• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27

NS: 20/3/2019 NG: Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2015

Toán

Tiết 131. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS

- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.

- GD tính chính xác, khoa học, cẩn thận.

II. ĐD DẠY HỌC: Phấn màu, bảng phụ III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ (4’)

H : Nêu cách tính Vận tốc? Viết công thức tính vận tốc?

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới

a) Giới thiệu bài : Luyện tập b) HD hs làm bài tập (30’)

Bài 1: GV gọi HS đọc đề bài nêu công thức tính vận tốc.

- Gọi 1 hs lên bảng làm, cho hs làm bài vào vở.

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV: ta có thể tính vận tốc của đà điểu với đơn vị là m/giây không ? GV HD HS có thể làm theo 2 cách:

Cách 1 : Sau khi tính được vận tốc chạy của đà điểu là 1050 m/ phút (vì 1 phút = 60 giây) ta tính được vận tốc đó với đơn vị đo là m/ giây.

- Gọi hs nêu cách 2.

Bài 2: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán, nói cách tính vận tốc.

- HD HS cách viết vào ô trống còn lại trong vở:

Với s = 130 km, t = 4 giây, thì v = 130 : 4 = 32,5 (km/ giờ)

- Gọi 3 HS lên bảng tính và điền kết Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.

H: Bài cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

H: Muốn tìm được vận tốc của ô tô ta

- Hs thực hiện

Bài 1: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề Tóm tắt:

Đà điểu chạy : 5250m Thời gian : 5 phút Vận tốc: … m/phút ?

- Cả lớp làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.

- Cả lớp nhận xét bài trên bảng.

Giải

Vận tốc chạy của đà điểu là:

5250 : 5 = 1050 (m/phút)

Đáp số: 1050 m/phút - Hs nêu:1050 : 60 = 17,5 (m/giây)

Cách 2: 5 phút = 300 giây

5250 : 300 = 17,5 (m/giây) Bài 2. Viết vào ô trống (theo mẫu) - HS tự làm bài vào vở.

s 130km 147km 210m 1014m t 4 giờ 3 giờ 6giây 13phút v 32,5 km/

h

49 km/

h 35 m/s 78

m/phút Bài 3: HS đọc đề bài.

Quãng đường AB dài : 25 km Người đi bộ đi : 5km

(2)

làm thế nào?

H: Quãng đường người đó đi bằng ô tô được tính bằng cách nào?

H: Thời gian đi ô tô là bao nhiêu?

- Chiếu 2 bài lên bảng để lớp nhận xét, Gv củng cố, tuyên dương.

Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.

H: Bài cho biết gì?

H: Bài toán hỏi gì?

- Nhận xét.

3. Củng cố - Dặn dò (3’)

H: Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?

- Về nhà làm bài ở vở BTT, chuẩn bị bài sau : Quãng đường.

Đi tiếp bằng ô tô đến B trong : nửa giờ Vận tốc ô tô: . . . .km/giờ ?

- SAB – Sđi bộ

- Nửa giờ : 0,5 hay 1/2 giờ - HS làm bài vào vở.

Bài giải

Quãng đường đi bằng ô tô là:

25 – 5 = 20 (km)

T/g người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ.

Vận tốc của ô tô là:

20 : 0,5 = 40 (km/ giờ)

Đáp số : 40 km/giờ Bài 4: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.

HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét và chữa bài.

Bài giải

Thời gian đi của ca- nô là:

7giờ45phút – 6giờ 30phút = 1giờ 15phút 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ

Vận tốc của ca- nô là:

30 : 1,25 = 24 (km/giờ)

Đáp số: 24 km/giờ

--- Tập đọc

Tiết 53. TRANH LÀNG HỒ I. MỤC TIÊU

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.

- GDHS quyền tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc II. ĐỒ DÙNG DH: BGPP

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC (4’) Gọi 2 hs đọc nối tiếp 4 đoạn, trả lời câu hỏi: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được bắt nguồn từ đâu ? - ND bài này muốn nói lên điều gì?

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới: Giới thiệu bài a) HD hs luyện đọc (12’) - Mời 1 hs đọc bài.

- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.

- 1 hs đọc bài, cả lớp lắng nghe.

(3)

- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?

- Cho hs nối tiếp nhau đọc đoạn lần 1.

- Hdẫn hs luyện phát âm đúng.

- Cho hs nối tiếp nhau đọc đoạn lần 2.

- Giúp hs hiểu một số từ ngữ khó trong bài.

- Cho hs luyện đọc theo cặp.

- Gv đọc mẫu toàn bài

b)Hdẫn hs tìm hiểu bài (12’) - Y/cầu hs đọc đoạn 1+2.

+ Kể tên một số tranh làng Hồ lấy đề tài từ trong cuộc sống hằng ngày của làng quê VN?

GV giới thiệu: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên vẽ, khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy truyền thống của làng.

Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.

- Cho Hs xem tranh dân gian Đông Hồ (slide 1)

+ Kỹ thuật tạo màu trong tranh làng Hồ có gì đặc biệt?

- Cho hs đọc lại đoạn 2+3.

+ Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.

+ Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?

* Gv chốt lại : Yêu mến cuộc đời và

+ Chia 3 đoạn:

Đoạn 1 : Từ đầu …vui tươi.

Đoạn 2 : Yêu mến ... mái mẹ.

Đoạn 3 : Còn lại.

- HS nối tiếp nhau đọc đoạn lần 1.

- Hs luyện phát âm đúng: tranh, lợn, chuột, ếch, thuần phác, lợn ráy, khoáy, … - Cho hs nối tiếp nhau đọc đoạn lần 2.

- 1 hs đọc từ ngữ chú giải.

- Hs luyện đọc theo cặp.

- HS lắng nghe.

- 2 hs đọc, cả lớp đọc thầm.

+ Tranh lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.

- HS lắng nghe.

+ Kĩ thuật tạo màu rất đặc biệt : Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp …

- Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.

+ Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên.

+ Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.

+ Kĩ thuật tranh đã đạt tới sự trang trí tinh tế.

+ Màu trắng điệp cũng là một màu sáng tạo, góp phần làm đa dạng kho tàng mu sắc của dân tộc trong làng hội hoạ.

+ Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh, tươi vui.

(4)

quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng Những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

- Mời 1 hs kể tên một số nghề và làng nghề truyền thống mà bạn biết. Cho Hs xem hình ảnh về một số làng nghề truyền thống (slide 2)

- Y/c hs đọc toàn bài và trả lời câu hỏi:

Tìm nội dung bài văn. (slide 3) c)Luyện đọc diễn cảm (8’)

- Mời 3 hs nối tiếp nhau đọc diễn cảm, mỗi em đọc một đoạn.

- Gv đưa bảng phụ đã viết sẵn đoạn 1cần luyện đọc lên và hướng dẫn học sinh luyện đọc (đoạn 1 – slide 4) chú ý nhấn mạnh: thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh, tươi vui..

- YC HS luyện đọc theo cặp.

- Cho học sinh thi đọc.

3. Củng cố - Dặn dò (2’) - Mời hs nhắc lại nội dung bài.

- Vì sao các nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo những bức tranh có nội dung sinh động, kỹ thuật tinh tế ?

- Gd hs yêu mến những cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày, yêu mến những người lao động nghệ thuật

- Dặn các em cần quý trọng văn hoá truyền thống của dân tộc.

+ Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc.

+ Vì họ đã đem vào bức tranh những cảnh vật càng ngắm càng thấy đậm đà, hóm hỉnh, và tươi vui.

+ Dệt lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, nước mắm Phú Quốc…

* Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống văn hoá đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.

- 3 hs đọc, tìm giọng đọc.

- HS theo dõi, lắng nghe.

- Hs luyện đọc diễn cảm.

- Hs thi đua đọc diễn cảm.

+ Vì yêu mến quê hương, nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo những bức tranh có nội dung sinh động, kỹ thuật tinh tế

---

(5)

NG: Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2019 Toán

Tiết 132: QUÃNG ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS

- Học sinh biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.

- Thực hành cách tính quãng đường : Làm các bài tập 1 và 2. (BT3: HSKG) II. ĐỒ DÙNG DH:Phấn màu, bảng phụ

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Muốn tính vận tốc ta làm thế nào ? Ghi công thức tính vận tốc ? giải BT - Nhận xét, tuyên dương

2. Bài mới: (30’)

*HĐ1:HT cách tính quãng đường.

Bài toán 1. GV đọc BT 1 trong SGK.

H: bài toán cho biết gì?

H: Bài toán hỏi gì?

H: Tại sao lại lấy 42,5 4 ?

H: Từ cách làm trên để tính quãng đường ô tô đi được làm thế nào?

- GV cho HS viết công thức tính quãng đường khi biết v và t.gian.

s = v t

Bài toán 2: GV nêu đề toán và tóm tắt

- Gọi HS đọc đề bài toán

- Y/c HS vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán.

- GV nhấn mạnh cho HS hiểu : Nếu đơn vị đo vận tốc là km/giờ thời gian tính theo đơn vị đo là giờ thì quãng đường tính theo đơn vị đo là ki-lô-mét.

HĐ2: Hdẫn hs làm bài tập Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.

- H: Nêu công thức và cách tính quãng đường?

- Cho HS làm bài vào vở, gọi 1 HS

- Hs thực hiện

- HS nhắc lại Ô tô đi : 4 giờ

Vận tốc : 42,5km/giờ Quãng đường: . . . km ?

- Lớp làm nháp, 1 HS lên bảng làm.

HS nhận xét bài của bạn trên bảng.

Bài giải

Quãng đường ô tô đi được là:

42,5 4 = 170 (km)

Đáp số: 170 km + Vì vận tốc ô tô cho biết trung bình cứ 1 giờ ô tô đi được 42,5 km mà ô tô đi được 4 giờ.

+ Lấy vận tốc nhân với thời gian.

s = v t Bài toán 2:

- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp.

- Lớp nhận xét bài trên bảng.

Bài giải

2 giờ 30 phút = 2,5 giờ Quãng đường người đó đi được là:

12 2,5 = 30 (km) Đáp số: 30 km.

Bài 1: HS đọc đề bài.

- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.

- Lớp nhận xét bài trên bảng.

Bài giải

(6)

lên bảng làm.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Gọi HS đọc đề bài

H: Em có nhận xét gì về số đo thời gian và vận tốc trong bài tập này?

H: Vậy ta phải làm thế nào?

- Cho HS làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ. HS có thể làm bằng một trong hai cách.

- Nhận xét, tuyên dương

Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.

H: bài toán cho biết gì?

H: Bài toán yêu cầu tìm gì?

3. Củng cố - Dặn dò (3’)

- Gọi HS nêu cách tính và công thức tính quãng đường.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.

Quãng đường ca-nô đi trong 3 giờ là:

15,2 3 = 45,6(km)

Đáp số: 45,6 km Bài 2: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.

+ Thời gian tính bằng phút, vận tốc tính bằng km/ giờ.

+ Đổi 15 phút ra giờ hoặc đổi vận tốc ra km/

phút.

- HS làm bài vào vở. 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Lớp nhận xét, sửa sai.

Bài giải

Cách 1: Đổi 15 phút = 0,25 giờ Quãng đường người đi xe đạp đã đi là:

12,6 × 0,25 = 3,15 (km)

Đáp số: 3, 15 km.

Cách 2: Đổi : 1 giờ = 60 phút

Vận tốc của người đi xe đạp với đơn vị km/phút là:

12,6 : 60 = 0,21 (km/phút)

Quãng đường đi được của người đi xe đạp là : 0,21 × 15 = 3,15 (km)

Đáp số : 3,15 km Bài 3: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.

- HS làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ.

Bài giải

Thời gian đi hết quãng đường AB là:

11giờ – 8giờ 20phút = 2giờ 40phút Đổi 2giờ 40phút = 2

3

2giờ =

3 8giờ Quãng đường AB dài là: 42 ×

3

8 = 112 (km) Đáp số : 112 km.

- Hs nêu ý kiến

--- Luyện từ và câu

Tiết 53 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG I. MỤC TIÊU

- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ về Truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của (BT 1); điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT 2).

- Hs tiếp thu tốt học thuộc một số câu tục ngữ, ca dao trong BT 1, 2

(7)

- Giáo dục truyền thống của dân tộc qua cách tìm hiểu nghĩa của từ.

* GDHS quyền được giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo. Bổn phận phải biết ơn kính trọng thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DH

- Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, ca dao, dân ca Việt Nam (nếu có).

- Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ 5’

- Mời 3 hs lần lượt đọc đoạn văn ngắn viết về tấm gương hiếu học, có thể sử dụng biện pháp thay thế để liên kết câu.

2. Bài mới: 30’

HD làm bài tập

Bài 1. Gọi hs đọc y/c của bài tâp1.

- YC hs mở VBT. Gv giao việc:

+ Các em đọc lại yêu cầu + đọc 4 dạng a; b; c; d.

+ Với nội dung ở mỗi dòng, em hãy tìm một cu tục ngữ hoặc ca dao minh hoạ cho mỗi truyền thống.

- GV cho hs thảo luận theo cặp, phát phiếu, bút dạ cho 2 nhóm trình bày.

Bài tập 2. Cho hs đọc toàn bài tập 2.

- Gv giao việc:

+ Mỗi em đọc lại y/c của bài tập 2.

+ Tìm những chỗ còn thiếu điền vào chỗ còn trống trong các câu đã cho.

+ Điền những tiếng còn thiếu vừa tìm được vào các ô trống theo hàng ngang. Mỗi ô vuông điền một con chữ.

- Gọi hs trình bày, gv nhận xét, kết luận.

3. Củng cố . Dặn dò.5’

- Em hãy nêu một vài câu ca dao tục ngữ nói về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta ?

- Y/c mỗi hs về nhà học thuộc ít nhất 10 câu tục ngữ, ca dao trong bài tập 1; 2 đã làm.

- Hs lần lượt đọc đoạn văn ngắn viết về tấm gương hiếu học, có thể sử dụng biện pháp thay thế để liên kết câu.

- Hs lắng nghe.

Bài 1. Kho tàng tục ngữ, ca dao đã ghi lại nhiều truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Em hãy minh họa mỗi truyền thống nêu dưới đây bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao :

- 1 hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm

- Hs làm bài theo cặp sau đó trình bày kết quả.

Bài tập 2

- Hs đọc to, lớp đọc thầm theo.

- Các nhóm làm bài, trình bày kết quả.

*Các chữ cần điền vào các dòng ngang là:

1- cầu kiều. 9- lạch nào

2- khác giống 10-vững như cây 3- núi ngồi 11-nhớ thương 4- xe nghiêng 12-thì nên 5- thương nhau 13-ăn gạo 6- cá ươn 14-uốn cây 7- nhớ kẻ cho 15-cơ đồ 8- nước còn 16-nhà có nóc

* Dòng chữ được tạo thành theo hình chữ S là: Uống nước nhớ nguồn.

- Hs lắng nghe.

--- Chính tả (nhớ-viết)

(8)

Tiết 27: CỬA SÔNG I. MỤC TIÊU

- Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông.

- Tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT 2).

- Giáo dục hs rèn chữ, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DH: VBT, phấn màu III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (3’)

- Gọi Hs 1 nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

- Gọi 3 Hs lên bảng viết một số tên riêng nước ngoài: Mao Trạch Đông, Tây Ban Nha, An-giê-ri, In-đô-nê-xi-a, Lê-ô-na-đô Đa Vin-xi.

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn hs viết chính tả (27’) - Cho học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Gọi Hs đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông

? Cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?

- Luyện viết những từ ngữ hs dễ viết sai

*Cho học sinh viết chỉnh tả.

- Gv nhắc các em trình bày bài thơ sáu chữ, …

*Chấm, chữa bài.

- Giáo viên chấm bài 1 tổ . - Giáo viên nhận xét chung.

c) HD hs làm BT (7’)

- Cho hs đọc y/c bài tập và đọc 2 đoạn văn a, b.

- Gv giao việc:

+ Các em đọc lại hai đoạn văn a,b.

+ Dùng bút chì gạch dưới tên riêng có

- HS nhắc lại

- HS thực hiện, dưới lớp viết bảng con

- 1 hs đọc thành tiếng lớp đọc thầm theo.

- 1-2 hs đọc thuộc lòng.

- Cả lớp đọc thầm lại 4 khổ thơ.

- Cửa sông là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả hoà lẫn vào nhau tạo thành vùng nước lợ, nơi cá tôm hội tụ, những chiếc thuyền câu lấp loá đêm trăng, nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất, nơi tiễn đưa người ra khơi.

- Hs viết ra BC, 2hs lên bảng viết: nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, …

- Hs gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài.

- Hs đổi vở cho nhau để chữa lỗi.

- Hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- 2hs làm bài vào VBT

+ Tên người có trong hai đoạn: Cri-xtơ-

(9)

trong hai đoạn văn đó.

+ Cho biết các tên riêng đó được viết như thế nào?

- Gv chiếu một số bài lên bảng.

- Gv nhận xét và chốt lại kết quả đúng.

3. Củng cố - Dặn dò (3’)

- Nhắc lại cách viết tên nước ngoài?

- GD hs cẩn thận, viết đúng tên nước ngoài

- Dặn hs ghi nhớ để viết đúng quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài.

phơ-rơ, Cơ-lơm-bơ, A-m-ri-gơ Ve-xpu- xi,t-mn Hin-la-ri, Ten-sinh No-rơ-gay + Tên địa lí: I-ta-li-a, Lo-ren, A-m-ri-ca, E-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Niu Di-lân

- Lớp nhận xét .

- Hs chép lời giải đúng vào vở.

Cách viết: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối. Riêng tên địa lí: Mĩ, Ấn Độ, Pháp viết giống như cách viêt hoa tên riêng Việt Nam (viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ) vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm theo âm Hán –Việt.

--- Khoa học

Tiết 53: CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT I. MỤC TIÊU

- Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm : vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

- GDHS ham thích tìm hiểu khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DH

- Hình ảnh và thông tin minh họa trang 108, 109.

- Chuẩn bị theo nhóm : Một số hạt đậu gieo đang ở những giai đoạn khác nhau : Hạt mới ngâm ; hạt đã nảy mầm ; hạt đã lên 3,4 lá mầm.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bi cũ (5’) + Thế nào là sự thụ phấn?

+ Thế nào là sự thụ tinh?

- Nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới: 30’

- Giới thiệu bài: - ghi tên bài.

HĐ1: TH tìm hiểu cấu tạo của hạt.

*.GV nêu nhiệm vụ:

- GV treo ảnh hình 1 ; 2 lên bảng lớn để học sinh quan sát

+ Quan sát hạt đã ngâm được tách làm đôi, chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh

- Hs nêu ý kiến

- HS thảo luận nhóm 4, từng hs chọn một hạt cây mới ngâm từ đêm hôm trước như hạt lạc, hạt đỗ … để quan sát.

Các em có thể tách đôi hạt để quan sát bên trong ; chỉ cho bạn những gì mình

(10)

dưỡng?

- GV nhận xét, kết luận: Cấu tạo của hạt gồm 3 phần: vỏ; phôi và chất dinh dưỡng dự trữ (để nuôi phôi).

GV nêu vấn đề: Hãy đọc kĩ bài tập 2 trang 108 và tìm xem mỗi thông tin trong khung chữ tương ứng với hình nào?

- Gọi hs lên bảng dán chữ vào hình tương ứng.

- Nhận xét, kết luận : Các hình trên cho thấy quá trình cây con mọc lên từ hạt.

HĐ 2. Điều kiện để hạt nảy mầm.

- Cho hs thảo luận nhóm:

- Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.

GV kết luận: Điều kiện để hạt có thể nảy mầm được chính là độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng hay quá lạnh).

HĐ3: Quá trình phát triển thành cây của hạt:

- GV nêu nhiệm vụ : quan sát hình 7 SGK trang 109 chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới.

* GV bổ 1 quả mướp già cho HS quan sát.

thấy và chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng?

- 4 HS đại diện các nhóm xung phong lên trình bày nội dung quan sát. Các nhóm khác không trình bày thì cho ý kiến bổ sung .

+ Cấu tạo của hạt gồm : vỏ, phôi, chất dinh dưỡng

- HS ghi kết quả quan sát vào giấy nháp.

- H 2b: Hạt phình ra vì hút nước, vỏ hạt nứt ra để rễ mầm nhú ra, cắm xuống đất.

- H 3a: Xung quanh rễ mầm mọc ra nhiều rễ con.

- H4e: Sau vài ngày, rễ mầm mọc nhiều hơn nữa, thân mầm lớn lên, dài ra và chui lên khỏi mặt đất.

- H5c: Hai là mầm xoè ra, chồi mầm lớn dần và sinh ra các lá mới.

- H6d: Hai lá mầm teo dần rồi rụng xuống, cây con bắt đầu đâm rễ, rễ mọc nhiều hơn.

- HS trao đổi nội dung với bạn trong nhóm:

- Đại diện nhóm lên trình bày cách gieo hạt (theo phương án tốt nhất đã chọn lựa) và đưa ra điều kiện cần cho việc nảy mầm. Điều kiện : nước, nhiệt độ thích hợp.

- HS nêu:

+ H7a: Gieo hạt vào đất ẩm.

+ H7b: Thân mầm dài ra chui lên khỏi mặt đất mang theo 2 lá mầm, hai lá mầm xoè ra.

+ H7c: Cây con phát triển.

+ H7d: Cây lên cao, leo thành giàn rồi ra hoa. Hoa mướp có cả hoa cái lẫn hoa đực. Đó là kiểu sinh sản đơn tính

+ H7e: Cây có quả.

+ H7g: Trong quả, noãn phát triển thành hạt, hạt cứng dần.

+ H7h: Quả già, chín ; hạt cứng mang

(11)

3. Củng cố - Dặn dò (3’)

- GDhs biết quý trọng những hạt giống.

- VN làm bài tập TH: CB theo nhóm:

vài ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng (ngắt và đặt trên đất ẩm).

phôi, nhân. Hạt mướp già đem phơi khô thì có màu đen.

--- NG: Thứ tư ngày 27 tháng 3 năm 2019

Toán

Tiết 133. LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.

- HS làm BT 1 và 2 . ( BT 3, 4: HSKG) II. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC (3’) Gọi hs lên bảng nêu quy tắc và viết công thức tính quãng đường.

2. Bài mới (30’)

Giới thiệu bài : Luyện tập:

Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài + Gọi 1 HS làm bảng câu (a) + Yêu cầu giải thích cách làm - Nhận xt

* GV HD HS khi làm vào vở ghi theo cách: với v = 32,5km/giờ, t = 4giờ thì: s = 32,5 × 4 = 130 (km) + Gọi 3 HS đọc bài làm

* GV nh.xét chốt lại kết quả đúng.

Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài H: bài toán cho biết gì?

H: Bài toán yêu cầu tìm gì?

* GV đánh giá: Với những dạng bài này (thì có hai cách đổi đơn vị) ta phải chọn cách nào cho kết quả chính xác và nhanh nhất.

- GV nhận xét và tuyên dương.

Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài.

H: bài toán cho biết gì?

H: Bài toán yêu cầu tìm gì?

+ Gọi 1 HS lên bảng, cho HS ở

- Hs thực hiện

Bài 1: Tính độ dài quãng đường với đơn vị là km rồi viết vào ô trống.

+ HS ở lớp làm vào vở, không cần kẻ bảng.

- 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.

v 32,5km/giờ 210m/phút 36km/giờ

t 4giờ 7phút 40phút

s 130km 1470m 24km

+ HS nhận xét

Bài 2: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.

+ Ô tô đi từ A lúc 7 giờ 30 phút đến B lúc 12 giờ 15 phút ; Vận tốc: 46km/giờ

+ Độ dài quãng đường AB: … km ? - HS ở lớp làm vở, 1 HS làm bảng - HS nhận xét, chữa bài

Bài giải

Thời gian ôtô đi hết quãng đường là:

12giờ 15phút - 7giờ 30phút = 4giờ 45phút Đổi 4giờ 45phút = 4,75 giờ

Quãng đường AB dài là:

46 x 4,75 = 218,5 ( km) Đáp số: 218,5km.

Bài 3: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.

- Ong mật bay với vận tốc : 8km/giờ Bay : 15 phút

Quãng đường : . . .km ?

- 1 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở

(12)

lớp làm vở

+ Nhận xét gì về đơn vị đo thời gian trong số đo thời gian và trong số đo vận tốc? Cách đổi?

- GV nhận xét và tuyên dương.

Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài.

H: bài toán cho biết gì?

H: Bài toán yêu cầu tìm gì?

Gợi ý:

+ Tại sao lại đổi 1 phút 15 giây ra đơn vị giây? Đổi ra đơn vị khác có tiện không?

+ Nêu lại cách tính và công thức tính quãng đường.

3. Củng cố .Dặn dò (3’)

- Muốn tính quãng đường ta làm thế nào ?

- VN học bài, CB sau : Thời gian.

- HS tự nêu

Bài giải Đổi 15 phút =

4 1 giờ

Quãng đường bay được của ong mật là:

8 × 4

1 = 2 (km)

Đáp số: 2km.

Bài 4: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.

Căng-gu-ru di chuyển vận tốc : 14m/giây Thời gian : 1 phút 15 giây

Quãng đường : . . .m ?

+ HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng + HS nhận xét

Bài giải

1phút 15giây = 75giây

Quãng đường di chuyển được của Kăng-gu-ru trong 75 giây là:

14 × 75 = 1050(m)

Đáp số: 1050m.

- Hs nêu ý kiến

--- Tập đọc

Tiết 54. ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào về đất nước.

- Hiểu ý nghĩa của bi thơ: Niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối).

- Giáo dục hs biết cố gắng học tập để sau này giúp ích cho đất nước.

*GDHS: quyền được giáo dục về truyền thống lao động cần cù và đấu tranh anh dũng của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DH: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Mời 3 hs lần lượt đọc bài Tranh làng Hồ và trả lời câu hỏi và nêu nội dung bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới : 32’

HĐ 1: GTB mới.

HĐ 2: HD hs luyện đọc.

- Mời 1 hs đọc bài thơ.

- Gv đưa tranh minh hoạ lên và giới

- Hs thực hiện

- Hs lắng nghe.

- 1 hs đọc bài thơ.

- Hs quan st tranh, nêu nội dung: cảnh đất

(13)

thiệu về tranh bằng câu hỏi: Em thấy gì qua bức tranh?

Mời 5 hs nối tiếp đọc bài lần 1. Mỗi hs đọc một khổ.

- Yc hs luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai.

- Mời 5 hs nối tiếp đọc bài lần 2 - Giúp hs hiểu nghĩa một số từ ngữ khói trong bài.

- YC hs luyện đọc theo cặp.

- GV hd cách đọc và đọc diễn cảm HĐ 3.Tìm hiểu bài

* Khổ 1+2: Mời 1hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

+ “Những ngày thu đã xa ” được tả trong 2 khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó ?

=> Gv: Đây là 2 khổ thơ viết về mùa thu Hà Nội năm xưa - năm những người con của thủ đô Hà Nội - Thăng Long - Đông Đô lên đường đi kháng chiến.

*Khổ 3: Mời 1hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

+ Cảnh đất nước trong mùa thu được tả trong khổ thơ thứ ba đẹp như thế nào ?

+ Tác giả sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến?

* Khổ 4+5:

- Mời 1 hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

+ Lòng tự hào về đất nước tự do và truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối?

nước hiền hoà hiện lên.

- 5 hs nối tiếp đọc bài lần 1.

- Hs tìm, luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai : chớm lạnh, hơi may, ngoảnh lại, rừng tre, phấp phới…

- 5 hs nối tiếp đọc bài lần 2.

- 1 hs đọc chú giải.

- Hs luyện đọc theo cặp.

- HS lắng nghe.

- 1 hs đọc cả bài.

- Một hs đọc khổ thơ 1 + 2

Những ngày thu đã xa rất đẹp : sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới.

+ Những ngày thu đã xa rất buồn : Sáng chớm lạnh, những phố di xao xc hơi may, thềm nắng, lá rơi đầy, người ra đi đầu không ngoảnh lại.

- Hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm, TLCH + Đất nước trong mùa thu mới rất đẹp:

Rừng tre phấp phới, trời thu thay o mới, trời thu trong biếc.

+ Đất nước rất vui: Rừng tre phấp phới, trong biếc nói cười thiết tha.

+ BP nhân hoá: đất trời thay áo, nói cười;

thể hiện niềm vui phấp phới, rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến.

- Hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.

+ Thể hiện qua những từ ngữ được lặp lại:

trời xanh đây, núi rừng đây, là của chng ta. Các từ ngữ được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta.

+ Những hình ảnh Những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa

(14)

- Cho hs thảo luận nêu nội dung bài thơ.

HĐ 4: Đọc diễn cảm - HTL bài thơ - Mời 3 hs nối tiếp nhau đọc diễn cảm bài thơ.

- Gv đưa bảng phụ chép sẵn 2 khổ thơ 3; 4 lên và hdhs đọc.

- YC hs luyện đọc theo cặp, thi đọc.

- Cho hs nhẩm đọc thuộc lòng.

- Mời một số hs thi đọc.

- Gv nhận xét - khen những hs học thuộc đọc hay.

3. Củng cố - Dặn dò (5’)

- Mời hs nhắc lại ND chính của bài?

- Em có cảm nghĩ gì qua bài thơ này?

- Gd hs chăm học, chịu khó rèn luyện bản thân để trở thành những người tốt cũng là góp phần yêu nước.

- Dặn hs về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.

+ Những hình ảnh thể hiện lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc ta:

Những buổi ngày xưa vọng nói về”

*Bài thơ thể hiện niêm vui. Niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.

- 3 hs đọc.

- Hs đọc 2 khổ thơ theo sự hdẫn của GV.

- HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.

- Học sinh nhẩm thuộc lòng từng khổ, cả bài.

- HS thi đọc.

- HS nhắc lại nội dung.

--- BUỔI CHIỀU

Kể chuyện

Tiết 27. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU

- Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cô giáo.

- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bảng lớp viết 2 đề bài tiết Kể chuyện.

II. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Kiểm tra 2 học sinh.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới. - Giới thiệu bài :

*HĐ1 : HD hs tìm hiểu yêu cầu

- Cho hs đọc 2 đề bài gv ghi trên bảng lớp.

- 2 hs lần lượt kể một câu chuyện được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.

*Chọn một trong hai đề sau:

- Đề 1: Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống

(15)

- Gv dùng phấn màu gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài.

- Cho hs đọc gợi ý trong SGK

- Gv cho hs giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.

- Cho hs lập dàn ý của câu chuyện.

HĐ2. Hs kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện

a. Kể chuyện theo nhóm.

- Cho từng cặp hs dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa.

b. Cho hs thi kể trước lớp.

- Đại diện các nhóm thi kể. Mỗi em kể xong sẽ trình bày ý nghĩa câu chuyện.

- Gv nhận xét và khen những học sinh có câu chuyện hay, kể hấp dẫn, nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện.

3. Củng cố. Dặn dò (3’)

- Gọi hs có câu chuyện hay kể cho cả lớp nghe

- Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, xem trước tiết kể chuyện tuần 29 – Gv nhận xét tiết học.

tôn sư trọng đạo của người VN ta.

Đề 2: Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em , qua sự thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô

- 2 hs lần lượt đọc gợi ý trong SGK - Hs giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.

- Hs lập dàn ý của câu chuyện.

- Hs kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Từng cặp hs dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa.

- Đại diện các nhóm thi kể. Mỗi em kể xong sẽ trình bày ý nghĩa câu chuyện.

--- Địa lí

Tiết 27: CHÂU MĨ I.MỤC TIÊU

-Mô tả sơ lược vị trí, giới hạn lãnh thoorr Châu Mĩ.

-Nêu được 1 số đặc điểm địa hình và khí hậu Châu Mĩ: Dịa hình Châu Mĩ núi cao, đồng bằng và cao nguyên; Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới; ôn đới; hàn đới.

- Chỉ và đọc tên các dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên lược đồ.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Quả địa cầu; Bản đồ tự nhiên; tranh ảnh - HS: SGK + VBT

III. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Khởi động:

2. Bài cũ: “Châu Phi” (tt).

- Nhận xét, đánh giá.

+ Hát

- Đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi - Nhận xét

(16)

3. Giới thiệu bài mới:

Nêu mục tiêu bài học 4. Phát triển các hoạt động:

* Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.

- Giáo viên giới thiệu trên quả địa cầu về sự phân chia hai bán cầu Đông, Tây.

- Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.

* Kết luận: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm : Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ . Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới

*Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên

Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.

- Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh giới thiệu bằng tranh ảnh hoặc bằng lời về vùng rừng A-ma-dôn.

* Kết luận: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông : Dọc bờ biển phía tây là 2 dãy núi cao và đồ sộ Coóc-đi-e và An-đét ; ở giữa là những đồng bắng lớn : đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn ; phía đông là các núi thấp và cao nguyên : A-pa- lát và Bra-xin

Hoạt động 3 : Củng cố- dặn dò

- Châu Mĩ có những đới khí hậu nào ? - Tại sao châu Mĩ có nhiều đới khí hậu - Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn - Đọc ghi nhớ

- Học bài.

- Chuẩn bị: “Châu Mĩ (tt)”.

- Lắng nghe

Hoạt động nhóm, lớp.

- Học sinh quan sát quả địa cầu và trả lời các câu hỏi ở mục 1 trong SGK.

- Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi.

- Học sinh khác bổ sung.

- Lắng nghe

Hoạt động nhóm, lớp.

- Các nhóm quan sát hình 1, hình 2, đọc SGK rồi thảo luận theo các câu hỏi gợi ý :

- Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, đ, e, và cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ.

- Nhận xét về địa hình châu Mĩ.

- Nêu tên và chỉ trên lược đồ hình 1 vị trí:

+ Hai hệ thống núi ở phía Tây châu Mĩ.

+ Hai dãy núi thấp ở phía Đông châu Mĩ.

+ Hai đồng bằng lớn của châu Mĩ.

+ Hai con sông lớn ở châu Mĩ.

- Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi

- Học sinh khác bổ sung.

- Học sinh chỉ trên bản đồ tự nhiên châu Mĩ vị trí những dãy núi, đồng bằng và sông lớn ở châu Mĩ.

Hoạt động lớp.

- HS nêu

- HS khác bổ sung - 2 HS đọc

(17)

- Nhận xét tiết học. - Lắng nghe

………

NG: Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2019 TOÁN

Tiết 134: THỜI GIAN I. MỤC TIÊU

- Biết cách tính thời gian của 1 chuyển động đều.

- Cả lớp làm bài 1 (cột 1, 2) ; 2.

- GD tính chính xác, cẩn thận.

II. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. KT bài cũ (4’)

Y/cầu hs nêu lại cách tính và công thức tính vận tốc và quãng đường.

v = s : t s = v x t 2. Bài mới (30’)

- Giới thiệu bài: Thời gian HĐ1: Hd hs tìm hiểu bài

* Bài toán 1:

+ GV nêu bài toán 1 trong SGK trang 142

- GV tóm tắt, gọi hs đọc lại đề

+ Vận tốc 42,5 km/giờ cho biết điều gì?

+ Để biết ô tô đi quang đường 170km trong mấy giờ ta làm thế nào?

+ Để tính thời gian đi của ô tô ta làm thế nào?

H: Nêu cách tính thời gian?

GV ghi bảng và giải thích kí hiệu:

t = s : v

*Bài toán 2: GV nêu bài toán trong SGK

+ Y/cầu HS dựa vào công thức để giải + Gọi 1 HS lên bảng, cho lớp làm nháp.

+ Từ công thức tính vận tốc, ta có thể suy ra các công thức còn lại không?

Tại sao?

- GV nhận xét và viết sơ đồ lên bảng:

* Bài toán 1:

s : 170km v : 42,5km/giờ t : … giờ ?

+ 1 giờ ô tô đi được 42,5 km 170 : 42,5 = 4 (giờ) S : v = t Quãng đường V.tốc T. gian + Ta lấy quãng đường chia vận tốc.

+ Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.

Bài toán 2:

Vận tốc: 36km/giờ Quãng đường : 42km Thời gian:. . . giờ ?

Bài giải

Thời gian đi của ca- nô là:

42 : 36 =

6

7( giờ)

(18)

Như vậy khi biết hai trong ba đại lượng : vận tốc, quãng đường, thời gian ta có thể tính được đại lượng thứ ba nhờ các công thức trên

HĐ 2: Hd hs làm bài luyện tập Bài 1 : Yêu cầu HS đọc đề bài

+Cho HS làm vào vở, 1 HS làm bảng

* GV hướng dẫn :

+ Ở mỗi trường hợp, đổi giờ ra cách gọi thông thường

2,5 giờ (2 giờ 30 phút) ; 2,25 giờ (2 giờ 15 phút) ; 1,75 giờ (1 giờ 45 phút) + Gọi HS nêu lại công thức tính thời gian

+ Em có nhận xét gì về đơn vị của thời gian?

Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Gọi 2 HS lên bảng, HS ở lớp làm vào vở

- GV nhận xét.

Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Đề bài cho biết gì?

+ Đề bài hỏi gì?

+ Gọi 1 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở + Gọi HS đọc bài làm và giải thích cách àlm.

- Nhận xét.

3. Củng cố - Dặn dò (3’)

+ Gọi HS nêu mối quan hệ giữa 3 đại lượng: vận tốc, quãng đường và thời gian.

- Về nhà xem lại bài học qui tắc và công thức tính thời gian, chuẩn bị bài sau: Luyện tập

6

7giờ = 1

6

1 giờ = 1 giờ 10 phút Đáp số : 1 giờ 10 phút.

V = s : t

s = v t t = s : v Bài 1 : Viết số thích hợp vào ô trống : + HS làm bài vào vở.

- hs nêu

+ Là những chữ số thập phân.

Bài 2: HS đọc đề, tìm hiểu đề.

+ 2 HS lên bảng, HS ở lớp làm vào vở + HS nhận xét, chữa bài

Bài giải:

a) Thời gian đi của người đó là:

23,1 : 13,2 = 1,75 (giờ) b) Thời gian chạy của người đó là:

2,5 : 10 = 0,25 (giờ)

Đáp số: a) 1,75 giờ ; b) 0,25 giờ.

Bài 3: HS đọc đề, tìm hiểu đề.

Máy bay bay với vận tốc: 860km/giờ Quãng đường : 2150km

Khởi hành : 8giờ 45 phút Máy bay đến nơi lúc:. . . giờ ?

Bài giải

Thời gian bay hết quãng đường là:

2150 : 860 = 2,5 ( giờ) Đổi 2,5 giờ = 2 giờ 30 phút

Máy bay đến nơi vào lúc:

8 giờ 45 phút + 2 giờ 30 phút = 10 giờ 75 phút = 11 giờ 15 phút.

Đáp số: 11 giờ 15 phút.

s(km) 35 10,35 108,5 81 v (km/giờ 14 4,6 62 36

t(giờ) 2, 5

2,25 1,75 2,25

(19)

--- Tập làm văn

Tiết 53: ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU

- Biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.

-Viết được 1 bài văn ngắn tả 1 bộ phận của 1 cây quen thuộc.

- GDHS lòng yêu mến cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DH

- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to kẻ bảng nội dung bài tập 1.

- Một tờ giấy khổ to ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối.

- Tranh ảnh hoặc vật thật về một số chồi cây, hoa quả (giúp học sinh quan sát, làm bài tập 2).

III. CÁC HĐ DH:

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 hs lần lượt đọc đoạn văn hoặc bài văn về nhà mà các em đã viết lại sau tiết tập làm văn tuần trước.

2.Bài mới: 30’

- Giới thiệu bài :

Bài 1- Cho hs đọc y/cầu + đọc bài cây chuối mẹ + đọc 3 câu hỏi a; b; c.

- Gv dán lên bảng tờ phiếu ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối. Mời 1 hs đọc.

- Gv phát phiếu cho 3 cặp.

- Cho hs trình bày kết quả.

+ Cây chuối trong bài được tả theo thứ tự nào?

+ Còn có thể tả theo thứ tự nào nữa.

+ Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào?

+ Còn có thể quan sát cây cối

- HS đọc bài.

Bài 1. Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

- 2 hs nối tiếp nhau đọc.

- Trình tự tả cây cối: tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây. Có thể tả bao quát rồi tả chi tiết.

- Các giác quan được sử dụng khi quan sát: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.

- Biện pháp tu từ được sử dụng : so sánh, nhân hoá.

- Cấu tạo: Gồm 3 phần:

+ MB: Giới thiệu bao quát cây sẽ tả.

+ TB : tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây..

+ KB : Nêu ích lợi, tình cảm của người tả về cây.

- Hs trao đổi theo cặp.

+ Cây chuối trong bài được tả theo từng thời kì phát triển của cây: Cây chuối con → cây chuối to → cây chuối mẹ .

+ Còn có thể tả cây chuối theo trình tự : Tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.

+ Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác:

thấy hình dáng của cây, lá, hoa …

+ Còn có thể quan sát cây cối bằng xúc giác,

(20)

bằng những giác quan nào nữa?

+ Hình ảnh so sánh trong bài + Hình ảnh nhân hoá trong bài

- GV y/cầu hs chép lời giải đúng vào vở.

- GV KL

Bài tập 2. Cho hs đọc y/c của bài tập - Gv nhắc hs chú ý :

+ Đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn văn ngắn nên các em chỉ chọn tả một bộ phận của cây.

+ Khi tả, các em có thể chọn cách miêu tả bao quát rồi tả chi tiết hoặc tả sự biến đổi của bộ phận đó theo thời gian + Cần chú ý cách thức miêu tả, cách quan sát, so sánh, nhân hoá.

- Gv giới thiệu tranh ảnh hoặc vật thật.

+ Mời vài hs nói về bộ phận của cây em chọn tả.

- Gv nh.xét và chấm một số đoạn văn hay.

3. Củng cố - Dặn dò (5’)

- Gọi hs có đoạn văn hay đọc cho cả lớp nghe.

- Y/c những hs viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.

- Dặn cả lớp chuẩn bị cho tiết Viết bài văn tả cây cối tiếp theo (đọc trước 5 đề, chọn 1 đề, quan

thính giác, vị giác, khứu giác …

+ Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác …/ Các tàu lá ngả ra … như những cái quạt lớn./ Cái hoa thập thị, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.

+ Nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc./ Chưa được bao lâu nó đã nhanh chóng thành mẹ./ Cổ cây chuối mẹ mập tròn ngập lại./ Vài chiếc lá đánh động cho mọi người biết …/ Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn./ Khi cây mẹ bận đơm hoa

…/ Lẽ nào nó đành để mặc…để giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó./ Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa…

- Hs chép lời giải đúng vào vở bài tập (hoặc đánh dấu trong sách giáo khoa).

Bài 2. Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá hoặc hoa, quả, rễ, thân).

- 1 hs đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.

- Hs q.sát tranh ảnh và nghe Gv giới thiệu.

- Hs nói về bộ phận của cây em chọn tả.

- Hs suy nghĩ viết đoạn văn vào vở hoặc vở bài tập, trình bày kết quả bài làm.

VD: Những quả đào vừa chín trên cây trông thật thích mắt. Quả bầu bĩnh, bóng mọng, to bằng nắm tay trẻ con trông thật thích mắt.

Phía cuống cái hạt lòi ra căng bóng chứa đầy nhân. Cả vườn dậy lên mùi đào chín thật ấm.

Em với tay hái một trái đưa lên miệng cắn, thật đã cơn khát.

- 1-2 HS

- Làm cá nhân.

- Lắng nghe.

(21)

sát trước 1 loài cây).

--- BUỔI CHIỀU

Khoa học

Tiết 54. CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ I. MỤC TIÊU

- Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ II. ĐỒ DÙNG DH:

- Hình ảnh và thông tin minh họa trang 110, 111.

- Chuẩn bị theo nhóm:

+ Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, củ riềng, cây hành, củ tỏi…

+ Chậu đất để trồng.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ: 5’

Câu 1: Nêu cấu tạo của hạt.

Câu 2: Nêu cấu tạo phôi của hạt mầm.

2. Bài mới:

- Giới thiệu: ghi đầu bài.

HĐ 1: Cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.

- YC học sinh quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau (HS đã chuẩn bị) và quan sát hình sgk:

- Kể tên một số cây mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.

- GV treo ảnh hình 1- 6 lên bảng lớn để HS chỉ hình và trình bày.

- GV chỉ hình hoặc vật thật chốt lại chính xác tên của các loại cây và cách mọc chồi mầm từ những loại cây khác nhau này.

- Một số loại cây được trồng bằng thân hay đoạn thân như hoa hồng, mía, khoai tây…

- Một số loại cây được trồng bằng thân rễ như gừng, nghệ…; bằng thân giả như hành, tỏi…

- Một số ít cây con được mọc ra từ lá như cây bỏng, sống đời…

- YC học sinh chỉ vào từng hình ở trang 110 nói về cách trồng mía.

HĐ 2: Thực hành cách trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.

- Cấu tạo của hạt gồm 3 phần: vỏ;

phôi và chất dinh dưỡng dự trữ (để nuôi phôi).

- Cấu tạo phôi của hạt mầm gồm : rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.

- HS quan sát theo nhóm các hình ảnh và vật thật để chỉ cho bạn mình thấy:

+ Chồi mầm trên vật thật (hoặc hình vẽ): ngọn mía, củ khoai tây, lá cây bỏng, củ hành, tỏi, củ gừng … Từ đó rút ra nhận xét liệu cây đó có thể trồng bằng bộ phận nào của cây mẹ.

(22)

- YC các nhóm sử dụng đồ dùng là ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, riềng, trồng chậu

- GV vừa hướng dẫn vừa làm mẫu:

- Bước 1 : Hãy tạo một cái hom sâu chừng 10 cm và dài khoảng 15- 20 cm.

- Bước 2 : Đặt đoạn thân đã có vỏ hom trong chậu. Chú ý để sao cho chồi cây không bị nằm dưới đất hay phần ngọn mía không sâu hơn hom.

- Bước 3 : Khỏa đất lấp lên trên đoạn thân đó, ấn nhẹ cho chắc gốc rồi tưới nhẹ nước lên.

- YC các nhóm nhận xét cho nhau.

3. Củng cố - Dặn dò 5’

GV hỏi: Cây con có thể mọc ra từ những bộ phận nào của cây mẹ?

- Về nhà, các em làm bài thực hành như sgk HD ở trang 111 để có một chậu cây đẹp cho mình.

- Xem trước bài 55: sưu tập ảnh những con vật đẻ trứng, đẻ con.

- Đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu lên luống. Dùng tro, trấu để lấp một phần ngọn lại, một thời gian sau chồi đâm lên thành khóm mía mới.

- Các nhóm sử dụng đồ dùng là ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, riềng thực hành trồng cây trong chậu do hs mang đi.

- Các nhóm nhận xét cho nhau.

- HS nhắc lại nội dung.

--- NG: Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2019

Toán

Tiết 135. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

- Biết tính thời gian của một chuyển động đều.

- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.

- Làm các bài tập 1, 2, 3. (BT 4: HSKG) II. ĐỒ DÙNG DH: - Bảng phụ ghi bài tập 1.

III. CÁC HĐ DH:

HĐ của GV HĐ của HS

1. KT bài cũ (4’)

+ HS nhắc lại công thức tính thời gian của 1 chuyển động

+ HS trình bày cách rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời gian và giải thích.

2. Bài mới: Giới thiệu bài (30’) Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài + Cho 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở

* GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống + 1 HS lm bảng, lớp làm vào vở

+ Yêu cầu HS đổi ra cách gọi thời gian thông thường

+ HS nhận xt

(23)

Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài -Bài toán cho biết gì ?

-Bài toán hỏi gì ?

- Nhận xét, tuyên dương

+ Vì sao phải đổi 1,08m ra 108cm?

Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài.

-Bài toán cho biết gì ? -Bài toán hỏi gì ?

* GV hướng dẫn : Khi tính xong, ghi tên đơn vị thời gian chính xác vào kết quả.

+ Gọi HS nêu lại công thức tính thời gian.

- Nhận xét, tuyên dương

Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài.

-Bài toán cho biết gì ? -Bài toán hỏi gì ?

* Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố . Dặn dò (3’)

- Muốn tính thời gian ta làm thế nào?

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài :

S (km) 261 78 165 96

V(km/giờ) 60 39 27,5 40 T (giờ) 4,35giờ 2giờ 6giờ 2,4 giờ Bài 2: HS đọc đề bài , tìm hiểu đề.

Con ốc sên bò với vân tốc: 12cm/phút Quãng đường : 1,08m

Thời gian:. . . . phút ?

+ HS ở lớp lam vở, 1 HS lam bảng + HS nhận xét, chữa bi

Bài giải

Đổi 1,08 m = 108 cm

Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là:

108 : 12 = 9 ( phút) Đáp số: 9 phút + Vì đơn vị vận tốc là cm/ phút

Bài 3: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.

Đại bàng bay được : 72 km Vận tốc : 96km/giờ

Thời gian:. . . giờ ?

+ 1 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở + HS nhận xét

Bài giải

Thời gian để đại bàng bay hết quãng đường 72 km là:

72 : 96 = 0,75 (giờ) hay 45 phút

Đáp số: 0,75 giờ Bài 4: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.

Con rái cá bơi với vận tốc : 420m/phút Quãng đường : 10,5km

Thời gian : ... phút ?

+ HS làm bài vào vở 1 cách, 2 HS làm bảng 2 cách

Bài giải:

Cách 1: Đổi 10,5 km = 10500 m

Th.gian để rái cá bơi quãng đường 10,5km là : 10500 : 420 = 25 (phút)

Đáp số: 25 phút Cách 2: Giải:

Đổi 420 m/ phút = 0,42 km/ phút

Th.gian để rái cá bơi quãng đường 10,5km là : 10,5 : 0,42 = 25 (phút)

Đáp số: 25 phút

(24)

Luyện tập chung, làm bài ở vở BTT

--- Luyện từ và câu

Tiết 54: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI I. MỤC TIÊU

- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu ; thực hiện được yêu cầu các BT trong mục III

II. ĐỒ DÙNG DH: - Bảng phụ viết đoạn văn ở bài tập 1.

III. CÁC HĐ DH:

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Mời 2 hs nối tiếp nhau đọc thuộc lòng khoảng 10 câu ca dao, tục ngữ trong bài tập 2 của tiết Luyện từ và câu trước.

2. Bài mới: 30’

- Giới thiệu bài:

HĐ1: Hdẫn hs tìm hiểu phần nh.xét Bài 1. Cho hs đọc y/cầu của đề bài - Gv nhắc:

+ Các em đọc đoạn văn, đánh số thứ tự các câu văn.

+ Chỉ ra tác dụng của các quan hệ từ được in đậm trong đoạn.

- Giáo viên mở bảng phụ để viết đoạn văn. Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo,, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.

- GV chốt KT

Bài 2. Cho hs đọc y/cầu bài tập 2 . - Gv nhắc lại yêu cầu: tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng nối.

Ghi nhớ

- Cho hs đọc ND cần ghi nhớ trong SGK.

- Mời 2 hs nhắc lại ND cần ghi nhớ.

(không nhìn SGK)

HĐ2: Hdẫn hs làm bài luyện tập Bài 1. Cho hs đọc y/c bài tập + đọc bài

- HS đọc.

- Học sinh lắng nghe.

Bài 1. Mỗi từ ngữ được in đậm dưới đây có tác dụng gì ?

- 1 hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm .

- Hs làm việc theo cặp.

+ Quan hệ từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với chú mèo trong câu 1.

+ Quan hệ từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2.

Bài 2.Tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên.

- 1 hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.

- Một số hs phát biểu ý kiến .

VD: Tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngồi ra, mặt khác…

- 2 hs đọc.

- 2 hs nhắc lại

Bài 1. Đọc bài văn sau. Tìm các từ ngữ

(25)

Qua những mùa hoa.

Giáo viên giao việc:

+ Các em tự đọc thầm lại bài văn.

+ Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn văn đầu hoặc 4 đoạn văn cuối.

- Giáo viên phát bút dạ và phiếu cho một vài học sinh.

- Cho học sinh trình bày kết quả làm bài, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài 2. Cho hs đọc yêu cầu của bài tập + đọc mẩu chuyện vui.

- Giáo viên giao việc:

+ Mỗi học sinh đọc lại mẩu chuyện vui.

+ Tìm chỗ dùng sai từ để nối . + Chữa lại chỗ sai cho đúng .

- Gv dán lên bảng phiếu phô tô mẩu chuyện vui

*Từ nối dùng sai

- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?

- Bố viết được.

- Nhưng bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.

3. Củng cố . Dặn dò (5’)

- Mời hs đọc ghi nhớ về cách dùng từ ngữ nối để liên kết.

- GD hs biết sử dụng đúng những từ

có tác dụng nối trong ba đoạn văn đầu hoặc bốn đoạn văn cuối.

- 2 hs nối tiếp nhau đọc.

- HS lắng nghe.

- Cho học sinh làm bài.

- Những hs làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp.

+ Từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn văn đầu:

Đoạn 1: nhưng nối câu 3 với câu 2.

Đoạn 2:vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1.Từ rồi nối câu 5 với câu 4.

Đoạn 3: nhưng nối câu 6 với câu 5,nối đoạn 3 với đoạn 2. Từ rồi nối câu 7 với câu 6.

+ Từ ngữ có trong 4 đoạn cuối

Đoạn 4: đến nối câu 8 với câu 7,nối đoạn 4 với đoạn 3.

Đoạn 5: đến nối câu 11 với câu 9,10; từ sang, đến nối câu 12 với câu 9,10,11.

Đoạn 6: nhưng nối câu 13 với câu 12, nối đoạn 6 với đoạn 5, mi đến nối câu 14 với câu 13.

Đoạn 7: đến khi nối câu 15 với câu 14, nối đoạn 7 với đoạn 6,rồi nối câu 16 với câu 15.

Bài 2. Mẩu chuyện vui dưới đây có một chỗ dùng sai từ để nối, em hãy chữa lại cho đúng:

- 1hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- 1 hs lên làm trên bảng, học sinh còn lại dùng bút chì gạch trong SGK

* Cách chữa

Thay từ nhưng bằng vậy hoặc vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì.

(26)

ngữ nối.

- Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học để biết dùng từ ngữ nối khi viết câu, đoạn, bài, tạo nên những đoạn, bài viết có liên kết chặt chẽ.

--- Tập làm văn

Tiết 54: TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết) I. MỤC TIÊU

- Học sinh viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng.

II. ĐỒ DÙNG DH

- Giấy kiểm tra, Tranh ảnh chụp một số loài cây, trái theo đề bài.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBài cũ (3’) KT việc CB của HS 2. Bài mới: Giới thiệu bài:

*HD hs làm bài (30’)

- Cho học sinh đọc đề bài và gợi ý.

- Cả lớp đọc thầm lại.

- Giáo viên hỏi học sinh về sự chuẩn bị bài của mình.

- Gọi một số học sinh trình bày ý kiến về đề mình chọn.

- Giáo viên treo tranh có số cây cối theo đề bài trên bảng lớp để học sinh dễ quan sát.

Cho học sinh làm bài

- GV lưu ý cho các em về cách trình bày bài văn, cách dùng từ đặt câu và cần tránh 1 số lỗi chính tả các em còn mắc phải trong bài tập làm văn trước.

- Cho hs làm bài.Giáo viên theo dõi 3.Củng cố . Dặn dò (3’)

- Nêu cấu tạo của một bài văn tả cây cối ? - Dặn học sinh về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng các bài thơ (có yêu cầu thuộc lòng) trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 2(từ tuần 19 đến tuần 27) để kiểm tra lấy điểm trong tuần ôn tập tới.

- Lắng nghe

- Hai học sinh nối tiếp nhau đọc đề bài và gợi ý.

Chọn một trong các đề bài sau:

1.Tả một loài hoa mà em thích.

2. Tả một loại trái cây mà em thích.

3.Tả một giàn cây leo.

4.Tả một cây non mới trồng.

5.Tả một cây cổ thụ.

- Một số học sinh trình bày ý kiến về đề mình chọn.

- HS quan sát tranh và làm bài

- Hs nhắc lại - Lắng nghe

--- BUỔI CHIỀU

Lịch sử

Tiết 27: LỄ KÝ HIỆP ĐỊNH PA-RI

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được dàn ý của một bài văn miêu tả “Cây sim”.. Kĩ năng: Viết được đoạn

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

KT: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được dàn ý của một bài văn miêu tả “Cây sim”3. KN: Viết được đoạn văn miêu tả

Kiến thức: HS biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.. -Viết được 1 bài văn ngắn tả 1

Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương

Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi

*Dân chúng truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của.. nhân