• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 19

NS: 08 / 01 / 2022

NG: 10 / 01 / 2022 Thứ 2 ngày 10 tháng 01 năm 2022

TOÁN

PHÉP TRỪ PHÂN SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết trừ hai phân số khác mẫu số.

- Thực hiện trừ được 2 PS khác MS. Vận dụng giải toán - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính( điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

+ Muốn cộng một phân số với 1 số tự nhiên ta làm như thế nào? Cho ví dụ?

+ Nêu tính chất kết hợp của phép cộng phân số?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- Ta viết số tự nhiên đó dưới dạng 1 phân số có mẫu số bằng 1 rồi thực hiện như thường.

3

2+ 4 = 32 + 14 =32 +123 =143

Khi cộng 1 tổng 2 phân số với phân số thứ 3, ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng của phân số thứ 2 và phân số thứ 3.

Giới thiệu bài: Các em đã biết thực hiện phép cộng hai phân số cùng mẫu số. Vậy đối với phép trừ hai phân số cùng mẫu số chúng ta làm thế nào, có gì giống và khác phếp cộng hai phân số cùng mẫu số? Cô cùng các em vào bài học.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới: (12’) HD thao tác trên băng giấy:

Ví dụ:

Từ 56 băng giấy màu, lấy 36 băng giấy để cắt chữ. Hỏi còn lại bao nhiêu phần của băng giấy?

+ Nhận xét gì về 2 băng giấy? - 2 băng giấy này bằng nhau.

- Chia mỗi phần băng giấy thành 6 phần bằng nhau.

- Học sinh thao tác trên băng giấy.

- Cắt đi 56 của 1 trong 2 băng giấy. - Học sinh cắt lấy 5 phần bằng nhau của 1 trong 2 băng giấy.

+ Từ 56 băng giấy màu, lấy đi bao nhiêu - lấy đi 36 để cắt chữ.

(2)

để cắt chữ?

- GV yêu cầu học sinh lấy kéo cắt 63 băng giấy

65

63 ?

- Thao tác cắt băng giấy theo yêu cầu . + Từ 56 băng giấy, lấy đi 63 để cắt chữ,

Hỏi còn lại mấy phần băng giấy?

- Còn lại 26 băng giấy.

Thực hiện phép trừ 2 phân số:

+ Để tìm số phần băng giấy còn lại, ta có phép tính như thế nào?

- Ta phải thực hiện phép tính:

5 3 26 6 6  + Nhận xét về mẫu số của 2 phân số 56

36

+ Theo em làm thế nào để có 5 3 26 6 6  ?

- hai phân số có cùng mẫu số

- Mẫu số giữ nguyên.

- Tử số: 5 - 3 = 2 + Muốn trừ 2 phân số có cùng mẫu số ta

làm như thế nào?

- Ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ 2 và giữ nguyên mẫu số.

Quy tắc: SGK.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (18’)

- Học sinh nêu lại.

Bài 1: 6’

+ Bài yêu cầu gì? Tính:

+ Nhận xét gì về phép tính?

+ Yêu cầu học sinh làm

- trừ 2 phân số có cùng mẫu số - Học sinh làm bài – đọc - nhận xét

15 7 15 7 8 1 .16 16 16 16 2 7 3 7 3 4 .4 4 4 41;

a b

   

    ..9 3 9 3 65 5 5 517 12 17 12 5;; 49 49 49 49 c d

  

  

+ Muốn trừ 2 phân số có cùng mẫu số ta làm như thế nào?

- Lấy tử số của phân số thứ nhất trừ tử số của phân số thứ 2 và giữ nguyên mẫu số.

Bài 2: 6’

- Bài có mấy yêu cầu? Là những yêu cầu nào?

+ Nêu cách rút gọn phân số?

- Hướng dẫn mẫu phần a.

Rút gọn rồi tính:

- Xét xem cả tử số và mẫu số của phân số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.

- Lấy cả tử số và mẫu số chia cho số tự nhiên đó. Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.

+ Phân số nào cần được rút gọn? - Phân số 93 cần được rút gọn.

(3)

+ Gọi 1 học sinh làm.

3

2-93=32 -13=231=13 + Yêu cầu học sinh làm -Họcsinhlàmbài

3 4 3 1 3 1 2

. 1

2 8 2 2 2 2 11 6 11 3 11 3 8

. 2

4 8 4 4 4 4 a b

     

     

Bài 3: 6’

- Gọi học sinh đọc bài toán:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

Huy chương vàng: 195 tổng số.

Huy chương bạc và đồng: ... tổng số?

* Vậy muốn tìm được số huy chương bạc và đồng của đoàn ta làm tn?

- Lấy tổng số phần huy chương – số phần huy chương vàng.

+ Số huy chương vàng chiếm bao nhiêu

phần tổng số huy chương? -

19

5 tổng số huy chương của cả đoàn.

+ Phân số 195 cho ta biết điều gì? - Tổng số huy chương của cả đoàn chia thành 19 phần bằng nhau thì số huy chương vàng chiếm 5 phần như thế.

+ Vậy phân số chỉ số huy chương của cả

đoàn là phân số nào? - Phân số 1919. (Hay 1) + Vậy muốn tìm phân số chỉ số huy

chương bạc và đồng ta làm thế nào?

- Tính trừ.

+ Yêu cầu học sinh làm bài

- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.

Bài giải

Số huy chương bạc và đồng chiếm số phần là:

19

19 - 195 = 1419 ( tổng số huy chương ) Hoặc: 1 - 195 = 1419 (tổng số huy chương )

Đáp số:1419 tổng số huy chương 4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Nêu cách trừ 2 phân số có cùng mẫu số?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- Ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ 2 và giữ nguyên mẫu số.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP ĐỌC

KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc một khổ thơ trong bài).

- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng, có cảm xúc.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác + Yêu quí, kính trọng những người thân yêu của mình

(4)

* KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Giao tiếp; Đảm nhận trách nhiệm phù hợp với lứa tuổi - Lắng nghe tích cực

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính( điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

*Cho HS chơi Trò chơi: Gọi đò

Quản trò gọi đò ai là đò ấy phải thực hiện theo yêu cầu.

- Đọc từng đoạn bài Hoa học trò, đọc toàn bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài - TK trò chơi - Dẫn vào bài

- Cho HS qsát tranh minh họa và yêu cầu:

- Hãy mô tả những gì em thấy trong bức tranh?

- Đó là hình ảnh em bé ngủ ngon trong tiếng ru của mẹ, lời ru đó chứa đựng vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ yêu con, yêu cách mạng

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ 1. Hướng dẫn luyện đọc (10’) - Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn.

? Bài chia làm mấy đoạn ?

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

+ HD phát âm, từ đọc khó dễ lẫn: trên lưng, nuôi, lưng, lún sâu…

* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ khó

+ 1 HS đọc chú giải

- Gọi 2 HS đọc. HS nêu cách đọc ngắt nghỉ chỗ nào? Từ cần nhấn giọng?

- Yêu cầu HS luyện đọc

- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc như sau:

• Toàn bài đọc với giọng âu yếm, nhẹ

- HS tham gia chơi

- Cả lớp lái đò, trả lời quản trò

-Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò

- Nhận xét.

- Bức tranh vẽ cảnh một bà mẹ vừa địu con trên lưng vừa đi bẻ ngô. Mặt trời mọc sau dãy núi, toả những tia nắng ấm áp xưống nương ngô.

* Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi SGK.

- Bài chia làm 2 đoạn.

+ Đoạn 1: Em Cu-Tai ngủ trên lưng mẹ … vung chày lún sân…

+ Đoạn 2: Em Cu-Tai ngủ trên lưng mẹ … Ngủ ngoan A-kay ơi…

- HS đọc bài theo đoạn

+ Cu Tai: Tên một em bé dân tộc Tà – ôi.

+ Tà – ôi: Là một dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Tây Thừa Thiên Huế.

+ Ka – lưi: tên một ngọn núi phía tây Thừa Thiên Huế.

Mẹ giã gạo/ mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng/giấc ngủ em nghiêng.

Mồ hôi mẹ rơi/má em nóng hổi…

- Theo dõi GV đọc mẫu.

(5)

nhàng, đầy tình thương..

• Nhấn giọng ở những từ ngữ: ngoan, nuôi, nóng hổi, nhấp nhô, đưa nôi….

HĐ 2. Tìm hiểu bài. (12’) + Đoạn 1:

? Em hiểu thế nào là “Những em bé lớn trên lưng mẹ” ?

*GV: Người phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng địu con trên lưng. Người mẹ lấy bờ vai làm gối. lưng đưa nôi, tim hát thành lời để ru con ngủ nên tác giả đã nói:

“Những em bé lớn trên lưng mẹ”.

? Người mẹ làm những công việc gì ?

? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào ?

*GV: Người mẹ nuôi con khôn lớn, người mẹ tỉa bắp trên nương, giã gạo để nuôi bộ đội ăn no, đánh thắng giặc Mỹ.

- Em hiểu câu thơ “nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng” như thế nào ?

*GV: Khi giã gạo, người mẹ phải dùng sức giơ tay cao nâng chày lên rồi mới giã xuống cối gạo. Vai mẹ gầy nhấp nhô theo nhịp chày làm giấc ngủ của em chuyển động theo. Hình ảnh đẹp ấy thể hiện sự gắn bó, yêu thương giữa mẹ và con, giữa lòng yêu nước và yêu con của mẹ.

-> Nêu ý đoạn 1?

+ Đoạn 2:

- Những hình ảnh nào trong bài nói lên tình yêu thương và niềm hy vọng của người mẹ đối với con?

*GV: Địu con trên lưng khi giã gạo, tỉa bắp trên nương, những hình ảnh đó thật đẹp. Nó nói lên tình yêu thương của mẹ đối với con và mẹ mong cho cu Tai mau lớn, có sức mạnh khác thường “vung chày lún sân”.

- Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì ?

- Đọc thầm, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.

+ Những em bé lớn trên lưng mẹ có nghĩa là những em bé lúc nào cũng ngủ trên lưng mẹ. Mẹ đi đâu làm gì cũng địu em trên lưng.

*HS đọc thầm bài và trả lời.

+ Người mẹ vừa lao động: giã gạo, tỉa bắp, vừa nuôi con khôn lớn. Mẹ giã gạo để nuôi bộ đội.

+ Những công việc đó góp phần to lớn vào công cuộc chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc.

*HS trao đổi và trả lời:

+ Câu thơ gợi lên hình ảnh nhịp chày trong tay mẹ nghiêng làm cho giấc ngủ của em bé trên lưng mẹ cũng chuyển động nghiêng theo.

Ý1: Người mẹ miền núi nuôi con và giã gạo nuôi bộ đội

+ Những hình ảnh nói lên tình yêu thương của mẹ đối với con: Lưng đưa nôi và tim hát thành lời, mẹ thương A-kay. Hình ảnh nói lên niềm hy vọng của mẹ đối với con:

Mai sau con lớn vung chày lún sân.

+ Cái đẹp trong bài thơ là thể hiện được lòng yêu nước thiết tha và tình thương con người của mẹ.

Ý 2: Lòng yêu con, yêu nước tha

(6)

-> Ý đoạn 2:

- Nêu nội dung chính của bài?.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (8’)

- Yc 2 HS đọc tiếp nối bài thơ. HS cả lớp đọc thầm để tìm ra giọng đọc hay.

- Treo bảng phụ có đoạn thơ hướng dẫn đọc diễn cảm.

+ GV đọc mẫu.

+ Yc HS Luyện đọc

+ Gọi HS đọc diễn cảm đọan thơ.

- Nhận xét, đánh giá.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Bài thơ nói về ai? Gợi cho em cảm xúc gì?

* Củng cố - Dặn dò - Nêu nội dung bài?

* Nghe bài hát: Khúc hát ru em bé lớn lên trên lưng mẹ

- Nhận xét tiết học.

thiết của người mẹ miền núi

*Ca ngợi tình yêu nước, yêu sâu sắc của người mẹ miền núi cần cù LĐ, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước

- HS tiếp nối nhau đọc bài.

- Cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.

- Theo dõi GV đọc.

- HS đọc diễn cảm.

-Nói về người phụ nữ Tà Ôi yêu con, yêu nước…

-Ca ngợi tình yêu nước, yêu sâu sắc của người mẹ miền núi cần cù LĐ, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích (BT2)

- Rèn kĩ năng quan sát trình bày

-Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác + GD HS yêu thích cây cối

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính( điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV tổ chức HS “Đố bạn cây gì”. HS lật mảnh ghép gợi ý để đoán tên cây đó.

- GV nhận xét, kết nối vào bài: Lớp mình vừa quan sát và đoán được các loại cây, mỗi loại cây có một đặc điểm riêng. Bài học hôm nay lớp chúng ta cùng luyện tập

- HS tham gia chơi.

- Nhận xét - HS lắng nghe.

(7)

miêu tả cách miêu tả các bộ phận của cây cối .

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

* Bài tập 1: 15’

- Cho HS đọc nội dung BT 1.

? Theo em cách tả hoa, quả cây của tác giả có điểm gì chú ý?

? Tác giả miêu tả cái gì?

? Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả?

- Cho HS làm bài.

a. Đoạn tả hoa sầu đâu (Vũ Bằng) - Cách miêu tả: tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm.

- Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh: “… mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả … hoa mộc”. Cho mùi thơm huyền dịu đó hoà với các hương vị khác của đồng quê:

“mùi đất cày … rau cần”.

- Dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả “Bao nhiêu thứ đó … men gì”.

- GV nhận xét và chốt lại

*Bài tập 2: 15’

- Cho HS đọc yêu cầu BT 2.

- Các em chọn một loài hoa hoặc một thứ quả mà em thích. Sau đó viết một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả em đã chọn.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn văn - Nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả.

- HS làm bài . Trình bày

b. Đoạn tả quả cà chua (Ngô Văn Phú)

- Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.

- Tả cà chua ra quả xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh: “Quả lớn, quả bé … mặt trời nhỏ, hiền dịu”.

+ Tả bằng hình ảnh nhân hoá: “quả leo nghịch ngợm …”, “Cà chua thắp đèn lồng trong chùm cây”.

-1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS suy nghĩ chọn 1 loài hoa hoặc 1 thứ quả và tả về nó.

- HS viết bài

- Tả hoa: Bông hoa hướng dương to và rực rỡ. Hàng trăm cái cánh mỏng xếp xen kẽ vào nhau rung rinh theo chiều gió.Nhụy hoa màu đen như mời gọi lũ ong bướm đến vui cùng. Hoa hương dương biểu tượng của mợt khác vọng vươn tới chân lý như chính tên gọi của loài hoa

- Tả quả: Cây vú sửa nhà em sai trĩu quả, Trái náo trái nấy căng tròn, da bóng láng. Đi từ ngoài đường đã thấy mùi thơm thoang thoảng. Vú sửa vừa mát, vừa ngọt như bầu sửa mẹ.

- Cho HS trình bày.

- GV nhận xét bài viết 4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Mỗi đoạn văn miêu tả cây cối có ý nghĩa gì?

+ Khi viết mỗi đoạn văn cần chú ý điều gì?

- 6 HS đọc đoạn văn trước lớp.

- Nói lên 1 nội dung nhất định: tả bao quát, tả từng bộ phận,...

- Cần xuống dòng.

(8)

* Củng cố - Dặn dò - Củng cố nội dung bài

- GDHS ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng

- GV nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch: thu gom, xử lí phân, rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây,… Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch. Thảo luận, trình bày trước đám đóng

- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

+ Qua bài học, bồi dưỡng học sinh bảo vệ bầu không khí trong sạch.

* Nội dung điều chỉnh: Không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm

* GDMT: Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng làm việc để bảo vệ bầu không khí trong sạch.

* GD KNS TRONG BÀI:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí.

- Kĩ năng trình bày, tuyên truyền về bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Kĩ năng lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính( điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

+ Y/c Quản trò sẽ bắt nhịp một bài hát + Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm ?

Hs lần lượt truyền, kết thúc - trả lời + Do khí thải của nhà máy

Khói, khí độc của các phương tiện giao thông: ô tô, xe máy, xe chở hàng,

Bụi, cát trên đường tung lên khi có quá nhiều phương tiện tham gia giao thông Mùi hôi thối, vi khuẩn của rác thải thối rữa.

Khói nhóm bếp than, đốt rừng đốt

(9)

+ Ô nhiễm không khí có những tác hại gì đối với đời sống của sinh vật ?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

nương rẫy,

Sử dụng nhiều chất hóa học, thuốc trừ sâu.

+ Gây bệnh viêm phế quản mãn tính, gây ung thư phổi, bụi vào mắt, gây khó thở, cá loại cây hoa quả không lớn được,...

GV: Không khí phải lúc nào cũng trong lành thì mới có lợi cho sức khoẻ con người và động vật, thực vật. Chúng ta nên làm gì, không nên làm gì để bầu không khí luôn được trong sạch. Bài học hôm nay ...

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1: Những biện pháp để bảo vệ không khí trong sạch 20’

- YC HS trao đổi theo cặp với yêu cầu . - Quan sát các hình minh hoạ trang 80, 81 SGK và trả lời các câu hỏi:

- Nêu những việc nên làm, không nên làm để bảo vệ bầu không khí luôn được trong sạch ?

* Những việc nên làm:

+ Hình 1: Các bạn học sinh đang làm vệ sinh lớp học để tránh bụi bẩn.

+ Hình 2: Thực hiện vứt rác vào thùng có nắp đậy, tránh được việc rác thối rữa tạo ra khí độc.

+ Hình 3: Nấu ăn bằng bếp cải tiến để tiết kiệm củi và hạn chế khói bụi bay ra môi trường tránh việc người đun và những người xung quanh hít phải.

+ Hình 5: Nhà vệ sinh ở trường học hợp quy cách giúp HS đi tiểu tiện đúng nơi qui định.

- Gọi HS trình bày chỉ yêu cầu mỗi em chỉ và nêu nội dung của 1 bức tranh.

- Gọi HS khác nhận xét bổ sung.

- GV khẳng định những việc nên làm thể hiện trong từng bức tranh.

+ Chống ô nhiễm không khí bằng cách nào?

- 2 HS ngồi gần nhau trao đổi và quan sát hình để tìm ra những việc nên làm và không làm được thể hiện trong hình vẽ.

* Những việc nên làm:

+ Hình 6: Cô công nhân vệ sinh đang quét dọn và hót rác trên đường phố để giữ gìn dường phố xanh sạch đẹp tránh việc gây ô nhiễm môi trường.

+ Hình 7: Cánh rừng xanh tốt, tích cực trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường trong sạch.

* Những việc không nên làm:

+ Hình 4: Nhóm bếp than tổ ong sẽ gây ra nhiều khói và khí độc hại, làm cho mọi người sống xung quanh hít phải.

- Thực hiện theo yêu cầu trình bày và nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.

+ Thu gom và xử lý rác, phân hợp lí.

+ Giãm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và giảm khói đun bếp..

+ Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành.

+ Trồng cây xanh quanh nhà ở, trường học, khu vui chơi công cộng của địa

(10)

GDMT: Em, gia đình và địa phương nơi em ở đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?

Hoạt động 2: Đóng vai: 10’

- Tổ chức hoạt động nhóm, đóng vai theo tình huống:

+ Vận động mọi người tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Yêu cầu trình bày.

- Nhận xét.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Vì sao phải bảo vệ bầu không khí?

+ Lớp ta đã làm gì để bảo vệ bầu không khí?

Củng cố – dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: một vật dụng có thể phát ra âm thanh (vỏ lon bia, vỏ ống sữa bò, chén, bát,...) để học bài Âm thanh.

phương.

+ Không đun bếp than tổ ong mà dùng bếp đun củi cải tiến có ống khói.

+ Đổ rác thải đúng nơi qui định.

+ Đi tiểu tiện đúng nơi qui định.

- Các nhóm đóng vai theo tình huống.

- 1- 2 HS

+ Vì bầu không khí có một vai trò hết quan trọng đối với đời sống của con người ĐV và TV.

+ Vệ sinh lớp sạch sẽ, vứt rác đúng nơi quy định, đi đại tiểu tiện đúng nơi quy định...

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

======================================

NS: 08 / 01 / 2022

NG: 11 / 01 / 2022 Thứ 3 ngày 11 tháng 01 năm 2022

TOÁN

PHÉP TRỪ PHÂN SỐ (Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Học sinh nhận biết phép trừ hai phân số khác mẫu số.Biết trừ hai phân số khác mẫu số.

- Rèn kĩ năng trừ 2 phân số khác mẫu số và củng cố lại cách trừ 2 phân số cùng mẫu.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ Có ý thức học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính( điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(11)

1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Bắn tên"

- Gọi học sinh lên bảng làm bài:

7 5 -72

+ Nêu cách trừ hai phân số cùng mẫu số?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

7 5 -

7 2 =

7 2 5 =

7 3

- Ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ 2 và giữ nguyên mẫu số.

a. Giới thiệu bài: Các em đã biết trừ hai phân số có cùng mẫu số, vậy trừ hai phân số khác mẫu số như thế nào cô trò ta cùng đi vào tiết học ngày hôm nay phép trừ phân số tiếp theo.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

(12’)

Ví dụ:

- GV trình chiếu

Một cửa hàng có 54 tấn đường, cửa hàng đã bán được 32 tấn đường. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu phần của tấn đường?

- Gọi học sinh đọc bài toán:

+ Bài toán cho biết gì? Có tất cả: 45 tấn đường.

Bán: 23 tấn đường?

+ Bài toán hỏi gì ? Còn: ...mấy phần của tấn đường?

+ Muốn biết còn lại mấy phần của tấn

đường, ta thực hiện phép tính nào? - Ta thực hiện phép tính trừ : 4 25 3 + Con có nhận xét gì về phép trừ 2 phân

số này?

- Phép trừ 2 phân số khác mẫu số.

+ Hãy tìm cách để thực hiện phép trừ trên?

- Ta thực hiện quy đồng mẫu số của hai phân số: 4 43 122 25 10

5 53 153 35 15;

    

 

- Sau đó ta tiến hành trừ hai phân số cùng mẫu số:

4 2 1210 1210 2 5 3 1515 15 15

   

+ Từ đó hãy nêu cách trừ 2 phân số khác mẫu số?

Quy tắc: SGK

- Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ 2 phân số đó.

- Học sinh đọc.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (18’) Bài 1: 6’

+ Bài yêu cầu gì? Tính:

+ Nhận xét các phép tính? - Trừ 2 phân số khác mẫu số.

+ Vậy trừ bằng cách nào? - Quy đồng mẫu số các phân số rồi trừ.

(12)

Yêu cầu học sinh làm bài - Học sinh làm bài – đổi chéo vở kiểm tra.

a. 54311512155157 b. 6583484048184822 c.

21 10 21 14 21 24 3 2 7

8  d.

15 14 15 9 15 25 5 3 3 5  

+ Muốn trừ 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?

- Ta QĐMS 2 phân số, rồi trừ 2 phân số đó.

Bài 2: 6’

+ Bài yêu cầu gì? -Tính:

+ Em có nhận xét gì về mẫu số của phân số ở mỗi phần?

- Mẫu số của phân số này chia hết cho mẫu số của phân số kia.

+ Vậy ta cần quy đồng mấy phân số? Tại sao?

1 phân số. Vì ta chọn 1 mẫu số là MSC + Ai có cách làm khác ? - Rút gọn phân số thứ nhất ở mỗi phần.

a. C1: Quy đồng rồi trừ hai phân số:

20 3 20 12 1 16 4 16 16 2   ;

C2: Rút gọn rồi trừ hai phân số:

20 3 5 3 116 4 4 4 2   ;

+ Yêu cầu học sinh làm bài - Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.

b. 453052453045184512=154 Hoặc:4530-52 =32 -52 =1510-156 =154 c. 1210431210129121 Hoặc: 1210-43 =65 -43 =1210-129 =121

=>Với phép trừ có 1 phân số có mẫu số là MSC, chỉ cần quy đồng 1 phân số rồi thực hiện tính.

Bài 3: 6’

- Gọi học sinh đọc bài toán:

+ Bài toán cho biết gì? Hoa và cây xanh: 76 diện tích Hoa: 52 diện tích

+ Bài toán hỏi gì ? Cây xanh:… diện tích?

+ Muốn biết diện tích trồng cây xanh là bao nhiêu phần phần diện tích của công viên ta làm như thế nào?

- Lấy diện tích trồng hoa và cây xanh trừ đi diện tích trồng hoa.

+ Yêu cầu học sinh làm bài - Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.

Bài giải

Diện tích trồng cây xanh chiếm số phần là : 6 2 167 5 35  ( diện tích )

Đáp số:1635 diện tích + Để kiểm tra kết quả có đúng không, ta

làm như thế nào?

- Ta lấy hiệu cộng với số trừ.

(13)

4- HĐ Vận dụng. (5’)

- Nêu lại cách trừ hai phân số khác mẫu số?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài hoàn thành các bài tập.

- Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ 2 phân số đó.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 46: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP (Tiếp

)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Làm quen với các câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp. Biết nêu những hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ đó. Tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm ý nghĩa các từ miêu tả mức độ cao thấp của cái đẹp.

- Biết đặt câu với các từ miêu tả mức độ cao thấp của cái đẹp.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính( điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Bắn tên"

- Quản trò hô: "Bắn tên, bắn tên"

Quản trò gọi ai người ấy ấy phải trả lời 1 câu hỏi:

-Thế nào là câu kể Ai thế nào? và xác định CN, VN trong câu.

- Mẹ em / có làn da trắng hồng . CN VN

- Nhận xét, đánh giá.

- GV: Đã từ lâu, cái đẹp được mọi người tôn sùng, ngưỡng mộ, cái đẹp được thể hiện qua hình dáng, tính nết của con người hay khung cảnh thiên nhiên. Giờ học hôm nay các em sẽ biết một số từ ngữ, thành ngữ, biết sử dụng các từ ngữ để đặt câu thuộc chủ điểm cái đẹp.

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1: 10’

- GV giao việc: chọn câu tục ngữ thích hợp với nghĩa đã cho

- HS tham gia chơi

- Cả lớp sẽ đáp lại: "tên gì, tên gì"

- Bạn được gọi trả lời quản trò

Nx bạn

- Nêu yêu cầu

- HS làm bài .HS chọn câu tục ngữ thích hợp với nghĩa đã cho.

- HS phát biểu.

(14)

- Gọi HS trình bày

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

- Cho HS học thuộc lòng những câu tục ngữ và đọc thi.

Bài tập 3: Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ 10’

- Cho HS làm bài - Cho HS trình bày.

- GV nhận xét và khẳng định những từ đã tìm đúng.

Bài tập 4: Đặt câu với từ em tìm được ở bài tập 3. 10’

- GV giao việc: Mỗi em chỉ chọn 1 từ vừa tìm được ở BT 3 và đặt câu với mỗi từ.

- Cho HS trình bày.

- GV nhận xét và chốt lại câu đúng.

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Bài hôm nay thuộc chủ điểm nào ?

+ Theo em cái đẹp của con người được đánh gíá ntn ?

* Củng cố - Dặn dò - GV củng cố bài học.

- Yêu cầu HS về HTL 4 câu tục ngữ ở BT 1.

- GV nhận xét tiết học và khen những HS làm việc tốt.

- Nhận xét, bổ sung

*Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài:

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

- Cái nết đánh chết cái đẹp.

*Hình thức thường thống nhất với nội dung:

- Người thanh tiếng nói cũng thanh….

- Trông mặt mà bắt hình dong…

- HS học nhẩm thuộc các câu tục ngữ.

- Nêu yêu cầu

- HS suy nghĩ, tìm các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp ghi vào bảng nhóm.

- Hs đọc các từ đã tìm được.

*tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, … vô cùng, khôn tả, không tả xiết …

- Nêu yêu cầu

- HS chọn từ và đặt câu.

- Một số HS đọc câu mình đặt.

VD: Phong cảnh nơi nay đẹp tuyệt vời.

-Bức tranh đẹp mê hồn.

- Bài hôm nay thuộc chủ điểm Cái đẹp.

- Đánh gíá vẻ đẹp bên ngoài và nét đẹp trong tâm hồn ( tính cách, phẩm chất)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

======================================

NS: 08 / 01 / 2022

NG: 12 / 01 / 2022 Thứ 4 ngày 12 tháng 01 năm 2022

TOÁN

(15)

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp học sinh củng cố về phép trừ hai phân số.Biết cách trừ hai phân số, trừ một số tự nhiên cho một phân số, trừ một phân số cho một số tự nhiên.

- Rèn kĩ năng trừ phân số.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, Nl tư duy-logic + Giáo dục ý thức học tập, tính khoa học, cẩn thận, lôgic.

*CV3969: Không làm BT 1, BT 2 (tiết Luyện tập) (tr. 131).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính( điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi: Gọi đò

- Nêu cách trừ 2 phân số khác mẫu số ( cùng mẫu số)?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- Cùng mẫu: Ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ 2 và giữ nguyên mẫu số.

- Khác mẫu: QĐMS các phân số, rồi trừ 2 phân số đó.

Giới thiệu bài: Các em đã biết thực hiện phép trừ hai phân số cùng mẫu số, trừ hai phân số khác mẫu số. Tiết học hôm nay cô cùng các em sẽ củng cố lại kiến thức này 3- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’)

Bài 3: 10’

+ Bài yêu cầu gì?

+ Nhận xét về các phép trừ?

Tính ( theo mẫu ):

- Đây là phép trừ 1 số tự nhiên cho 1 phân số và trừ phân số cho số tự nhiên.

+ Muốn thực hiện được phép trừ này em cần làm gì ?

- Cần viết STN dưới dạng phân số.

- GV hướng dẫn học sinh cách trình bày

ngắn gọn M : 2 - 23242321 - Yêu cầu học sinh làm 5 -133 =153 -133 =32

12

37- 3 =1237-1236 =121 + Muốn trừ 1 STN cho 1 phân số, ta làm

ntn?

- Ta viết STN dưới dạng 1 phân số có mẫu số bằng mẫu số của phân số đã cho rồi thực hiện phép trừ các tử số cho nhau.

Bài 4 : 10’

- Bài có mấy yêu cầu? Là những yêu cầu nào?

- Rút gọn rồi tính.

+ Yêu cầu học sinh làm bài - Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.

15

3 -355 =51-71 =357 -355 =352

(16)

+ Nêu cách rút gọn phân số? - Xét xem cả tử số và mẫu số chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1. Lấy cả tử số và mẫu số chia cho số tự nhiên đó. Cứ làm như vậy cho đến khi nhận được phân số tối giản.

Bài 5: 10’

- Gọi học sinh đọc bài toán:

+ Bài cho biết gì? Thời gian học và ngủ là: 58 ngày Thời gian học: 14 ngày

Thời gian ngủ: … ngày?

+ Muốn tìm thời gian ngủ bằng bao nhiêu phần của ngày ta làm thế nào?

+ Yêu cầu học sinh làm bài

- Lấy thời gian học và ngủ trừ đi thời gian học.

- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.

Bài giải

Thời gian ngủ của bạn Nam là :

5 1 3

8 4 8  ( ngày )

Đáp số: 83ngày + Bài toán vận dụng kiến thức nào? - Trừ 2 phân số khác mẫu số.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

- Muốn trừ 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?

* Củng cố - Dặn dò

- Ghi nhớ kiến thức đã học trong bài.

- Làm bài tập trong VBT - Chuẩn bị bài sau.

- Ta QĐMS 2 phân số, rồi trừ các tử số cho nhau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP LÀM VĂN

ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối ( ND Ghi nhớ); Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của lồi cy em biết ( BT1,2, muc III ) .

- Rèn kĩ năng trình bày đoạn văn miêu tả - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ GD HS chăm sóc và bảo vệ cây cối

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính( điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(17)

1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“ ô cửa bí mật”

Đọc đoạn văn đã viết ở tiết TLV trước.

- Nêu cách tả của tác giả trong đoạn văn Trái vải tiến vua.

Nhận xét, kết nối: Giờ trước lớp chúng đã được tìm hiểu và viết đoạn văn miêu tả một số bộ phận của cây cối. Bài học hôm nay lớp mình cùng đi tìm hiểu về đoạn văn trong bài văn miêu tả và thực hành viết đoạn văn đó.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1. Phần nhận xét (10’):

*Bài tập 1:

- Gọi HS đọc đoạn văn

*Bài tập 2 + 3:

- Hướng dẫn.

- Yêu cầu HS trình bày kết quả - Cho HS trình bày kết quả

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

HĐ2. Phần Ghi nhớ:

- Cho HS đọc nội dung phần ghi nhớ.

3- HĐ Luyện tập, thực hành.

*Bài tập 1: 10’

- Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày bài làm.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

*Bài tập 2: 10’

- Cho HS làm bài.

- HS mở ô cửa - trả lời câu hỏi:

- Đọc đoạn văn miêu tả loài hoa hay thứ quả em thích

- Tả trái vải từ vỏ ngoài đến khi bóc vỏ, thấy cùi vải dày, trắng ngà, hột nhỏ, vị ngọt, nhai mềm, giòn, … - Nhận xét

- 2 HS đọc bài Cây gạo - 1 HS nêu Y/C -làm bài - Trình bày

- Bài Cây gạo có 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Thời kì ra hoa.

+ Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa.

+ Đoạn 3: Thời kì ra quả.

- HS chép lời giải đúng vào vở.

- 3- 4 HS đọc.

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm - HS làm bài cá nhân: Đọc bài Cây trám đen, xác định các đoạn trong bài, nêu nội dung chính của mỗi đoạn.

- Trình bày - Nhận xét

+ Bài Cây trám đen có 4 đoạn:

+ Nội dung của mỗi đoạn:

* Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen.

* Đoạn 2: Giới thiêu 2 loại trám đen:

trám đen tẻ và trám đen nếp.

* Đoạn 3: Nêu ích lợi của quả trám đen.

* Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen.

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp lắng nghe.

(18)

- Cho HS trình bày.

- GV nxét và khen những HS viết hay.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Khi viết mỗi đoạn văn cần chú ý điều gì?

* Củng cố - Dặn dò - Gọi HS nhắc lại ghi nhớ - Liên hệ, nhận xét tiết học.

- HS viết đoạn văn nói về ích lợi của một loài cây mình thích.

- Một số HS đọc đoạn văn.

Ví dụ: Em rất yêu cây bàng. Cây bàng là người bạn chứng kiến những kĩ niệm buồn vui của tuổi học trò mà nó còn làm cho cảnh trường thêm đẹp.

- Lớp nhận xét.

-Hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP ĐỌC

VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nội dung: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông.

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICF (Uy- ni xép). Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh phù hợp với nội dung thông báo tin vui.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ HS có ý thức thực hiện tốt an toàn giao thông.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tự nhận thức: Nhận thức được tầm quan trọng của an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông đối với bản thân.

- Tư duy sáng tạo: Nhận xét, bình luận được về những bức tranh từ đó rút ra được bài học về thực hiện tốt an toàn giao thông.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm của bản thân khi tham gia giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Tổ chức chơi trò chơi: Chiếc hộp bí mật.

- Giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi - Các phiếu lá thăm có thể sử dụng:

+ đọc thuộc lòng từng khổ thơ trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” và trả lời câu hỏi.

- HS truyền tay nhau chiếc hộp theo nhạc. Hết nhạc HS bốc thăm, đọc thuộc lòng bài

(19)

+ Em hiểu như thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ”?

- Gọi HS nh/xét và câu trả lời của bạn.

- Nhận xét và đánh giá HS, dẫn vào bài - Cho HS q/sát tranh minh họa và TLCH:

- Bức tranh vẽ cảnh gì ?

+ Phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường điệu con theo. Những em bé cả lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ.

Vì vậy, có thể nói các em lớn trên lưng mẹ.

- Nhận xét.

- Quan sát tranh, trao đổi và trả lời:

+Bức tranh chụp lại những bức ảnh mà các bạn học sinh vẽ về An toàn giao thông.

- Lắng nghe.

*GV giới thiệu: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc

biệt là an toàn giao thông. Để hiểu rõ được điều này cô cùng các em vào tiết tập đọc hôm nay.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ 1. Hướng dẫn luyện đọc (10’) - Viết bảng UNICEF, 50.000

*Giải thích: Đây là bài tập đọc dưới dạng bản tin. 6 dòng mở đầu bài học là 6 dòng tóm tắt nội dung đáng chú ý, chứa đựng những thông tin quan trọng của bản tin. Vì vậy, khi đọc bài, sau khi đọc tên bài, chúng ta phải đọc nội dung tóm tắt rồi mới đọc bản tin.

- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn.

? Bài chia làm mấy đoạn ?

- Gọi HS đọc nối tiếp.

+ Lần 1: Sửa phát âm.

+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó.

- Hướng dẫn đọc đoạn, câu dài

? nêu cách đọc ? ngắt nghỉ chỗ nào? Từ cần nhấn giọng?

- GV ghi kí hiệu ngắt, nghỉ.

- YC HS Đọc bài - GV đọc mẫu toàn bài.

HĐ 2. Tìm hiểu bài. (12’) - Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ?

- Tên của chủ điểm gợi cho em điều gì ?

- Cả lớp theo dõi SGK.

+Đ1: 50000 bức tranh…đáng khích lệ.

+Đ2: UNICEF VNam…sống an toàn.

+Đ3: Được phát động từ…Kiên Giang

+Đ4: Chỉ cần điểm qua…giải ba.

+Đ5: 60 bức tranh…đến bất ngờ - HS đọc

- Đồng thanh đọc: UNICEF, u-ni-xép, năm mươi nghìn

- HS đọc

+ 1 HS đọc chú giải SGK - HS nêu cách đọc

- HS đọc toàn bài thành tiếng.

- Theo dõi GV đọc mẫu.

- Đọc thầm.

+ Chủ đề của cuộc thi vẽ là Em muốn sống an toàn.

+ Tên của chủ điểm muốn nói đến

(20)

- Cuộc thi vẽ tranh về chủ điểm. Em muốn sống an toàn nhằm mục đích gì?

- Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào ?

- Đoạn 1 và đoạn 2 nói lên điều gì ? - GV ghi ý chính 1 chiếu lên.

ước mơ, khát vọng của thiếu nhi về một cuộc sống an toàn không có tai nạn giao thông, người chết hay bị thương.

+ Cuộc thi vẽ tranh Em muốn sống an toàn nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em.

+ Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban tổ chức 2. Ý nghĩa và sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi.

- Nhắc lại.

- Lắng nghe.

*GV: Trẻ em là đối tượng dễ bị tai nạn nhất. Quỹ bảo trợ Nhi đồng Liên hợp quốc đã phối hợp cùng báo Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Em muốn sống an toàn” nhằm nâng cao ý thức sự phòng tránh tai nạn cho trẻ em.

Thật đáng mừng là thiều nhi cả nước đã hưởng ứng rất nhiệt tình.

- Điều gì cho thấy các em nhận thức đúng về chủ đề cuộc thi?

- Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mỹ của các em ?

- Em hiểu “thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ” nghĩa là gì ?

- Đoạn cuối bài cho ta biết điều gì ?

- GV ghi ý chính đoạn 2 lên bảng.

Bằng ngôn ngữ hội họa, các hoạ sỹ nhỏ đã nói lên được nhận thức đúng, sâu sắc của mình về phòng tránh tai nạn.

- Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì ?

- Đọc thầm, thảo luận tìm câu trả lời:

+ Chỉ cần điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú.

+ 60 bức tranh được chọn treo ở triểm lãm, trong đó có 46 bức đoạt giải.

Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp.

+ Thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa là thể hiện điều mình muốn nói qua những nét vẽ, màu sắc, hình khối trong tranh.

2. Nhận thức của các em nhỏ về cuộc sống an toàn bằng ngôn ngữ hội hoạ.

- HS đọc lại ý chính đoạn 2.

- Lắng nghe.

+ Những dòng in đậm ở đầu bản tin tóm tắt cho người đọc nắm được những thông tin và số liệu nhanh.

- Lắng nghe.

*GV: Những dòng in đậm trên bảng tin có tác dụng gây ấn tượng nhằm lôi cuốn, hấp dẫn người đọc và tóm tắt thật gọn gàng bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin, dễ nhớ những số liệu cần thiết.

(21)

- Bài đọc có nội dung chính là gì ?

- GV chiếu ý chính của bài lên máy tính.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (8’)

- Yc 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi để phát triển ra cách đọc hay

- Treo bảng phụ có đoạn văn hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.

- GV đọc mẫu đoạn văn

- Ycầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên

- Nhận xét

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Em và gia đình mình đã thực hiện cuộc sống an toàn của em, của gia đình em như thế nào?

* Củng cố - Dặn dò

+ Nội dung chính của bản tin là gì?

- Nhận xét tiết học, dặn dò VN.

*Bài đọc nói về sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cụôc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn.

- HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc.

- HS tìm ra giọng đọc và luyện đọc.

- HS thi đọc. Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay.

- HS liên hệ việc giữ gìn ATGT và tham gia giao thông an toàn: đi đúng lề dường bên phải, không dàn hàng 3...

- Cuộc thi vẽ “Em muốn sống an toàn” được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

TIẾT 41: ÂM THANH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được những âm thanh xung quanh.

- Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.

- Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng giải quyết vấn đề: quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK. Năng lực hợp tác: Làm thí nghiệm chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.

+ Có ý thức tạo ra những âm thanh hài hoà, dễ chịu, có tác động tích cực tới cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính( điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu. 5’

(22)

Trò chơi: Xì điện

+ Nêu một số âm thanh mà em biết?

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

+ Em hãy nêu một số việc làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch?

( Mỗi bạn nêu 1 việc làm)

+ Không vứt rác bừa bãi, tiểu tiện đúng nơi quy định, trồng rừng và b/vệ rừng…

LPHT nxét, mời cô giáo vào tiết học.

*GV giới thiệu: Vậy các em có muốn biết âm thanh được tạo thành như thế nào không? Cô trò mình cùng tìm hiểu qua tiết học này nhé!

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1: Tìm hiểu các âm thanh xq 10’

- Hãy nêu các âm thanh mà em nghe được và phân loại chúng theo các nhóm sau:

+ Âm thanh do con người gây ra.

+ Âm thanh không phải do con người gây ra.

+ Âm thanh thường nghe được vào buổi sáng.

+ Âm thanh thường nghe được vào ban ngày.

+ Âm thanh thường nghe được vào ban đêm.

- Lắng nghe.

- HS tự do phát biểu.

+ Âm thanh do con người gây ra: tiếng nói, tiếng hát, tiếng khóc của trẻ em, tiếng cười, tiếng động cơ, tiếng đánh trống, tiếng đàn, lắc ống bơ, mở sách, … + Âm thanh thường nghe được vào buổi sáng sớm: tiếng gà gáy, tiếng loa phát thanh, tiếng kẻng, tiếng chim hót, tiếng còi, xe cộ, …

+ Âm thanh thường nghe được vào ban ngày: tiếng nói, tiếng cười, tiếng loa đài, tiếng chim hót, tiếng xe cộ, …

+ Âm thanh thường nghe được vào ban đêm: tiếng dế kêu, tiếng ếch kêu, tiếng côn trùng kêu, …

- HS nghe.

- GV: có rất nhiều âm thanh xung quanh ta. Hằng ngày, hàng giờ tai ta nghe được những âm thanh đó. Sau đây chúng ta cùng thực hành để làm một số vật phát ra âm thanh.

HĐ 2: Các cách làm vật phát ra âm thanh. 10’

- Tổ chức cho HS HĐN 4 HS.

- Hãy tìm cách để các vật dụng mà em chuẩn bị như ống bơ, thước kẻ, sỏi, kéo, lược, … phát ra âm thanh.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm HS.

- Gọi HS các nhóm trình bày cách của nhóm mình.

- HS hoạt động nhóm 4.

- Mỗi HS nêu ra một cách và các thành viên thực hiện.

- HS các nhóm trình bày cách làm để tạo ra âm thanh từ những vật dụng mà HS chuẩn bị.

+ Cho hòn sỏi vào trong ống bơ và dúng tay lắc mạnh.

+ Dùng thước gõ vào thành ống bơ.

(23)

- GV nhận xét các cách mà HS trình bày và hỏi: Theo em, tại sao vật lại có thể phát ra âm thanh ?

- GV chuyển hoạt động: Để biết nhờ đâu mà vật phát ra âm thanh, chúng ta cùng làm thí nghiệm.

+ Dùng 2 hòn sỏi cọ vào nhau.

+ Dùng kéo cắt 1 mẫu giấy.

+ Dùng lược chải tóc.

+ Dùng bút để mạnh lên bàn.

+ Cho bút vào hộp rồi cầm hộp lắc mạnh…

- HS trả lời:

+ Vật có thể phát ra âm thanh khi con người tác động vào chúng.

+ Vật có thể phát ra âm thanh khi chúng có sự va chạm với nhau.

HĐ 3: Khi nào vật phát ra âm thanh. 10’

- GV: Các em đã tìm ra rất nhiều cách làm cho vật phát ra âm thanh. Âm thanh phát ra từ nhiều nguồn với những cách khác nhau. Vậy có điểm chung nào khi âm thanh phát ra hay không? Chúng ta cùng theo dõi thí nghiệm.

+ Thí nghiệm 1:

- GV nêu thí nghiệm: Rắc một ít hạt gạo lên mặt trống và gõ trống.

- GV yêu cầu HS kiểm tra các dụng cụ thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm. Nếu không đủ dụng cụ thì GV thực hiện trước lớp cho HS quan sát.

- GV ycầu HS quan sát hiện tượng xảy ra khi làm thí nghiệm và suy nghĩ, trao đổi trả lời câu hỏi:

+ Khi rắc gạo lên mặt trống mà không gõ trống thì mặt trống như thế nào ? + Khi rắc gạo và gõ lên mặt trống, mặt trống có rung động không ? Các hạt gạo chuyển động như thế nào ?

+ Khi gõ mạnh hơn thì các hạt gạo chuyển động như thế nào ?

+ Khi đặt tay lên mặt trống đang rung thì có hiện tượng gì ?

ØThí nghiệm 2:

- GV phổ biến cách làm thí nghiệm:

Dùng tay bật dây đàn, quan sát hiện tượng xảy ra, sau đó đặt tay lên dây đàn và cũng quan sát hiện tượng xảy ra.

- HS nghe.

- HS nghe GV phổ biến cách làm thí nghiệm.

- Kiểm tra dụng cụ và làm theo nhóm.

- Quan sát, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Khi rắc gạo lên mặt trống mà không gõ thì mặt trống không rung, các hạt gạo không chuyển động.

+ Khi rắc gạo lên mặt trống và gõ lên mặt trống, ta thấy mặt trống rung lên, các hạt gạo chuyển động nảy lên và rơi xuống vị trí khác và trống kêu.

+ Khi gõ mạnh hơn thì các hạt gạo chuyển động mạnh hơn, trống kêu to hơn.

+ Khi đặt tay lên mặt trống đang rung thì mặt trống không rung và trống không kêu.

- Một số HS thực hiện bật dây đàn, sau đó lại đặt tay lên dây đàn như hướng dẫn.

- HS cả lớp quan sát và nêu hiện tượng:

+ Khi bật dây đàn thấy dây đàn rung và phát ra âm thanh.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

1.Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn( còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh.. 2.Kĩ năng:

1.Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn( còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh. 2.Kĩ năng:

1.Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối đã học để viết được phần thân bài của một bài văn miêu tả cây cối.. 2.Kĩ năng:

1.Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối đã học để viết được phần thân bài của một bài văn miêu tả cây cối.. 2.Kĩ năng:

1.Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn( còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh.. 2.Kĩ năng:

1.Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn( còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh.. 2.Kĩ năng:

1.Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn( còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh.. 2.Kĩ năng:

1.Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn( còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh.. 2.Kĩ năng: