• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Quy tắc dấu ngoặc chi tiết | Toán lớp 6 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Quy tắc dấu ngoặc chi tiết | Toán lớp 6 Kết nối tri thức"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 15. Quy tắc dấu ngoặc A. Lý thuyết

Bỏ dấu ngoặc trong trường hợp đơn giản

Các số âm (hay dương) trong một dãy tính thường được viết trong dấu ngoặc. Nhờ quy tắc cộng hay trừ số nguyên, ta có thể viết dãy tính dưới dạng không có dấu ngoặc.

Vì phép trừ chuyển được về phép cộng nên các dãy tính như trên cũng được gọi là một tổng.

Ví dụ 1. Tính:

a) (-2) - (-8);

b) 3 + (-9) + (-4) – (-11).

Lời giải

a) (-2) - (-8) = -2 + 8 = 8 – 2 = 6;

b) 3 + (-9) + (-4) – (-11) = 3 – 9 – 4 + 11 = - 6 – 4 + 11 = - 10 + 11 = 1.

Quy tắc dấu ngoặc:

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc;

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” đổi thành “-” và dấu “-” đổi thành dấu “+”.

Ví dụ 2. Bỏ dấu ngoặc và tính các tổng sau:

a) 232 – (581 + 132 – 331);

b) (56 – 27) – (11 + 28 – 16);

c) [24 + (-37)] – [-37 – (-24)];

d) -321 + (-29) – 142 – (-72).

Lời giải

a) 232 – (581 + 132 – 331)

= 232 – 581 - 132 + 331

(2)

= (232 – 132) + (-581 + 331)

= 100 + (-250)

= - (250 – 100)

= - 150.

b) (56 – 27) – (11 + 28 – 16)

= 56 – 27 – 11 – 28 + 16

= 29 – 11 – 28 + 16

= 18 – 28 + 16

= -10 + 16

= 6

c) [24 + (-37)] – [-37 – (-24)]

= 24 + (-37) + 37 – 24

= (24 – 24) + [(-37) + 37]

= 0 + 0

= 0

d) -321 + (-29) – 142 – (-72)

= - 321 + (-29) -142 + 72

= - 250 – 142 + 72

= -392 + 72

= -320 B. Bài tập

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức:

a) (27 + 86) – (29 – 5 + 84);

b) 39 – (298 – 89) + 299.

Lời giải

(3)

a) (27 + 86) – (29 – 5 + 84)

= 27 + 86 – 29 + 5 – 84

= 113 – 29 + 5 – 84

= 84 + 5 – 84

= 89 – 84

= 5

b) 39 – (298 – 89) + 299

= 39 – 298 + 89 + 299

= - 259 + 89 + 299

= -170 + 299

= 129

Bài 2. Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) (23 + x) – (56 – x) với x = 7;

b) 25 – x – (29 + y – 8) với x = 13, y = 11.

Lời giải

a) (23 + x) – (56 – x)

= 23 + x – 56 + x

= (23 – 56) + (x + x)

= (-33) + 2x

Thay x = 7 vào biểu thức trên, ta được:

(-33) + 2.7 = (-33) + 14 = - (33 – 14) = - 19.

b) 25 – x – (29 + y – 8)

= 25 – x – 29 – y + 8

= (25 – 29 + 8) – x – y

= 4 – x – y

(4)

Thay x = 13, y = 11 vào biểu thức trên ta được:

4 – 13 – 11 = - 9 – 11 = - (9 + 11) = -20.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu. Em điền được các số như sau:.. Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ. Cột thứ ba cần tìm số trừ. Muốn tìm số

- Các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục khi trừ thì chỉ cần nhẩm tính với các số ở hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và giữ nguyên các hàng còn lại.. - Nhóm các số để

+ Tìm số hạng còn thiếu: Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết + Tìm số bị trừ còn thiếu: Lấy hiệu cộng với số trừ. + Tìm số trừ còn thiếu: Lấy số

Cứ sau mỗi phút, người ta thay đồng thời mỗi số trên bảng bằng tổng của hai số còn lại thì được một bộ ba

- HS được kiểm tra những kiến thức đã học về chương II: Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân các số nguyên, số đối, giá trị tuyệt đối, quy tắc dấu ngoặc, chuyển

Đôi khi ta còn viết thêm dấu “+” ngay trước một số nguyên dương... + Chiều từ trái sang phải là chiều dương, chiều ngược lại là

+ Muốn cộng hai số nguyên khác dấu (không đối nhau), ta tìm hiệu hai phân số tự nhiên của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước hiệu tìm được dấu của số có phần

Vậy tổng thời gian cô công nhân để đi từ nhà đến trường không quá 57 phút và muốn có mặt ở trường trước 5h30, cô phải ra khỏi nhà muộn nhất lúc 4 giờ 33 phút...