bài.

- Hs nêu

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Toán

TIẾT 135: - ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH (Tr.166)

LUYỆN TẬP (Tr.166) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình đã học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình bình hành, hình thang, hình thoi, hình tròn).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện tính chu vi, diện tích một số hình đã học.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

* GT: Bài 1 (Bài Luyện tập trang 167) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

(4)

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi 1 HS làm bài tập 2 VBT

- Gọi HS nêu cách tính và đặt tính số đo thời gian.

- Nhận xét, sửa chữa.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học - Ghi tên bài

2. Hướng dẫn ôn tập

2.1. Bài: Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình đã học (Tr.166) Bài 1:

- Gọi HS đọc kĩ đề toán.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

(tính chu vi và diện tích…)

- Muốn tính được chu vi khu vườn ta cần biết những yếu tố gì? (chiều dài và chiều rộng)

- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài (GV củng cố cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, củng cố cách đổi số đo diện tích theo yêu cầu)

- GV nhận xét và đưa lời giải đúng.

Bài 2:

- Gọi HS đọc đề toán, quan sát hình vẽ giải thích tỉ lệ 1 : 1000

- Yêu cầu HS nêu cách tìm độ dài thật sau đó đi tính diện tích mảnh đất đó với đơn vị m2

+ Muốn tìm diện tích hình thang ta làm như thế nào

- Gọi HS nhắc lại cách tính rồi áp dụng giải bài.

- Gọi HS chữa. GV nhận xét.

- 1 HS làm bài.

- 1 HS nêu.

- HS nghe

- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.

Bài 1:

- 2 HS đọc đề, lớp nhận xét đọc thầm, bổ sung và trả lời câu hỏi.

- HS đọc đề, suy nghĩ làm bài Bài giải:

Chiều rộng khu vườn là:

3

2 120 = 80 (m) a) Chu vi khu vườn:

2  (120 + 80) = 400(m) b) Diện tích khu vườn:

102  80 = 9600( m2 ) = 0,96 ha

Đáp số: 400; 0,96 ha - HS lắng nghe, sai thì sửa.

Bài 2:

- HS đọc đề toán và quan sát hình vẽ giải thích tỉ lệ: 1 : 1000

Bài giải:

Đáy lớn của mảnh đất là:

5 x 1000 = 5000(cm) = 50 m Đáy nhỏ của mảnh đất là:

3 x 1000 = 3000 (cm) = 30 m Chiều cao của mảnh đất là:

2 x 1000 = 2000(cm) = 20 m Diện tích của mảnh đất là:

( 30 + 50) x 20 : 2 = 800(m2) Đáp số : 800m2

(5)

Bài 3:

- GV vẽ sẵn hình lên bảng, gợi ý HS làm

+ Muốn tính diện tích hình vuông ta làm như thế nào?

+ Phần đã tô mầu của hình tròn ta làm như thế nào? để tính được hình tròn và diện tích hình tròn ta làm như thế nào để tính được hình tròn, diện tích hình vuông và diện tích hình đã tô đậm.

- Gọi HS lên bảng trình bày lời giải.

- Lớp nhận xét bổ sung

2.2. Bài: Luyện tập (Tr.166) Bài 1. Giảm tải

Bài 2:

- GV mời HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán.

+ Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao em biết điều đó?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.

- GV nhận xét bài làm HS.

Bài 3:

- GV mời HS đọc đề toán

- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

Bài 3:

- HS đọc.

- HS thảo luận.

Bài giải:

a) Diện tích tam giác BDC là:

4 x 4 : 2 = 8 (cm2)

Diện tích hình vuông ABCD là:

8 x 4 = 32 (cm2) b) Diện tích hình tròn là:

4 x 4 x 3,14 = 50,24 (cm2) Diện tích phần tô màu là:

50,24 – 32 = 18,24 (cm2) Đáp số: a) 32 cm2 b) 18,24 cm2

Bài 2:

- 1 HS đọc đề bài.

- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.

+ Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Vì bài toán cho tổng số HS, cho tỉ số giữa HS nam và HS nữ. Để tính được số HS nữ hơn số HS nam bao nhiêu em trước hết ta phải tính số HS nam và số HS nữ.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Theo sơ đồ, lớp 5A có số học sinh nam là: 35 : (4 + 3)  3 = 15 (học sinh)

Số HS nữ của lớp 5A là:

35 - 15 = 20 (học sinh)

Số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là: 20 - 15 = 5 (học sinh)

Đáp số: 5 học sinh - HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

Bài 3:

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.

- 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán, HS cả lớp tóm tắt trong vở

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

(6)

- GV nhận xét bài làm HS.

Bài 4:

- Gv yêu cầu hs ôn quy tắc, công thức tính S hình thang.

- Giáo viên gợi ý bài làm.

- GV, HS nhận xét, chốt kết quả đúng

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

- Gọi HS nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi.

- Nhận xét tiết học. Về nhà làm bài tập trong VBT. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình.

Ô tô đi 75km thì tiêu thụ hết số lít xăng là: 12 : 100  75 = 9 (l)

Đáp số: 9l - HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 4:

- HS thực hiện.

- HS làm bài.

Bài giải:

Số đo một cạnh sân gạch là:

48 : 4 = 12 (m) Diện tích sân gạch là:

12 x 12 = 144 (m2) Đáp số: 144m2 - Hs nêu

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

Khoa học MÔI TRƯỜNG

TÀI NGUYÊN VÀ THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Khái niệm về môi trường. Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên và thiên nhiên. Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.

2. Kĩ năng:Nêu một số thành phần của môi trường địa phương.Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong cuộc sống hàng ngày. Nhận biết các vấn đề về MT. Nêu cao tính tự giác trong học tập.

* BĐ: Biết vai trò của môi trường tự nhiên (đặc biệt là biển, đảo) đối với đời sống con người; Tác động của con người đến môi trường (có môi trường biển, đảo); Có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong cuộc sống hàng ngày; Nhận biết các vấn đề về môi trường.

* MTBĐ: Liên hệ nguồn tài nguyên biển; giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên biển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ

- Thông tin và hình trang 128; 129 SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

(7)

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

+ Nêu 1 số cây thụ phấn nhờ côn trùng, nhờ gió?

+ Kể tên một số động vật đẻ con, đẻ trứng mà em biết.

- GV nhận xét.

B. Bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Ghi tên bài.

2. Các hoạt động bài Môi trường a. Hoạt động 1: Môi trường là gì?

- GV Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS.

+ Yêu cầu HS đọc các thông tin ở mục thực hành và làm bài tập trang 128 SGK.

+ Gợi ý HS: Sau khi đã tìm được thông tin phù hợp với hình hãy trình bày xem môi trường trong hình gồm những thành phần nào.

+ GV đi giúp đỡ từng nhóm.

- Y/c đọc các thông tin trong mục thực hành.

- Gọi HS chữa bài tập.

- GV dán 4 hình minh họa trong SGK. Gọi HS lên bảng chỉ vào từng hình minh hoạ để trình bày.

+ Môi trường rừng gồm những thành phần nào?

+ Môi trường nước gồm những thành phần nào?

+ Môi trường làng quê gồm những thành phần nào?

+ Môi trường đô thị gồm những thành phần nào?

- Nhận xét, khen ngợi HS + Môi trường là gì?

*BĐ: Trong các môi trường trên đâu là môi trường tự nhiên?

+ Môi trường tự nhiên có vai trò như thế nào

- HS trả lời.

- HS khác nghe, nhận xét.

- HS nghe xác định nhiệm vụ.

- HS các nhóm đọc thông tin làm bài tập theo yêu cầu của GV.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc.

- 1 HS chữa bài tập, HS khác nhận xét bài làm của nhóm bạn, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

Hình 1. c Hình 2. d Hình 3. a Hình 4. b

+ Môi trường rừng gồm những thành phần: thực vật, động vật sống trên cạn và dưới nước, không khí, ánh sáng, đất.

+ Môi trường nước gồm thực vật, động vật sống ở dưới nước như cá, cua, ốc, rong rêu, tảo, nước, không khí, ánh sáng, đất, ...

+ Môi trường làng quê gồm con người, động vật, thực vật, là xóm, ruộng đồng, công cụ là ruộng, một số phương tiện giao thông, nước, không khí, đất, ...

+ Môi trường đô thị gồm con người, thực vật, động vật, nhà cửa, phố xá, nhà máy, ...

+ Môi trường là tất cả những gì trên

(8)

đối với đời sống con người?

+ Con người đã tác động vào môi trường tự nhiên như thế nào? Sự tác động đó có lợi hay có hại với môi trường tự nhiên?

+ Con người cần sử dụng các nguồn tài nguyên trong tự nhiên đó như thế nào để tránh lãng phí?

- Kết luận: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này.

Trong đó những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật, ...) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường, ...)

b. Hoạt động 2: Một số thành phần của môi trường địa phương

- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:

+ Bạn đang sống ở đâu?

+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống.

- Gọi HS phát biểu.

- Nhận xét chung về thành phần của môi trường địa phương.

c. Hoạt động 3: Môi trường mơ ước

- GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo chủ đề:

Môi trường mơ ước.

- Gợi ý HS: Em mơ ước mình được sống trong môi trường như thế nào? đó có các thành phần nào? Hãy vẽ những gì mình mơ ước.

- GV đi hướng dẫn HS gặp khó khăn.

- Tổ chức cho HS trình bày ý tưởng hoặc tranh vẽ của mình trước lớp.

- Nhận xét chung.

(GV tích hợp cho HS thấy tác động của con người đến MT (có MT biển, đảo) qua đó các em có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong cuộc sống hàng ngày).

d. Các hoạt động của bài Tài nguyên thiên nhiên

HĐ 1: Quan sát và thảo luận.

Trái Đất này: biển cả, sông ngòi, ao hồ, đất đai, ...

- HS trả lời.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời từng câu hỏi của GV.

- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.

- Hs thực hiện theo yêu cầu của Gv - Lắng nghe, ghi nhớ

- 2 HS đọc.

(9)

* Mục tiêu: Hình thành cho HS khái niện ban đầu về tài nguyên thiên nhiên.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- GV cho cả nhóm cùng quan sát các hình Tr.130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó.

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- GVtheo dõi nhận xét.

HĐ 2: Trò chơi “Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”.

* Mục tiêu: HS kể được tên một số tài nguyên thiên nhiên vả công dụng của chúng.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

- GV nói tên trò chơi và hướng dẫn cho HS cách hơi.

(GV tích hợp giúp HS Liên hệ và nêu lợi ích các nguồn tài nguyên biển; qua đó GV tích hợp giáo dục các em có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên biển).

Bước 2: Kết thúc trò chơi, GV tuyên ương đội thắng cuộc.

* Củng cố, dặn dò (5’)

+ Tài nguyên thiên nhiên là gì ? - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau: Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người

- Trước hết, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận để làm rõ: Tài nguyên thiên nhiên là:Nhỡng của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên.

- Cả nhóm cùng quan sát các hình Tr.130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó.

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung

- HS theo dõi.

- HS chơi như hướng dẫn.

- Hs nêu

- HS nghe và thực hiện ở nhà.

HĐNGLL Văn hóa giao thông

KHÔNG NÉM ĐẤT ĐÁ LÊN TÀU, XE, THUYỀN BÈ ĐANG CHẠY I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh nắm được tác hại của hành vi ném đất, đá lên tàu, xe, thuyền bè đang chạy.

2. Kĩ năng : HS không thực hiện hành vi ném đất, đá lên tàu, xe, thuyền bè

(10)

đang chạy.

3. Thái độ : Thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân không ném đất, đá lên tàu, xe, thuyền bè đang chạy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 5. Hình ảnh, clip những hành động ném đất, đá lên tàu, xe, thuyền bè đang chạy và hậu quả xảy ra. In màu hình 1, 2, 3 trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’):

+ Khi đi đường, nếu phát hiện những đoạn đường bị sạt lở hoặc sụt lún, các em cần phải làm gì? Tại sao?

- GV nhận xét.

B. Bài mới: (25’) 1. Giới thiệu bài:

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học - Ghi tên bài

2. Các hoạt động

* Trải nghiệm

- Cho HS xem clip tại nạn giao thông và yêu cầu HS thảo luận nêu những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.

- GV chốt

* Hoạt động cơ bản:

- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc truyện “Không nên chơi đùa như thế” (tr. 32, 33) và thảo luận theo các câu hỏi cuối truyện đọc.

- Các nhóm nối tiếp nhau nêu câu hỏi và trả lời.

+ Nhóm 1: Theo các bạn Nhân và Tâm nghe thấy tiếng gì khi đi dạo trên con đường gần nhà? Mời các nhóm khác trả lời và nhận xét.

+ Nhóm tiếp theo: Nhân và Tâm phát hiện ra Thành đã làm gì? Mời các nhóm khác trả lời và nhận xét.

+ Nhóm tiếp theo: Vì sao Thành ném đá vào xe khách đang chạy? Mời các nhóm khác trả lời và nhận xét.

+ Nhóm tiếp theo: Tại sao chúng ta không nên ném đất đá lên tàu, xe đang chạy?

- Mời các nhóm khác trả lời và nhận xét.

- GV chốt các câu thơ.

- 2 hs trả lời câu hỏi

- Lắng nghe để xác định nhiệm vụ.

- HS trình bày.

- Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm đọc truyện; thảo luận các câu hỏi sgk/32.

- Đại diện nhóm báo cáo.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc lại:

Chỉ ném một hòn đá

(11)

* Hoạt động thực hành

- Phát tranh màu hình 1, hình 2, hành 3 và yêu cầu HS quan sát hình, thảo luận xác định hành vi và đưa ra lời khuyên cho các bạn nhỏ.

- Cho HS thực hành tình 1 trong các tình huống trên

- GV chốt hoạt động

* Hoạt động ứng dụng:

- Cho làm bài tập tình huống theo nhóm ba.

+ Kể lại câu chuyện “Chiều nay” (Nội dung SGK) cho bạn nghe.

+ Đóng vai xử lí tình huống

- GV tuyên dương, giáo dục học sinh - GV chốt nội dung trong SGK

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Gọi hs đọc lại ghi nhớ - Nhận xét tiết học

- Tuyên dương HS tích cực - Chuẩn bị bài sau

Cũng đủ hại cho người Đùa dại và

Gây tai nạn như chơighịch phá

- Hs quan sát hình, thảo luận, viết phiếu thảo luận.

- Các nhóm dán lên bảng và trình bày: 1 HS nêu hành vi, 1 HS nêu lời khuyên.

- Các nhóm đóng vai

- Hs thảo luận nhóm ba.

+ Kể trong nhóm + Kể trước lớp

+ Đóng vai xử lí tình huống

- 2 hs đọc

- Lắng nghe, ghi nhớ.

Ngày soạn: 06/6/2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 09 tháng 6 năm 2020 Toán

ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH (Tr 168) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học 2. Kĩ năng: Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.

3. Thái độ: Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ, bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- GV mời HS lên bảng làm bài tập trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài.

B. Bài mới:( 30’)

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

(12)

1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học này chúng ta ôn tập về diện tích của một số hình đã học.

2. Ôn tập hình dạng, công thức tính diện tích và thể tích của hình lập phương, hình hộp chữ nhật.

- GV vẽ lên bảng 1 hình hộp chữ nhật, 1 hình lập phương yêu cầu HS chỉ và nêu tên của từng hình.

- GV yêu cầu HS nêu các quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần, thể tích của từng hình.

- GV nghe, viết lại các công thức lên bảng.

3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1:

- GV mời HS đọc đề toán.

- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

Bài 2:

- GV mời HS đọc đề toán.

- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.

- GV yêu cầu HS đọc kĩ câu hỏi b và hỏi:

Bạn An muốn dán giấy màu lên mấy mặt của hình lập phương?

- Như vậy diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích nào của hình lập phương?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.

- 1 HS lên bảng chỉ vào hình và gọi tên hình.

- 2 HS lần lượt nêu trước lớp, mỗi HS nêu về một hình, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.

- 2 HS đọc lại công thức trên bảng.

- 1 HS đọc đề trước lớp, cả lớp đọc thầm đề trong SGK.

- 1 HS tóm tắt bài toán.

- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Diện tích xung quanh phòng học là (6 + 4,5) x 2 x 4 = 84 (m2) Diện tích trần nhà là:

6 x 4,5 = 27 (m2) Diện tích cần quét vôi là:

84 + 27 - 8,5 = 102,5 (m2)

Đáp số: 102,5 m2 - 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.

- 1 HS tóm tắt bài toán.

- Bạn An muốn dán giấy màu lên tất cả các mặt (6 mặt) của hình lập phương.

- Diện tích giấy màu cần dùng chính bằng diện tích toàn phần của hình lập phương.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

a. Thể tích của cái hộp hình lập phương là:

(13)

- GV mời HS nhận xét.

Bài 3:

- GV mời HS đọc đề toán.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét và đưa lời giải.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’) - GV nhận xét giờ học.

- Hướng dẫn HS về nhà.

10 x 10 x 10 = 1000 (cm3) b, Diện tích giấy màu cần dùng để dán là:

10 x 10 x 6 = 600 (cm3)

Đáp số: 1000cm3, 600cm3 - HS nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc đề bài

- 1 HS lên bảng làm bài.

Bài giải Thể tích của bể nước là:

2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)

Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:

3 : 0,5 = 6 (giờ)

Đáp số: 6 giờ - HS lắng nghe và ghi nhớ.

Chính tả

Nghe- viết: TRONG LỜI MẸ HÁT (Tr.146) Nhớ - viết: SANG NĂM CON LÊN BẢY (Tr.154) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng. (Bài: Trong lời mẹ hát). Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng. (Bài: Sang năm con lên bảy).

2. Kĩ năng: Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em. Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2), viết được một tên cơ quan, xí nghiệp, công ti... ở địa phương (BT3).

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ viết sẵn ghi nhớ: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

- Bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở tên các cơ quan, đơn vị ở bài 2, 3 trang 137, 138 /SGK.

- Nhận xét chữ viết của HS.

- Đọc và viết các cơ quan, đơn vị:

+ Trường Tiểu học Bế Văn Đàn.

+ Nhà hát tuổi trẻ.

+ Nhà xuất bản Giáo dục.

+ Trường Mầm non Sao Mai.

- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.

(14)

II. Bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ học chính tả bài Trong lời mẹ hát và bài Sang năm con lên bảy, tiếp tục tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó

- Ghi tên bài

2. Hướng dẫn học

2.1. Tìm hiểu nội dung bài: Trong lời mẹ hát

- Yêu cầu HS đọc bài thơ.

+ Nội dung bài thơ nói lên điều gì?

+ Lời ru của mẹ có ý nghĩa gì?

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.

2.2. Tìm hiểu nội dung bài: Sang năm con lên bảy

- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài Sang năm con lên bảy.

+ Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?

+ Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?

- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS luyện viết các từ đó.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 3.1. Bài Trong lời mẹ hát

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

+ Đoạn văn nói về điều gì?

- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.

+ Bài thơ ca ngội lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.

+ Lời ru của mẹ làm cho con thấy cả cuộc đời, cho con ước mơ để bay xa.

- HS tìm và nêu các từ khó. Ví dụ:

ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, còng, lời ru, lớn rồi...

- HS đọc và viết các từ vừa tìm được.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng + Thế giới tuổi thơ sẽ không còn nữa khi ta lớn lên. Sẽ không còn những thế giới tượng tượng, thần tiên trong những câu chuyện thần thoại, cổ tích.

+ Con người tìm thấy hạnh phúc ở cuộc đời thật, do chính hai bàn tay mình gây dựng nên.

- HS tìm và nêu các từ khó.

- HS luyện viết.

Bài 2

- 2 HS nối tiếp nhau đọc Công ước về quyền trẻ em và phần Chú giải.

+ Đoạn văn nói về văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em là Công ước về quyền trẻ em. Quá trình soạn thảo công ước và việc gia

(15)

+ Khi viết tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị ta viết như thế nào?

- Treo bảng phụ có viết quy tắc viết hoa tên cơ quan, tổ chức.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS làm vào bảng nhóm báo cáo kết quả. Yêu câu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.

+ Em hãy giải thích cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức trên.

3.2. Bài: Sang năm con lên bảy Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

+ Đề bài yêu cầu em làm gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS kẻ vở làm 2 cột. Cột bên trái ghi các tên viết chưa đúng, cột bên phải ghi tên viết đúng.

- Gọi 1 HS báo cáo, HS cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

nhập công ước của Việt Nam.

+ Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phạn tạo thành tên đó.

- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 HS làm trên bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở.

- 1 HS báo cáo, HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn đúng/ sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

Đáp án: Liên hợp quốc.

Uỷ ban/ Nhân quyền/ Liên hợp quốc.

Tổ chức/ Nhi đồng/ Liên hợp quốc.

Tổ chức/ Lao đọng/ Quốc tế.

Tổ chức/ Quốc tế/ về bảo vệ trẻ em.

Liên minh/ Quốc tế/ Cứu trợ trẻ em.

Tổ chức/ Ân xá/ Quốc tế.

Tổ chức/ Cứu trợ trẻ em/ của Thuỵ Điển.

Đại hội đồng/ Liên hợp quốc.

- Nhiều HS lần lượt giải thích cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.

Bài 2

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ Đề bài yêu cầu tìm tên các cơ quan, tổ chức viết chưa đúng trong đoạn văn và viết lại cho đúng.

- 1 HS làm bài vào bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở.

- HS báo cáo kết quả. HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.

Tên viết chưa đúng

Tên viết đúng - Ủy ban Bảo vệ

và chăm sóc trẻ em Việt Nam.

- Ủy ban/ bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.

- Bộ/ y tế.

- Bộ/ giáo dục và Đào tạo

- Bộ/ lao động -

- Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.

- Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.

- Bộ Y tế.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bộ Lao động -

(16)

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

+ Khi viết tên một số cơ quan, xí nghiệp, công ti em viết như thế nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Chữa bài của một số HS.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỷ niệm chương. Ghi nhớ quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Chuẩn bị bài sau.

Thương binh và Xã hội

- Hội/ liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Thương binh và Xã hội

- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Bài 3:

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ Tên các cơ quan, xí nghiệp, công ti được viết hoa các chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tê ấy, trong bộ phận của tên mà có tên riêng là tên địa lí, tên người thì viết hoa chữ cái đầu các tiếng tạo thành tên đó.

- 2 HS làm trên bảng lớp. HS cả lớp viết vào vở.

- Lắng nghe, thực hiện ở nhà.

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC (về 1 nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài). (Tr.120) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu câu chuyện, biết trao đổi được với các bạn về ND, ý nghĩa câu chuyện. (khen ngợi một lớp trưởng nữ vừa học giỏi vừa chu đáo, xốc vác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói: Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.

- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn

3. Thái độ: Rèn luyện thói quen ham đọc sách, luôn có ý thức học tập và đoàn kết với mọi người.

* QTE: Phụ nữ có quyền tham gia vào các hoạt động như nam giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số sách, báo, truyện viết về các nữ anh hùng hoặc các phụ nữ có tài.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn truyện Lớp trưởng lớp tôi.

- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của chuyện.

- Nhận xét, tuyên dương từng HS.

B. Bài mới:( 30’)

- HS kể chuyện trước lớp.

- HS nhận xét bạn kể chuyện.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

(17)

1. Giới thiệu bài

+ Trong tiết kể chuyện tuần trước, các em đã nghe kể câu chuyện về một lớp trưởng nữ tài giỏi. Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ tự kể những chuyện đã nghe đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.

- Ghi tên bài

2. Hướng dẫn kể chuyện a. Gv kể chuyện

- Gọi HS đọc đề bài.

- GV phân tích đề, dùng phấn màu, gạch chân các từ: đã nghe, đã đọc, một nữ anh hùng, một phụ nữ có tài.

- Yêu cầu HS đọc phần Gợi ý.

- Gọi HS giới thiệu những truyện em đã được đọc, được nghe có nội dung về một nữ anh hùng hay một phụ nữ có tài. Khuyến khích HS kể chuyện ngoài SGK sẽ được cộng thêm điểm.

b. Kể trong nhóm

- Cho HS thực hành kể theo cặp.

- GV đi hướng dẫn những cặp HS gặp khó khăn. Gợi ý cho HS cách kể chuyện.

+ Giới thiệu tên truyện.

+ Giới thiệu xuất xứ: Nghe khi nào? Đọc ở đâu?

+ Nhân vật chính trong chuyện là ai?

+ Nội dung chính của truyện là gì?

+ Lí do em chọn câu chuyện đó.

+ Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

c. Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện

- Tổ chức cho HS thi kể.

- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bại kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa câu chuyện.

- Tuyên dương HS kể tốt.

C. Củng cố, dặn dò (5’) + Nêu lại ý nghĩa câu chuyện.

* QTE: Gv cung cấp cho hs biết phụ nữ có quyền tham gia vào các hoạt động như nam giới.

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe; đọc trước đề bài và các gợi ý của tiết

- Hs trả lời.

- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ.

.

- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi.

- HS lắng nghe và dùng bút chì gạch chân các từ đã nghe, đã đọc, một nữ anh hùng, một phụ nữ có tài.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.

- HS nối tiếp nhau giới thiệu.

- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện hành động của nhân vật.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- 5 HS thi kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.

- Hs nêu

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà

(18)

kể chuyện tuần 30 về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.

Ngày soạn: 07/6/2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 10 tháng 6 năm 2020 Toán

TIẾT 138: - LUYỆN TẬP (Tr.169)

- LUYỆN TẬP CHUNG (Tr.169) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết tính thể tích và diện tích trong các trường hợp đơn giản.

2. Kĩ năng: Biết thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học.

3. Thái độ: Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận.

* GT: Bài 2 (Tr 169) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- GV mời HS lên bảng làm bài tập trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Tiết học này chúng ta cùng tiếp tục làm các bài toán luyện tập về diện tích và thể tích của các hình đã học.

2. Hướng dẫn làm bài tập 2.1. Bài: Luyện tập (Tr.169) Bài 1:

- GV treo bảng phụ có sẵn nội dung bài tập, yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài.

- GV chữa bài HS.

Bài 2:

- GV mời HS đọc đề toán.

- GV mời HS tóm tắt bài toán.

+ Để tính được chiều cao của bể hình hộp chữ nhật ta có thể làm ntn?

+ Như vậy để giải bài toán này chúng ta cần làm mấy bước, mỗi bước có nhiệm vụ là gì?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.

Bài 1:

- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần trong bài. HS cả lớp làm bài vào vở.

- Theo dõi bài chữa của GV, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra bài.

Bài 2:

- 1 HS đọc đề bài.

- 1 HS tóm tắt bài toán, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

+ Ta có thể lấy thể tích đã biết chia cho diện tích đáy bể.

+ Ta làm hai bước:

Bước 1: Tính diện tích đáy bể.

Bước 2: Tính chiều cao của bể.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

(19)

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.

- GV nhận xét bài làm HS.

Bài 3:

- GV mời HS đọc đề toán.

- GV mời HS tóm tắt bài toán.

+ Để so sánh được diện tích toàn phần của hai khối hình lập phương với nhau chúng ta phải làm gì?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét HS.

2.2. Bài: Luyện tập chung (Tr.169) Bài 1:

- GV mời HS đọc đề toán.

- GV mời HS tóm tắt bài toán.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

Bài giải Diện tích đáy bể là:

1,5 x 0,8 = 1,2 (m2) Chiều cao của bể là:

1,8 : 1,2 = 1,5 (m) Đáp số: 1,5m

- HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 3:

- 1 HS đọc đề bài

- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.

+ Để so sánh được diện tích toàn phần của hai khối hình lập phương với nhau chúng ta phải tính được diện tích toàn phần của hai khối rồi mới so sánh được.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Diện tích toàn phần của khối lập phương nhựa là:

10 x 10 x 6 = 600 (cm2) Cạnh của khối lập phương gỗ là:

10 : 2 = 5 (cm)

Diện tích toàn phần của khối lập phương gỗ là:

5 x 5 x 6 = 150 (cm2)

Diện tích toàn phần của khối nhựa gấp diện tích toàn phần của khối gỗ số lần là:

600 : 150 = 4 (lần)

Đáp số: 4 lần - HS lắng nghe sai thì chữa vào vở.

Bài 1:

- 1 HS đọc đề bài, cả lớp cùng nghe.

- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Nửa chu vi của mảnh vườn hình chữ nhật là: 160 : 2 = 80 (m)

Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là

(20)

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.

- GV nhận xét bài HS.

Bài 2:

- GV mời HS đọc đề toán.

- GV mời HS tóm tắt bài toán.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

Bài 3:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, đồng thời vẽ hình lên bảng và yêu cầu HS quan sát hình.

+ Để tính được chu vi và diện tích của mảnh đất có dạng như trên chúng ta cần biết những gì?

- GV yêu cầu HS làm bài, sau đó đi theo dõi và giúp đỡ các HS gặp khó khăn.

80 - 30 = 50 (m)

Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là

50 x 30 = 1500 (m2)

Số ki- lô- gam rau thu hoạch được là:

15 : 10 x 1500 = 2250 (kg) Đáp số: 2250kg - HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 2:

- 1 HS đọc đề bài, cả lớp cùng nghe.

- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.

- HS thực hiện chuyển đổi công thức:

Sxq = (d + r) x 2 x h

 h = Sxq

(d + r) x 2

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là: (60 + 40) x 2 = 200 (cm)

Chiều cao của hình hộp chữ nhật 60000 : 200 = 30 (cm) Đáp số: 30cm Bài 3:

- HS đọc đề bài và quan sát hình.

+ Chúng ta cần biết độ dài các cạnh của mảnh đất trong thực tế sau đó mới tính được chu vi và diện tích của nó.

- HS cả lớp cùng thực hiện chia và đi đến thống nhất chia thành một hình chữ nhật và một tam giác vuông (như hình vẽ).

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Độ dài của cạnh AB trong thực tế là: 5 x 1000 = 5000 (cm)

(21)

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.

- GV nhận xét bài HS.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’) - GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS về nhà.

5000cm = 50m

Độ dài của cạnh BC trong thực tế là:

2,5 x 1000 = 2500 (cm) 2500cm = 25m

Độ dài của cạnh CD trong thực tế là: 3 x 1000 = 3000 (cm)

3000cm = 30m

Độ dài của cạnh DE trong thực tế là:

4 x 1000 = 4000 (cm) 4000cm = 40m Chu vi của mảnh đất là:

50 + 25 + 30 + 40 + 25 = 170 (m) Diện tích của mảnh đất hình chữ nhật ABCE là:

50 x 25 = 1250 (m2)

Diện tích của phần đất hình tam giác CDE là:

30 x 40 : 2 = 600(m2)

Diện tích cả mảnh đất hình ABCDE là: 1250 + 600 = 1850(m2)

Đáp số: Chu vi 170m Diện tích 1850m2 - HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

Luyện từ và câu

TIẾT 3: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu hai chấm) (Tr143) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh nhớ lại tác dụng của dấu hai chấm.

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.

3. Thái độ: Có ý thức tìm tòi, sử dụng dấu hai chấm khi viết văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ. (5’) + Nêu tác dụng của dấu phẩy?

+ Cho ví dụ?

- Nhận xét HS.

B. Bài mới:( 30’)

- HS nêu và cho ví dụ.

- HS lắng nghe.

(22)

1. Giới thiệu bài

+ Hôm nay chúng ta cùng củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng: dẫn lời nói trực tiếp, dẫn lời giải thích cho điều đã nêu ra trước đó.

- GV ghi tên bài

2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

+ Dấu hai chấm dùng để làm gì?

+ Dấu hiệu nào giúp ta nhận ra dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Kết luận về tác dụng của dấu hai chấm và treo bảng phụ qui tắc.

- Từ kiến thức về dấu hai chấm đã học, các em tự làm bài tập 1.

- Gọi HS chữa bài.

- Kết luận lời giải đúng.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS làm bài trên bảng nhóm treo bảng, đọc bài, yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- Gọi HS giải thích vì sao em lại đặt dấu hai chấm vào vị trí đó trong câu.

- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của giờ học.

Bài 1

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng trước nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

+ Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

- Lắng nghe, sau đó 2 HS đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ.

- HS tự làm vào vở bài tập.

- 2 HS nối tiếp nhau chữa bài, HS cả lớp nhận xét bổ sung.

a) Một chú công an vỗ vai em:

- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!

+ Dấu hai chấm đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

+ Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 2

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 3 HS làm trên bảng nhóm. Mỗi HS chỉ làm 1 câu. Lớp làm vở bài tập.

- 3 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn đúng/ sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- HS lắng nghe.

- 3 HS nối tiếp nhau giải thích. HS cả lớp theo dõi, bổ sung bài làm đúng.

a) Thằng giặc cuống cả chân Nhăn nhó kêu rối rít:

- Đồng ý là tao chết

(23)

- Nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện Chỉ vì quên một dấu câu.

- Tổ chức cho HS làm bài tập theo cặp.

- Gọi HS phát biểu ý kiến, yêu cầu HS khác bổ sung.

- Nhận xét câu trả lời của HS C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Dấu hai chấm có tác dụng gì? Nếu dùng sai dấu câu sẽ có tác hại gì?

- GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc kiến thức. Chuẩn bị tiết sau: Mở rộng vốn từ: Trẻ em

+ Vì câu sau là câu nói trực tiếp của nhân vật nên dấu hai chấm phải được đặt ở cuối câu trước.

b) Tôi đã ngửa cổ...cầu xin: "Bay đi, diều ơi! Bay đi!"

+ Vì câu sau là lời nói trực tiếp của nhân vật nên dấu phẩy phải được đặt ở cuối câu trước.

c) Từ Đèo Ngang ... thiên nhiên kì vĩ : Phía Tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía Đông là...

+ Vì bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 3:

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm bài.

+ Người bán hàng hiểu lầm ý của khách là

"nếu còn chỗ trên thiên đàng" nên ghi trong băng khăn tang "Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng"

+ Để người bán hàng khỏi bị hiểu lầm, ông khách cần ghi thêm dấu hai chấm vào câu như sau: Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ : Linh hồn bác sẽ được lên thiên đường.

- HS lắng nghe.

- Hs nêu.

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

Địa lí

CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương và châu Nam Cực

+ Châu Đại Dương nằm ở nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và Tây Nam Thái Bình Dương.

+ Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực.

+ Đặc điểm của Ô-xtrây-li-a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo.

(24)

+ Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.

- Sử dụng quả địa cầu để biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực.

2. Kĩ năng:

- Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương:+ Châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục.

+ Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim,…

3. Thái độ:

- Yêu thích các châu lục trên thế giới

* SDTKNL&HQ: Ở Ô-xtrây-li-a ngành công nghiệp năng lượng là một trong những ngành phát triển mạnh.(HĐ3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực - Quả địa cầu

- Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư châu Đại Dương và châu Nam Cực

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Châu Mỹ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục? Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mỹ sinh sống? Dân cư châu Mỹ sống tập trung ở đâu?

- Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ.

2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài

- Châu Đại Dương và châu Nam Cực có những đặc điểm tiêu biểu gì về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm được câu trả lời.

* Châu Đại Dương

Hoạt động 1: Vị trí địa lí, giới hạn: 6’

Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK:

- Trả lời câu hỏi: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?

- Trả lời các câu hỏi ở mục a trong SGK.

Bước 2: GV cho một số HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường về vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương.

- GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn châu Đại Dương trên quả Địa cầu. Chú ý đường chí tuyến Nam đi qua lục địa Ô-xtrây-li-a, còn các đảo và quần đảo chủ yếu nằm

- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS xem lược đồ, đọc thông tin và suy nghĩ câu trả lời.

- Một số HS vừa chỉ bản đồ vừa trình bày.

- HS quan sát và lắng nghe.

(25)

trong vùng các vĩ độ thấp.

Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên: 8’

Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng sau

Khí hậu Thực, động vật

Lục địa Ô-xtrây-li-a Các đảo và quần đảo Bước 2:

- GV mời một số HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

Hoạt động 3: Dân cư và hoạt động kinh tế: 6’

GV yêu cầu HS dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi:

- Về số dân châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học?

- Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau?

- Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây- li-a.

* GV: Ở Ô-xtrây-li-a ngành công nghiệp năng lượng là một trong những ngành phát triển mạnh. Nhưng chúng cần được khai thác và sử dung hợp lí.

* Hoạt động 4: Châu Nam Cực: 6’

Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ, SGK, tranh ảnh. Cho biết:

+ Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực.

+ Vì sao châu Nam Cực không có dân cư sinh sống thường xuyên?

Bước 2:

- HS xem tranh ảnh, đọc thông tin trong SGK và hoàn thành bảng.

- Một số HS trình bày, các HS khác bổ sung

- HS đọc thông tin trong SGK và trả lời - Châu Đại Dương có số dân ít nhất trong các châu lục có dân cư sinh sống.

- Trên lục địa Ô-xtrây-li-a và quần đảo Niu Di-lân, dân cư chủ yếu là người da trắng (con cháu người Anh di cư sang từ những thế kỷ trước); còn trên các đảo khác thì dân cư chủ yếu là người bản địa có da màu sẫm, mắt đen, tóc xoăn.

- Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa. Các ngành công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, chế biến thực phẩm phát triển mạnh.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS xem lược đồ, tranh ảnh, đọc thông tin trong SGK và thảo luận.

- Một số HS chỉ bản đồ và trình bày, các HS khác bổ sung.

(26)

- GV mời một số HS chỉ trên bản đồ vị trí địa lí của châu Nam Cực, trình bày kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

- GV kết luận:

+ Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.

+ Là châu lục duy nhất không có dân cư sinh sống thường xuyên.

3. Củng cố, dặn dò (2’)

- GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài “Các đại dương trên thế giới”

cho tiết sau.

- HS lắng nghe, thực hiện

Ngày soạn: 08/6/2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 11 tháng 6 năm 2020 Tập đọc

LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

2. Kĩ năng: Hiểu nội dung 4 điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

3. Thái độ:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

+ Bài Luật tục xưa của người Ê-đê cho em biết điều gì?

- Nhà nước ta đã ban hành nhiều luật.

Trong các luật đó có luật liên quan đến các em. Đó là Luật bảo vệ, chăm sóc và

- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi SGK.

- HS nhận xét bạn đọc.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

+ Bài luật tục xưa của người Ê-đê cho biết người Ê-đê từ xưa đã có luật tục để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.

- HS lắng nghe và xác định yêu cầu tiết học.

(27)

giáo dục trẻ em. Bài học hôm nay, các em được tìm hiểu một số điều trong luật này.

- Ghi tên bài.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- Gọi HS đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu điều 15. Chú ý cách đọc ngắt giọng điều luật.

- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng điều luật (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từn HS (nếu có).

- Gọi HS đọc phần Chú giải.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu bài.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- GV chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các em đọc thầm bài, trao đổi và trả lời các câu hỏi cuối bài.

+ Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?

+ Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.

+ Điều luật nào trong bài về bổn phận của trẻ em?

+ Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật.

+ Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng để thực hiện?

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Theo dõi.

- HS đọc bài theo trình tự:

+ HS 1: Điều 15 + HS 2: Điều 16 + HS 3: Điều 17 + HS 4: Điều 21

- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng điều luật (đọc 2 vòng).

- Theo dõi.

- Làm việc theo nhóm để tìm hiểu bài.

Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc.

+ Điều 15, điều 16, điều 17.

+ Điều 15: Quyền trẻ em được chăm sóc, bảo vệ.

+ Điều 16: Quyền được học tập của trẻ em.

+ Điều 17: Quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em.

+ Điều 21.

+ Trẻ em có các bổn phận sau:

* Phải có lòng nhân ái.

* Phải có ý thức nâng cao năng lực của bản thân.

* Phải có tinh thần lao động.

* Phải có đạo đức, tác phong tốt.

* Phải có lòng yêu nước và yêu hoà bình.

- 3 HS đến 5 HS nối tiếp nhau liên hệ bản thân để phát biểu. Ví dụ:

+ Tôi đã thực hiện tốt bổn phận có lòng nhân ái: có đạo đức, tác phong tốt. ở

(28)

+ Qua 4 điều của “Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”, em hiểu được điều gì?

- Ghi nội dung chính của bài lên bảng:

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và XH.

c. Đọc diễn cảm

- Gọi HS đọc nối tiếp từng điều luật.

Yêu cầu HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc phù hợp.

- Treo bảng phụ có viết Điều 21. Đọc mẫu.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, tuyên dương từng HS.

C. Củng cố, dặn dò (5’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS luôn có ý thức thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình.

lớp, ở nhà tôi luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ mọi người. Riêng bổn phận phải có tinh thần lao động tôi thực hiện chưa tốt vì ở nhà tôi rất lười làm việc nhà. Mẹ tôi rất hay kêu. Tôi sẽ cố gắng để làm việc giúp mẹ.

+ Em hiểu mọi người trong xã hội đều phải sống và làm việc theo pháp luật, trẻ em cũng có quyền và bổn phận của mình đối với gia đình, xã hội.

- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài.

- 4 HS nối tiếp đọc bài. Sau đó 1 HS nêu ý kiến, cả lớp theo dõi bổ sung và thống nhất cách đọc.

- Theo dõi GV đọc mẫu, đánh dấu chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.

- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe.

Tập làm văn

ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK.

2. Kĩ năng: Trình bày miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giấy khổ to và bút dạ (hoặc bảng nhóm).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn của bài văn tả con vật đã viết lại.

- Nhận xét ý thức học bài của HS.

- 3 HS đọc đoạn văn đã viết lại.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

(29)

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

+ Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết, hôm nay các em cùng lập dàn ý cho bài văn tả người và trình bày miệng một đoạn trong dàn ý của mình.

- Ghi tên bài

2. Hướng dẫn bài tập Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu và 3 đề bài trong SGK.

+ Em định tả ai? Hãy giới thiệu cho các bạn biết.

- Yêu cầu HS đọc gợi ý 1.

- Yêu cầu HS tự lập dàn ý.

- Gợi ý HS: Em nhớ lại những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người đó, chọn những từ ngữ, hình ảnh sao cho người đọc hình dung được người đó rất thật, rất gần gũi hoặc để lại ấn tượng sâu sắc với em.

- Gọi 3 HS làm vào bảng nhóm dán bài lên bảng. GV sửa chữa cách dùng từ cho HS.

- Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình.

- Nhận xét HS viết đạt yêu cầu.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.

Gợi ý HS: Chọn đoạn em trình bày, sau đó từ các ý đã nêu trong dàn bài, em nói thành câu, giữa các câu có sự liên kết về ý.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét HS trình bày rõ ràng, lưu loát, tự nhiên.

C. Củng cố, dặn dò (5’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả người để chuẩn bị cho tiết sau.

- 1 HS đứng tại chỗ trả lời.

- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

Bài 1:

- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- Nối tiếp nhau nêu đề bài mình chọn.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần của gợi ý 1.

- 3 HS làm vào giấy khổ to. HS cả lớp làm vào vở.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- 3 HS nối tiếp nhau báo cáo kết qủa làm việc.

- 3 HS đứng tại chỗ đọc dàn ý bài văn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Các hoạt động khai thác biển, hải đảo như trên cuãng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển.. - ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ

Hình Đất trồng được sử dụng để làm gì Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó..

+ Dầu khí được khai thác ở thềm lục địa Đông Nam Bộ. + Công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành, trước mắt là xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hóa dầu để

Bài 2 trang 139 sgk Địa lí lớp 9: Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy

Cảng Hải Phòng, Hải Phòng - Một trong những cảng trung chuyển lớn nhất nước ta Câu hỏi trang 142 sgk Địa lí lớp 9: Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa

Hình Đất trồng được sử dụng để làm gì Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.. 1

Do dân số ngày một tăng nhanh, cần phải mở rộng môi trường đất ở, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp.. Trước kia

Cây bị trụi lá do khí thải của các nhà máy gần đó có lẫn trong không khí nên khi mưa xuống cuốn theo những chất độc hại đó làm ô nhiễm môi trường