• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 1/11/2019 Ngày giảng:8/11

Tiết 23 BÀI 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

I/. Mục tiêu bài học 1/. Kiến thức

- HS trình bày được khái niệm và một số dạng của đột biến cấu trúc NST.

- HS giải thích được nguyên nhân, vai trò của ĐB cấu trúc NST với bản thân SV và con người.

- Cơ sở khoa học và nguyên nhân của một số bệnh ung thư ở người.

2/. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.

3/. Thái độ:

- Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học.

- Gây được hứng thú cho HS. Giáo dục HS ý thức tự học và lòng say mê môn học.

-Giáo dục đạo đức: Giáo dục học sinh thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước.

- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ các loài bản địa.

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng hợp tác, ứng xử / giao tiếp, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, phim, internet... để tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến và tính chất cấu trúc NST.

- Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến.

- Liên hệ về ứng phó biến đổi khí hậu trong mục II.

5/. Các năng lực hướng tới:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, sáng tạo.

- Năng lực tự quản.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng CNTT.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.

- Năng lực kiến thức sinh học: Kiến thức về quy luật di truyền.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn.

(2)

- Năng lực tính toán.

- Năng lực tìm mối liên hệ.

- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học.

- Năng lực thí nghiệm.

II/. Chuẩn bị

* GV: Tranh hình 22 SGK.

Tranh cơ chế đột biến cấu trúc NST.

Thông tin bổ sung: Sách DT học của “Phan Cự Nhân”.

* HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà. Phiếu học tập: Các dạng đột biến cấu trúc NST.

III/. Phương pháp dạy học:

- Quan sát tìm tòi, hỏi đáp nêu vấn đề.

- Trực quan, dạy học nhóm.

IV/. Tiến trình giờ dạy

1/. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

2/.Kiểm tra bài cũ (4 phút) HS1: Bài tập: cho 1 đoạn ADN:

- A-G-T-X-A - - T-X-A-G-T -

Xác định đoạn ADN trong đó trường hợp thay thế cặp thứ 4 bằng cặp T-A:

Trả lời: - A-G-T-A-A- - T-X-A-T-T-

HS2: Em hãy mô tả cấu trúc điển hình của NST?

3/. Các hoạt động dạy học: Trong tự nhiên SV hoặc con người đôi khi bị đột biến gen dẫn đến sự biến đổi kiểu hình. Vậy đột biến NST sẽ dẫn đến những biến đổi gì thì cô cùng các em đi nghiên cứu bài hôm nay.

Hoạt động 1: Đột biến cấu trúc NST là gì? (20 phút)

-Mục tiêu: HS hiểu, trình bày được khái niệm đột biến cấu trúc NST, kể tên được 1 số dạng đột biến cấu trúc NST

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải, động não;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm, cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG GV treo tranh hình 22 SGK. I/. Đột biến cấu trúc NST là gì?

(3)

- Giải thích:

+ Mũi tên dài chỉ q/trình dẫn đến đột biến

+ Mũi tên ngắn chỉ điểm xảy ra ĐB.

+ Bên trái là NST ban đầu gồm các đoạn nào?

- Phiếu HT: Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST.

- Đoạn ADN, NST ban đầu a.

+ Có 8 Nu.

+ Trình tự các Nu.

GV yêu cầu HS quan sát H23.1/65 trao đổi nhóm, thảo luận nhóm đưa ra ý kiến hoàn thành phiếu học tập.

HS: Quan sát H23.1/65 trao đổi nhóm, thảo luận nhóm đưa ra ý kiến hoàn thành phiếu học tập.

GV yêu cầu các nhóm lên dán PHT.

HS: Đại diện nhóm lên bảng dán.

GV: Đưa đáp án.

HS: So sánh đối chiếu và hoàn thành bảng vào vở học.

GV: Vậy đột biến cấu trúc NST là gì?

gồm có mấy dạng ĐB cấu trúc NST ? HS: Dựa vào ND SGK/65 trả lời.

GV: NX và giảng giải lại cho HS hiểu và chốt lại kiến thức.

HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức.

- Bảng các dạng đột biến cấu trúc NST.

ST

T NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi

Dạng biến đổi a Gồm các đoạn:

ABCDEFGH Mất đoạn H Mất đoạn b Gồm các đoạn:

ABCDEFGH

Lặp lại đoạn

BC Lặp đoạn

c Gồm các đoạn:

ABCDEFGH

Trình tự đoạn BCD đổi thành DCB

Đảo đoạn

- ĐB cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST.

- Các dạng đột biến cấu trúc NST là: Mất đoạn; Lặp đoạn; Đảo đoạn.

Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST (15 phút) -Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân phát sinh và vai trò của đột biến cấu trúc NST.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải, động não;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm, cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

(4)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG -Giáo dục đạo đức: Giáo dục học sinh thái độ đúng

trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước.

- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ các loài bản địa.

GV: Có những nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc NST?

HS: Thu nhận thông tin SGK nêu được các nguyên nhân vật lí, hoá học, phá vỡ cấu trúc NST. Kết luận.

GV: H/dẫn HS tìm hiểu VD1, 2 SGK.

+ VD1 là dạng đột biến nào?

+VD nào có hại, có lợi cho SV con người?

Hãy cho biết tính chất lợi, hại của đột biến cấu trúc NST?

HS: Nghiên cứu VD, nêu được.

+ VD 1 là dạng mất đoạn.

+ VD 1 có hại cho con người.

+ VD 2 có lợi cho SV.

HS: tự rút ra kết luận.

GV chốt kiến thức: Đa số đột biến gây hại ở động vật  phòng tránh các tác nhân gây đột biến cho người và động vật.

Tuy nhiên, đột biến ở thực vật lại có thể tạo giống mới ưu việt, năng suất cao  sử dụng trong công nghệ sinh học. Hiện nay ở một số nơi, người dân sử dụng hầu hết các loài thực vật có năng suất cao nhập nội  giảm đa dạng loài bản địa  suy giảm đa dạng sinh học.

II/. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST.

1/. Nguyên nhân phát sinh

- Đột biến NST có xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người

- Nguyên nhân: do các tác nhân vật lí, hóa học, phá vỡ cấu trúc NST.

2/. Vai trò của đột biến cấu trúc NST + VD 1 là dạng mất đoạn.

+ VD 1 có hại cho con người.

+ VD 2 có lợi cho SV.

- Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân SV.

- Một số đột biến có lợi => Có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.

4/. Củng cố (4 phút):

GV: Hướng dẫn HS làm bài tập SGK/66.

Cho 1 NST có cấu trúc sau: A B C D

=> Hãy xác định NST khi đột biến trong các trường hợp:

+ Đột biến mất đoạn C.

+ Đột biến đảo đoạn BC.

(5)

+ Đột biến lặp đoạn BC.

Đáp án:

1) A B D 2) A C B D

3) A B C B C D

5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):

GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm BT theo câu hỏi SGK/66.

GV yêu cầu HS về nhà đọc mục em có biết /66.

GV yêu cầu HS nghiên cứu trước bài 23.

V/. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Giáo dục bảo vệ môi trường: Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa : Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách giữ gìn

- Hát được giai điệu và lời ca của bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.. - Qua bài hát giáo dục học sinh yêu thiên nhiên và biết bảo vệ các

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh : giáo dục ý thức sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại và đọc thoại nội tâm trong văn bản tự sự để

- Liên hệ giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo quản sản phẩm, công cụ, đồ dùng, bảo vệ môi trường xung quanh.. - Hướng

- Liên hệ giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo quản sản phẩm, công cụ, đồ dùng, bảo vệ môi trường xung quanh.. - Hướng

Liên hệ giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo quản sản phẩm, công cụ, đồ dùng, bảo vệ môi trường xung quanh.. Hướng dẫn

Liên hệ giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo quản sản phẩm, công cụ, đồ dùng, bảo vệ môi trường xung quanh.. Hướng dẫn

Liên hệ giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo quản sản phẩm, công cụ, đồ dùng, bảo vệ môi trường xung quanh.. Hướng dẫn chuẩn