• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thiết kế theo đáp ứng xung bất biến

Trong tài liệu Bài giảng Xử lý tín hiệu số (Trang 145-154)

THIẾT KẾ BỘ LỌC SỐ IIR

5.2 Phương pháp đáp ứng bất biến

5.2.1 Thiết kế theo đáp ứng xung bất biến

Gọi G(p) là hàm truyền của bộ lọc tương tự đã được lựa chọn vàH(z)là hàm truyền của bộ lọc số ta phải thiết kế. Gọi g(t)vàh(n) tương ứng là đáp ứng xung của bộ lọc tương tự và của bộ lọc số.

Chương 5. Thiết kế bộ lọc số IIR

Xét hàm truyềnG(p)bậc1 G(p)= 1

p−a. (5.51)

Đáp ứng xung tương ứng vớiG(p)là g(t)=eαtu(t)=

(eαt, vớit≥0

0, vớit<0 (5.52) Lấy mẫu g(t)với chu kỳTsthì đáp ứng xung của bộ lọc số tương ứng sẽ là:

h(n)=TseαnTs·u(n). (5.53) Từ đó, hàm truyềnH(z)của bộ lọc số là

H(z)= Ts

1−eαTsz1. (5.54) Kết quả này cho thấy tính nhân quả củaG(p)sẽ dẫn đến tính nhân quả củaH(z). Điều này là hiển nhiên vì đáp ứng xung của bộ lọc số chính là đáp ứng xung của bộ lọc tương tự sau khi được lấy mẫu.

Quan trọng hơn nữa, tính ổn định củaG(p), có nghĩa làℜ{p}<0, sẽ dẫn đến tính ổn định củaH(z), có nghĩa l௯eaTs¯¯<1.

Trong trường hợp hàm truyềnG(p)có cặp nghiệm cực phức liên hợpavàathì, theo (5.49), chúng tạo nên một thành phần đơn bậc 2củaG(p)có dạng như sau

G(p)= ap+b

p2+cp+d. (5.55)

Ta sử dụng công thức (5.50) để suy raH(z)là H(z)=Ts

a−eσTsh

acos(Ω0Ts)+aσ0bsin(Ω0Ts)i z1

1−2eσTscos(Ω0Ts)z1+e2σTsz2 . (5.56) Từ các phân tích trên, có thể thấy rằng sau khi đã chọnG(p)bất kỳ ta có thể sử dụng các biểu diễn (5.54) và (5.56) để thiết kế H(z). Như thế, phương pháp thiết kế gồm những bước như trong Phương pháp 5.4.

Sau đây là một số ví dụ về thiết kế bộ lọc IIR bằng phương pháp đáp ứng xung bất biến trong miền thời gian.

5.2. Phương pháp đáp ứng bất biến

Phương pháp 5.4 – Thiết kế theo đáp ứng xung bất biến.

1. Chọn hàm truyền tương tựG(p)và phân tích nó thành tổng các phần đơn bậc1 (nghiệm thực) và bậc2(cặp nghiệm phức liên hợp).

2. Xác định hàm truyền rời rạcH(z)tương ứng:

a) Đối với nghiệm thực, thế 1

p−a bằng vế phải của (5.54);

b) Đối với cặp nghiệm phức liên hợp, thế ap+b

p2+cp+d bằng vế phải của (5.56).

Ví dụ 5.8(Thiết kế theo đáp ứng xung bất biến với thành phần đơn) Xác định một hàm truyền nhân quảH(z)có đáp ứng xung giống như đáp ứng xung của một hệ thống tương tự có hàm truyền G(p)được cho bởi

G(p)= 1 (p+5)(p+12). với chu kỳ lấy mẫu làTs=0,05giây.

Trước tiên, ta thấy rằngG(p) có hai nghiệm đơn làa1= −5và a2= −12. Theo Bước 1 của phương pháp thiết kế (Phương pháp 5.4), ta phân tích hàm truyềnG(p)theo các hàm đơn và có được

G(p)= 1/7

p+5− 1/7 p+12.

Theo Bước 2 của phương pháp thiết kế, ta áp dụng công thức (5.54) và suy ra

H(z)=0,05 7

· 1

1−e(5)(0,05)z1− 1 1−e(12)(0,05)z1

¸

= 0,0164

1−1,3276z1+0,4274z2.

Từ kết quả hàm truyền H(z), ta thấy ngay bộ lọc số này là IIR.

Hình 5.23 biểu diễn đáp ứng tần số biên độ của bộ lọc tương tựG(p) và bộ lọc sốH(z).

Chương 5. Thiết kế bộ lọc số IIR

“./figures/IIRnew_36” — 2012/6/11 — 18:01 — page 103 — #1

0 2 4 6 8 10

104 10−3 10−2 10−1 100

(rad)

|G(j)|(dB)

“./figures/IIRnew_37” — 2012/6/11 — 18:01 — page 103 — #1

0 2 4 6 8 10

104 10−3 10−2 10−1 100

ω(rad)

|H(ejω)|(dB)

Hình 5.23: Đáp ứng tần số của bộ lọc tương tự và bộ lọc số của Ví dụ 5.8.

Trong ví dụ tiếp theo, ta sẽ xét đến thiết kế với thành phần liên hợp phức.

Ví dụ 5.9(Thiết kế theo đáp ứng xung bất biến với thành phần liên

5.2. Phương pháp đáp ứng bất biến

hợp phức) Thiết kế một bộ lọc số thông thấp tương ứng với một bộ lọc tương tự Butterworth bậc2có tần số cắt3dB là50Hz và vận tốc lấy mẫu là500Hz.

Theo bảng 5.1, ta có hàm truyền Butterworth bậc 2 có tần số cắt được chuẩn hóa (λr=1rad/s) là

G1(p)= 1 1+p

2p+p2. (5.57)

Tần số cắt chuẩn hóaλr=1rad/s củaG1(p)chính là tần số cắtFr= 50Hz của bộ lọc tương tựG(p)cần dùng để chuyển đổi thành bộ lọc số. Do đó, ta suy ra hàm truyền củaG(p)như sau:

G(p)=G1

³ p 2π×50

´= 9,8696044×104

p2+444,28829p+9,8696044×104. (5.58) Lấy biến đổi Laplace ngược củaG(p)cho ta đáp ứng xung của bộ lọc tương tự là

g(t)=444,28829e222,14415tsin(222,14415t).

Lấy mẫu đáp ứng xung g(t)với vận tốc lấy mẫuFs=500Hz, tức với chu kỳ lấy mẫu

Ts= 1

500=0.002, ta sẽ có đáp ứng xung của bộ lọc số tương ứng

h(n)=Tsg(nTs).

Biến đổiZ củah(n)cho ta hàm truyềnH(z)như sau:

H(z)= 0,2449203z1

1−1,1580459z1+0,41124070z2. (5.59) Chú ý rằng, ta có thể có kết quả (5.59) trực tiếp bằng cách sử dụng Bước 2 của phương pháp thiết kế 5.4 và hàm truyền trong công thức (5.58). Hình 5.24 biểu diễn đáp ứng biên độ của bộ lọc tương tự G(p)và bộ lọc sốH(z).

Chương 5. Thiết kế bộ lọc số IIR

“./figures/IIRnew_38” — 2012/6/11 — 18:01 — page 104 — #1

0 50 100 150 200 250

102 10−1 100

(rad)

|G(j)|(dB)

“./figures/IIRnew_39” — 2012/6/11 — 18:01 — page 104 — #1

0 50 100 150 200 250

102 101 100

ω(rad)

|H(ejω)|(dB)

Hình 5.24: Đáp ứng tần số của bộ lọc tương tự và bộ lọc số của Ví dụ 5.9.

5.2.2 Thiết kế theo đáp ứng bậc thang bất biến Cũng giống như trường hợp đáp ứng xung bất biến, cần thiết kế một bộ lọc số dựa trên bộ lọc tương tự sao cho cả hai có đáp ứng bậc thang giống nhau. Khái niệm này được minh họa ở hình 5.25.

Gọi hst(n) và gst(t) tương ứng là đáp ứng bậc thang của bộ lọc số và bộ lọc tương tự. Để cóhs(n)tương tự như gst(t)ta làm tương tự như phương pháp đáp ứng xung bất biến, bằng cách lấy mẫu gst(t) với chu kỳ lấy mẫuTsđể được:

hst(n)=gst(t)|t=nTs. (5.60) Do đó, mối liên hệ giữa hàm truyền củahst(n)trong miền biến đổiZ

5.2. Phương pháp đáp ứng bất biến

“./figures/IIRnew_40” — 2012/6/11 — 18:01 — page 104 — #1

t gst(t)

“./figures/IIRnew_41” — 2012/6/11 — 18:01 — page 104 — #1

n hst(n)

Hình 5.25: Bộ lọc tương tự và số có đáp ứng bậc thang giống nhau.

và hàm truyền của gst(t)trong miền Laplace là Hst(z)=ZTs©

L1[Gst(p)]ª

. (5.61)

GọiH(z)là hàm truyền của bộ lọc số, ta có Hst(z)= 1

1−z1H(z). (5.62) Do vậy,

H(z)=(1−z1)Hst(z). (5.63) Các biểu thức (5.61), (5.62) và (5.63) có một ý nghĩa vật lý tương đối quan trọng. Cho một hệ thống có đáp ứng bậc thang là gst(t).

Chương 5. Thiết kế bộ lọc số IIR

Hàm truyềnG(p)chính là pGst(p). Mặt khác cho một tín hiệu rời rạc x(n)kích thích một mạch lưu bậc không*, đầu ra của hệ thống là một tín hiệu nhiều bậc thang có chiều cao tương ứng tại từng thời điểm làx(n). Tín hiệu này kích thích hệ thống có hàm truyềnG(p)và đầu ra được lấy mẫu với chu kỳ Ts thì tín hiệu rời rạc này chính là tín hiệu có được lúc kích thích hệ thống có hàm truyềnH(z)với tín hiệu x(n). Vì lý do này mà bộ lọc thiết kế bằng phương pháp bất biến bậc thang thường còn được gọi làbộ lọc lưu bậc không.

Ví dụ 5.10 (Thiết kế đáp ứng bậc thang bất biến) Ta sử dụng phương pháp đáp ứng bậc thang bất biến để thiết kế một bộ lọc số thông thấp tương ứng với đặc tả của Ví dụ 5.9.

Trong ví dụ 5.9, hàm truyềnG(p)được cho bởi công thức (5.58), nên hàm truyền tương ứng với đáp ứng xunggst(t)là

Gst(p)=G(p) p .

Do đó, lấy biến đổi Laplace ngược của Gst(p) sẽ cho đáp ứng bậc thang gst(t)của bộ lọc

gst(t)=1−e222,14415t[sin(222,144415t)+cos(222,144415t)], t>0.

Lấy mẫu gst(t)với chu kỳTs=0,002s để cóhst(n)và lấy biến đổi Z của nó để được

Hst(z)= 1

1−z1− 1−0,30339071z1

1−1,1580459z1+0,41124070z2. Cuối cùng, hàm truyền của bộ lọc số tương ứng là

H(z)=(1−z1)Hst(z)= 0,14534481z1+0,10784999z2 1−1,1580459z1+0,41124070z2. Hình 5.26 biểu diễn đáp ứng biên độ củaG(p)vàH(z).

Ví dụ 5.11 Một hệ thống tương tự có hàm truyền G(p)= 2

(p+1)(p+2).

*Zerothorder holding circuit.

5.2. Phương pháp đáp ứng bất biến

“./figures/IIRnew_42” — 2012/6/11 — 18:01 — page 106 — #1

0 50 100 150 200 250

102 10−1 100

(rad)

|G(j)|(dB)

“./figures/IIRnew_43” — 2012/6/11 — 18:01 — page 106 — #1

0 50 100 150 200 250

102 101 100

ω(rad)

|H(ejω)|(dB)

Hình 5.26: Đáp ứng tần số của bộ lọc tương tự và bộ lọc số của Ví dụ 5.10.

Hệ thống này được điều khiển bởi một máy tính với vận tốc lấy mẫu là10Hz. Ta dùng phương pháp đáp ứng bậc thang bất biến để xác định hàm truyềnH(z)tương ứng.

Đáp ứng bậc thang của hệ thống đã cho là gst(t)=1−2et+e2t.

Với chu kì lấy mẫu là0,1s, rời rạc hóa gst(t)để cóhst(n)và lấy biến đổiZ củahst(n)ta được

Hst(z)= 1

1−z1− 1

1−e0,1z1+ 1 1−e0,2z1.

Chương 5. Thiết kế bộ lọc số IIR

“./figures/IIRnew_44” — 2012/6/11 — 18:01 — page 107 — #1

0 1 2 3 4 5

103 10−2 10−1 100

(rad)

|G(j)|(dB)

“./figures/IIRnew_45” — 2012/6/11 — 18:01 — page 107 — #1

0 1 2 3 4 5

10−3 10−2 10−1 100

ω(rad)

|H(ejω)|(dB)

Hình 5.27: Đáp ứng tần số của bộ lọc tương tự và bộ lọc số của Ví dụ 5.11.

Suy ra

H(z)=9,055917×103z1(1+0,90483747z1) 1−1,7325682z1+0,74081822z2 . Hình 5.27 biểu diễn đáp ứng biên độ củaG(p)vàH(z).

Trong tài liệu Bài giảng Xử lý tín hiệu số (Trang 145-154)