• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁC YẾU TÔ ẢNH HƯỞNG BẢO HIỂM

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "CÁC YẾU TÔ ẢNH HƯỞNG BẢO HIỂM"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TÁI CHÍNH - NGÂN HÀNG -BÁa HIỂM

CÁC YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC KHÔNG THAM GIA BẢO HIỂM HỘI Tự NGUYỆN

CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

• ĐOÀN THU HƯƠNG

TÓM TẮT:

Năm 2018, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN) rất tháp, chỉ khoảng 3% trên tổng lực lượng lao động, sử dụng dữ liệu từ Điều tra lao động việc làm năm 2018, bài viết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định không tham gia BHXHTN của người lao động, từ đó đề xuất các chính sách tăng tỷ lệ bao phủ của BHXHTN. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người lao động tuổi cao, nam giới, trình độ học vấn thấp, làm công việc phi tiền lương, không có hợp đồng lao động, có rất ít hoặc gần như không có kinh nghiệm làm việc, thu nhập tháp có khả năng không tham gia BHXHTN cao nhất.

Từ khóa: bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động, yếu tố, bảo hiểm xã hội.

1. Đặt vấn đề

Bảo hiểm xã hội (BHXH) nói chung và BHXHTN nói riêng là chính sách xã hội quan trọng, có chức năng ổn định đời sống của người lao động trong quá trình lao động hoặc khi gặp rủi ro, bảo đảm an toàn và chát lượng cuộc sống cho người tham gia, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ hiện nay của BHXHTN trong tổng lực lượng lao động chỉ khoảng 3%. vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng tới Quỹ BHXH, trong khi đó, Việt Nam đang đi vào giai đoạn già hóa dân số.

Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới đến việc không tham gia BHXHTN, từ đó đề xuất các chính sách tăng tỷ lệ bao phủ tại Việt Nam.

2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm

- Tính chính thức (formality) = tình trạng có BHXH.

- Tính phi chính thức (informality) = tình trạng thiếu BHXH, được định nghĩa trong Pages and Madrigal (2008).

2.2. Tổng quan nghiên cứu

Trương và Nguyễn (2013) đã nghiên cứu các yếu tô ảnh hưởng đến việc lựa chọn tham gia BHXHTN của khu vực phi chính thức ở tỉnh Phú Yên. Các yếu tố quan trọng nhát lần lượt là “giao tiếp”, “thu nhập”, “nhận thức về BHXH”, “hiểu biết về BHXH”, “ảnh hưởng xã hội” và cuô'i cùng là “thái độ”. Tương tự, Hoàng và Bùi (2018) tìm

SỐ 15-Tháng 6/2021 461

(2)

ra 5 yếu tô', đó là “Nhận thức về chính sách bảo BHXHTN”, “Thái độ đối với đăng ký”, "Nhận thức rủi ro”, "Quy trình đăng ký”, “Trách nhiệm đạo đức". Phạm và Nguyễn (2014) đã tìm ra 7 nguyên nhân ảnh hưởng tới việc không tham gia BHXHTN ở tỉnh Vĩnh Phúc, đó là: lương thấp và công việc không ổn định, phí đóng BHXH cao, thời gian dài cho đến khi nhận trợ cấp. thủ tục tham gia phức tạp, thất bại thông tin, không tin tưởng và không cần thiết.

Hầu hết các nghiên cứu trên đều đưa ra khuyến nghị chính sách là nâng cao nhận thức về sự cần thiết của việc tham gia BHXHTN, đổi mới chát lượng tổ chức, cải thiện cơ chế chính sách và cung cấp chính sách hỗ trợ cho nhóm dễ bị tổn thương.

Mặt khác, Castel and Pick (2018) đã tìm ra nguyên nhân khiến tỷ lệ bao phủ BHXH ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam rất thấp, đó là: phí đóng, sự thiếu tin tưởng vào chế độ hưu trí và xu hướng nhảy việc. Theo Rand and Torm (2012), yếu tố chính thức hóa liên quan đến tỷ lệ người lao động được bảo hiểm cao hơn.

Auerbach et al. (2007) cho thấy xác suất tham gia vào an sinh xã hội có tương quan với trình độ học vấn, thu nhập, quy mô doanh nghiệp, đặc điểm hộ gia đình và tuổi ở 7 quốc gia Mỹ - Latinh.

Roushdy and Selwaness (2017) đã chỉ ra nam giới, những người lớn tuổi hơn, lao động có trình độ học vấn cao hơn, những người làm công ăn lương có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn sẽ có nhiều khả năng tham gia BHXH hơn ở Ai Cập. Theo Pages and Madrigal (2008), người lao động trình độ thấp có thể ưa chuông việc tự kinh doanh và công việc phi chính thức hơn, vì những công việc này thường không yêu cầu đóng BHXH. Angel và Tanabe (2012), đã tìm hiểu xu hướng về lao động phi chính thức theo độ tuổi, giói tính, trình độ học vấn, khu vực việc làm, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, tình trạng việc làm và khu vực địa lý tại một sô' nước ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA).

Yếu tô quyết định ở đây là quy mô của khu vực công và khu vực nông nghiệp, nhìn chung các quốc gia có khu vực công lớn hơn và đô thị hóa hơn như Ai Cập, Syria và Lebanon có tỷ lệ phi chính thức thấp hơn.

Ngoài ra, Cheng et al (2014) đã kết luận, houkou (hộ khẩu) là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH ở Trung Quốc năm 2008. Người di cư đến thành thị có xu hướng ký hợp đồng lao động và tham gia các chế độ của BHXH nhiều hơn so với người di cư về nông thôn.

Mandigma (2016) đã chỉ ra tỷ lệ bao phủ bảo hiểm ở Philippines ảnh hưởng tích cực bởi các yếu tô' vĩ mô, như: ổn định kinh tế, tích trữ vốn, tăng lương, đô thị hóa và bị ảnh hưởng tiêu cực bởi mức độ phát triển kinh tế và toàn cầu hóa. Tuy nhiên, Duman (2010) nêu lên quan điểm về mối liên hệ giữa việc tham gia BHXH và sự chuyên môn hóa lao động trong bối cảnh 2 nền kinh tế thâm dụng vốn cao là Đức và Mỹ. Kết quả cho thây tỷ lệ that nghiệp và thu nhập là 2 yếu tô' ảnh hưởng rõ rệt nhâ't đến việc tham gia BHXH.

Tóm lại, dù đã có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau về BHXH và tỷ lệ bao phủ BHXH trên thê giới và tại Việt Nam, nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu về nguyên nhân của việc lựa chọn không tham gia BHXHTN và các yếu tô ảnh hưởng đến sự lựa chọn đó.

3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Cơsởdữliệu

Dữ liệu trong bài được sử dụng từ Điều tra lao động việc làm năm 2018 của Tổng cục Thông kê - Bộ Kê' hoạch và Đầu tư. Bộ dữ liệu điều tra thu thập thông tin cơ bản về các hoạt động chính liên quan đến thị trường lao động dành cho người từ 15 tuổi trở lên. Thông tin tổng hợp đại diện cho cả nước, thành thị và nông thôn, 6 vùng kinh tê' - xã hội, Hà Nội và Thành phô' Hồ Chí Minh sau mỗi quý điều tra và 63 tỉnh/thành phô' trực thuộc trung ương trong cả năm điều tra. Bộ dữ liệu năm 2018 bao gồm 824.137 quan sát.

3.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hồi quy logistics

* Giả thiết: nghiên cứu này đặt giả thiết là những người không tham gia BHXH đồng thời là những người không tham gia BHXHTN. Hiện nay, chưa có bộ cơ sở dữ liệu nào phân tích rõ ràng giữa việc tham gia hay không tham gia BHXHTN.

* Mô hình:

P(yi = l/X) = PiXi + £i

462 Số 15-Tháng 6/2021

(3)

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-BẢO HIỂM

• Y: giả định là nhị phân chỉ lấy 2 giá trị: 0 nếu người đó có tham gia BHXH hoặc 1 nếu không tham gia BHXH.

• X,: các biến độc lập, thể hiện các yếu tố là đặc điểm cá nhân.

• Pj! hệ số cho mỗi biến Xi

• £ji là hệ sô' lỗi, được giả định tuân theo phân phối chuẩn.

Mỗi biến giả định được phân thành 2 nhóm:

nhóm tham chiếu và nhóm so sánh. Nếu tỷ sô lớn hơn 1, nghĩa là nhóm so sánh có nhiều khả năng không tham gia bảo hiểm hơn so với nhóm tham chiếu, nếu nhỏ hơn 1, cho thấy ít khả năng không tham gia bảo hiểm hơn. Kết quả có ý nghĩa thông kê tại mốc 5%.

Các biến độc lập bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, loại công việc, loại hợp đồng lao động, kinh nghiệm làm việc và nhóm thu nhập.

• Giới tính: (i) Nữ giới (ii) Nam giới. Nữ giới được chọn làm nhóm tham chiếu.

• Trình độ học vấn: (i) Không đi học hoặc chưa tốt nghiệp tiểu học, (ii) Tốt nghiệp tiểu học, (iii) Tốt nghiệp câp hai, (iv) Tốt nghiệp cấp ba, (v) Giáo dục chuyên nghiệp (Trung câp, cao đẳng), (vi) Đại học trở lên. Nhóm “Không đi học hoặc chưa tốt nghiệp tiểu học’’là nhóm tham chiếu.

• Loại công việc: (i) Công việc phi tiền lương;

(ii) Công việc hưởng lương. Công việc phi tiền lương là nhóm tham chiếu.

• Loại hợp đồng lao động: (i) Vĩnh viễn, (ii) Dưới 1 năm, (iii) 1-3 năm, (iv) Hợp đồng thuê, (v) Thỏa thuận miệng và (vi) Không có hợp đồng. Hợp đồng vĩnh viễn là nhóm tham chiếu.

• Kinh nghiệm làm việc: (i) < 1 năm, (ii) 1-5 năm, (iii) 5-10 năm và (iv) > 10 năm. Người lao động làm việc < 1 năm là nhóm tham chiếu.

• Nhóm thu nhập: (i) Nhóm 1 (nghèo nhất), (ii) Nhóm 2, (iii) Nhóm 3, (iv) Nhóm 4 và (v) Nhóm 5 (giàu nhất). Nhóm 1 là nhóm tham chiếu.

4. Kết quả và thảo luận (Bảng 1) Bảng 1. Các yếu tô' quyết định đến việc không tham gia BHXHTN:

Theo khu vực sôhg

Nông thôn Thành th|

OR 95% Cl OR 95% Cl

Tuổi 1,0356*** 1,0354-1,0359 1,0356*** 1,0353-1,0358

Giởitính

Nữ giới 1 1

Nam giới 1,9602*** 1,9506-1,9699 1,3945*** 1,3877-1,4014

Trình độ họcvân

Không đi học hoặc chưa tốt

nghiệp tiểu học 1 - 1 -

Tốt nghiệp tiểu học 0,8290*** 0,8193-0,8389 0,9263*** 0,9138-0,9390 Tốt nghiệp cấp hai 0,7531*** 0,7447-0,7615 0,8732*** 0,8621 -0,8845

Tốt nghiệp cấp ba 0,6154*** 0,6083-0,6225 0,7857*** 0,7757-0,7959

Giáo dục chuyên nghiệp

(Trung cấp, cao đăng) 0,4488*** 0,4431-0,4546 0,5343*** 0,5270-0,5417 Đại học trỏ lên

___ ___ ______________________ 0,2213*** 0,2181-0,2246 0,2449*** 0,2416-0,2482

SỐ 15-Tháng 6/2021 4Ó3

(4)

Theo khu vực sống

Nông thôn Thành th|

OR 95% Cl OR 95% Cl

Loại côngviệc

_____________________ __________ ...

Công việc phi tiền lương 1 1

Công việc hưởng lương 0,3357*" 0,3316-0,3399 0,5171*** 0,5112-0,5230 Loại hợpđổnglao động

Vĩnh viên 1 1 -

1-3 năm 5,6588*** 5,6086- 5,7095 6,0714*** 6,0231 - 6,1202

Dưới 1 năm 21,6976"* 21,4877- 21,9095 23,0095*** 22,7811 - 23,2401 Hợp đồng thuê 94,5390*** 93,3316-95,7621 134,1509*** 131,8166- 136,5265 Thỏa thuận miệng

_____________ĩ_____________ 6509,06*** 6403,479-6616,382 2372,415*** 2334,331 - 2411,119 Không có hợp đổng 1987,548*** 1959,586-2015,908 647.0222*** 638,9447- 655,2018 Kình nghiệmlàmviệc

< 1 năm 1 1

1-5 năm 0,4405*** 0,4375-0,4435 0,4425*** 0,4388-0,4463

5-10 năm 0,3990*** 0,3956-0,4025 0,2649*** 0,2623-0,2675

>10 năm 0,3607*** 0,3569- 0,3645 0,2244*** 0,2220-0,2268

Nhómthunhập

Nhóm 1 (nghèo nhất) 1

Nhóm 2 0,4882 "* 0,4798- 0,4968 1,1073*** 1,0902-1,1247

Nhóm 3

___________________________ 0,1764*** 0,1734-0,1794 0,5177*** 0,5102-0,5253

Nhóm 4 0,0982***

____ __________0.0965-0,0999 0,3268*** 0,3221-0,3316

Nhóm 5 (giàu nhất) 0,0788*** 0,0774-0,0802 0,2266*** 0,2234-0,2298

Hệ sô' 0,4472*** 0,4359-0,4589 0,1773*** 0,1729- 0,1818

n=274.033 n=186.332

Nguồn: Số liệu tự tính toán từ Điều tra lao động việc làm năm 2018. Stata.

Trong đó: OR = odd ratios (tỷ' số odd), CI = confidence interval (khoảng tin cậy)

Tỷ số odd (odd ratios) lớn hơn 1 chỉ ra khả năng không tham gia BHXH nhiều hơn. Tỷ sô' odd nhỏ hơn 1 ngụ ý ít có khả năng không tham gia hơn.

Bảng 1 cho thấy kết quả của mô hình logistic cho dữ liệu tổng hợp. Mô hình có 274.033 quan sát

đối với đối tượng khảo sát sống ở nông thôn và 186.332 quan sát đối với đô'i tượng khảo sát ở thành thị.

Nhìn chung, tuổi càng cao thì càng nhiều khả năng không tham gia BHXHTN hơn, nhiều hơn 1,0356 lần.

464 số 15 - Tháng 6/2021

(5)

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-BẢO HIỂM

về giới tính, nam giới sống ở nông thôn có khả năng không tham gia BHXHTN cao hơn nữ 1,9602 lần (khoảng tin cậy 95%: 1,9506 - 1,9699). Tuy nhiên, hệ số này giảm đi đối với nam giới sống ở thành thị, chỉ là 1,3945. Nguyên nhân là nữ giới có xu hướng tham gia BHXHTN nhiều hơn, có thể do phụ nữ thường gặp phải tình trạng bấp bênh, thiếu an toàn trong công việc khi thường phải nhận trách nhiệm chăm con và lo việc nhà.

về

trình độ học vấn, người có học vấn càng cao, khả năng không tham gia BHXHTN càng giảm.

Điều này được thể hiện qua việc tỷ số odd giảm dần từ nhóm không đi học, hoặc chưa tốt nghiệp tiểu học đến nhóm học đại học trở lên ở cả nông thôn và thành thị. Những người đã tốt nghiệp tiểu học ít có khả năng không tham gia BHXHTN hơn so với những người không đi học là 0,829 lần. Những người học vấn cao hơn như tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp cấp 2, tốt nghiệp cấp 3 và giáo dục chuyên nghiệp có OR giảm dần từ 0,7531, xuống còn 0,6154; 0,4488 và 0,2213. ở khu vực thành thị, OR đối với những người tốt nghiệp tiểu học là 0,9263 nhưng OR đối với những người có học vấn cao hơn cũng giảm dần, chỉ còn 0,2449 đôi với người có trình độ đại học trở lên. Điều này cho thấy trình độ học vấn cao có thể giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng của BHXH và tiếp cận với BHXH tốt hơn. Bên cạnh đó, những người có bằng cao đẳng hoặc đại học dễ kiếm việc làm hơn trong các doanh nghiệp chính thức, do đó bắt buộc phải tham gia BHXH.

Những người làm việc hưởng lương ít có khả năng không tham gia BHXH so với những người lao động làm việc phi tiền lương là 0,3357 lần ở nông thôn và 0,5171 lần ở thành thị. Điều này cho thấy, công việc hưởng lương sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiếp cận BHXH và tham gia BHXH của người lao động.

So với hợp đồng vĩnh viễn, những người có hợp đồng 1-3 năm ở khu vực nông thôn có cơ hội không tham gia cao hơn 5,6588 lần. Người lao động có hợp đồng dưổi 1 năm có OR cao hơn ở mức 21,6976.

Hợp đồng cho thuê thậm chí còn có OR cao hơn nữa ở mức 99,4439. Đáng chú ý, thỏa thuận miệng và không có hợp đồng có OR cực kỳ cao, ở mức

6509,06 và 1987,548. Có nghĩa, những người lao động chỉ thỏa thuận miệng có khả năng không tham gia bảo hiểm cao hơn những người có hợp đồng vĩnh viễn là 6509,06 lần. Tương tự như vậy, kết quả đôi với lao động thành thị cũng cùng một xu hướng, mặc dù OR nhìn chung không cao bằng. Điều này cho thấy hợp đồng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tham gia BHXH. Ngoài ra, thời hạn hợp đồng càng dài, cơ hội tham gia BHXH của một người càng cao.

Mặt khác, những người làm việc càng lâu, càng ít có khả năng không tham gia BHXHTN hơn. Tỷ số odd của cả lao động nông thôn và thành thị giảm khi mọi người làm việc lâu hơn. Ớ nông thôn, tỷ số odd giảm dần từ 0,4405 đối với những người có 1 - 5 năm kinh nghiệm làm việc xucíng còn 0,3607 đối với người có trên 10 năm kinh nghiệm, thì tỷ số odd đối với người lao động trên 10 năm kinh nghiệm ở thành thị chỉ còn là 0,2244.

ơ nông thôn, những người có thu nhập càng cao sẽ càng ít có khả năng không tham gia BHXHTN hơn. Điều này được thể hiện bởi OR giảm dần từ những người có thu nhập thấp nhất tới những người có thu nhập cao nhất, giảm từ 0,4882 ở nhóm 2 xuống còn 0,0788 lần ở nhóm những người giàu nhất. Tuy nhiên, ở thành thị có hiện tượng khá đặc biệt, đó là nhóm 2 có khả năng không tham gia BHXHTN cao hơn nhóm nghèo nhất là 1,1073 lần.

Từ nhóm thứ 3 đến nhóm thứ 5 thì OR vẫn theo xu hướng giảm dần giống như ở nông thôn.

Tất cả các tỷ số odd đều có giá trị p nhỏ hơn 0,001, nghĩa là tất cả các tỷ số odd trong bảng đều có ý nghĩa thống kê cao.

5. Kết luận và khuyến nghị chính sách

Tóm lại, những người lao động càng lớn tuổi, nam giới, không có hợp đồng lao động, làm công việc phi tiền lương, trình độ học vấn thấp, có rất ít hoặc gần như không có kinh nghiệm làm việc, nằm trong nhóm thu nhập thâp lại là những người có khả năng không tham gia BHXHTN cao nhất.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất tới khả năng không tham gia BHXH là loại hợp đồng lao động. Chính vì vậy, Nhà nước cần đưa ra các chế tài để đảm bảo người sử dụng lao động triển khai hợp đồng lao động cho

SỐ 15-Tháng Ó/2Ũ21 4Ó5

(6)

người lao động, từ đó đưa họ vào nhóm tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời tăng mức phạt đôi với doanh nghiệp không triển khai BHXH cho người lao động.

Trình độ học vân cũng là một yếu tô rất quan trọng. Cần có các chính sách tuyên truyền hỗ trợ những người có trình độ học vấn thấp tham gia vào BHXHTN, đặc biệt cần hướng tới những người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức. Hầu hết người lao động trong khu vực này làm việc không có hợp đồng và được trả lương theo ngày. Nhiều người trong sô' họ cũng có trình

độ học vấn thấp. Tuy nhiên, việc tiếp cận kiểu lao động này có thể là một thách thức lớn vì họ thường làm việc thời vụ và hay nhảy việc. Do đó, các chiến dịch tuyên truyền nên được triển khai ở cấp độ phường, xã, tổ dân phố sẽ tiếp cận tốt hơn với nhóm người này.

Một yếu tố cũng có ảnh hưởng tới tỷ lệ bao phủ BHXH nữa đó là mức thu nhập của người dân. Điều này thúc đẩy Chính phủ cần tăng cường công tác

“xóa đói giảm nghèo” để cải thiện mức thu nhập của người dân, từ đó góp phần tăng tỷ lệ bao phủ củaBHXHTNB

Lời cảm ơn:

Nghiên cứu này được tài trự bởi Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trong đề tài mã số: DT20-21.82.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Auerbach p., Genoni M., Pages, c. (2007). Social security coverage and the labor market in developing countries.

IZA discussion paper No. 2979, Germany: Institute for the study of labor.

2. Angel-Urdinola D. F., Tanabe D. (2012). Micro determinants of informal employment in the Middle East And North Africa Region. Social Protection Discussion Papers 66594, The World Bank.

3. Castel p.. Pick, A. (2018). Increasing social insurance coverage in Viet Nam’s SMEs. OECD Development Policy Papers No. 13.

4. Cheng z., Nielsen I., Smyth R. (2014). Access to social insurance in urban China: A comparative study of rural-urban and urban-urban migrants in Beijing. Habitat International, 41,243-252.

5. Duman A. (2010). Risks in the labor market and social insurance preferences: Germany and the USA.

International Journal of Social Economics. 37(2), 150-164.

6. Hoàng Thu Thủy, Bùi Hoàng Minh Thư (2018). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của nông dân: Trường hợp địa bàn tỉnh Phú Yên. Tạp chí Phát triển khoa học & Công nghệ, Chuyên san Kinh tế-Luật và quản lý, 2 (4), 54-62.

7. Mandigma B. s. (2016). Determinants of Social Insurance Coverage in the Philippines. International Journal of Social Science and Humanity, 6 (9). 660-666.

8. Pages c., Madrigal L. (2008). Is Informality a Good Measure for Job Quality? Evidence from Job Satisfaction Data. Working Paper No. 654, Inter-American Development bank.

9. PhạmThỊ Lan Phương, Nguyễn Văn Song (2014). Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tạp chí Khoa hục và Phát triền. 12(5). 787-795.

10. Rand J., Torm N. (2012). The Benefits of Formalization: Evidence from Vietnamese Manufacturing SMEs.

World Development, 40 (5), 983-998.

466 So 15-Tháng 6/2021

(7)

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - BẢO HIỂM

11. Roushdy R., Selwaness I. (2017). Who Is Covered and Who Underreports: An Empirical Analysis of Access to Social Insurance on the Egyptian Labor Market. GLO Discussion Paper No. 29. Global Labor Organization (GLO), Netherlands: Maastricht.

12. Sieverding M. (2016). Youth Perspectives on Social Insurance in Egypt: Qualitative Insights on the Gap between Legal and Effective Coverage. Development Policy Review. 34 (6), 851-867.

13. Trương Thị Phượng, Nguyễn Thị Hiển (2013). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú Yên. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, 2,

181-186.

Ngày nhận bài: 4/5/2021

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 19/5/2021 Ngày chấp nhận đăng bài: 11/6/2021

Thông tin tác giả:

ThS. ĐOÀN THU HƯƠNG

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

FACTORS AFFECTING VIETNAMESE WORKERS’

DECISIONS TO NOT PARTICIPATE

IN THE VOLUNTARY SOCIAL INSURANCE SCHEME

• Master. DOAN THU HUONG Vietnam Maritime University

ABSTRACT:

In 2018, the proportion of people participating in the voluntary social insurance scheme in Vietnam was very low, only about 3% of the total labour force. By using data from 2018 Vietnam’s Labour Force Survey, this paper explores factors affecting Vietnamese workers’

decisions to not participate in the voluntary social insurance scheme. Based on the paper’s findings, some policy recommendations are proposed to encourage more workers to take part in the voluntary social insurance scheme. The paper finds out that workers who are male, older, on low income and low educatioon level, do not have employment contracts, and have little or no working experience are likely to not take part in the voluntary social insurance scheme.

Keywords: voluntary social insurance, labours, factors, social insurance.

So 15-Tháng 6/2021 467

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thái độ và sự quan tâm của họ đối với dịch vụ bảo hiểm cũng góp phần ảnh hưởng đến quyết định tham gia của khách hàng với mức độ mạnh yếu khác nhau tùy

Đề tài tiến hành nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu một chuyên viên tư vấn có kinh nghiệm trên 5 năm và doanh số mỗi tháng đem lại cho Ngân hàng về mảng bảo

Bên cạnh những cách thức, những chính sách tạo động lực vốn có của mình, khách sạn cần phải có nhiều hơn nữa những giải pháp đối với từng yếu

Để có thể nâng cao sự hài lòng trong công việc cho ngƣời lao động trong tổ chức thì việc đầu tiên là chúng ta phải hiểu rõ những yếu tố nào ảnh hƣởng đến sự hài lòng

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết tham gia BHXHTN: Theo kết quả phân tích hồi quy, biến hiểu biết về chính sách BHXHTN có

Trước bôi cảnh nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn đã dẫn đến hiệu quả và chất lượng hoạt động cho vay nói chung, cho vay SMEs của các ngân hàng trên địa

Theo các nghiên cứu xã hội học kinh điển của Weber, trong ứng xử của con người, các biểu tượng tôn giáo có thể chi phối nhận thức của họ trong nhiều hoạt động, từ lao động, đời sống gia

Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính sơ bộ, sử dụng thang đo có sẵn theo khung nghiên cứu của tácgiảShiweiSun và cộng sự 2016 theolý thuyết TOE bao gồm 26 biếnquan sát,thôngqua