• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 30 /3/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2018 TUẦN: 28

.

TẬP ĐỌC : NGÔI NHÀ I.Mục đích:

KT:- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ:Hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phứt, mộc mạc, ngõ.

KN: - Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ TĐ:- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.

+ HS trả lời câu hỏi 1( SGK ) II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh: ( LHTM, màn hình quảng bá).

- Sách Tiếng Việt 1 Tập 2, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy Hoạt động học

I . Kiểm tra bài cũ :

- Gọi 3 HS đọc bài và trả lời các câu hỏi sau

+ Sẻ đã nói gì khi bị mèo chộp được ? + Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất?

II. Dạy bài mới :

1 . Giới thiệu bài : ( LHTM, màn hình quảng bá): Ngôi nhà.

- GV ghi đề bài lên bảng.

2. Luyện đọc :

a. GV đọc mẫu: GV đọc mẫu bài đọc viết bằng chữ in thường trên bảng lớp.

b. Tìm tiếng, từ khó đọc:

- GV treo bảng phụ giao việc cho tổ : + Tổ 1: Tìm từ có vần ơm.

+ Tổ 2: Tìm từ có âm x.

+ Tổ 3 :Tìm từ có âm l.

+ Tổ 4: Tìm từ có âm m?

- GV dùng phấn màu gạch chân.

c. Luyện đọc tiếng, từ : e. Luyện đọc câu : * Phát hiện số câu:

- Lần lượt cho HS nêu thứ tự của các dòng thơ, giáo viên dùng phấn màu ghi số ở đầu mỗi dòng.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu.

- 3 HS đọc bài.

- HS quan sát tranh và nghe GV giới thiệu bài.

- 3 HS đọc đề bài.

- HS nhìn bảng, nghe GV đọc.- HS tìm và trả lời.

+ ... thơm phức + ... xoan, xao xuyến + ... lảnh lót

+ ... mây, mái vàng, mộc mạc - HS đọc (Cá nhân, ĐT)

+ HS yếu đánh vần các từ, đọc trơn từ.

- HS trả lời: Dòng 1 từ chữ...đến chữ....

- ...có 12 dòng

- Đọc cá nhân hết dòng này đến dòng khác.

(2)

- Hướng dẫn HS đọc lần lượt từng dòng.

f. Đọc lại từng câu :

- Cho mỗi em thi đọc 1 câu.

g. Luyện đọc đoạn : GV chia đoạn - Đoạn 1 : “Em yêu ... từng chùm”

- Đoạn 2: 2 : “Em yêu ... sân phơi”

- Đoạn 3 : “Em yêu ... chim ca”.

h. Luyện đọc cả bài :

i. Tìm tiếng có vần cần ôn :

-YC1/83:Đọc những dòng thơ có tiếng yêu?

YC2/83Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu ?

k. Phân biệt: vần, tiếng dễ nhầm lẫn :

- Cho HS luyện đọc: iêu # iu

phiêu du # phẳng phiu

l. Nói câu chứa tiếng có vần vừa ôn : - Cho các tổ thi nói câu chứa tiếng có vần cần ôn :iêu, yêu.

Tiết 2 3- Luyện tập:

a- HS đọc ở bảng lớp( Bài tiết 1) b- Luyện đọc SGK :

c. HS đọc thầm : Dùng que chỉ.

d. Luyện đọc nối tiếp :

- Cho HS đọc nối tiếp câu, đoạn, bài.

4. Tìm hiểu bài : HS đọc từng khổ, GV nêu câu hỏi :

- H1- Ở ngôi nhà mình, bạn nhỏ nhìn thấy gì ?

- H2- Ở ngôi nhà mình, bạn nhỏ nghe thấy gì ?

- H3- Ở ngôi nhà mình, bạn nhỏ ngửi thấy gì ?

5. Hướng dẫn học thuộc lòng :

- GV cho HS học thuộc lòng bài thơ dưới hình thức xóa dần bài thơ.

- Cho HS thi đọc thuộc khổ thơ mà em thích.

6. Đọc hiểu :

- HS múa, hát tập thể.

- Cá nhân thi đọc.

- Cá nhân đọc.

- Cá nhân, ĐT.

- HS tìm, đọc các dòng thơ có tiếng yêu

- HS tìm, đọc các tiếng đó.

- Cá nhân, ĐT.

- Các tổ thi nói câu chứa tiếng có vần cần ôn :iêu, yêu.

- Đọc câu, đoạn, đọc cả bài - Đọc thầm bài SGK/82.

- Cá nhân, ĐT.

- ... hàng xoan nở như mây từng chùm.

- ... tiếng chim hót.

- ... mùi rạ thơm phức.

- HS múa hát tập thể.

- Cá nhân, ĐT.

- Cá nhân thi đọc.

- Cá nhân.

- HS nói về ngôi nhà mơ ước của các

(3)

- Gọi nhiều em đọc diễn cảm bài thơ.

7. Luyện nói : Nói ngôi nhà mơ ước của em

- GV treo tranh và yêu cầu HS nói về ngôi nhà mơ ước của các em

III. Củng cố - Dặn dò :

- Trò chơi : Thi đọc thuộc lòng 1 khổ trong bài thơ.

- Nhận xét tiết học. Bài sau: Quà của Bố

em

- HS thi đọc.

__________________________

TẬP ĐỌC KHO BÁU

I) Mục đích yêu cầu

KT:- Đọc rành mạch toàn bài; ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý.

KN:- Hiểu nội dung bài: Ai yêu quý đất đai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

TĐ:- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5. HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.

* GDKNS:

- Tự nhận thức.

- Xác định giá trị bản thân.

II) Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa trong SGK

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn luyện đọc.

III) Hoạt động dạy học Tiết

1

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1) Ổn định lớp, KTSS 2) Kiểm tra bài cũ - HS nhắc lại tựa bài 3) Bài mới

a) Giới thiệu bài và chủ điểm - HS quan sát tranh SGK và hỏi:

+ Tranh vẽ những gì?

- Tiếp tục chủ điểm sông biển tuần 28, 29 các em sẽ học những bài về các loài hoa, cây qua chủ điểm cây cối.

Truyện đọc mở đầu cho chủ điểm là truyện kho báu. Với truyện này các em sẽ hiểu: cuộc sống ấm no, đầy đủ của con người do đâu mà có? Cái gì mới thực sự là kho báu.

- Ghi tựa bài

- Hát vui - Ôn tập

- Quan sát - Phát biểu

- Nhắc lại

(4)

b) Luyện đọc

* Đọc mẫu: giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. Đoạn 2: đọc giọng buồn; nhấn giọng từ thể hiện sự mệt mỏi, già nua của hai ông bà( mỗi ngày một già yếu, lâm bệnh, qua đời) giọng đọc thể hiện sự ngạc nhiên nhịp nhanh hơn. Hai người con đã hiểu lời dặn của cha đọc chậm lại.

* Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ - Đọc câu: HS nối tiếp nhau luyện đọc câu

- Đọc từ khó: kho báu, quanh năm, hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, mặt trời, cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, bội thu, của ăn của để. Kết hợp giải nghĩa các từ ở mục chú giải.

- Đọc đoạn: HS nối tiếp nhau luyện đọc đoạn.

- Đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng.

Ngày xưa,/ có hai vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng,/ cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà/ thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.//

- Đọc đoạn theo nhóm

- Thi đọc nhóm( CN, từng đoạn).

- Nhận xét tuyên dương

- Luyện đọc câu - Luyện đọc từ khó

- Luyện đọc đoạn

- Luyện đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng

- Luyện đọc nhóm - Thi đọc

C) Hướng dẫn tìm hiểu bài

* Câu 1: Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân?

- Nhờ chăm chỉ làm việc hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì?

- HS đọc lại đoạn 1

- Hai vợ chồng người nông dân, quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng trở về khi đã lặn mặt trời,vụ lúa họ cấy lúa, gặt hái xong lại trồng khoai, trồng cà không cho đất nghỉ, chẳng lúc nào ngơi tay.

- Gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

- Đọc đoạn 1

- Họ ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền.

- Người cha dặn dò: ruộng nhà có một

(5)

* Câu 2: Hai con trai người nông dân có chăm làm ruộng như cha mẹ họ không?

- Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì?

- HS đọc đoạn 2

* Câu 3: Theo lời cha hai người con đã làm gì?

* Câu 4: Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu? Chỉ vào 3 phương án cho HS chọn( dành cho HS khá giỏi).

* Câu 5: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

d) Luyện đọc lại

- HS thi đọc lại câu chuyện - Nhận xét tuyên dương 4) Củng cố

- HS nhắc lại tựa bài

+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

- GDHS: Chăm chỉ học tập, chăm làm sẽ thành công, lao động đem lại nhiều niềm vui.

5) Nhận xét – Dặn dò - Nhận xét tiết học

- Về nhà luyện đọc lại bài - Xem bài mới

kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.

- Đọc đoạn 2

- Họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy, vụ mùa đến, họ đành trồng lúa.

- Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ, nên lúa tốt.

- Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng người đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

- Thi đọc

- Nhắc tựa bài

- Chăm chỉ làm việc và yêu quý đất đai.

________________________________

TOÁN

GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN (TT)

I. Mục đích, yêu cầu : Giúp HS :

KT:- Hiểu bài toán có một phép trừ; bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

KN:- Biết trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.

TĐ:+ HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK / 148 II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ, BC.

III. Các hoạt động dạy học :

(6)

Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ :

- Điền dấu >, <, =

35 ... 37 48 ... 40 + 8 84 ... 79 90 ... 70 + 0 - Nhận xét, tuyên dương.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu cách giải và cách trình bày bài giải :

a. Hướng dẫn tìm hiểu bài toán : Bài toán : Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà ?

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- GV ghi tóm tắt lên bảng và gọi HS nhìn tóm tắt nêu bài toán.

b. Hướng dẫn HS giải toán :

- Muốn biết nhà An còn lại mấy con gà ta làm phép tính gì ?

- Ai có thể nêu được phép tính ? - Bài giải gồm những phần nào ? - HS trình bày bài giải.

* GIẢI LAO 2. Thực hành :

* Bài 1 (SGK/148) Có 8 con chim đậu trên cây, sau đó có 2 con bay đi.

Hỏi trên cây còn lại bao nhiêu con chim ?

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Muốn biết còn lại bao nhiêu con chim trên cành ta làm phép tính gì ? - Yêu cầu HS điền số vào phần tóm tắt.

- Dựa vào tóm tắt giải bài toán.

- Chữa bài, nhận xét.

* Bài 2 (SGK/149)An có 8 quả bóng, An thả 3 quả bay đi. Hỏi An còn lại

- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào BC.

- 2 HS đọc đề toán.

- ... nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà.

- ... nhà An còn lại mấy con gà ? - HS nhìn tóm tắt nêu bài toán.

- ... trừ.

- 9 – 3 =

- ... 3 phần : lời giải, phép tính, đáp số

- HS múa, hát tập thể.

* Bài 1: 2 HS đọc đề toán.

- ... có 8 con chim, bay đi 2 con - ... còn lại bao nhiêu con chim - ... phép trừ.

- HS điền số vào phần tóm tắt.

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở

* Bài 2: 2 HS đọc đề bài toán.

- HS tìm hiểu bài toán.

- HS điền số vào phần tóm tắt.

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm SGK.

(7)

mấy quả bóng ?

- GV hướng dẫn như bài 1.

- Yêu cầu HS điền số vào phần tóm tắt.

- Dựa vào tóm tắt giải bài toán.

- Chữa bài, nhận xét.

* Bài 3 (SGK/149) Đàn vịt có 8 con, 5 con ở dưới ao. Hỏi trên bờ có mấy con vịt ?

- GV hướng dẫn như bài 1.

- Yêu cầu HS điền số vào phần tóm tắt.

- Dựa vào tóm tắt giải bài toán.

- Chữa bài, nhận xét.

III. Củng cố, dặn dò :

- Bài toán giải gồm những phần nào ? - Nhận xét tiết học.

- Bài sau : Luyện tập.

*Bài 3: 2 HS đọc đề bài toán.

- HS tìm hiểu bài toán.

- HS điền số vào phần tóm tắt.

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vở 3.

- ... 3 phần : lời giải, phép tính, đáp số.

____________________________________________________________

Ngày soạn: 30 /3/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 4 tháng 4 năm 2018 CHÍNH TẢ:

NGÔI NHÀ I.Mục đích:

KT:- HS nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng khổ thơ 3 bài Ngôi nhà trong khoảng 10 – đến 12 phút.

KN:- Điền đúng vần iêu hay yêu, chữ c hay k vào chỗ trống.

TĐ:- HS làm bài tập 2, 3 SGK II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ viết nội dung bài chính tả.

- Vở bài tập Tiếng Việt tập 2.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy Hoạt động học

I . Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra vở.

- tr hay ch? một trăm, chăm học II. Dạy bài mới :

1 . Giới thiệu bài :

- HS để vở lên bàn.

- 1 HS lên bảng, cả lớp BC.

- HS nghe GV giới thiệu bài.

(8)

- GV ghi đề bài lên bảng.

2. Hướng dẫn HS tập chép :

- GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung khổ thơ cần chép “Em yêu ... chim ca”

- Cho HS tìm và đọc những tiếng khó : mộc mạc, đất nước

- Cho HS tự viết các tiếng đó vào BC.

- Hướng dẫn HS tập chép vào vở.

- Hướng dẫn HS tự sửa lỗi bằng bút chì.

- GV sửa trên bảng những lỗi phổ biến.

- Yêu cầu HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.

- GV chấm một số vở, nhận xét.

* GIẢI LAO

3 . Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả

- GV treo bảng phụ :

a. Điền vần iêu hoặc yêu :

- HS đọc yêu cầu, 1 HS lên bảng làm - Cho cả lớp sửa bài vào VBT.

b. Điền chữ c hay k :

- HS thi đua làm bài tập trên bảng lớp.

- Cho cả lớp sửa bài vào VBT.

III. Củng cố - Dặn dò :

- Tuyên dương những HS viết đúng, đẹp.

- Nhận xét tiết học.

- Bài sau : Quà của bố

- HS nhìn bảng đọc thành tiếng khổ thơ.

- Cá nhân, ĐT.

- HS viết vào BC.

- HS tập chép vào V2.

- HS gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở.

- HS tự ghi số lỗi ra lề vở . - HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.

- HS múa, hát tập thể.

- HS nêu yêu cầu, làm mẫu.

- Cả lớp sửa bài vào VBT.

- HS thi đua làm bài tập trên bảng lớp.

- Cả lớp sửa bài vào VBT.

____________________________

TẬP VIẾT

:

TÔ CHỮ HOA : H, I, K

I.Mục đích:

KT:- HS biết tô các chữ H, I, K.

KN:- Viết đúng các vần iêt, yêt, iêu, yêu; các từ ngữ : hiếu thảo, yêu mến

Ngoan ngoãn, đoạt giải theo kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, Tập hai ( Mỗi từ chỉ viết ít nhất được một lần )

TĐ:+ HS Khá, giỏi viết đều nét, giản đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ qui định trong vở Tập viết 1, Tập hai.

II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ viết các chữ hoa mẫu.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy Hoạt động học

I . Kiểm tra bài cũ :

(9)

- Kiểm tra vở tập viết.

- Yêu cầu HS viết : vườn hoa, ngát hương II. Dạy bài mới :

1 . Giới thiệu bài : Giới thiệu. Ghi đề bài.

2. Hướng dẫn HS tô chữ hoa :

a. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét : - GV lần lượt đính các chữ hoa lên bảng.

- GV nhận xét về số lượng nét, kiểu nét của từng chữ hoa.

- GV nêu quy trình viết (vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ).

- Hướng dẫn HS viết bóng, viết BC.

3 . Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng - GV cho HS đọc các vần, từ ngữ ứng dụng:

iêu, yêu, hiếu thảo, yêu mến - Cho HS viết BC các vần, từ ngữ ứng dụng.

4 . Hướng dẫn HS tập tô, tập viết : - GV yêu cầu HS mở vở TV/21 đến 24.

+ Tô mỗi chữ hoa : H, I, K một dòng.

+ Viết mỗi vần, mỗi từ : iêu, yêu, hiếu thảo, yêu mến một dòng.

- Chấm bài, nhận xét.

III. Củng cố - Dặn dò : - Trò chơi : Thi viết chữ đẹp.

- Dặn dò : Viết tiếp phần bài còn lại trong vở TV/21 đến 24.

- Bài sau : Tô chữ hoa :L, M, N.

- HS để vở tập viết lên bàn.

- 1HS lên bảng, cả lớp viết BC.

- HS nghe GV giới thiệu bài.

- HS quan sát, nhận xét.

- HS viết bóng, viết BC.

- HS đọc cá nhân, ĐT.

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết BC - HS múa, hát tập thể.

- HS mở vở TV/21 đến 24 và thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Mỗi tổ cử 1 đại diện thi viết chữ đẹp.

_________________________________

TỰ NHIÊN XÃ HỘI : BÀI: 28 CON MUỖI

I.

Mục tiêu :

KT:- Nêu một số tác hại của muỗi.

KN:- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ.

TĐ:+ Biết cách phòng trừ muỗi.

- GD BVMT (Liên hệ) II. Đồ dùng dạy học :

- Các tranh minh họa bài học trong SGK.

- Sách TNXH.

III. Các hoạt động dạy học :

(10)

Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ :

- Hãy kể các bộ phận chính của con mèo ?

- Nhờ đâu mà mèo bắt mồi giỏi ? - GV nhận xét.

B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài :

- Giới thiệu bài mới : Con muỗi - Ghi đầu bài lên bảng.

2. Các hoạt động :

a. Hoạt động 1 : Quan sát con muỗi - GV yêu cầu HS quan sát con muỗi và thảo luận theo các nội dung sau : + Con muỗi to hay nhỏ ?

+ Cơ thể muỗi cứng hay mềm ? + Hãy chỉ đầu, thân, chân, cánh của muỗi ?

+ Quan sát phần đầu và chỉ vòi của nó

?

+ Con muỗi dùng vòi để làm gì ? + Con muỗi di chuyển như thế nào ? - Yêu cầu các nhóm trình bày.

- Nhận xét, tuyên dương.

* Kết luận : Muỗi là loại sâu bọ nhỏ bé hơn ruồi. Muỗi có đầu, mình, chân và cánh. Muỗi bay bằng cánh, đậu bằng chân. Nó dùng vòi để hút máu người và động vật.

b. Hoạt động 2 : Thảo luận

- GV yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi sau : (Lồng ghép GDMT) + N1, 2 : Muỗi thường sống ở đâu ? Em nghe tiếng muỗi vo ve và hay bị muỗi đốt khi nào ?

+ N3, 4, 5 : Bị muỗi đốt có hại gì ? Kể tên một số bệnh do muỗi truyền mà em biết ?

+ N6, 7, 8 : Người ta diệt muỗi bằng cách nào ? Em cần làm gì để không bị

- 2HS trả lời.

- 2 HS đọc đầu bài.

- HS quan sát con cá và thảo luận theo nhóm đôi.

+ ... nhỏ.

+ ... mềm.

+ HS lên bảng chỉ vào tranh.

+ ... để chích và hút máu.

+ ... bằng cánh.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- HS nghe.

- HS múa, hát tập thể.

- HS trả lời theo từng cặp (1 em hỏi, 1 em trả lời).

+ ... ở nơi tối, ẩm ướt. Em nghe tiếng muỗi vo ve và hay bị muỗi đốt vào buổi chiều và tối.

+ ... ngứa và bị bệnh : sốt rét, sốt xuất huyết.

+ ... dùng vợt muỗi, dùng thuốc, ... em ngủ phải thả màn, ...

(11)

muỗi đốt?

* Kết luận :

- Muỗi thường sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp.

- Muỗi cái hút máu người, muỗi đực hút dịch hoa quả.

- Muỗi cái đẻ trứng ở nơi nước đọng.

Trứng nở thành bọ gậy, bọ gậy sống dưới nước rồi nở thành muỗi con.

- Muỗi hút máu và truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.

- Chúng ta cần diệt muỗi bằng cách : dùng thuốc, dùng vợt, khai thông cống rãnh, làm vệ sinh nhà ở sạch sẽ.

Khi ngủ phải dùng màn để tránh bị muỗi đốt.

c. Hoạt động 3 : Trò chơi

- GV cho cả lớp chơi trò chơi “Diệt muỗi”

GV : Muỗi bay, muỗi bay.

HS : Vo ve, vo ve.

GV : Em đập vào má.

HS : Em đập một cái.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò

- Cơ thể muỗi có những bộ phận nào ?

- Chúng ta cần làm gì để diệt muỗi ? - Nhận xét tiết học.

- Bài sau: Nhận biết cây cối và con vật.

- HS nghe.

- HS chơi theo sự điều khiển của GV.

- HS liên hệ.

____________________________________

TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục đích, yêu cầu : Giúp HS

- Biết giải bài toán có phép trừ; thực hiện được cộng , trừ ( không nhớ ) các số trong phạm vi 20

+ HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK/ 150

(12)

* HS khá, giỏi giải được bài tập 4, HS K/T làm các bài tập theo yêu cầu.

II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ, BC, Sách giáo khoa.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ :

- Gọi 1 HS lên bảng giải bài 3/149.

- GV nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài : Hôm nay, chúng ta học bài Luyện tập trang 150.

2. Luyện tập :

* Bài 1 : SGK / 150 Cửa hàng có 15 búp bê, đã bán đi 2 búp bê. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu búp bê ?

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.

- Yêu cầu HS điền số vào phần tóm tắt.

- Dựa vào tóm tắt giải bài toán.

* Bài 2 (SGK/150)Trên sân bay có 12 máy bay, sau đó có 2 máy bay bay đi. Hỏi trên sân còn lại bao nhiêu máy bay ? - GV hướng dẫn như bài 1.

- Yêu cầu HS điền số vào phần tóm tắt.

- Dựa vào tóm tắt giải bài toán..

* Bài 3 : SGK/150 Viết số vào ô trống:

- yêu cầu HS tính và điền kết quả vào SGK

* Bài 4 : SGK/150( HS khá, giỏi ) Có : 8 hình tam giác Tô màu : 4 hình tam giác Không tô màu : ... hình tam giác ? - GV yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở - Thu, chấm một số vở.

3. Củng cố, dặn dò :

- Trò chơi : Giải toán nhanh ! - Bài sau : Luyện tập.

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm BC.

- Cả lớp mở SGK trang 150.

* Bài 1: 2 HS đọc đề bài toán.

- HS tìm hiểu bài toán.

- HS điền số vào phần tóm tắt.

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm BC.

* Bài 2: 2 HS đọc đề bài toán.

- HS tìm hiểu bài toán.

- HS điền số vào phần tóm tắt.

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm BC.

*Bài 3: 1HS đọc đề bài.

- 3 HS lên bảng, cả lớp điền kết quả vào vở

* Bài 4: 1 HS đọc đề.

- HS trình bày bài giải vào vở

- Mỗi tổ cử 1 HS thi giải toán nhanh.

______________________

TOÁN

GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN (TT)

I. Mục đích, yêu cầu : Giúp HS :

KT:- Hiểu bài toán có một phép trừ; bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

KN:- Biết trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.

(13)

TĐ:+ HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK / 148 II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ, BC.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy Hoạt động học

I. Kiểm tra bài cũ : - Điền dấu >, <, =

35 ... 37 48 ... 40 + 8 84 ... 79 90 ... 70 + 0 - Nhận xét, tuyên dương.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu cách giải và cách trình bày bài giải :

a. Hướng dẫn tìm hiểu bài toán : Bài toán : Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà ?

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- GV ghi tóm tắt lên bảng và gọi HS nhìn tóm tắt nêu bài toán.

b. Hướng dẫn HS giải toán :

- Muốn biết nhà An còn lại mấy con gà ta làm phép tính gì ?

- Ai có thể nêu được phép tính ? - Bài giải gồm những phần nào ? - HS trình bày bài giải.

2. Thực hành :

* Bài 1 (SGK/148) Có 8 con chim đậu trên cây, sau đó có 2 con bay đi.

Hỏi trên cây còn lại bao nhiêu con chim ?

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Muốn biết còn lại bao nhiêu con chim trên cành ta làm phép tính gì ? - Yêu cầu HS điền số vào phần tóm tắt.

- Dựa vào tóm tắt giải bài toán.

- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào BC.

- 2 HS đọc đề toán.

- ... nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà.

- ... nhà An còn lại mấy con gà ? - HS nhìn tóm tắt nêu bài toán.

- ... trừ.

- 9 – 3 =

- ... 3 phần : lời giải, phép tính, đáp số

- HS múa, hát tập thể.

* Bài 1: 2 HS đọc đề toán.

- ... có 8 con chim, bay đi 2 con - ... còn lại bao nhiêu con chim - ... phép trừ.

- HS điền số vào phần tóm tắt.

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở

* Bài 2: 2 HS đọc đề bài toán.

(14)

- Chữa bài, nhận xét.

* Bài 2 (SGK/149)An có 8 quả bóng, An thả 3 quả bay đi. Hỏi An còn lại mấy quả bóng ?

- GV hướng dẫn như bài 1.

- Yêu cầu HS điền số vào phần tóm tắt.

- Dựa vào tóm tắt giải bài toán.

- Chữa bài, nhận xét.

* Bài 3 (SGK/149) Đàn vịt có 8 con, 5 con ở dưới ao. Hỏi trên bờ có mấy con vịt ?

- GV hướng dẫn như bài 1.

- Yêu cầu HS điền số vào phần tóm tắt.

- Dựa vào tóm tắt giải bài toán.

- Chữa bài, nhận xét.

III. Củng cố, dặn dò :

- Bài toán giải gồm những phần nào ? - Nhận xét tiết học.

- Bài sau : Luyện tập.

- HS tìm hiểu bài toán.

- HS điền số vào phần tóm tắt.

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm SGK.

*Bài 3: 2 HS đọc đề bài toán.

- HS tìm hiểu bài toán.

- HS điền số vào phần tóm tắt.

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vở 3.

- ... 3 phần : lời giải, phép tính, đáp số.

_________________

KỂ CHUYỆN: lớp 4 ÔN TẬP:

______________________

CHÍNH TẢ:

NGÔI NHÀ I.Mục đích:

KT:- HS nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng khổ thơ 3 bài Ngôi nhà trong khoảng 10 – đến 12 phút.

KN:- Điền đúng vần iêu hay yêu, chữ c hay k vào chỗ trống.

TĐ:- HS làm bài tập 2, 3 SGK II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ viết nội dung bài chính tả.

(15)

- Vở bài tập Tiếng Việt tập 2.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy Hoạt động học

I . Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra vở.

- tr hay ch? một trăm, chăm học II. Dạy bài mới :

1 . Giới thiệu bài : - GV ghi đề bài lên bảng.

2. Hướng dẫn HS tập chép :

- GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung khổ thơ cần chép “Em yêu ... chim ca”

- Cho HS tìm và đọc những tiếng khó : mộc mạc, đất nước

- Cho HS tự viết các tiếng đó vào BC.

- Hướng dẫn HS tập chép vào vở.

- Hướng dẫn HS tự sửa lỗi bằng bút chì.

- GV sửa trên bảng những lỗi phổ biến.

- Yêu cầu HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.

- GV chấm một số vở, nhận xét.

* GIẢI LAO

3 . Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả

- GV treo bảng phụ :

a. Điền vần iêu hoặc yêu :

- HS đọc yêu cầu, 1 HS lên bảng làm - Cho cả lớp sửa bài vào VBT.

b. Điền chữ c hay k :

- HS thi đua làm bài tập trên bảng lớp.

- Cho cả lớp sửa bài vào VBT.

III. Củng cố - Dặn dò :

- Tuyên dương những HS viết đúng, đẹp.

- Nhận xét tiết học.

- Bài sau : Quà của bố

- HS để vở lên bàn.

- 1 HS lên bảng, cả lớp BC.

- HS nghe GV giới thiệu bài.

- HS nhìn bảng đọc thành tiếng khổ thơ.

- Cá nhân, ĐT.

- HS viết vào BC.

- HS tập chép vào V2.

- HS gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở.

- HS tự ghi số lỗi ra lề vở . - HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.

- HS múa, hát tập thể.

- HS nêu yêu cầu, làm mẫu.

- Cả lớp sửa bài vào VBT.

- HS thi đua làm bài tập trên bảng lớp.

- Cả lớp sửa bài vào VBT.

___________________________________________________________

Ngày soạn: 30 /3/2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 4 tháng 4 năm 2018 TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục đích:

KT:- Biết lập đề toán theo hình vẽ, tóm tắt đề toán

(16)

KN:-Biết cách giải và trình bày bài giải bài toán.

TĐ:+ HS làm bài tập 1, 2 SGK / 152 II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ, BC, Sách giáo khoa.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ :

- Gọi 1 HS lên bảng giải bài 3/151.

- GV nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài : Hôm nay, chúng ta học bài Luyện tập chung trang 152.

- Ghi đầu bài lên bảng.

2. Luyện tập :

* Bài 1 : SGK / 152 Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải bài toán đó :

a. Cho HS nhìn hình vẽ rồi nêu đề toán.

- GV ghi đề toán vào bảng phụ.

- Yêu cầu HS giải bài toán.

- Chữa bài, nhận xét.

b. Cho HS nhìn hình vẽ rồi nêu đề toán.

- GV ghi đề toán vào bảng phụ.

- Yêu cầu HS giải bài toán.

+ Để biết còn lại mấy con chim làm phép tính gì?

- Chữa bài, nhận xét.

* Bài 2 : SGK / 152 Nhìn tranh vẽ, nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán đó.

- GV cho HS quan sát tranh rồi tóm tắt - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở.

- Gọi HS chữa bài, nhận xét 3. Củng cố, dặn dò :

- Trò chơi : Thi giải toán nhanh!

- Nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm BC.

- Cả lớp mở SGK trang 152.

* Bài 1: 1HS đọc yêu cầu bài tập..

a. Trong bến có 5 ô tô, có thêm 2 ô tô vào bến. Hỏi trong bến có tất cả mấy ô tô ?

- Hs đọc lại đề bài

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm BC.

Bài giải:

Số ô tô trong bến có tất cả là:

5 + 2 = 7 ( ô tô) Đáp số: 7 ô tô b. Lúc đầu trên cành có 6 con chim, có 2 con chim bay đi. Hỏi trên cành còn lại mấy con chim

?

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm BC.

Bài giải:

Số con chim còn lại là:

6 – 2 = 4 ( con chim) Đáp số: 4 con chim

* Bài 2: 1HS đọc yêu cầu bài tập..

- HS quan sát tranh rồi tóm tắt - HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở

- Mỗi tổ cử 1 HS thi giải toán

(17)

- Bài sau : Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ)

nhanh.

- Nhận xét bài làm __________________________

TẬP ĐỌC

CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG Mục tiêu:

KT:- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa ngựa cha và ngựa con.

- Hiểu ND: Làm việc gì cũng cần phải cẩn thận chu đáo (Trả lời được các CH trong SGK)

KN: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa

- HS khá, giỏi biết kể lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời của ngựa con

*Các KNS cơ bản được giáo dục:

TĐ:- Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân: xác định giá trị cá nhân , tự nhận thức được những việc mình làm

- Lắng nghe tích cực: biết lắng nghe ý kiến , nhận xét của người khác - Tư duy phê phán: biết phê phán về những việc làm chưa đúng - Kiểm soát cảm xúc: biết kiểm soát được cảm xúc của mình Chuẩn bị:

- Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.

- Bảng lớp viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện.

Các hoạt động dạy học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định:

2. Kiểm tra:

- Nhận xét bài kiểm tra giữa kì 2.

3. DẠY BÀI MỚI:

Tập đọc

Giới thiệu bài:

* Tranh minh họa điều gì?

- Tranh minh họa cuộc chạy đua trong rừng của các con thú trong rừng.

Khi các con thú đang dồn hết sức mình cho cuộc chạy đua thì chú ngựa nâu lại đang cúi xuống xem xét cái chân của mình. Chuyện gì đã xảy ra với chú, chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài Cuộc chạy đua trong rừng để biết được điều này.

HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

- Đọc diễn cảm toàn bài.

* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- Yêu cầu HS đọc từng câu, GV theo dõi

- Hát - HS nghe

* Các con vật đang chạy đua với nhau.

- HS nghe GV giới thiệu bài

- Lớp lắng nghe giáo viên đọc

(18)

uốn nắn khi HS phát âm sai.

- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ khó.

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.

- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới – SGK.

* Yêu cầu HS đặt câu với các từ thảng thốt, chủ quan.

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

Hướng dẫn tìm hiểu bài

:

- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

* Ngựa con tin chắc điều gì?

* Em biết gì về vòng nguyệt quế?

* Ngựa con đã chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?

- GV nhận xét và chuyển đoạn: chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2 để biết Ngựa Cha nghĩ gì về cuộc đua và sự chuẩn bị của Ngựa con nhé.

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2.

* Ngựa Cha khuyên Ngựa con điều gì?

* Em biết gì về bộ móng?

* Ngựa con làm gì khi nhận được lời khuyên của cha?

GV nhận xét và chuyển đoạn: Cuộc đua đã diễn ra như thế nào? Liệu Ngựa con có đoạt được vòng nguyệt quế không?

mẫu.

- Nối tiếp nhau đọc từng câu.

- Luyện đọc các từ khó.

- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn trong câu chuyện.

- Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Phần chú thích).

* Cả lớp đều thảng thốt khi nghe tin bạn Hồng bị ốm nặng./ Ngựa Con thua vì chủ quan.

- HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- Lớp đọc đồng thanh cả bài.

- Cả lớp đọc thầm đoạn 1.

* Ngựa Con tin chắc chú sẽ giành vòng nguyệt quế

* Vòng nguyệt quế được kết từ lá cây nguyệt quế. Lá cây nguyệt quế mềm, có màu sáng như dát vàng.

Vòng này thường dùng để tặng cho người chiến thắng trong các cuộc thi.

* Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán. ……..một nhà vô địch.

- HS nghe

- Cả lớp đọc thầm đoạn 2.

* Ngựa Cha thấy ……bộ đồ đẹp.

* Móng là miếng sắt hình vòng

(19)

Chúng ta cùng đọc và tìm hiểu phần còn lại của bài.

- Yêu cầu đọc thầm 3, 4.

* Hãy tả lại khung cảnh buối sáng trong rừng và hoạt động của muông thú trước cuộc đua.

* Từ ngữ nào cho biết các vận động viên đều dốc sức vào cuộc đua?

* Ngựa con đã chạy như thế nào trong hai vòng đua đầu tiên?

* Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?

* Ngựa Con rút ra bài học gì?

Luyện đọc lại:

- GV đọc mẫu toàn bài lần 2 .

- GV chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS yêu cầu luyện đọc theo nhóm.

- Tổ chức cho 3 đến 4 nhóm thi đọc bài trước lớp theo hình thức tiếp nối.

- Mời 1HS đọc cả bài.

- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.

KỂ CHUYỆN GV nêu nhiệm vụ:

- Gọi HS đọc các câu hỏi gợi ý.

Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.

cung gắn vào dưới chân của lừa, ngựa,… để bảo vệ chân.

* Ngựa Con ngúng nguẩy và đáp đầy tự tin: Cha yên tâm đi … sẽ thắng.

- HS nghe

- Đọc thầm đoạn 3, 4.

* Mới sáng sớm, bãi cỏ đã đông nghẹt. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá. Thỏ trắng, thỏ Xám thì thận trọng ngắm nghía các đối thủ.

Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự.

Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.

* Các vận động viên rần rần chuyển động.

* Ngựa Con đã dẫn đầu bằng những bước sải dài khoẻ khoắn.

* Vì Ngựa con đã chuẩn bị cho hội thi không chu đáo. Đáng lẽ, để có kết quả tốt trong hội thi Ngựa Con phải lo sửa soạn lại bộ móng sắt thì cậu ta lại chỉ lo đến việc chải chuốt, không nghe theo lời khuyên của cha. Giữa chừng cuộc đua, một cái móng lung lay rồi rời hẳn làm cho Ngựa Con phải bỏ dở cuộc đua.

* Ngựa con rút ra bài học: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.

- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu - Mỗi HS đọc 1 đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.

- Các nhóm đọc bài trước lớp, cả

(20)

* Em hiểu thế nào là kể lại truyện bằng lời của Ngựa Con?

- GV gọi 1 HS đọc đoạn kể mẫu trong SGK

- GV yêu cầu HS quan sát kĩ các bức tranh và nêu nội dung của từng tranh.

- GV gọi 4 HS yêu cầu tiếp nối nhau kể 4

đoạn của bài. Sau mỗi lần HS kể, GV nhận xét để HS rút kinh nghiệm.

- GV chia lớp thành các nhĩm nhỏ, mỗi nhĩm 4 HS, yêu cầu các nhĩm chọn kể theo lời của một trong hai nhân vật, sau đĩ 4 HS tiếp nối nhau kể chuyện trong nhĩm.

- GV gọi 4 HS kể tiếp nối câu chuyện trước lớp.

- GV nhận xét

- Gọi 1 HS kể lại tồn bộ câu chuyện.

4. Củng cố:

- Nhận xét tiết học 5. Dặn dò:

- Dặn: HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Chuẩn bị: Cùng vui chơi.

lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhĩm đọc hay nhất.

- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện.

+ Tức là nhập vào vai của Ngựa con để kể, khi kể xưng là “tơi”

hoặc “tớ” hoặc “mình”.

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.

- HS nêu:

+ Tranh 1: Ngựa Con mải mê soi bĩng mình dưới nước

+ Tranh 2: Ngựa Cha khuyên Ngựa con.

+ Tranh 3: Cuộc thi, các đối thủ đang ngắm nhau

+ Tranh 4: Ngựa Con phải bỏ dở cuộc đua vì hỏng mĩng

- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét

- Tập kể theo nhĩm, các HS trong nhĩm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.

- HS kể

- Cả lớp theo dõi và nhận xét ________________________________________________

TỐN

(21)

LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục đích

KT:- Biết lập đề toán theo hình vẽ, tóm tắt đề toán KN:-Biết cách giải và trình bày bài giải bài toán.

TĐ:+ HS làm bài tập 1, 2 SGK / 152 II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ, BC, Sách giáo khoa.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ :

- Gọi 1 HS lên bảng giải bài 3/151.

- GV nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài : Hôm nay, chúng ta học bài Luyện tập chung trang 152.

- Ghi đầu bài lên bảng.

2. Luyện tập :

* Bài 1 : SGK / 152 Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải bài toán đó :

a. Cho HS nhìn hình vẽ rồi nêu đề toán.

- GV ghi đề toán vào bảng phụ.

- Yêu cầu HS giải bài toán.

- Chữa bài, nhận xét.

b. Cho HS nhìn hình vẽ rồi nêu đề toán.

- GV ghi đề toán vào bảng phụ.

- Yêu cầu HS giải bài toán.

+ Để biết còn lại mấy con chim làm phép tính gì?

- Chữa bài, nhận xét.

* Bài 2 : SGK / 152 Nhìn tranh vẽ, nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán đó.

- GV cho HS quan sát tranh rồi tóm tắt - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở.

- Gọi HS chữa bài, nhận xét

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm BC.

- Cả lớp mở SGK trang 152.

* Bài 1: 1HS đọc yêu cầu bài tập..

a. Trong bến có 5 ô tô, có thêm 2 ô tô vào bến. Hỏi trong bến có tất cả mấy ô tô ?

- Hs đọc lại đề bài

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm BC.

Bài giải:

Số ô tô trong bến có tất cả là:

5 + 2 = 7 ( ô tô) Đáp số: 7 ô tô b. Lúc đầu trên cành có 6 con chim, có 2 con chim bay đi. Hỏi trên cành còn lại mấy con chim

?

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm BC.

Bài giải:

Số con chim còn lại là:

6 – 2 = 4 ( con chim) Đáp số: 4 con chim

* Bài 2: 1HS đọc yêu cầu bài tập..

- HS quan sát tranh rồi tóm tắt

(22)

3. Củng cố, dặn dò :

- Trò chơi : Thi giải toán nhanh!

- Nhận xét, tuyên dương.

- Bài sau : Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ)

- HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở

- Mỗi tổ cử 1 HS thi giải toán nhanh.

- Nhận xét bài làm

____________________________________________________________

Ngày soạn: 30 /3/2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2018 ĐẠO ĐỨC :

CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (T1)

I. Mục đích

KT:- Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.

KN:- Biết chào hỏi tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hằng ngày.

TĐ:- Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi, thân ái với bạn bè và em nhỏ.

+ HS biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hoỉ tạm biệt cách phù hợp II. Đồ dùng dạy học :

- Vở Bài tập Đạo đức 1, Bảng phụ.

- Bài hát : Con chim vành khuyên.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra 2 HS.

+ Khi nào em cần nói lời cảm ơn ? + Khi nào em cần nói lời xin lỗi ? - Nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới :

* Giới thiệu : Giới thiệu- Ghi đầu bài lên bảng.

1. Hoạt động 1 : Trò chơi “Vòng tròn chào hỏi” (BT4)

- GV cho HS đứng thành 2 vòng tròn quay mặt vào nhau.

- GV đứng ở giữa nêu tình huống, HS thực hiện theo :

+ Hai người bạn gặp nhau.

+ HS gặp thầy giáo, cô giáo.

+ Em đến nhà chơi, gặp bố mẹ bạn.

+ Hai người bạn gặp nhau ở công

- 2 HS trả lời.

-

HS đọc đầu bài.

-

HS đứng thành 2 vòng tròn quay mặt vào nhau.

- HS thực hiện chào hỏi theo các tình huống GV nêu.

+ Chào bạn, mình rất vui khi gặp bạn

+ Em chào cô, chào thầy.

+ Con chào cô chú.

+ Bạn cũng đi chơi công viên đấy

(23)

viên.

+ Em đi học về gặp bà nội ở quê ra.

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Hoạt động 2: Làm BT2/43

- GV treo tranh, hướng dẫn HS quan sát tranh và ghi lời nói của các bạn nhỏ trong mỗi trường hợp.

- Gọi HS trình bày.

- Nhận xét, tuyên dương.

* Kết luận :

+ Tranh 1 : Em cần chào hỏi khi gặp thầy, cô giáo.

+ Tranh 2 : Bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách.

3. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp - GV yêu cầu HS thảo luận theo các tình huống sau :

+ Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống nhau hay khác nhau ? Khác nhau như thế nào ?

+ Em cảm thấy như thế nào : Khi được người khác chào hỏi ? Em chào họ và được họ đáp lại ? Em gặp một người bạn, em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại ? - Yêu cầu các nhóm lên trình bày.

- Nhận xét, tuyên dương.

* Kết luận : Em cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.

Chào hỏi và tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.

- Cho HS đọc câu tục ngữ :

“Lời chào cao hơn mâm cỗ”

C. Củng cố, dặn dò - HS đọc lại câu tục ngữ.

- Nhận xét tiết học.

- Bài sau: Chào hỏi và tạm biệt (T2) à!

+ Con chào bà nội. Bà nội đã ra lâu chưa ?

- HS quan sát tranh và ghi lời nói của các bạn nhỏ trong mỗi trường hợp :

+ Tranh 1: Chúng em chào cô ạ ! + Tranh 2: Chào tạm biệt.

- HS nghe.

- HS múa, hát tập thể.

- Các nhóm thảo luận theo các tình huống bên.

+ ... khác nhau ...

+ ... rất vui.

+ ... rất vui.

+ ... không hài lòng.

- HS theo dõi, nhận xét.

- HS nghe.

- Cá nhân, ĐT.

- Cá nhân, ĐT.

TỰ NHIÊN XÃ HỘI :

(24)

BÀI: 28 CON MUỖI

I.

Mục tiêu :

KT:- Nêu một số tác hại của muỗi.

KN:- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ.

TĐ:+ Biết cách phòng trừ muỗi.

- GD BVMT (Liên hệ) II. Đồ dùng dạy học :

- Các tranh minh họa bài học trong SGK.

- Sách TNXH.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ :

- Hãy kể các bộ phận chính của con mèo ?

- Nhờ đâu mà mèo bắt mồi giỏi ? - GV nhận xét.

B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài :

- Giới thiệu bài mới : Con muỗi - Ghi đầu bài lên bảng.

2. Các hoạt động :

a. Hoạt động 1 : Quan sát con muỗi - GV yêu cầu HS quan sát con muỗi và thảo luận theo các nội dung sau : + Con muỗi to hay nhỏ ?

+ Cơ thể muỗi cứng hay mềm ? + Hãy chỉ đầu, thân, chân, cánh của muỗi ?

+ Quan sát phần đầu và chỉ vòi của nó

?

+ Con muỗi dùng vòi để làm gì ? + Con muỗi di chuyển như thế nào ? - Yêu cầu các nhóm trình bày.

- Nhận xét, tuyên dương.

* Kết luận : Muỗi là loại sâu bọ nhỏ bé hơn ruồi. Muỗi có đầu, mình, chân và cánh. Muỗi bay bằng cánh, đậu bằng chân. Nó dùng vòi để hút máu người và động vật.

- 2HS trả lời.

- 2 HS đọc đầu bài.

- HS quan sát con cá và thảo luận theo nhóm đôi.

+ ... nhỏ.

+ ... mềm.

+ HS lên bảng chỉ vào tranh.

+ ... để chích và hút máu.

+ ... bằng cánh.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- HS nghe.

- HS múa, hát tập thể.

- HS trả lời theo từng cặp (1 em hỏi, 1 em trả lời).

(25)

b. Hoạt động 2 : Thảo luận

- GV yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi sau : (Lồng ghép GDMT) + N1, 2 : Muỗi thường sống ở đâu ? Em nghe tiếng muỗi vo ve và hay bị muỗi đốt khi nào ?

+ N3, 4, 5 : Bị muỗi đốt có hại gì ? Kể tên một số bệnh do muỗi truyền mà em biết ?

+ N6, 7, 8 : Người ta diệt muỗi bằng cách nào ? Em cần làm gì để không bị muỗi đốt?

* Kết luận :

- Muỗi thường sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp.

- Muỗi cái hút máu người, muỗi đực hút dịch hoa quả.

- Muỗi cái đẻ trứng ở nơi nước đọng.

Trứng nở thành bọ gậy, bọ gậy sống dưới nước rồi nở thành muỗi con.

- Muỗi hút máu và truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.

- Chúng ta cần diệt muỗi bằng cách : dùng thuốc, dùng vợt, khai thông cống rãnh, làm vệ sinh nhà ở sạch sẽ.

Khi ngủ phải dùng màn để tránh bị muỗi đốt.

c. Hoạt động 3 : Trò chơi

- GV cho cả lớp chơi trò chơi “Diệt muỗi”

GV : Muỗi bay, muỗi bay.

HS : Vo ve, vo ve.

GV : Em đập vào má.

HS : Em đập một cái.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò

- Cơ thể muỗi có những bộ phận nào ?

- Chúng ta cần làm gì để diệt muỗi ? - Nhận xét tiết học.

+ ... ở nơi tối, ẩm ướt. Em nghe tiếng muỗi vo ve và hay bị muỗi đốt vào buổi chiều và tối.

+ ... ngứa và bị bệnh : sốt rét, sốt xuất huyết.

+ ... dùng vợt muỗi, dùng thuốc, ... em ngủ phải thả màn, ...

- HS nghe.

- HS chơi theo sự điều khiển của GV.

- HS liên hệ.

(26)

- Bài sau: Nhận biết cây cối và con vật.

____________________

LAO ĐỘNG KĨ THUẬT

LẮP CÁI ĐU

( tiết 2 ) A .MỤC TIÊU :

KT:- Chọn đúng , đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu . KN:- Lắp được cái đu theo mẫu .

TĐ:- Lắp được cái đu theo mẫu . Đu lắp được tương đối chắc chắn . ghế đu dao động nhẹ nhàng

B .CHUẨN BỊ : - Mẫu cái đu lắp sẳn

- Bộ lắp gép mô hình kĩ thuật .

C .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I / Ổn định tổ chức

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS II / Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời ghi nhớ tiết trước

- GV nhận xét III / Bài mới:

a. Giới thiệu bài b .Hướng dẫn

Hoạt động 3 : Học sinh thực hành lắp cái đu.

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.

a ) HS chọn chi tiết để lắp cái đu - Gv đến tứng bàn kiểm tra và giúp đỡ các em chọn đúng chi tiết lắp cái đu . b) lắp từng bộ phận

- GV quan sát sửa sai.

- GV nhắc các em trong khi lắp cần chú ý

+ Vị trí bên trong lẫn bên ngoài của các bộ phận của giá đỡ đu , cọc đu , thanh thẳng, giá đỡ.

+ Thứ tự bước lắp tay cầm và thanh sau ghế

+ Vị trí các vòng hãm….

- Hát

- 2 học sinh nhắc lại ghi nhớ.

- Lớp quan sát nhận xét.

- HS đọc lại ghi nhớ

- Hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp .

- HS thực hành việc lắp được từng bộ phận

- HS quan sát hình 1 SGK để lắp ráp hoàn thiện cái đu

(27)

c ) Lắp ráp cái đu

- GV theo dõi kịp hời uốn nắn

* Hoạt động 4

- Đánh giá kết quả học tập

- Cho học sinh nêu tiêu chuẩn của sản phẩm.

- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá.

- Lắp đúng mẫu đúng quy định.

- Sản phẩm chắc chắn đu dao động nhẹ nhàng.

- HS tự đánh giá.

- GV nhận xét chung đánh giá kết quả học tập .

-Nhắc HS tháocác chi tiết và xeo61 gọn vào hộp

IV / CỦNG CỐ –DĂN DÒ

- Nhận xét về thái độ học tập , mức độ hiểu bài của HS .

- Dặn HS về nhà đọc trước bài mới chuẩn bị bài sau

- Kiểm tra sự chuyển động của ghế .

- Lớp trưng bày sản phẫm

- Hs dựa vào các tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẫm của mình và của bạn

__________________

TẬP ĐỌC :

VÌ BÂY GIỜ MẸ MỚI VỀ I.Mục đích

KT:- Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Khóc òa, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay.

KN:- Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

TĐ:- Hiểu nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ nên đợi mẹ về mới khóc.

II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa bài học.

- Sách Tiếng Việt 1 Tập 2, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy Hoạt động học

I . Kiểm tra bài cũ : Quà của bố

- Gọi 3 HS đọc bài và trả lời các câu hỏi sau :

+ Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu ?

+ Bố gửi cho bạn nhỏ những quà gì ? - Nhận xét, ghi điểm.

II. Dạy bài mới :

1 . Giới thiệu bài : HD HS xem tranh và giới thiệu bài : Vì bây giờ mẹ mới về.

- 3 HS đọc bài và trả lời.

- HS quan sát tranh và nghe GV giới thiệu bài.

- 3 HS đọc đề bài.

(28)

- GV ghi đề bài lên bảng.

2. Luyện đọc :

a. GV đọc mẫu: GV đọc mẫu bài đọc viết bằng chữ in thường trên bảng lớp.

b. Tìm tiếng, từ khó đọc:

- GV treo bảng phụ giao việc cho tổ : + Tổ 1: Tìm từ có vần oc.

+ Tổ 2: Tìm từ có vần ưt.

+ Tổ 3 :Tìm từ có vần oang.

+ Tổ 4: Tìm từ có vần anh.

- GV dùng phấn màu gạch chân.

c. Luyện đọc tiếng, từ : d. Luyện đọc câu :

- Yêu cầu HS nêu số câu trong bài - Hướng dẫn HS đọc lần lượt từng câu.

- GV đọc mẫu câu dài : “Cậu bé cắt ...

không khóc”,

- HD HS ngắt hơi khi gặp dấu phẩy.

f. Luyện đọc phân vai :

- GV cho 3 HS đọc theo vai : người dẫn chuyện, mẹ, con.

g. Luyện đọc cả bài :

h. Tìm tiếng có vần cần ôn :

- YC1/89: Tìm tiếng trong bài có vần:

ưt?

-YC2/89:Tìm tiếng ngoài bài có vần ưt, ưc

i. Đưa vần, tiếng dễ nhầm lẫn : - Cho HS luyện đọc:

ưt # ut ưc # uc

đứt tay # đút cơm thơm phức # hạnh phúc

k. Nói câu chứa tiếng có vần vừa ôn : - Cho các tổ thi nói câu chứa tiếng có vần cần ôn :ưt, ưc.

- Nhận xét, tuyên dương.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a.HS đọc lại bài ở bảng lớp( Bài tiết 1)

b.Luyện đọc SGK :

- Cho HS đọc nối tiếp câu, đoạn, bài.

- HS nhìn bảng, nghe GV đọc.

-HS tìm và trả lờ + ... khóc

+ ... đứt tay + ... hoảng hốt + ... cắt bánh - Cá nhân, ĐT.

-…Bài tập đọc có 9 câu

- Đọc cá nhân hết câu này đến câu khác.

- HS luyện đọc câu dài.

- HS múa, hát tập thể.

- HS đọc theo cách phân vai - Mỗi nhóm 3 em ( người dẫn chuyện, mẹ , con )

- Cá nhân thi đọc.

- HS tìm, đọc các tiếng đó.

- Cá nhân, ĐT.

- hs luyện đọc

- Các tổ thi nói câu chứa tiếng có vần cần ôn :ưt, ưc

- Đọc câu, đoạn, đọc cả bài - Đọc thầm bài SGK/88.

- Cá nhân, ĐT.

- HS luyện đọc SGK

(29)

4. Tìm hiểu bài : HS đọc từng đoạn, GV nêu câu hỏi :

- Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không ? - Lúc nào cậu bé mới khóc ? Vì sao ? 5. Đọc hiểu : Gọi nhiều em đọc cả bài văn.

6. Luyện nói : Hỏi nhau

- GV yêu cầu HS hỏi và trả lời III. Củng cố - Dặn dò :

- Gọi HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi : + Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không ? + Lúc nào cậu bé mới khóc ? Vì sao ? - Nhận xét tiết học.

- Bài sau : Đầm Sen.

( nối tiếp cá nhân) - ... không.

- ... lúc mẹ về... vì cậu muốn làm nũng với mẹ.

- Hs giỏi cần đọc diễn cảm - HS hỏi và trả lời theo cặp.

- HS đọc và trả lời.

_____________________________________

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục đích

KT:- Biết lập đề toán theo hình vẽ, tóm tắt đề toán KN:-Biết cách giải và trình bày bài giải bài toán.

TĐ:+ HS làm bài tập 1, 2 SGK / 152 II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ, BC, Sách giáo khoa.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ :

- Gọi 1 HS lên bảng giải bài 3/151.

- GV nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài : Hôm nay, chúng ta học bài Luyện tập chung trang 152.

- Ghi đầu bài lên bảng.

2. Luyện tập :

* Bài 1 : SGK / 152 Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải bài toán đó :

a. Cho HS nhìn hình vẽ rồi nêu đề toán.

- GV ghi đề toán vào bảng phụ.

- Yêu cầu HS giải bài toán.

- Chữa bài, nhận xét.

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm BC.

- Cả lớp mở SGK trang 152.

* Bài 1: 1HS đọc yêu cầu bài tập..

a. Trong bến có 5 ô tô, có thêm 2 ô tô vào bến. Hỏi trong bến có tất cả mấy ô tô ?

(30)

b. Cho HS nhìn hình vẽ rồi nêu đề toán.

- GV ghi đề toán vào bảng phụ.

- Yêu cầu HS giải bài toán.

+ Để biết còn lại mấy con chim làm phép tính gì?

- Chữa bài, nhận xét.

* Bài 2 : SGK / 152 Nhìn tranh vẽ, nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán đó.

- GV cho HS quan sát tranh rồi tóm tắt - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở.

- Gọi HS chữa bài, nhận xét 3. Củng cố, dặn dò :

- Trò chơi : Thi giải toán nhanh!

- Nhận xét, tuyên dương.

- Bài sau : Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ)

- Hs đọc lại đề bài

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm BC.

Bài giải:

Số ô tô trong bến có tất cả là:

5 + 2 = 7 ( ô tô) Đáp số: 7 ô tô b. Lúc đầu trên cành có 6 con chim, có 2 con chim bay đi. Hỏi trên cành còn lại mấy con chim

?

- 1 HS lên bảng, cả lớp làm BC.

Bài giải:

Số con chim còn lại là:

6 – 2 = 4 ( con chim) Đáp số: 4 con chim

* Bài 2: 1HS đọc yêu cầu bài tập..

- HS quan sát tranh rồi tóm tắt - HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở

- Mỗi tổ cử 1 HS thi giải toán nhanh.

- Nhận xét bài làm _________________________

TẬP ĐỌC :

VÌ BÂY GIỜ MẸ MỚI VỀ I.Mục đích

KT:- Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Khóc òa, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay.

KN:- Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

TĐ:- Hiểu nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ nên đợi mẹ về mới khóc.

II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa bài học.

- Sách Tiếng Việt 1 Tập 2, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy Hoạt động học

I . Kiểm tra bài cũ : Quà của bố

- Gọi 3 HS đọc bài và trả lời các câu hỏi sau :

+ Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu ?

+ Bố gửi cho bạn nhỏ những quà gì ?

- 3 HS đọc bài và trả lời.

(31)

- Nhận xét, ghi điểm.

II. Dạy bài mới :

1 . Giới thiệu bài : HD HS xem tranh và giới thiệu bài : Vì bây giờ mẹ mới về.

- GV ghi đề bài lên bảng.

2. Luyện đọc :

a. GV đọc mẫu: GV đọc mẫu bài đọc viết bằng chữ in thường trên bảng lớp.

b. Tìm tiếng, từ khó đọc:

- GV treo bảng phụ giao việc cho tổ : + Tổ 1: Tìm từ có vần oc.

+ Tổ 2: Tìm từ có vần ưt.

+ Tổ 3 :Tìm từ có vần oang.

+ Tổ 4: Tìm từ có vần anh.

- GV dùng phấn màu gạch chân.

c. Luyện đọc tiếng, từ : d. Luyện đọc câu :

- Yêu cầu HS nêu số câu trong bài - Hướng dẫn HS đọc lần lượt từng câu.

- GV đọc mẫu câu dài : “Cậu bé cắt ...

không khóc”,

- HD HS ngắt hơi khi gặp dấu phẩy.

f. Luyện đọc phân vai :

- GV cho 3 HS đọc theo vai : người dẫn chuyện, mẹ, con.

g. Luyện đọc cả bài :

h. Tìm tiếng có vần cần ôn :

- YC1/89: Tìm tiếng trong bài có vần:

ưt?

-YC2/89:Tìm tiếng ngoài bài có vần ưt, ưc

i. Đưa vần, tiếng dễ nhầm lẫn : - Cho HS luyện đọc:

ưt # ut ưc # uc

đứt tay # đút cơm thơm phức # hạnh phúc

k. Nói câu chứa tiếng có vần vừa ôn : - Cho các tổ thi nói câu chứa tiếng có vần cần ôn :ưt, ưc.

- Nhận xét, tuyên dương.

Tiết 2

- HS quan sát tranh và nghe GV giới thiệu bài.

- 3 HS đọc đề bài.

- HS nhìn bảng, nghe GV đọc.

-HS tìm và trả lờ + ... khóc

+ ... đứt tay + ... hoảng hốt + ... cắt bánh - Cá nhân, ĐT.

-…Bài tập đọc có 9 câu

- Đọc cá nhân hết câu này đến câu khác.

- HS luyện đọc câu dài.

- HS múa, hát tập thể.

- HS đọc theo cách phân vai - Mỗi nhóm 3 em ( người dẫn chuyện, mẹ , con )

- Cá nhân thi đọc.

- HS tìm, đọc các tiếng đó.

- Cá nhân, ĐT.

- hs luyện đọc

- Các tổ thi nói câu chứa tiếng có vần cần ôn :ưt, ưc

(32)

3. Luyện tập:

a.HS đọc lại bài ở bảng lớp( Bài tiết 1)

b.Luyện đọc SGK :

- Cho HS đọc nối tiếp câu, đoạn, bài.

4. Tìm hiểu bài : HS đọc từng đoạn, GV nêu câu hỏi :

- Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không ? - Lúc nào cậu bé mới khóc ? Vì sao ? 5. Đọc hiểu : Gọi nhiều em đọc cả bài văn.

6. Luyện nói : Hỏi nhau

- GV yêu cầu HS hỏi và trả lời III. Củng cố - Dặn dò :

- Gọi HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi : + Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không ? + Lúc nào cậu bé mới khóc ? Vì sao ? - Nhận xét tiết học.

- Bài sau : Đầm Sen.

- Đọc câu, đoạn, đọc cả bài - Đọc thầm bài SGK/88.

- Cá nhân, ĐT.

- HS luyện đọc SGK ( nối tiếp cá nhân) - ... không.

- ... lúc mẹ về... vì cậu muốn làm nũng với mẹ.

- Hs giỏi cần đọc diễn cảm - HS hỏi và trả lời theo cặp.

- HS đọc và trả lời.

_________________________________________________________________

(33)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vë - Gọi một học sinh lên bảng giải.. - Cả lớp thực hiện làm

- Hiểu được đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây Nguyên gắn với nhà rông ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).. - Các em có ý

 When the music stops the students pick up a phonics card and, one at time, tell Teacher the name of the item pictured on their phonics card5.  The student who gives an

 Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the

Viết về các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể đã học theo mẫu sau:?. * Gv chốt: Lời nói và ý nghĩ của nhân vật nói lên điều gì của

- Ta đã ôn qua nhiều công cụ vẽ hình, vậy thì em nào hãy cho thầy biết là để có 2 hoặc nhiều hình giống nhau thì ta phải làm sao.. - Ghi tựa bài mới

[r]

Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.. Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời