• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu hỏi ôn tập Tri thức ngữ văn trang 89 | Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu hỏi ôn tập Tri thức ngữ văn trang 89 | Kết nối tri thức"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tri thức ngữ văn trang 89 Câu 1: Thơ là gì?

Trả lời:

- Thơ (hay thơ ca, thi ca) là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, trong ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh, và nhất là có nhịp điệu.

Câu 2: Thế nào là thơ lục bát?

Trả lời:

- Lục bát là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu.

Câu 3: Đặc điểm của thơ lục bát là gì?

Trả lời:

- Thể thơ lục bát là thể thơ rất quen thuộc trong chương trình học, là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu. Thông thường một bài thơ lục bát thường được mở đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát.

Câu 4: Thế nào là lục bát biến thể?

Trả lời:

- Lục Bát biến thể là thơ Lục Bát được biến đổi cách gieo vần, cấu trúc bằng trắc và ngắt nhịp trong câu. Nghĩa là chữ thứ 4 của câu Bát vần với chữ cuối của câu Lục.

Cả 2 sự cùng dấu này đều không tính lỗi, vì không thể đổi khác.

Câu 5: Đặc điểm của thơ lục bát biến thể là gì?

Trả lời:

(2)

- Biến thể lục bát rất đa dạng, có thể chia làm ba loại là sai khác về số âm tiết, về niêm luật và về vần hoặc tổ hợp của 2, ba loại trên.

+Ví dụ sai khac số âm tiết: Câu thơ của Hồ chủ tịch thừa một tiếng ở câu bát.

Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.

+Ví dụ về sai khác niêm luật: Câu ca dao có âm tiết thứ 2 và thứ 4 sai luật bằng- trắc

Lươn ngắn lại chê trạch dài,

Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm.

+Ví dụ về sai khác phối vần: Hình thức phối vần ở đuôi câu sáu và giữa câu 8 khá phổ biến.

Con vua thì được làm vua Con sãi ở chùa, thì quét lá đa.

Câu 6: Từ đồng âm là gì? Nêu ví dụ.

Trả lời:

- Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau

- Ví dụ như: “chân thật” và “chân ghế”

Câu 7: Thế nào là từ đa nghĩa? Nêu ví dụ.

Trả lời:

- Từ đa nghĩa là từ có hai hoặc nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa này có liên quan với nhau.

Câu 8: Phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa.

Trả lời:

* Đối với từ đồng âm

(3)

- Các nghĩa hoàn toàn khác nhau.

- Không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm bản thân nó luôn mang nghĩa gốc.

* Đối với từ đa nghĩa

- Các nghĩa khác nhau nhưng vẫn có liên quan nào đó về nghĩa

- Có thể thay thế từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Câu 9: Hoán dụ là gì? Nêu ví dụ.

Trả lời:

- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gọi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Ví dụ:

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

(Tố Hữu)

Câu 10: Hoán dụ được chia làm mấy loại? Là những loại nào?

Trả lời:

- Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp là:

+ Thứ nhất: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

+ Thứ hai: Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng + Thứ ba: Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

+ Thứ tư: Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Việt Nam,

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài thơ đã thể hiện được dòng cảm xúc nhớ thương của người con xa quê thông qua sự gặp gỡ với lá cơm nếp, từ đó tác giả gửi gắm tình yêu gia đình, yêu quê hương

Người ta dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày vì tục ngữ là những câu ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ, thể hiện một phép ứng xử, đạo đức nào đó gần

Chẳng hạn miêu tả hình ảnh áng mây, em có thể triển khai cảm xúc theo hướng tả cảnh mây bay (mây xuất hiện khi nào, ở đâu, mây màu gì, có hình thù như thế nào,

Câu 5: Tập làm một số bài thơ lục bát về đề tài thiên nhiên Trả lời:.. Bài làm

Ví dụ: về nội dung, bài thơ viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương gắn bó giữa mọi người…; về hình thức, bài thơ sử dụng thể lục bát quen thuộc,

- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ.. - Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả

Nhan đề bài thơ là Chuyện cổ tích về loài người như lời gợi dẫn của tác giả Xuân Quỳnh về việc sẽ đưa chúng ta đến những vùng đất sơ khai nơi loài người được sinh

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là