• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 22:

Ngày soạn: Ngày 09/02/2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 02 năm 2022 Toán

Tiết 106: LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được các phép tính về phân số (Cộng, trừ, nhân, chia). Vận dụng dạng toán tìm phân số của một số để giải bài toán có lời văn.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học: Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện để học toán; Năng lực giải quyết vấn đề toán học; Năng lực giao tiếp toán học

- HS chăm chỉ học tập II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ - HS: SGK, vbt.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động Mở đầu (5 phút) - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“ Bông hoa niềm vui “ HS lựa chọn bông hoa trong giỏ hoa có chứa câu hỏi và thực hiện. Hs trả lời đúng thì được nhận bông hoa đó .

+ CH1 : Nêu quy tắc thực hiện phép cộng hai phân số khác mẫu số?

+ CH2 : Nêu quy tắc thực hiện phép trừ hai phân số khác mẫu số?

+ CH3 : Nêu quy tắc thực hiện phép nhân hai phân số?

+ CH4 : Nêu quy tắc thực hiện phép chia hai phân số?

- Gọi HS NX, - Nhận xét, đánh giá.

2. Hoạt động luyện tập,thực hành (28 phút) Bài 1: Tính

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Nhắc HS khi tìm MSC nên chọn MSC nhỏ nhất.

- YCHS làm bài cá nhân, 3em làm bảng phụ.

- 3 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đúng- Sai?

+ Giải thích cách làm?

+ Nêu cách làm khác.

+ Nhắc lại cách cộng 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số?

- Học sinh đổi vở kiểm tra, báo cáo kết quả.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài, đánh giá.

- HS lên bảng thực hiện.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Lắng nghe, thực hiện vào vở

- HS nêu - HS nêu

(2)

->GV chốt : Cách cộng 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số. Cần chọn mẫu số nhỏ.

Bài 2: Tính

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Học sinh làm bài, 3 học sinh lên bảng.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đúng- Sai?

+ Cách trừ hai phân số khác mẫu số? Cách quy đồng (b)?

+ Học sinh nhìn bảng đối chiếu kết quả

* GV chú ý: Làm theo cách khác thì cuối cùng kq vẫn phải là phân số tối giản.

-> GV chốt : Để trừ hai phân số khác mẫu số đều phải quy đồng mẫu số các phân số.

Bài 3: Tính

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Học sinh đọc đề và làm bài thi đua giữa các tổ.

- 3 HS đại diện cho 3 tổ lên bảng điền kết quả.

- Lưu ý: Có thể rút gọn trong quá trình thực hiện phép tính.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đúng- Sai?

+ Giải thích cách làm?

+ Bài nào làm,đúng nhanh?

+ Dạng bài tập vừa làm ? Cách nhân hai phân số?

-> GV chốt : Áp dụng quy tắc nhân phân số rồi rút gọn kết quả về phân số tối giản.

Bài 4: Tính

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

-> Củng cố phép chia phân số.

3. Hoạt động vận dụng,trải nghiệm (7 phút) Bài 5: Bài toán

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tóm tắt bài, nêu cách giải Tóm tắt:

Cửa hàng có: 50 kg Buổi sáng bán: 10 kg

- HS làm bài cá nhân, 3 em làm bảng phụ

- HS nhận xét, chữa bài.

- HS nêu

- Theo dõi, lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS thực hiện

a) 1524 b) 525 c) 12

- HS nhận xét

- Lắng nghe, ghi nhớ

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm vào vở. 3 em lên bảng làm.

- HS nhận xét, chữa bài.

- 1 HS đọc.

- 1 HS tóm tắt, 1 HS nêu cách giải.

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

- Nhận xét, bổ sung.

Bài giải

Sau buổi sáng, số kilôgam đường còn lại là:

50 - 10 = 40 (kg)

(3)

Buổi chiều bán:

8

3số đường còn lại Cả 2 buổi bán: ... kg?

- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

=> GV củng cố về giải toán có lời văn.

+ Muốn cộng, chia, nhân hai phân số ta làm như thế nào?

- Nhận xét giờ học, dặn dò về nhà.

Buổi chiều bán được số kilôgam đường là:

40 8

3 = 15 (kg)

Cả hai buổi bán được số kilôgam đường

10 + 15 = 25 (kg)

Đáp số: 25 kg đường - HS nêu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

--- Chính tả (Nghe-viết)

HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN I. Yêu cầu cần đạt

- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày bài đúng thể loại văn xuôi. Làm đúng bài tập CT phương ngữ a/b.

- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.

- Giáo dục tính cẩn thận, chăm chỉ luyện chữ viết.

II. Đồ dùng dạy - học

- GV: Máy chiếu, máy tính, BGĐT - HS: Vở, bút

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV dẫn vào bài mới

- Lớp trưởng điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10p)

* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết

- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết, phần chú giải

+ Nêu nội dung đoạn viết?

- Giới thiệu ảnh chụp hoạ sĩ Tô Ngọc Vân

- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm

+ Đoạn văn ca ngợi Tô Ngọc Vân.

Ông là một nghệ sĩ tài hoa đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- HS quan sát

(4)

- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.

- HS nêu từ khó viết: tốt nghiệp, Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, dân công hoả tuyến, kí hoạ,....

- 2 HS viết từ khó lên bảng, lớp viết vào vở nháp

3. Hoạt động luyện tập- thực hành (15) a) HĐ 1: Viết bài chính tả:

- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.

- GV đọc bài cho HS viết

- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.

- HS nghe - viết bài vào vở

b) HĐ 2: Đánh giá và nhận xét bài:

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai.

Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

- Lắng nghe.

c) HĐ 3: Làm bài tập chính tả:

Bài 2a: Điền truyện/chuyện - Yêu cầu HS tự đọc bài và điền - Cho HS nêu kết quả.

- GV nhận xét, chốt lại về cách phân biệt truyện / chuyện

Bài 3:

- Yêu cầu HS tự đọc bài và điền - Cho HS nêu kết quả

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

-( BVMT ) Hãy nêu những câu văn miêu tả vẻ đẹp của đêm trăng trong bài?

- Qua câu chuyện em hiểu được điều gì ?

- Hãy kể tên những câu chuyện có cùng nội dung ý nghĩa với câu chuyện các con vừa học?

- Nhận xét tiết học, dặn dò.

Đ/a:

Thứ tự từ cần điền: kể chuyện – truyện – câu chuyện – truyện – kể chuyện – đọc truyện.

- Đọc lại đoạn văn sau khi đã điền hoàn chỉnh

Đ/a:

a) nho/nhỏ/nhọ

b) chi/chì/chỉ/chị Đ/a:

+ HS nêu

+ HS trả lời theo suy nghĩ của mỗi em. (Trong cuộc sống chúng ta nên có lòng nhân ái bao la, biết thông cảm và sẻ chia những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính chúng ta và mọi người)

- HS nêu.

(5)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

CÂU KỂ AI LÀ GÌ?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì? (ND Ghi nhớ).

- Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn (BT1, mục III); biết đặt câu kể theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình (BT2, mục III).

- HS học tập tích cực, chăm chỉ

* ND điều chỉnh: Tập trung yêu cầu đặt được Câu kể Ai là gì? Giamr BT1 ý b trang 58

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu, BGĐT - HS: VBT, bút, ảnh chụp gia đình mình

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hình thành KT (15 p)

* Mục tiêu: Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì? (ND Ghi nhớ).

* Cách tiến hành:

a. Nhận xét

Bài tập 1+ 2+ 3+ 4:

- Lưu ý HS: Các em đọc thầm đoạn văn, chú ý 3 câu văn in nghiêng.

+ Trong 3 câu in nghiêng vừa đọc, câu nào dùng để giới thiệu, câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi?

+ Trong 3 câu in nghiêng, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? bộ phận nào trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?

Nhóm 2 – Chia sẻ lớp

- HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của BT 1, 2, 3, 4.

- HS đọc 3 câu in nghiêng, cả lớp đọc thầm 3 câu văn này.

Đáp án:

+ Câu 1, 2: Giới thiệu về bạn Diệu Chi.

+ Câu 3: Nêu nhận định về bạn Diệu Chi.

*C1: Đây là bạn Diệu Chi.

+ BP trả lời cho câu hỏi Ai?: Đây + BP trả lời cho câu hỏi Là gì?: là bạn Diệu Chi

*C2: Bạn Diệu Chi...Thành Công + BP trả lời cho câu hỏi Ai?: Bạn Diệu Chi

(6)

+ Kiểu câu trên khác 2 kiểu câu đã học Ai làm gì? Ai thế nào? Ở chỗ nào ?

Chia sẻ trước lớp

- GV chốt lại KT về kiểu câu Ai là gì?

* Ghi nhớ:

b. Ghi nhớ:

- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.

+ BP trả lời cho câu hỏi Là gì?: là học sinh cũ...Thành Công

*C3: Bạn ấy là một hoaj sĩ nhỏ đấy.

+ BP trả lời cho câu hỏi Ai?: Bạn ấy + BP trả lời cho câu hỏi Là gì?: là một hoạ sĩ nhỏ đấy

+ Khác nhau ở bộ phận VN....

- HS lắng nghe

- HS đọc nội dung ghi nhớ.

- HS lấy VD về kiểu câu Ai là gì?

3. HĐ luyện tập :(18 p)

* Mục tiêu: Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn (BT1, mục III); biết đặt câu kể theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình (BT2, mục III).

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm - Cả lớp Bài tập 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu của BT 1.

+ Tìm các câu kể Ai là gì? Sau đó nêu tác dụng của các câu kể vừa tìm được.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng + Câu kể Ai là gì? dùng để làm gì?

+ Câu kể Ai là gì gồm mấy bộ phận?

Bài tập 2: Dùng câu kể Ai là gì? Giới thiệu về các bạn…

* GV gợi ý HS có thể dựa vào bài giới thiệu bạn Diệu Chi để giới thiệu về mình hay bạn…

+ Viết đoạn văn và kiểm tra các câu kể Ai là gì ? có trong đoạn văn.

YC từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe.

- Gọi vài HS đọc đoạn văn của mình.

Cá nhân - Nhóm 2- Chia sẻ lớp Đáp án:

a)Thì ra nó là một thứ máy cộng trừ mà Pa- xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo (Câu giới thiệu về thứ máy mới)

Đó là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới … hiện đại. (Câu nêu nhận định về giá trị của chiếc máy tính đầu tiên)

c. Sầu riêng là loại trái cây quý hiếm của miền Nam. (Chủ yếu nêu nhận định về giá trị của trái sầu riêng, bao hàm cả ý giới thiệu về loại trái cây đặc biệt của miền Nam)

Cá nhân – Lớp

- HS giới thiệu về gia đình có thể kèm ảnh chụp

Ví dụ:

* Tổ em có 4 bạn. Bạn Lan là học sinh giỏi, luôn giúp đỡ các bạn. Đây là bạn Thịnh, tuy hơi mũm mĩm nhưng rất tốt bụng. Bạn Thanh là "cây văn nghệ" của lớp. Còn em là tổ trưởng. Các thành viên

(7)

4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p)

tổ em rất đoàn kết.

- Ghi nhớ KT về câu kể Ai là gì?

- Hoàn chỉnh đoạn văn bài 3.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

--- Ngày soạn: Ngày 09/02/2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 15 tháng 02 năm 2022 Toán

Tiết 107: LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt:

- Thực hiện được phép tính với phân số.Vận dụng giải bài toán có lời văn.

- Phát triển cho Hs năng lực tư duy và lập luận toán học: Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện để học toán; Năng lực giải quyết vấn đề toán học; Năng lực giao tiếp toán học.

- HS chăm chỉ học tập II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ.

- HS: Vở BT, SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động Mở đầu (5 phút) - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“Bông hoa niềm vui” HS lựa chọn bông hoa trong giỏ hoa có chứa câu hỏi và thực hiện. Hs trả lời đúng thì được nhận bông hoa đó.

+ Nêu cách thực hiện các phép toán với phân số?

+ Thứ tự thực hiện biểu thức không có dấu ngoặc?

- GV nêu nội dung và yêu cầu giờ học.

2. Hoạt động luyện tập,thực hành (28 phút) Bài 1: ... phép tính nào làm đúng?

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

+ Vì sao phép tính đúng/ sai?

- Yêu cầu HS nhận xét, đối chiếu kết quả.

- Nhận xét, chốt đáp án đúng.

- HS tham gia trò chơi

- 1 HS đọc.

- HS làm và chữa bài, giải thích cách làm bài. 2 HS làm bảng.

a)

3 2 9 6 3 6

1 5 3 1 6

5

(S)

b) 5 1 5 1 4

6 3 6 3 3

 

(S) c) 5 1 5 1 5

6 3 6 3 18

 

(Đ)

(8)

=> Củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia phân số.

Bài 2: Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS lên bảng chữa bài.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

=> Củng cố thứ tự thực hiện biểu thức có chứa phân số chỉ có nhân chia.

Bài 3: Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Giải thích cách làm, đổi chéo vở kiểm tra.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

=> Củng cố thứ tự thực hiện biểu thức có chứa phân số có cả cộng trừ và nhân chia (Lưu ý: phép tính thay đổi, kết quả thay đổi...) 3. Hoạt động vận dụng,trải nghiệm (7 phút) Bài 4: (SGK- 139)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tóm tắt và nêu cách giải bài.

Tóm tắt:

Lần thứ 1:

7 3bể Lần thứ 2:

5 2 bể

Còn... phần của bể chưa có nước ?

- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh làm bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng

+ Muốn trừ, nhân, cộng, chia hai phân số ta làm như thế nào ?

- Nhận xét giờ học.

- 1 HS đọc.

- HS làm và chữa bài. 3 HS làm bảng phụ.

a) 1 1 1 1 1 1 1 2 4 6 2 4 6 48

    

  b) 6 3( )

8 4 ; c) 4 1( ) 12 3 - 1 HS đọc.

- HS làm và chữa bài, 3 HS làm bảng phụ.

a)5 1 1 5 1 13

2 3 4    6 4 12; b) 31 12; c) 7

6

- 1 HS đọc yêu cầu bài toán.

- HS thảo luận cặp đôi rồi tự làm bài. 1 HS đọc bài làm của mình.

+ Lớp nhận xét

Bài giải Số phần bể đã có nước là:

7 3 +

5 2 =

35 29 (bể)

Số phần bể còn lại chưa có nước là:

1 - 35 29=

35 6 (bể) Đáp số:

35 6 bể

+ 2 HS nêu.

- Lớp theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

--- Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Yêu cầu cần đạt

(9)

- Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.

- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện nói về một hoạt động đã tham gia (hoặc chứng kiến) góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. Biết theo dõi nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, hiểu được ý nghĩa câu chuyện.

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường

* KNS: Giúp hs có kĩ năng giao tiếp, ra quyết định và tư duy sáng tạo

* GDBVBĐ: Giáo dục, tuyên truyền bảo vệ, giữ gìn môi trường biển.

* BVMT: Qua đề tài: Em (hoặc người xung quanh) đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp? Hãy kể lại câu chuyện đó.

II. Đồ dùng dạy - học - GV: Máy chiếu, máy tính - HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

+ Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về người có tài năng hoặc sức khoẻ

+ Nêu ý nghĩa câu chuyện - GV dẫn vào bài.

+ 1 HS kể và nêu ý nghĩa của truyện

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10p) - GV ghi đề bài lên bảng lớp.

Đề bài: Em (hoặc người xung quanh) đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp?

Hãy kể lại câu chuyện đó.

- Cho HS gợi ý.

- GV gợi ý: Ngoài 3 gợi ý, các em có thể kể về một hoạt động khác xoay quanh chủ đề bảo vệ môi trường mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.

- HS đọc đề bài, gạch chân các từ ngữ quan trọng

- 3 HS đọc tiếp nối 3 gợi ý.

- HS nối tiếp giới thiệu về chủ đề mình sẽ kể. VD: kể về việc vệ sinh chuyên nhặt rác sân trường; kể về việc dọn dẹp đường làng, ngõ xóm, dọn vệ sinh nhà cửa; kể về việc trực nhật lớp, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh,...

3. Hoạt động luyện tập - thực hành (20p) – Hoạt động nhóm a. Kể trong nhóm

- GV theo dõi các nhóm kể chuyện b. Kể trước lớp

- GV đưa lên màn hình tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện (như những tiết trước) - GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn

- Nhóm trưởng điều hành các thành viên kể chuyện trong nhóm

- Các nhóm cử đại diện kể chuyện trước lớp

- HS lắng nghe và đánh giá theo các tiêu chí

VD:

+ Nhân vật chính trong câu chuyện của bạn là ai?

(10)

- Cùng HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: Em rút ra bài học gì qua các câu chuyện trên?

* GDBVMT: Cần bảo vệ môi trường xung quanh mình bằng những việc làm thiết thực để chất lượng cuộc sống của chúng ta tốt hơn.

4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (5p)

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Sưu tầm các bài thơ, bài hát về chủ đề bảo vệ môi trường

+Nhân vật đó đã có những việc làm gì để góp phần bảo vệ môi trường

...

+ Cần phải luôn có ý thức bảo vệ môi trường

- HS lắng nghe

- Hs lắng nghe và thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

---

BUỔI CHIỀU HĐNG

Đọc sách thư viện (theo KH thư viện)

--- LUYỆN TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt:

- Thực hiện được các phép tính với phân số.

- Phát triển cho Hs năng lực tư duy và lập luận toán học: Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện để học toán; Năng lực giải quyết vấn đề toán học; Năng lực giao tiếp toán học.

- HS chăm chỉ học tập II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ.

- HS: Vở ôli.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

? Muốn trừ hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?

? Khi nhân hai phân số ta làm nhứ thế nào?

? Nêu cách chia hai phân số.

? Thế nào là phân số tối giản?

- GV nêu nội dung và yêu cầu giờ học.

- HS lần lượt trả lời

(11)

2. Hoạt động luyện tập,thực hành (28 phút) Bài 1: Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Yêu cầu HS nhận xét, đối chiếu kết quả.

- Nhận xét, chốt đáp án đúng.

=> Củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia phân số.

Bài 2: Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS lên bảng chữa bài.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

Bài 3: Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Giải thích cách làm, đổi chéo vở kiểm tra.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

=> Củng cố thứ tự thực hiện biểu thức có chứa phân số có cả cộng trừ và nhân chia (Lưu ý: phép tính thay đổi, kết quả thay đổi...) 3. Hoạt động vận dụng,trải nghiệm (7 phút) Bài 4: (SGK- 139)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tóm tắt và nêu cách giải bài.

- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh làm bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng - GV hệ thống bài

- Nhận xét giờ học.

- 1 HS đọc.

- HS làm và chữa bài, giải thích cách làm bài. 2 HS làm bảng.

- 1 HS đọc.

- HS làm và chữa bài. 3 HS làm bảng phụ.

- 1 HS đọc.

- HS làm và chữa bài, 3 HS làm bảng phụ.

- 1 HS đọc yêu cầu bài toán.

- HS thảo luận cặp đôi rồi tự làm bài. 1 HS đọc bài làm của mình.

+ HS lắng nghe - Lớp theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

--- Ngày soạn: Ngày 09/02/2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 16 tháng 02 năm 2022 Toán

Tiết 108: LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt

- Biết rút gọn phân số và biết được phân số bằng nhau.

- HS có kĩ năng thực hiện các phép tính với phân số.

- HS chăm chỉ, tích cực trong học tập II. Đồ dùng dạy học :

- GV: Bảng phụ

- HS : Vở bt, sách giáo khoa toán.

(12)

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- GV tổ chức phần thi: Ai nhanh – Ai đúng.

+ GV đưa ra một số phân số. Yêu cầu HS rút gọn các phân số sau:

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

- GV dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (12phút)

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

+ Để rút gọn phân số, ta làm theo những bước nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài

+ Trong các phân số trên có những phân số nào bằng nhau?

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng

- GV củng cố cách rút gọn phân số: Khi rút gọn phân số cần lưu ý điều gì?

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (18phút)

Bài 2

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Nêu cách làm bài toán?

- HS tham gia trò chơi. Lớp nhận xét.

Đáp án:

- HS nghe.

- HS đọc đề bài - HS nêu

- HS làm bài vào vở 2 HS làm bảng a

, ;

là phân số tối giản

Rút gọn phân số:

- HS nhận xét, chữa bài b, Những phân số bằng nhau:

;

+ Rút gọn phân số cho đến khi nhận được phân số tối giản

- HS đọc bài toán

+ Bài toán cho biết: Lớp 4A có 32 HS, chia thành 4 tổ.

(13)

- Gọi HS lên bảng làm, HS làm bài vào vở

- Gọi HS nhận xét, chữa bài

- GV nhận xét củng cố Tìm phân số của một số.

Bài 3

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Muốn biết anh Hải còn phải đi tiếp quãng đường là bao nhiêu ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm

- HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận Bài 4

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết lúc đầu trong kho có bao nhiêu lít xăng ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1HS làm bài bảng phụ

+ Bài toán hỏi: 3 phần chiếm mấy phần số HS của lớp, 3 tổ có bao nhiêu HS.

+Tìm số HS của 3 tổ là tìm cuả 32

HS. Lấy 32 x sau đó thêm đơn vị vào kết quả.

- 1 HS làm bảng phụ, HS làm vào vở Bài giải:

Ba tổ chiếm số phần học sinh cả lớp là: học sinh

Ba tổ có số học sinh là:

32 = 24 ( học sinh)

Đáp số: học sinh 24 học sinh - HS nhận xét, chữa bài

- 1 HS đọc

+ Tìm số quãng đường anh Hải đã đi lấy 15 .

+ Tìm số ki-lô-mét đường anh Hải còn phải đi ta lấy quãng đường từ nhà anh đến thị xã trừ đi số ki-lô-mét đường anh Hải đã đi.

- 1 HS lên bảng làm, HS làm vào vở Bài giải

Anh Hải đã đi được số ki - lô -mét đường là:

15 10 (km)

Anh Hải còn phải đi số ki-lô- mét đường nữa là:

15 -10 = 5 (km)

(14)

- Gọi HS nhận xét, chữa bài - GV nhận xét, kêt luận

- GV nhận xét củng cố Tìm phân số của một số.

Đáp số: 5 km

- HS nhận xét, chữa bài, đổi chéo vở để kiểm tra

- HS đọc bài toán - HS nêu

+ Tính tổng số xăng còn lại với số xăng cả hai lần lấy ra.

- 1 HS làm bảng phụ, HS làm bài vào vở

Bài giải Lần sau lấy ra số lít xăng là:

32850 = 10950(l)

Cả hai lần lấy ra số lít xăng là:

32850 + 10950 = 43800(l) Lúc đầu trong kho có số lít xăng là:

56200 + 43800 = 100000(l) Đáp số: 100000 lít xăng - HS nhận xét, chữa bài - HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

--- Tập đọc

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp lao động, ( trả lời được CH trong SGK; thuộc 1,2 khổ thơ mà em yêu thích).

- Đọc trôi trảy, rành mạch bài thơ, giọng đọc tươi vui với cảm hứng ngợi ca. Biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, tự hào. Học thuộc lòng bài thơ.

- Yêu thiên nhiên

* GDBVMT: Giúp HS khai thác được vẻ đẹp huy hoàng của biển, đồng thời thấy được giá trị của MT thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.

* GDBVBĐ: HS thấy được vẻ đẹp của biển, giá trị của biển với đời sống con người.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: BGĐT, máy tính, máy chiếu.

(15)

- SGK

III. Hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động (5')

- GV gọi 2 HS lên bảng đọc nối tiếp bài Vẽ về cuộc sống an toàn và trả lời câu hỏi

- Nhận xét, tuyên dương

- GV cho HSQS tranh minh hoạ + Bức tranh vẽ cảnh gì?

- GV giới thiệu bài: Các em sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của biển, người lao động và không khí lao động của những người đánh cá qua bài thơ hôm nay

2. Luyện đọc

- GV gọi 1 HS đọc toàn bài.

+ Bài thơ chia thành mấy đoạn?

- GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ:

- Lần 1: Sửa lỗi phát âm - Lần 2: Giải nghĩa từ:

- Lần 3: Luyện đọc theo cặp - Gọi đại diện cặp đọc

- GV gọi HS nhận xét, đánh giá.

- GV HD nêu giọng đọc và đọc mẫu.

3. Tìm hiểu bài

- YCHS đọc thầm bài thơ.

(1) Vẻ đẹp huy hoàng của biển:

+ Đoàn thuyền ra biển làm gì?

+ Bài thơ miêu tả cảnh gì?

+ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào?

Những câu thơ nào cho biết điều đó?

+ Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào?

Em biết điều đó nhờ những câu thơ nào?

+ Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển?

- GV giảng: Hình ảnh về biển thật đẹp. Tác giả đã cảm nhận được từng màu sắc, ánh sáng của mặt trời.

- 3 HS thực hiện yêu cầu.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- HSQS tranh

+ Vẽ cảnh đoàn thuyền đánh cá rất đông vui nhộn nhịp

- 1 HS đọc + 5 đoạn

- 5 HS đọc nối tiếp

- 5 HS đọc nối tiếp, giải nghĩa từ.

- Đọc theo cặp

- đại diện 5 cặp đọc nối tiếp - HS nhận xét

- Theo dõi.

- HS đọc thầm bài thơ và TLCH.

+ Tả cảnh biển lúc hoàng hôn.

+ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng hôn qua câu thơ: Mặt trời xuống núi như hòn lửa- lúc mặt trời sắp lặn (vì quả đất hình cầu nên có cảm tưởng mặt trời đang lặn dần xuống đáy biển.

+ Đoàn thuyền đánh cá trở về lúc bình minh qua câu thơ “sao mờ kéo lưới kịp trời sáng; Mặt trời đội biển nhô màu mới”.

- Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

- Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

- Mặt trời đội biển nhô màu mới.

- Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

- HS trả lời.

(16)

* GDBVBĐ: Biển đẹp như vậy chúng ta cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ biển?

(2) Vẻ đẹp của những con người lao động trên biển:

+ Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào?

- GV giảng: Công việc lao động của người đánh cá được tác giả miêu tả bằng hình ảnh chân thực, sinh động mà rất đẹp.

*GDBV BĐ: qua công việc của người đánh cá, em thấy biển mang lại những giá trị gì cho cuộc sống của con người?

* Em cảm nhận được điều gì qua bài thơ?

* GDBVMT: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển và vẻ đẹp của những con người lao động trên biển đồng thời thấy được giá trị của môi trưòng thiên nhiên đối với cuộc sống con người. Chúng ta phải yêu quý và có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên.

- GV ghi bảng ND.

4. Đọc diễn cảm - HTL

- Gọi 5 HS đọc nối tiếp bài thơ và tìm giọng đọc hay.

- HD đọc diễn cảm đoạn thơ 1, 2

- Cho HS trao đổi tìm từ cần nhấn giọng - YC đọc diễn cảm theo cặp.

- Gọi các cặp thi đọc diễn cảm TL.

- GV nhận xét, bình chọn.

- Gọi HS đọc thuộc lòng một khổ thơ hoặc cả bài.

5. Hoạt động ứng dụng, trải nghiệm(2 phút)

+ Em cảm nhận được gì qua bài thơ?

+ Đoàn thuyền ra khơi, tiếng hát của những người đánh cá cùng gió làm căng cánh buồm.

+ Lời ca của họ thật hay, thật hào hùng.

+ Công việc kéo lưới , những mẻ cá nặng được miêu tả thật đẹp: ta kéo xoăn tay chùm cá nặng… lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

+ Hình ảnh đoàn thuyền thật đẹp khi trở về.

- Biển mang lại cho con người nguồn tài nguyên phong phú

+ Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển và vẻ đẹp của những con người lao động trên biển.

- 2 HS nhắc lại.

- 5 HS đọc nối tiếp và tìm giọng đọc hay.

- HS tìm giọng đọc, chỗ ngắt nhịp, nhấn giọng.

- HS đọc diễn cảm theo cặp.

- 3 HS thi đọc diễn cảm - 2 HS đọc thuộc lòng.

- 1 HS trả lời.

- Ghi nhớ nội dung bài thơ

- Hãy chọn hình ảnh mình thích nhất và bình về hình ảnh đó

(17)

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau.

- Theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

--- TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS biết cách viết đoạn văn miêu tả cây cối

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn tả cây chuối(còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2).

- Có ý thức dùng từ đặt câu và sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu, BGĐT - HS: Vở, bút, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:(5p)

- GV dẫn vào bài học

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành (30p)

* Mục tiêu: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn tả cây chuối (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2).

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp Bài tập 1:

- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

+ Từng ý trong dàn ý vừa đọc thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối?

- GV nhận xét và chốt đáp án.

Bài tập 2: Dựa vào dàn ý trên, bạn Hồng Nhung dự kiến viết bốn đoạn văn, nhưng chưa viết hoàn chỉnh được đoạn nào. Em hãy…

+ Hãy giúp bạn Hồng Nhung hoàn chỉnh từng đoạn bằng cách viết thêm ý

Cá nhân – Lớp

- HS đọc dàn ý bài văn tả cây chuối và xác định mỗi ý thuộc phần nào của bài văn miêu tả cây cối

+ Đoạn 1: Giới thiệu cây chuối tiêu (thuộc phần Mở bài).

+ Đoạn 2+ 3: Tả bao quát, tả từng bộ phận của cây chuối tiêu (thuộc phần Thân bài).

+ Đoạn 4: Lợi ích của cây chuối tiêu (thuộc phần Kết luận).

Cá nhân – Chia sẻ lớp VD:

+ Đoạn 1: Hè nào em cũng được về thăm bà ngoại.Vườn nhà bà em trồng nhiều thứ cây: nào na, nào ổi, nhưng nhiều hơn cả là chuối. Em thích nhất…

(18)

vào chỗ có dấu ba chấm.

- GV cùng HS chữa lỗi trong bài cho các em

3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p)

+ Đoạn 2: …… Đến gần mới thấy rõ thân chuối như cột nhà. Sờ vào thân thì không còn cảm giác mát rượi vì cái vỏ nhẵn bóng của cây đã hơi khô.

+ Đoạn 3: …… Đặc biệt nhất là buồng chuối dài lê thê, nặng trĩu với bao nhiêu nải úp sát nhau khiến cây như oằn xuống.

+ Đoạn 4: Cây chuối dường như chẳng bỏ đi thứ gì…

- Chữa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài viết - Hoàn chỉnh bài văn miêu tả cây chuối.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

---

Khoa học

Tiết 43: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi.

- Chăm chỉ, tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Nước nóng, 1 chiếc chậu, 1 cái cốc, 1 lọ cắm ống thuỷ tinh.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học A. Hoạt động Mở đầu (3p)

+ Có mấy loại nhiệt kế thông dụng? Đó là những loại nhiệt kế nào?

+Trong H1, cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất? Nhiệt độ thấp nhất?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới( 30 phút)

a, Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt - GV nêu thí nghiệm: Đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh.

- Yêu cầu HS dự đoán kết quả nóng lạnh của cốc nước.

- Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm 4.

+ 2 HS trả lời. Lớp nhận xét.

- Lớp theo dõi cách làm thí nghiệm.

- 2 - 3 HS nêu dự đoán.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt

(19)

- Yêu cầu 2 nhóm trình bày kết quả.

+ Tại sao mức nước nóng lạnh của cốc và chậu nước thay đổi?

- GV: Do có sự truyền nhiệt từ vật nóng sang vật lạnh hơn nên trong thí nghiệm trên, sau một thời gian đủ lâu, nhiệt độ của cốc nước và chậu sẽ bằng nhau.

+ Hãy lấy các ví dụ thực tế mà em biết về các vật nóng lên hoặc lạnh đi.

+ Trong các ví dụ trên, vật nào thu nhiệt, vật nào tỏa nhiệt?

+ Kết quả các vật sau khi thu nhiệt và tỏa nhiệt thế nào?

* Kết luận: Các vật ở gần vật nóng sẽ thu nhiệt. Các vật gần vật lạnh sẽ tỏa nhiệt. Vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi do tỏa nhiệt hay chính là đã truyền nhiệt cho vật lạnh hơn.

- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết.

3. Hoạt động Luyện tập,thực hành( 10 p) b, Hoạt động 2: Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên

- Từng nhóm lấy dụng cụ và làm TN (103), trình bày kết quả.

- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm lúng túng.

- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Yêu cầu HS làm thí nghiệm thứ 2: đọc, ghi lại mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế. Nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm, ghi lại kết quả cột chất lỏng trong ống. Sau đó lại nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh, đo và ghi lại mức chất lỏng trong ống.

+ Em có nhận xét gì về sự thay đổi mức chất

động: đo và ghi nhiệt độ của cốc nước, của chậu nước trước và sau khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước rồi so sánh nhiệt độ.

+ 2 nhóm trình bày: nhiệt độ của cốc nước nóng giảm đi, nhiệt độ của chậu nước tăng.

+ Mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi là do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng hơn sang chậu nước lạnh.

- Lớp theo dõi.

+ Các vật nóng lên: rót nước sôi vào cốc, khi cầm tay vào cốc ta thấy nóng; Múc canh nóng vào bát, ta thấy muôi, thìa bát nóng lên..

+ Các vật lạnh đi: để rau, củ quả vào tủ lạnh, để 1 lúc lấy ra ta thấy lạnh,...

+ Vật thu nhiệt: cái cốc, cái bát, thìa, quần áo

Vật tỏa nhiệt: nước nóng, canh nóng, cơm nóng, bàn là.

+ Vật thu nhiệt thì nóng lên, vật tỏa nhiệt thì lạnh đi.

- 2 HS đọc bài.

- Làm theo nhóm 4, tự cử nhóm trưởng và thư kí ghi lại kết quả thí nghiệm: đổ nước nguội vào đầy lọ. Đánh dấu mức nước. Sau đó lần lượt đặt lọ nước vào cốc nước nóng, nước lạnh. Sau mỗi lần đặt đo và ghi lại mức nước trong lọ.

- Đại diện 2 nhóm trình bày: mức nước sau khi đặt lọ vào nước nóng tăng lên, mức nước sau khi đặt lọ vào nước nguội giảm đi so với mục nước đánh dấu ban đầu.

- Tiếp tục tiến hành làm thí nghiệm 2: Khi vào nước ấm, mực chất lỏng tăng lên; Khi nhúng vào nước lạnh, mực chất lỏng giảm đi.

+ Mức chất lỏng thay đổi khi ta nhúng vào

(20)

lỏng trong ống nhiệt kế?

+ Vì sao mức chất lỏng thay đổi khi ta nhúng vào các vật nóng lạnh khác nhau?

+ Chất lỏng thay đổi thế nào khi nóng lên hoặc lạnh đi?

+ Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta biết điều gì?

*Kết luận: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại nên mực chất lỏng cũng khác nhau.

Vật càng nóng, mực chất lỏng càng cao. Dựa vào mực chất lỏng, biết được nhiệt độ của vật.

- HS đọc mục bạn cần biết (103)

4.Hoạt động Vận dụng,trải nghiệm (5p) + Tại sao không nên đổ đầy ấm nước khi đun?

+ Vận dụng tính chất nở ra, co lại của nước khi có nhiệt độ trong cuộc sống ntn?

- GV nhận xét giờ học.

.

bầu nóng lạnh khác nhau.

+ Vì chất lỏng trong ống nhiệt kế nở ra khi nhiệt độ cao, co lại khi nhiệt độ thấp.

+ Giãn ra hoặc co lại do nhiệt độ trong n- ước thay đổi.

+ Ta biết nhiệt độ của vật đó.

- Lớp theo dõi.

- 2 - 3 HS đọc mục Bạn cần biết.

+ Khi nóng lên nước sẽ giãn ra...tắt bếp hay hỏng bếp.

+ 2 - 3 HS phát biểu theo ý hiểu: làm nhiệt kế, đun nước, làm đá.

- Lớp theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

--- Ngày soạn: Ngày 09/02/2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 17 tháng 02 năm 2022 Toán

Tiết 109: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ?

I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu được ý nghĩa và vị trí của vị ngữ trong câu kể Ai là gì? Nêu được các từ ngữ cấu tạo vị ngữ trong câu kể Ai là gì?

- Xác định được bộ phận vị ngữ trong câu kể Ai là gì? trong đoạn văn đoạn thơ. Đặt được câu kể Ai là gì? từ những vị ngữ đã cho. Sử dụng linh hoạt, sáng tạo câu kể Ai là gì? khi nói hoặc viết văn..

- Bồi dưỡng lòng tự hào về quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè.

* GDBVMT: Qua vẻ đẹp của quê hương giáo dục HS bảo vệ môi trường quê hương.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Máy tính, máy chiếu, BGĐT - HS: vbt, sgk

III. Hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(21)

1. Hoạt động khởi động (5p) - Trò chơi: Chiếc hộp bí mật

- Cách chơi: HS hát bài Lớp chúng mình đoàn kết và truyền hộp quà. Bài hát dừng lại, bạn nào cầm hộp quà sẽ bốc phiếu trong hộp, đọc và trả lời câu hỏi ở phiếu.

- Các câu hỏi ở phiếu:

Câu 1: Câu kể Ai là gì dùng để làm gì?

Câu 2: Câu kể Ai là gì có mấy bộ phận?

Là những bộ phận nào?

Câu 3: Mỗi bộ phận trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi nào?

- Nhận xét.

- GTB: Chúng ta đã được học về câu kể Ai là gì, hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về ý nghĩa của vị ngữ trong câu kể Ai là gì?

2. Hoạt động khám phá (15p) Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?

- Gọi 1 HS đọc phần nhận xét trang 61 - Cho HS trao đổi theo cặp để thực hiện các yêu cầu và báo cáo

+ Đoạn văn có mấy câu?

+ Câu nào có dạng Ai là gì?

+ Tại sao câu: Em là con nhà ai mà đến giúp chị chạy muối thế này? không phải câu kể Ai là gì?

+ Để xác định VN trong câu ta làm thế nào?

- Cho HS lên bảng xác định VN

+ Trong câu Em là cháu bác Tư bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì?

+ Bộ phận đó gọi là gì?

+ Những từ ngữ nào có thể làm VN trong câu Ai là gì?

+ VN được nối với CN bằng từ gì?

- GVKL: Trong câu kể Ai là gì vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ là. Vị ngữ do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.

- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.

3. Hoạt động thực hành (15p) Bài 1:

- Yêu cầu hs đọc đoạn thơ. Sau đó tìm câu

- HS thực hiện chơi - HS lắng nghe.

- 3 HS trả lời

Câu 1: Câu kể Ai là gì dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về 1 người hoặc vật Câu 2: Câu kể Ai là gì có 2 bộ phận là chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 3: Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai, cái gì, con gì. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi là gì? Là ai? Là con gì?

- 1 HS đọc yêu cầu - Trao đổi cặp đôi + Đoạn văn có 4 câu.

+ Em là cháu bác Tự

+ Vì đây là câu hỏi mục đích là để hỏi

- Ta tìm bộ phận trả lời câu hỏi là gì?

- 1 HS lên xác định + Là cháu bác Tự + Vị ngữ.

- Danh từ hoặc cụm danh từ.

- là

- 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK.

- Người/là Cha, là Bác, là Anh

(22)

kể Ai là gì? Xác định vị ngữ.

- Nhận xét Bài 2:

+ Bài tập yêu cầu làm gì?

- GV: để làm đúng bài tập, các em cần thử ghép lần lượt từng từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B sao cho tạo ra được những câu kể Ai là gì? thích hợp về nội dung.

- Tổ chức cho HS thi tiếp sức giữa hai nhóm (mỗi nhóm 4 học sinh)

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

- Gọi HS đọc câu hoàn chỉnh

- KL: Câu kể Ai là gì gồm 2 bộ phận CN, VN.

Bài 3:

- Gọi HS đọc đề bài

+ Các từ ngữ đã cho là bộ phận nào trong câu kể Ai là gì?

- GVHD: BT3 đã cho trước các từ ngữ là VN của câu kể Ai là gì? Các em cần tìm các từ ngữ thích hợp làm CN trong câu.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân - Gọi HS nối tiếp đọc câu, nhận xét - GV nhận xét, đánh giá

- KL: Câu chỉ có 1 đáp án đúng (câu b), những câu còn lại có nhiều đáp án đúng.

Tuy nhiên cũng cần chọn lựa cho phù hợp.

- GV nhận xét.

- Nhận xét giờ học.

Quê hương là chùm khế ngọt.

Quê hương/ là đường đi học.

- HS nêu yêu cầu của bài - Nghe GV hướng dẫn

- 2 nhóm thi Đáp án:

- Chim công là nghệ sĩ múa tài ba.

- Gà trống là sứ giả của bình minh.

- Đại bàng là dũng sĩ của rừng xanh.

- Sư tử là chúa sơn lâm.

- 1 HS đọc

- HS đọc

+ Bộ phận vị ngữ

- HS tự làm bài

- HS nối tiếp đọc câu mình vừa làm.

Đáp án:

a) Hải Phòng là một thành phố lớn.

b) Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ.

c) Xuân Diệu là nhà thơ.

d) Nguyễn Du là nhà thơ lớn của Việt Nam.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

---

(23)

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI (tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố cách viết đoạn văn miêu tả cây cối

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một đoạn văn ngắn miêu tả về một loài hoa.

- Tích cực, tự giác làm bài, có ý thức chọn lựa từ ngữ khi miêu tả.

* Ghi chú: Thay nội dung bài này cho bài Tóm tắt tin tức (không dạy) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ (hoặc giấy khổ to) viết lời giải BT1.

- HS: Sách, bút

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5p)

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành (30p)

*Mục tiêu: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một đoạn văn ngắn miêu tả về một loài hoa.

* Cách tiến hành:

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả về một loài hoa mà em thích.

+ HS nêu lại các cách miêu tả cây cối.

- HD HS quan sát tranh ảnh hoặc tưởng tượng, nhớ lại một cây hoa (loài hoa) mà em thích và ghi lại kết quả quan sát.

- Gọi một số HS chia sẻ kết quả quan sát của mình trước lớp.

- HS dựa vào kết quả quan sát viết một đoạn văn miêu tả một cây hoa (loài hoa) mà em thích.

- GV gợi ý: Có thể viết đoạn văn tả một bộ phận của cây hoa hoặc một giai đoạn phát triển của cây.

- HS tự viết bài, GV giúp đỡ một số HS yếu.

- Gọi một số HS đọc đoạn viết của mình trước lớp.

- Gọi HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS (nếu cần); khen/ động viên HS.

3. HĐ ứng dụng (1p)

Cá nhân - cả lớp

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- HS nêu

- Thực hiện cá nhân viết bài

VD: Những bông hoa hồng thật tuyệt vời. Những cái đài hoa màu xanh mỡ màng kia lại đỡ được “nàng công chúa kiều diễm” khoe mình dưới ánh nắng mai. Những chiếc cánh mỏng mịn màng màu đỏ thẫm đan xen vào nhau thành từng lớp, khum khum úp sát vào nhụy.

Lớp ngoài thì xoè rộng khoe sắc. Lớp trong thi cuộn tròn e ấp như chưa muốn phô cái dáng vẻ yêu kiều của mình. Nhị hoa ẩn mình lấp ló như một cô bé mắc cỡ trước người lạ. Đứng cạnh bông hồng đã nở là một nụ hoa đang độ hàm tiếu chờ ngày khoe sắc với muôn hoa trong vườn. Hàng ngày ong bướm cứ rập rờn bên bụi hồng nhung vừa thưởng thức vẻ đài các kiêu sa của nó vừa chờ dịp hút hương lấy mật.

- Chữa lại những câu văn chưa hay - Chỉ ra một chi tiết sáng tạo trong bài

(24)

4. HĐ sáng tạo (1p) văn của các bạn vừa đọc.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

--- Ngày soạn: Ngày 09/02/2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 18 tháng 02 năm 2022 Toán

Tiết 110: HÌNH THOI I. Yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết hình thoi và một số đặc điểm của nó.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán; Năng lực giải quyết vấn đề toán học; Năng lực giao tiếp toán học; Năng lực mô hình hóa toán học.

- HS chăm chỉ, tích cực học tập II. Đồ dùng dạy học

- GV: BGĐT, máy tính, máy chiếu.

- HS: Giấy kẻ ô li (mỗi ô kích thước 1cm  1cm), thước thẳng, êke, kéo.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu( 5phút)

- Yêu cầu cả lớp hát - GV dẫn dắt vào bài:

+ Kể tên các hình mà em biết

+ Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng làm quen với một hình mới đó là hình thoi.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (12phút)

a. Hình thành biểu tượng về hình thoi - Yêu cầu HS dùng các thanh nhựa trong bộ lắp ghép kĩ thuật để lắp ghép thành một hình vuông. GV cũng làm tương tự với đồ dùng của mình.

- Yêu cầu HS dùng mô hình của mình vừa lắp ghép, đặt lên giấy nháp và vẽ theo đường nét của mô hình để có được hình vuông trên giấy. GV vẽ hình vuông trên bảng.

- GV xô lệch mô hình của mình để thành hình thoi và yêu cầu HS cả lớp làm theo.

- Hình vừa được tạo từ mô hình được gọi là hình thoi.

- Yêu cầu HS đặt mô hình hình thoi vừa

- Lớp phó văn thể nên điều hành - Lớp nhận xét.

- Một số HS kể.

- Lắng nghe

- HS cả lớp thực hành lắp ghép hình vuông.

- HS thực hành vẽ hình vuông bằng mô hình.

- HS tạo mô hình hình thoi.

- HS nêu: Hình thoi - HS vẽ

(25)

tạo được lên giấy và yêu cầu vẽ hình thoi theo mô hình. GV vẽ trên bảng lớp.

- Yêu cầu HS quan sát hình đường viền trong SGK và yêu cầu các em chỉ hình thoi có trong đường diềm.

- Yêu cầu lấy VD về ứng dụng của hình thoi vào các vật trong thực tế

- Đặt tên cho hình thoi trên bảng là ABCD và hỏi: Đây là hình gì?

b. Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi

- Quan sát hình thoi ABCD.

- Kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình thoi ABCD.

- Hãy dùng thước và đo độ dài các cạnh của hình thoi.

- Độ dài của các cạnh hình thoi như thế nào so với nhau?

* Vậy hình thoi có đặc điểm gì?

- GV chốt

- Gọi HS nhắc lại

3. Hoạt động luyện tập, thực hành(15p) Bài 1:

- Bài tập yêu cầu gì?

- Treo bảng phụ, có vẽ các hình như BT1, yêu cầu HS quan sát và TLCH:

+ Hình nào là hình thoi?

+ Hình nào không phải là hình thoi

H2 H1

H3 H4

H5

- HS chỉ theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ cho nhau xem.

- HS lấy VD

- Là hình thoi ABCD.

- HS quan sát hình.

- Cạnh AB song song với DC, cạnh AD song song với BC.

- HS thực hiện đo + Hình thoi ABCD có:

- Các cạnh AB, BC, CD, DA có độ dài bằng nhau.

* Hình thoi có hai căp cạnh đối diện song song và có 4 cạnh bằng nhau.

- 2,3 HS nhắc lại

- 1HS đọc yêu cầu bài - Quan sát hình và trả lời:

+ Hình 1, 3 là hình thoi.

+ Hình 2, 4, 5 không phải là hình thoi

(26)

- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì?

Bài 2:

- Nêu yêu cầu đề bài.

- Vẽ hình như SGK lên bảng.

B

+ Nối A với C đường chéo AC của hình thoi ABCD.

+ Nối B với D đường chéo BD của hình thoi ABCD.

+ Gọi O là điểm giao nhau của đường chéo AC và BD

- Hãy dùng ê ke kiểm tra 2 đường chéo của hình thoi xem có vuông góc với nhau không?

- Dùng thước có chia vạch để kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có cắt nhau tại trung điểm của mỗi hình hay không?

- Nhận xét, chốt nội dung: Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm( 5p) Bài 3:

- Bài tập yêu cầu gì?

- Thực hành thi cắt hình thoi để xếp thành ngôi sao.

- Tổng kết cuộc thi, tuyên dương HS cắt nhanh, đẹp

- Hình thoi có đặc điểm gì?

- Hai đường chéo của hình thoi như thế nào với nhau

- Nhận xét tiết học.

- Củng cố biểu tượng về hình thoi.

- 1HS đọc đề bài.

- HS quan sát hình và nêu lại:

+ Hình thoi ABCD có 2 đường chéo là AC và BD.

- Kiểm tra và trả lời: Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau

- Kiểm tra và trả lời: hai đường chéo hình thoi cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

- HS lắng nghe, 2 HS nhắc lại.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Lớp thực hiện gấp, cắt hình thoi như SGK, sau đó thi xếp thành hình ngôi sao

- Hình có hai cặp cạnh song song và 4 cạnh bằng nhau

- Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

A O C

D

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

KT: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được dàn ý của một bài văn miêu tả “Cây sim”3. KN: Viết được đoạn văn miêu tả

1.Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn( còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh.. 2.Kĩ năng:

1.Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn( còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh. 2.Kĩ năng:

1.Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn( còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh.. 2.Kĩ năng:

1.Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn( còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh.. 2.Kĩ năng:

1.Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn( còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh.. 2.Kĩ năng:

1.Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn( còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh.. 2.Kĩ năng: