• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Hóa 12 Bài 11: Peptit và protein | Giải sách bài tập Hóa 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Hóa 12 Bài 11: Peptit và protein | Giải sách bài tập Hóa 12"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 11: Peptit và protein

Bài 11.1 trang 21 Sách bài tập Hóa học 12: Một trong những điểm khác nhau giữa protein với cacbohiđrat và lipit là

A. protein luôn có khối lượng phân tử lớn hơn.

B. phân tử protein luôn có chứa nguyên tử nitơ.

C. phân tử protein luôn có nhóm chức OH.

D. protein luôn là chất hữu cơ no.

Lời giải:

Đáp án B

Cấu tạo phân tử: protein được tạo bởi nhiều gốc α-amino axit nối với nhau bằng liên kết peptit, nhưng khối lượng lớn hơn và phức tạp hơn peptit

Bài 11.2 trang 21 Sách bài tập Hóa học 12: Tripeptit là hợp chất A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.

B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.

C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.

D. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit.

Lời giải:

Đáp án D

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 – 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên

kết peptit

Số liên kết peptit = số phân tử α-amino axit – 1

Bài 11.3 trang 21 Sách bài tập Hóa học 12: Có bao nhiêu peptit mà phân tử chứa 3 gổc amino axit khác nhau?

A. 3 chất; B. 5 chất; C. 6 chất; D. 8 chất.

Lời giải:

Đáp án C

Giả sử công thức peptit là X-Y-Z với X, Y, Z là các α-amino axit khác nhau

(2)

Vị trí X có thể điền 1 trong 3 α-amino axit khác nhau Vị trí Y có thể điền 1 trong 2 α-amino axit còn lại Vị trí Z điền α-amino axit còn lại

Số peptit = 3.2.1 = 6

Bài 11.4 trang 21 Sách bài tập Hóa học 12: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?

A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH.

B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.

D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH Lời giải:

Đáp án B

Đipeptit là peptit tạo thành từ 2 phân tử α-amino axit và có số liên kết peptit bằng một

H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH là đipeptit

Bài 11.5 trang 22 Sách bài tập Hóa học 12: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit

A. 1 chất; B. 2 chất; C. 3 chất; D. 4 chất.

Lời giải:

Đáp án D

Các đipeptit là: Gly-Gly, Ala-Ala, Gly-Ala, Ala-Gly

Bài 11.6 trang 22 Sách bài tập Hóa học 12: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng?

A. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím sang đỏ.

B. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím sang xanh.

C. Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.

(3)

D. Dung dịch các amino axit có thể làm đổi màu quỳ tím sang đỏ hoặc sang xanh hoặc không làm đổi màu quỳ tím.

Lời giải:

Đáp án D

Tính lưỡng tính axit - bazơ: tùy vào số gốc NH2 và COOH trong phân tử amino axit mà khiến cho quỳ chuyển sang màu hồng (nhiều gốc COOH hơn) hay chuyển sang màu xanh (nhiều gốc NH2 hơn)

Bài 11.7 trang 22 Sách bài tập Hóa học 12: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?

A. Peptit có thể thuỷ phân hoàn toàn thành các α-amino axit nhờ xúc tác axit hoặc bazơ.

B. Peptit có thể thuỷ phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazơ.

C. Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím hoặc đỏ tím.

D. Enzim có tác dụng xúc tác đặc hiệu đối với peptit: mỗi loại enzim chỉ xúc tác cho sự phân cắt một số liên kết peptit nhất định.

Lời giải:

Đáp án C

Phản ứng màu biure: trong môi trường kiềm, những peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên tác dụng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím

Bài 11.8 trang 22 Sách bài tập Hóa học 12: Trong các peptit dưới đây, chất nào tham gia phản ứng màu biure?

A. Glyxylalanin (Gly-Ala) B. Alanylglyxin(Ala-Gly)

C. Alanylglyxylalanin (All - Gly - Ala) D. Alanyllysin (Ala-Lys)

(4)

Lời giải:

Đáp án C

Phản ứng màu biure: trong môi trường kiềm, những peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên tác dụng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím

Bài 11.9 trang 22 Sách bài tập Hóa học 12: Trong các peptit dưới đây, chất nào không tham gia phản ứng màu biure?

A. Alanylglyxylvalin (Ala-Gly-Val)

B. Alanylglyxylserylleuxin (Ala-GLy-Ser-Leu) C. Leuxylseryglyxylalanin (Leu-Ser-Gly-Ala) D. Alanylglyxin (Ala-Gly)

Lời giải:

Đáp án D

Phản ứng màu biure: trong môi trường kiềm, những peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên tác dụng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím

Bài 11.10 trang 23 Sách bài tập Hóa học 12: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol peptit X sinh ra 2 mol glyxin (Gly), 1 mol methionin (Met), 1 mol phenylalanin (Phe) và 1 moỉ alanin (Ala). Dùng các phản ứng đặc trưng người ta xác định được amino axit đầu là Met và amino axit đuôi là Phe. Thuỷ phân từng phần X thu được các đipeptit Met - Gly, Gly - Ala và Gly - Gly. Hãy cho biết trình tự đầy đủ của peptit X.

Lời giải:

Phân tử X có 5 gốc amino axit, gốc đầu là Met và đuôi là Phe:

Met - ? - ? - ? - Phe

Vì có thu được đipeptit Met - Gly nên có thể viết:

Met - Gly - ? - ? - Phe

Ngoài ra, còn thu được các đipeptit Gly - Gly và Gly - Ala nên trình tự đầy đủ của X là:

Met - Gly - Gly - Ala - Phe.

(5)

Bài 11.11 trang 23 Sách bài tập Hóa học 12: Thuỷ phân hoàn toàn pentapeptit X ta thu được các amino axit A, B, C, D và E. Thuỷ phân không hoàn toàn X ta thu được các đipeptit BD, CA, DC, AE và tripeptit DCA. Xác định trình tự các gốc amino axit trong phân tử X.

Lời giải:

X là pentapeptit mà khi thuỷ phân tạo ra 5 loại amino axit khác nhau nên mỗi amino axit chỉ đóng góp 1 gốc vào phân tử X.

Nên xuất phát từ tripeptit: DCA

Vì có đipeptit BD nên gốc B đứng trước gốc D: BDCA. Vì có đipeptit AE nên gốc E đứng sau gốc A; do đó trình tự các gốc trong phân tử X là: BDCAE.

Bài 11.12 trang 23 Sách bài tập Hóa học 12: Hãy viết công thức cấu tạo của tripeptit có tên là Alanylglyxylvalin (Ala-Gly- Val).

Lời giải:

Công thức cấu tạo của tripeptit Ala - Gly - Val là:

H2N-CH(-CH3)-CO-NH-CH2 -CO-NH-CH(-CH(CH3)2)-COOH.

Bài 11.13 trang 23 Sách bài tập Hóa học 12: Viết công thức cấu tạo thu gọn và tên của các amino axit sinh ra khi thuỷ phân hoàn toàn các peptit

a) H2N-CH2-CO-NH-CH(-CH3)-CO-NH-CH2-COOH

b) H2N-CH2-CO-NH-CH(-CH2-COOH)-CO-NH-CH(-CH2-C6H5)-CO-NH-CH2- COOH

Lời giải:

a) H2N-CH2 -COOH; CH3-CH(NH2)-COOH Axit aminoaxetic; axit 2-aminopropanoic

b) H2N-CH2-COOH; HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH Axit aminoaxetic; axit 2-aminobutanđioic

C6H5-CH2 -CH(NH2)-COOH axit 2-amino- 3-phenylpropanoic

(6)

Bài 11.14 trang 23 Sách bài tập Hóa học 12: Có hai loại len có bề ngoài giống nhau, một loại là len lông cừu và một loại len sản xuất từ tơ nhân tạo (có bản chất là xenluỉozơ). Làm thế nào để phân biệt hai loại len đó một cách đơn giản.

Lời giải:

Len lông cừu có bản chất protein; khi đốt cháy, loại len đó bị phân huỷ tạo ra mùi khét. Sợi xenlulozơ khi cháy không tạo ra mùi khét. Vì vậy đối cháy hai loại sợi len đó, có thể phân biệt được chúng.

Bài 11.15 trang 24 Sách bài tập Hóa học 12: Khi thuỷ phân hoàn toàn 500 mg một protein, chỉ thu được các amino axit với khối lượng như sau:

CH3-CH(NH2)-COOH 178 mg

HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH 44 mg HS-CH2-CH(NH2)-COOH 48 mg

HO-CH2-CH(NH2)-COOH 105 mg HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH 131 mg (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH 47 mg H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH 44 mg

Tính tỉ lệ (về số mol) giữa các amino axit trong loại protein đó. Nếu phân tử khối của protein này là 50000 thì số mắt xích của mỗi amino axit trong một phân tử protein là bao nhiêu?

Lời giải:

Số mol mỗi amino axit thu được từ 500 mg protein:

Số mol CH3-CH(NH2)-COOH là: 0,178

89 0,002 mol HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH: 0,044

147 0,0003 mol HS-CH2-CH(NH2)-COOH: 0,048

121 0,0004 mol

(7)

HO-CH2-CH(NH2)-COOH: 0,105

105 = 0,001 mol HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH: 0,131

133  0,001 mol (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH: 0,047

117 0,0004 mol H2N-[CH2]4-CH(NH2) -COOH: 0,044

146 0,0003 mol

Tỉ lệ số mol giữa các amino axit nói trên quy về số nguyên đơn giản nhất là:

20 : 3 : 4 : 10 : 10 : 4 : 3

Nếu phân tử khối của protein này là 50000 (khối lượng mol là 50000 g tức là gấp 100000 lần so với 0,5 g) thì số mol mắt xích trong 1 mol phân tử (cùng là số mắt xích trong một phân tử) sẽ lần lượt là: 200; 30; 40; 100; 100; 40; 30.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hiện tượng: Khí nào làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu là khí clo. Khí nào làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ là khí CO 2. Sau khi phản ứng kết thúc,

Bài 4.2 trang 6 Sách bài tập Hóa học 11: Phản ứng nào trong số các phản ứng dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch có thể dùng để điều

Viết các phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng nhận biết đó..

- Hòa tan NH 3 vào nước thu được dung dịch gọi là dung dịch amoniac. Tính chất hóa học 1.. ⇒ Có thể dùng quỳ tím ẩm để nhận biết khí amoniac, quỳ tím ẩm sẽ chuyển thành

Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch hai chất này rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm chứa HCl đặc, mẫu nào có hiện tượng khói trắng là CH 3 NH 2 , còn lại là CH

Hãy viết các công thức cấu tạo mà muối A có thể có, viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng giữa A và KOH, có ghi tên các chất hữu cơ.. Cô cạn dung dịch sau phản

A.. Bài 12.12 trang 26 Sách bài tập Hóa học 12: Hãy viết công thức cấu tạo của tất cả các tripeptit có chứa gốc của cả hai amino axit là glyxin và alanin. Hãy viết

- Peptit có thể bị thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazơ và đặc biệt nhờ các enzim có tác dụng xúc tác đặc hiệu vào một