• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 3 Ngày soạn: 11/9/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2017(4A) KHOA HỌC

BÀI 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm và một số thức ăn chứa nhiều chất béo.

2. Kĩ năng: Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể.

3.Thái độ: Xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa chất đạm và những thức ăn chứa chất béo.

*GDBVMT : -Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phông chiếu làm bảng phụ phần kết luận hoạt động 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ:(5’)

-Gv gọi 2 hs lên kiểm tra:

+ Nêu các cách phân loại thức ăn?

+ Nêu vai trò và nguồn gốc của thức ăn chứa nhiều chất bột đường?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

2.Bài mới

a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.(1’) b. Hướng dẫn tìm hiểu bài.

HĐ1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo.(12’)

*Mục tiêu: Phân loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật.

*Cách tiến hành

B1: Làm việc theo cặp.

- Yêu cầu hs quan sát , nói tên những thức ăn chứa nhiều đạm, nhiều chất béo có trong hình vẽ trang 11 , 12.

B2: Thảo luận cả lớp.

- Kể tên các thức ăn có nhiều chất đạm trong hình trang 12?

- Kể tên các thức ăn có nhiều chất đạm em ăn hàng ngày hoặc em thích ăn?

- 2 hs nêu.

- Hs quan sát tranh, nói tên các thức ăn chứa nhiều đạm theo nhóm 2.

- Đậu nành, thịt lợn, trứng gà, vịt quay, tôm, cua, ốc, thịt bò, cá…

- Hs nêu theo thực tế ăn uống của mình hàng ngày.

(2)

- Tại sao hàng ngày chúng ta cần ăn nhiều thức ăn chứa chất đạm?

- Nói tên những thức ăn chứa nhiều chất béo trong hình trang 13?

- Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất béo em ăn hàng ngày?

- Nêu vai trò của thức ăn chứa nhiều chất béo?

B3: Gv kết luận: (SLIDE 1)- Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể:

làm cho cơ thể lớn lên , thay thế những tế bào già bị hủy hoại và tiêu mòn trong hoạt động sống. Vì vậy, chất đạm rất cần cho sự phát triển của trẻ em. Chất đạm có nhiều ở thịt, cá, trứng, sữa, pho- mát, đậu, lạc, vừng,..

- Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K.

Thức ăn giàu chất béo là dầu ăn, mỡ lơn, bơ, một số thịt cá và một số hạt có nhiều dầu như vừng, lạc, đậu nành,...

HĐ2:Xác minh nguồn gốc của thức ăn chứa nhiều chất đạm , chất béo.(14’)

a/Mục tiêu:

-Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất đạm.

-Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất béo.

b/Cách tiến hành:

-Khi ăn cơm với thịt, cá, thịt gà, em cảm thấy thế nào ?

-Khi ăn rau xào em cảm thấy thế nào ? * Những thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo không những giúp chúng ta ăn ngon miệng mà chúng còn tham gia vào việc giúp cơ thể con người phát triển.

B1:Gv phát phiếu học tập.

- Yêu cầu hs hoạt động theo nhóm 4, đọc nội dung phiếu học tập và hoàn thành 2 phiếu học tập sau.

- Hoàn thành bài tập theo nhóm.

- Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể , rất cần cho sự phát triển của trẻ em

- Dầu ăn ; vừng ; dừa ; mỡ lợn ; lạc.

- Hs nêu.

- Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thu các chất vi ta min: A , D ,E , K.

- Hs theo dõi phông chiếu.

- Hs lần lượt trả lời các câu hỏi trong bài.

- Nhóm 4 hs hoàn thành nội dung phiếu học tập:

1. Hoàn thành bảng thức ăn chứa nhiều chất đạm

(3)

B2: Chữa Tiết tập.

- Gọi hs đọc nội dung phiếu.

* Kết luận:

+Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại trong hoạt động sống của con người.

+Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K.

3.Củng cố dặn dò:(3’)

- Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể .

GDMT :Thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật chứa nhiều chất đạm .chất béo rất tốt cho cơ thể vì vậy chúng ta cần ăn đủ để cơ thể phát triển khỏe mạnh nhưng cũng không nên ăn quá nhiều sẽ có hại cho cơ thể . - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học

Thứ tự

Tên thức ăn chứa nhiều chất đạm

Nguồn gốc thực vật

Nguồn gốc động vật 1 Đậu nành

2 Thịt lợn

3 Trứng

4 Thịt vịt

5 Cá

6 Đậu phụ

7 Tôm

8 Thịt bò 9 Đậu hà lan 10 Cua, ốc.

2. Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất béo.

Thứ tự

Tên thức ăn chứa nhiều chất béo

Nguồn gốc thực vật

Nguồn gốc động vật

1 Mỡ lợn

2 Lạc

3 Dầu ăn

4 Vừng(mè)

5 Dừa

- Hs trả lời.

--- Ngày soạn: 11/9/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2017(4A,4C)

ĐẠO ĐỨC

BÀI 2: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP(T1)

(4)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Mỗi người điều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập.

Cần phải có quyết tâm và vượt qua khó khăn.

2. Kĩ năng:

- Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.

-Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

3. Thái độ:

- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống vàtrong học tập.

-Rèn được tính kiên trì và bền bỉ trong học tập.

* GDQTE:- Quyền được học tập của các em trai và em gái.

- Trẻ em có bổn phận chăm chỉ học tập, vượt qua khó khăn để học tập tốt.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập.

- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các câu chuyện, tấm gương trong học tập.

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5')

? Tại sao phải trung thực trong học tập?

- Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) - Giới thiệu, ghi đầu bài

b. Hướng dẫn hs tìm hiểu bài

* Hoạt động 1: Kể chuyện “Một học sinh nghèo vượt khó”(7’)

- Giới thiệu truyện - Giáo viên kể

- Yêu cầu HS kể tóm tắt câu chuyện

* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi 1, 2 (SGK trang 6)(5’) - Gọi đại diện nhóm trình bày ý kiến - Ghi tóm tắt lên bảng

- Yêu cầu cả lớp chất vấn trao đổi, bổ

- 2 HS trả lời câu hỏi

- Cả lớp theo dõi

- Lắng nghe

- Theo dõi, lắng nghe - 2 HS kể, lớp lắng nghe - Thảo luận theo 5 nhóm - Đại diện 3 nhóm trình bày - Lớp theo dõi

- Nhóm khác bổ sung

(5)

sung

- Kết luận: Bạn Thảo gặp nhiều khó khăn trong học tập và cuộc sống. Song bạn đã biết khắc phục vươn lên học giỏi. Chúng ta cần phải học tập bạn Thảo.

* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm(6’) - Yêu cầu HS thảo luận nhóm câu hỏi 3 (SGK trang 6)

- Gọi đại diện nhóm trình bày cách giải quyết

- Yêu cầu lớp trao đổi, đánh giá cách giải quyết tốt nhất.

- Kết luận về cách giải quyết tốt nhất:

Giải quyết như cách của bạn Thảo là tốt nhất.

*GDKNS:Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập.

- Gv yêu cầu hs đọc Ghi nhớ (SGK)

* Hoạt động 4: Làm việc cá nhân (bài tập 1SGK)(7’)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS nêu cách chọn và giải thích lí do

- Kết luận: ý (a), (b), (đ) là cách giải quyết tích cực vì như vậy là đã vượt khó trong học tập

GV: Qua bài tập hôm nay chúng ta có thể rút ra điều gì?

GDKNS: - Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập

3. Củng cố, dặn dò(5')

? Hãy kể về một việc làm thể hiện sự cố gắng vươn lên trong học tập?

*GDQTE:- Quyền được học tập.

- Bổn phận chăm chỉ học tập, vượt qua khó khăn để học tập tốt.

- Nhận xét tiết học.

- Yêu cầu hs về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài “ Vượt khó trong học tập”

- Lắng nghe

- Thảo luận theo nhóm 2 - Đại diện 3 nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét, đánh giá - Lắng nghe

- 2 HS đọc ghi nhớ

- 1 HS nêu yêu cầu

- 6 HS lần lượt nêu và giải thích - Lắng nghe

- Hs trả lời.

- Hs lắng nghe

--- Ngày soạn: 12/9/2017

(6)

Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2017(4C) Thứ năm ngày 21 tháng 9 năm 2017(4A,4B)

KĨ THUẬT

BÀI 2: CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU I .MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu .

2. Kĩ năng: Vạch được đường dấu trên vải ( vạch đường thẳng , đường cong ) và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy trình, đúng kĩ thuật.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Mẫu vải đã vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn, cắt 1 đoạn 7- 8cm.

- Kéo cắt vải, phấn vạch trên vải, thước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức(1’)

2. Kiểm tra bài cũ (3’) - Việc chuẩn bị của HS - GV nhận xét

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài : Gv giới thiệu và nêu mục tiêu của bài học.

b. Bài giảng

Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét mẫu.

- GV giới thiệu mẫu.

- GV gợi ý tác dụng của đường vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch dấu.

- GV chốt: Vạch dấu là công việc được thực hiện khi cắt, khâu, may 1 sản phẩm . tùy yêu cầu cắt, may, có thể vạch dấu đường thẳng, cong. Vạch dấu để cắt vải được chính xác, không bị xiên lệch.

Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật - Vạch dấu trên vải:

+ Gv hướng dẫn hs quan sát hình 1a, 1b

- Hát

- HS nhắc lại

- HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu.

- HS nêu các bước cắt vải theo đường vạch dấu.

- HS nhận xét.

- HS quan sát hình 1 a, 1b và nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong trên vải.

(7)

để nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong trên vải.

+GV đính vải lên bảng, gọi HS thực hiện thao tác trên bảng đánh dấu hai điểm cách nhau 15cm, vạch dấu nối hai điểm.

*Gv lưu ý: Trước khi vạch dấu phải vuốt thẳng mép vải.

+ Khi vạch dấu đường thẳng phải dùng thước có cạnh thẳng, đặt thước đúng vị trí đánh dấu 2 điểm theo độ dài cần cắt.

+ Khi vạch dấu đường cong cũng cần phải vuốt thẳng mặt vải. Sau đó vẽ vị trí đã định.

- Cắt vải theo đường vạch dấu:

+ Gv hướng dẫn hs quan sát hình 2a, 2b kết hợp quan sát tranh quy trình để nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu.

+ Gv nhận xét, bổ sung một số lưu ý:

+ Tì kéo lên bàn để cắt cho chuẩn.

+ Mở rộng hai lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống dưới mặt vải để vải không bị cộm lên.

+ Khi cắt tay trái cầm vải nâng nhẹ lên để dễ luồn lưỡi kéo.

+ Đưa lưỡi kéo cắt theo đúng đường vạch dấu.

+ Chú ý giữ an toàn, không đùa nghịch khi sử dụng kéo.

- GV nhận xét, bổ sung.

- HS đọc phần ghi nhớ Hoạt động 3: HS thực hành

- Kiểm tra việc chuẩn bị vật liệu dụng cụ.

- Nêu thời gian và yêu cầu thực hành.

- Mỗi 2 HS vạch 2 đường dấu thẳng, mỗi đường dài 15cm, 2 đường cong, khoảng cách giữa hai đường 3 –4cm.

Sau đó cắt theo đường vạch dấu.

Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm thực hành.

- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá kẻ cắt , đường cắt thời gian .

- Hs quan sát .

- 1 HS thực hiện thao tác vạch dấu đường cong lên mảnh vải.

- HS quan sát hình 2a, 2b và nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu.

- 1, 2 HS đọc ghi nhớ

- HS thực hành

- Hs trưng bày sản phẩm

- HS dựa vào các tiêu chuẩn trên tự đánh giá sản phẩm thực hành .

(8)

- Nhận xét.

4.CỦNG CỐ –DĂN DÒ :

- GV nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập và kết quả thực hành .

- Hướng dẫn HS đọc trước và chuẩn bị vật liệu dụng cụ.

--- Ngày soạn: 12/9/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2017(4A) LỊCH SỬ

BÀI 1: NƯỚC VĂN LANG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Cổ.

+ Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.

+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.

+ Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.

+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật

2. Kĩ năng: hs mô tả được những nét chính về đời sống và tinh thần của người Lạc Việt.

3. Thái độ: Giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử của dân tộc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK

- HS: SGK + vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. KTBC(5')

- Hs nêu lại cách xem bản đồ 2. Bài mới(30')

a. Giới thiệu bài

- Giới thiệu, ghi đầu bài b. Nội dung bài

* Hoạt động 1: Thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang.

MT: HS biết Văn Lang là nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra đời khoảng

- Hs nêu.

- Cả lớp lắng nghe

(9)

700 năm trước công nguyên (TCN).

- Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi

? Nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm nào?

Minh hoạ khoảng thời gian này trên trục thời gian

- Yêu cầu HS lên xác định khoảng thời gian này trên trục

- Cho HS quan sát lược đồ H1

? Nước Văn Lang ra đời ở đâu? Nêu kinh đô của nước Văn Lang

Hoạt động 2: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang

MT:-HS biết sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương.

- Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK

? Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp ? - Yêu cầu HS điền vào khung sơ đồ

- Gọi HS nêu kết quả bài làm, GVđiền vào khung sơ đồ trên bảng lớp

Kết quả:

Hùng Vương Lạc Hầu, Lạc Tướng

↓ Lạc dân

↓ Nô tì

? Lạc dân là người như thế nào?

? Nô tì là người như thế nào?

- GV nhận xét rút ra kết luận: Xã hội Văn Lang có 4 tầng lớp chính. Đứng đầu nhà nước có vua, gọi là Hùng Vương. Giúp vua

- 1 HS đọc trước lớp, lớp đọc thầm

- ...vào khoảng 700 năm trước công nguyên

- Quan sát

- 1 HS xác định - Quan sát SGK

- Nước Văn Lang ra đời ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Kinh đô của nước Văn Lang đặt ở Phong Châu

- 1 HS đọc trước lớp, lớp đọc thầm - Trả lời

- Điền vào vở bài tập - 2 HS nêu kêt quả

- Hs trả lời: Là dân thường

- Hs Trả lời: Là tầng lớp nghèo hèn đi

(10)

cai quản đất nước có các lạc hầu, lạc tướng.

Dân thường thì gọi là lạc dân, tầng lớp thấp kém nhất là nô tì.

* Hoạt động 3: Đời sống vật chất, tinh thần ở người Lạc Việt.

MT: Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt.

- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK

- Yêu cầu HS mô tả cuộc sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt.

- Dưới thời vua Hùng, nghề chính của Lạc dân là làm ruộng, trồng lúa, khoai, cây ăn quả … ngoài ra còn biết trồng đay, trồng dâu nuôi tằm, đúc đồng làm mác, giáo, mũi tên …biết làm nhà ở để tránh thú dữ …

? Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến nay?

* Ghi nhớ (SGK)

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 3. Củng cố, dặn dò(5')

- Củng cố bài, nhận xét tiết học

- Dặn học sinh về học bài, chuẩn bị bài “ Nước Âu Lạc”

làm thuê cho tầng lớp trên

- Quan sát SGK

- 1 sè HS quan sát trả lời - Lớp theo dõi

- Trả lời:Tục ăn trầu nhuộm răng đen, hoá trang khi vui chơi, đấu vật

- 2 HS đọc ghi nhớ.

--- Ngày soạn: 12/9/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2017(4A) ĐỊA LÍ

BÀI 2: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở HLS: Thái, Mông, Dao..

- Biết HLS là nơi dân cư thưa thớt.

2. Kĩ năng: Sử dụng được tranh, ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở HLS.

3. Thái độ: Tôn trọng truyền thống của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.

*GDBVMT: -Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du

+Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ

(11)

+Trồng trọt trên đất dốc

+Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước

+ Ô nhiễm không khí, nguồn nước do trình độ dân trí chưa cao.

- Đoàn kết các dân tộc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phông chiếu làm bảng phụ tranh ảnh về cảnh bản làng và tranh ảnh về nhà sàn HĐ2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. KTBC(5')

- Nêu đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình, khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn?

- Nhận xét, ghi điểm.

2. Bài mới(30')

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

HĐ 1: Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người.(8’)

- Yêu cầu đọc thông tin ở mục 1 – SGK . - Yêu cầu HS kể tên một số dân tộc ít người ở địa phương em?

- Cho HS quan sát tranh ảnh về một số dân tộc vừa kể

- Yêu cầu HS xếp thứ tự các dân tộc theo địa bàn cư trú từ thấp đến cao

- Người dân ở những nơi núi cao đi lại bằng những phương tiện gì? Vì sao?

HĐ 2: Bản làng với nhà sàn.(6’) (SLIDE 1,2,3)

- Cho HS quan sát phông chiếu tranh ảnh về bản làng và tranh ảnh về nhà sàn.

- Yêu cầu hs suy nghĩ trả lời:

? Bản làng thường nằm ở đâu?

? Bản có nhiều nhà hay ít nhà?

? Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?

- Gv kết luận: (slide 4)

HĐ 3: Chợ phiên, lễ hội, trang phục(12’)

- Cho HS quan sát tranh ảnh chợ phiên, trang phục, lễ hội của các dân tộc sống ở Hoàng Liên Sơn

- Yêu cầu HS đọc thông tin ở mục 3 SGK

- 2 HS tr×nh bµy

- Lắng nghe

- 1 HS đọc - HS kể

- Quan sát tranh ảnh - ...Thái – Dao – H’Mông

- .... đi bộ hoặc đi bằng ngựa vì đường giao thông chủ yếu là đường mòn.

- HS quan sát phông chiếu,

- HS trả lời: Ở sườn núi hoặc thung lũng.

- Nhận xét, bổ sung.

- Hs đọc kết luận trên phông chiếu.

- HS quan sát tranh, ảnh.

- 2 HS đọc

- ...mua bán, trao đổi hàng hoá, giao lưu văn hoá và gặp gỡ, kết bạn của

(12)

trả lời câu hỏi

? Nêu những hoạt động ở chợ phiên?

? Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?

? Hãy nhận xét các trang phục truyền thống của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?

GDBVMT: -Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du

+Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ

+ Ô nhiễm không khí, nguồn nước do trình độ dân trí chưa cao.

- Đoàn kết các dân tộc 3. Củng cố, dặn dò(3')

- Củng cố bài, nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài “ Hoạt động sản xuất của người dân ởHoàng Liên Sơn”

nam, nữ.

- ...hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng.

- Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng.

Được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ.

- Lắng nghe

--- Ngày soạn: 13/9/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2017(4A) KHOA HỌC

BÀI 6: VAI TRÒ CỦA VI-TA- MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT SƠ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Kể tên được các thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau), chất khoáng (thịt, cá, trứng, các loại rau có màu xanh thẫm, ..) và chất xơ (các loại rau).

2. Kĩ năng:

- Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể:

+ Vi-ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.

+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.

+ Chất sơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tự ý thức ăn đủ rau xanh hàng ngày.

(13)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV : Hình minh hoạ trang 14, 15 Sgk, bảng nhóm, một số thức ăn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ

- Nêu những loại thức ăn chứa chất đạm và vai trò của chúng?

- Nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, ghi đầu bài.

b. Gv hướng dẫn hs tìm hiểu bài.

*HĐ1: Trò chơi " Thi kể tên các thức ăn chứa nhiều chất vi ta min , chất khoáng và chất xơ".(12’)

a/Mục tiêu:

-Kể tên một số thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.

-Nhận ra nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ.

b/ Cách tiến hành

B1: Gv giao nhiệm vụ cho hs : thảo luận theo nhóm và điền vào phiếu học tập trong thời gian 8 phút.

- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất khoáng , vi ta min và chất xơ?

- Nêu nguồn gốc của các thức ăn đó?

B2: Các nhóm báo cáo kết quả.

B3: Gv nhận xét, kết luận.

* Hoạt động 2: Vai trò của vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ

- GV yêu cầu HS đọc mục

-2 HS trả lời.

- HS hoạt động nhóm 4, thảo luận, hoàn thành phiếu học tập:

Tên thứ c ăn

Nguồn gốc động vật

Nguồn gốc thực vật

Chứa vi- ta- min

Chứa chất khoáng

Chứa chất xơ Rau

cải

x x x X

… … … … …. …

- Sữa, pho mát, trứng, chuối, cam, gạo, ngô, ốc, cà chua, cà rốt,cá, tôm, chanh, dầu ăn ...

- Các loại rau, củ, quả

- Có nguồn gốc động vật, thực vật.

- HS đọc và trả lời CH

(14)

Bạn cần biết thảo luận nhóm và trả lời CH:

- VD về nhóm vi- ta- min?

+ Kể tên 1 số vi-ta-min mà em biết?

+ Nêu vai trò của các loại vi-ta- min đó?

+Thức ăn có chứa nhiều vi- ta- min có vai trò gì đối với cơ thể?

+Nếu thiếu vi- ta- min cơ thể sẽ ra sao?

- VD về nhóm chất khoáng.

+ Kể tên một số chất khoáng mà em biết?

+ Nêu vai trò của các loại chất khoáng đó

+ Nếu thiếu chất khoáng cơ thể sẽ ra sao?

- Ví dụ về nhóm chất xơ và nước.

+Những thức ăn nào có chứa chất xơ?

+ Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể?

- Gọi đại diện các nhóm treo bảng phụ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

? Nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ?

-Yêu cầu học sinh liên hệ bản thân hàng ngày cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

+ Vi-ta-min A, B, C, D

+ Vi-ta-min A giúp sáng mắt, vi-ta-min D giúp cứng xương, vi-ta-min C giúp chống chảy máu chân răng ...

+ Cần cho cơ thể phát triển.

+ Nếu thiếu vi-ta-min cơ thể sẽ bị bệnh.

+ Chất khoáng can xi, sắt, phốt pho ..

+ Can xi chống bệnh còi xương, sắt tạo máu cho cơ thể, phốt pho tạo xương cho cơ thể . + Chất khoáng tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo men tiêu hoá, thúc đẩy hoạt động sống.

+ Nếu thiếu chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh.

+ Các loại rau, đỗ, khoai.

+ Chất xơ bảo đảm hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá.

- Đại diện 3 nhóm trình bày - HS lắng nghe

- VD thiếu sắt gây thiếu máu, thiếu can xi dẫn đến còi xương, thiếu i-ốt gây bướu cổ.

- HS thảo luận theo nhóm bàn

- Học sinh liên hệ bản thân hàng ngày cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất

khoáng, chất xơ đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật.

(15)

-=>Ăn đầy đủ các chất để cơ thể khoẻ mạnh.

- GV kết luận và mở rộng.

3. Củng cố- dặn dò(3’)

- Nêu t/d của vi- ta- min với cơ thể?

- GV nhận xét giờ học - Ăn đầy đủ các chất để cơ thể khoẻ mạnh.

- Dặn CB cho giờ sau.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS hiểu và nêu được: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ). - HS biết dựa

KT: - Học sinh hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật;.. nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

- Hướng dẫn các nhóm phân chia các thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian cho phép.. Ví dụ: 1 học sinh thu nhặt các chi tiết cần lắp

KN: Vận dụng phép cộng, trừ, nhân và chia phân số, tìm phân số của một số để làm đúng, nhanh các bài tập.. TĐ: GD học sinh tính kiên trì, chịu