• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề cương ôn tập học kì II môn Hoá học 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề cương ôn tập học kì II môn Hoá học 9"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 9 HỌC KÌ 2

1. PHI KIM, SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:

- Silic, công nghiệp silicat

- Sơ lược bảng hệ thống tuần hoàn + Ô nguyên tố, chu kì, nhóm

+ Biến thiên tính kim loại, phi kim trong bảng tuần hoàn 2. HIDROCACBON, NHIÊN LIỆU:

a. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ, phân biệt được chất vô cơ và chất hữu cơ.

b. Hidrocacbon

- Nắm công thức phân tử, công thức cấu tạo: metan, etilen

- Tính chất hóa học đặc trưng của metan( phản ứng thế), etilen (phản ứng cộng).

- Điều chế metan, etilen

3. DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON, POLIME.

a. Rượu etylic:

+ Công thức phân tử, cấu tạo của rượu etylic. Tính độ rượu, vận dụng tìm các đại lượng còn lại.

+ Tính chất hóa học của rượu etylic.

+ Điều chế rượu etylic b. Axit axetic

- Công thức phân tử, công thức cấu tạo.

- Tính chất hóa học, viết PTHH minh họa cho tính chất đó.

- Điều chế axit axetic c. Chất béo:

- Thành phần và cấu tạo phân tử - Tính chất hóa học

d. Glucozơ

- Công thức phân tử.

- Tính chất hóa học e. Saccarozo

- Công thức phân tử.

(2)

- Tính chất hóa học g. Tinh bột và xenlulozo - Công thức phân tử.

- Tính chất hóa học II. BÀI TẬP:

Dạng 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng

Dạng 2: Nhận biết các dung dịch riêng biệt hoặc các khí riêng biệt:

Chú ý:

- Nhận biết CO2 bằng dd nước vôi trong Ca(OH)2 → vẩn đục

- Nhận biết C2H4 bằng dd brom (Br2) → dd brom mất màu da cam - Nhận biết axit axetic bằng quỳ tím → quỳ tím đổi màu đỏ

- Nhận biết glucozo bằng dd AgNO3 / dd NH3 →kết tủa màu sáng bạc - Nhận biết saccarozo bằng cách thủy phân sau đó dùng dd AgNO3 / dd NH3

- Nhận biết tinh bột bằng dd iot → chuyển sang màu xanh tím 1. Nhận biết C2H4, CH4. Viêt phương trình hóa học xảy ra (nếu có ).

2. Nhận biết CO2, CH4, C2H4. Viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có)

3. Nhận biết các dd axit axetic, dd rượu etylic, dd glucozơ. Viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có)

4. Nhận biết rượu etylic, axit axetic . Viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có) 5. Nhận biết rượu etylic, axit axetic và glucozơ. Viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có).

Dạng 3: Bài tập tính toán:

1. Độ rượu:

Câu 1: Tính V rượu nguyên chất có trong 250 ml rượu 450.

Câu 2: Tìm khối lượng rượu nguyên chất chứa trong 500ml dung dịch rượu 300. Biết Drượu = 0,8g/ml

(3)

Câu 3: Cần bao nhiêu ml H2O kết hợp với 45ml rượu nguyên chất để thu được dung dịch rượu 200.

2. Tính toán thông thường:

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít C2H4 trong oxi dư, sau phản ứng thu được V lít hơi nước, giá trị của V là? Xét ở đktc.

Câu 2: Để đốt cháy 33,6 lít C2H5OH cần lượng vừa đủ V lít O2 (đktc), giá trị của V là?

3. Bài tập xác định công thức phân tử:

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 23 gam HCHC A thu được 44 gam CO2 và và 27 gam H2O.

1. Xác định CTPT của A, biết tỉ khối hơi của A so với H2 là 23.

2. Viết CT cấu tạo của A, biết A tác dụng được với Na giải phóng khí H2

Câu 2: Đốt cháy 10,5 g chất hữu cơ A thu được 16,8 lit khí cacbonic và 13,5 gam hơi nước. Biết rằng khối lượng mol của chất hữu cơ A là 42 ( các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn ). Hãy xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của chất hưu cơ A.

Câu 3: Đốt cháy 3 gam một chất hữu cơ A thu được 6,6 g CO2 và 3,6g H2O . a/ Xác định công thức của A. Biết khối lượng phân tử của A là 60 đvC.

b/ Viết CTCT có thể có của A.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít một hiđrocacbon ở thể khí thu được 3,36 lít CO2 và 3,36 lít hơi H2O. Xác định CTPT. Xét ở đktc.

4. Bài tập có hiệu suất:

Bài 1: Cho 60 gam axit axetic tác dụng với 100 gam rượu etylic thu được 55 gam etyl axetat.

a, Viết phương trình phản ứng?

b, Tính hiệu suất phản ứng trên?

Bài 2: Cho 22,4 lit etylen (đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric làm xúc tác thu được 13,8 gam rượu etylic. Tính hiệu suất phản ứng cộng nước của etilen?

5. Bài tập tổng hợp:

Cho 7,6g hỗn hợp rượu etylic và axit axetic tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đktc)

a. Tính % theo số mol các chất trong hỗn hợp đầu ?

b. Đun nóng hỗn hợp trên với H2SO4 đậm đặc thu được bao nhiêu gam este? Biết H = 80%

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì dưới tác động của nhiệt độ, từ một chất (đá vôi) bị phân hủy thành hai chất (vôi sống và khí cacbonic). a) Tính số gam sắt và số gam khí oxi cần dùng để điều chế

b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.. Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một

- Thí nghiệm (1): Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch có hiện tượng sủi bọt khí.. Hình ảnh cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl. - Thí nghiệm

b) Phải dùng bao nhiêu gam kẽm, bao nhiêu gam sắt để điều chế được 2,24 lít khí hiđro (đktc)?.. a) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?. b) Tính

Dạng bài này gồm một chuỗi các phản ứng hóa học nên yêu cầu học sinh phải nắm chắc sơ đồ, cũng như mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ, cụ thể:.. a/ Sơ đồ các

Ví dụ 1: Khi tiến hành phản ứng thế giữa ankan X với khí clo có chiếu sáng người ta thu được hỗn hợp Y chỉ một sản phẩm thế.. Hướng

Trong phân tử anken có 1 liên kết đôi C = C, gây nên tính chất hóa học đặc trưng của anken: dễ dàng tham gia phản ứng cộng tạo thành hợp chất no tương ứng.. Hiđrat hóa

Vì X tác dụng với brom có hoặc không có mặt bột sắt trong mỗi trường hợp chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất nên tên của X là: