• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá của các đối tượng khảo sát đối vớ i quá trình l ập dự toán, chấp h ành

pháp kiểm định Independent Samples T- Test

Để biết được đánh giá của các đối tượng khảo sát đối với công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN tại Phòng TC-KH huyện Bố Trạch, đề tài sử dụng kiểm định “Independent Samples T–test” với các chỉ tiêu: giá trị trung bình (mean) riêng cho mỗi nhóm và giá trị trung bình chung cho tất cả đối tượng khảo sát để điều tra mức độ đánh giá của các đối tượng khảo sát đối với vấn đề nghiên cứuvà chỉ số mức ý nghĩa sig (2- tailed) để đánh giá sựkhác biệt giữa giá trị trung bình (mean) giữa hai nhóm đối tượng điều travà ý nghĩacủasựkhác biệtđó.

2.4.3.1. Đánh giá của đối tượng điều tra về Luật NS, các chính sách, chế độ và các định mứcKT-KT được sử dụng để lập dự toán và phân bổ chi NSNN cấp huyện

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.12. Kết quả kiểm định Independent Samples T–Test về Luật NS, các chính sách, chế độ và các định mức KT-KT được sử dụng để lập dự toán Tên biến

Điểm đánh giá của đối tượng khảo sát Mức ý nghĩa Sig (2-tailed) Trung

bình

Cơ quan quản lý ngân sách

Đơn vị sử dụng ngân sách LNS - Luật NS, Chính sách, chế độ của Nhà nước

LNS1 2,94 3,60 2,72 0,000

LNS2 3,37 3,44 3,35 0,654

LNS3 3,43 3,60 3,37 0,349

LNS4 3,51 4,12 3,31 0,000

DMKT -Định mức kinh tế- kỹ thuật

DMKT1 2,69 2,12 2,88 0,002

DMKT2 2,39 1,88 2,56 0,001

DMKT2 2,75 2,32 2,89 0,007

DMKT3 2,9 2,52 3,03 0,035

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS

Các chính sách, chế độ

Căn cứ vào kết quả bảng trên, cho thấy chênh lệch giá trị trung bình ý kiến đánh giá của cơ quan quản lý ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách. Kết quả cho thấy, khi 2 đối tượng này đánh giá vềLuật NS, các chính sách, chế độ thì 2 tiêu chí

“LNS1 -Các văn bản, chính sách, chế độ của NN liên quan đến chi NSNN hiện nay là cụ thể, rõ ràng” và “LNS4 - Luật NSNN bao quát hết các lĩnh vực KT-XH, có tính hướng dẫn cao” đều có giá trị Sig nhỏ hơn 0,05 (Khoảng tin cậy 95%). Có nghĩa là khicơ quan quản lý ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách đánh giá 2 tiêu chí này thì có sự đánh giá khác nhau. Cụ thể, tiêu chí “cụ thể, rõ ràng” thì cơ quan quản lý ngân sách đánh giá với giá trị trung bình là 3,60, còn đơn vị sử dụng ngân sách đánh giá thấp hơn là 2,72. Điều này được lý giải là do đứng trên góc độ của đơn vị sử dụng ngân sách thì đa dạng nội dung, khoản mục, nhiệm vụ chi, có những nội dung trong quá trình thực hiện còn gặp vướng mắc dẫn đến tình trạng phải “vận

Trường Đại học Kinh tế Huế

dụng”.Với tiêu chí “Luật NSNN bao quát hết các lĩnh vực KT-XH, có tính hướng dẫn cao” thì cơ quan quản lý ngân sách đánh giá với giá trị trung bình là 4,12, trong khi đó đơn vị sử dụng ngân sách đánh giá thấp hơn là 3,31. Điều này cho thấy theo đánh giá của khối đơn vị sử dụng ngân sách, thực tế Luật NSNN ban hành chỉ mới dừng lại ở chỗ những quy định chung nhất liên quan đến lĩnh vực NSNN. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực KT-XH khi thực hiện đều cần phải có những văn bản dưới luật hướng dẫn riêng, cụ thể, phù hợp.

Các định mức kinh tế kỹ thuật được sử dụng để lập dự toán

Kết quả đánh giá của của cơ quan quản lý ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách về các định mức kinh tế kỹ thuật được sử dụng để lập dự toán có sự khác biệt rõ rệt ở 4 tiêu chí đánh giá, do giá trị các tiêu chí đều nhỏ hơn 0,05. Có nghĩa là ý kiến đánh giá của cơ quan quản lý ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách khi đánh giá về các định mức kinh tế kỹ thuật được sử dụng lập dự toán có sự khác biệt. Kết quả cho thấy mức đánh giá của cơ quan quản lý ngân sách đánh giá thấp hơn so với đơn vị sử dụng ngân sách. Cụ thể “DMKT1 - Các tiêu chí sử dụng để phân bổ chi thường xuyên NSNN hiện nay là phù hợp” cơ quan quản lý ngân sách với giá trị trung bình là 2,12 và đơn vị sử dụng ngân sách tương ứng là 2,88. Giá trị này khá thấp, chứng tỏ đa phần đều nhận thấy hệ thống tiêu chí phân bổ hiện nay đang không được hợp lý. Còn “DMKT3 -Các tiêu chí, định mức bao quát được hết cho tất cả các khoản mục chi NS” đánh giá của cơ quan quản lý ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách lần lượt là 2,32 và 2,89. Điểm đối với tiêu chí này khá thấp là do hiện tại tiêu chí chủ yếu hiện nay đang được áp dụng phổ biến nhất là theo quy mô dân số và định mức biên chế cán bộ, như vậy, mang tính chất bình quân khá lớn, mà chưa chú trọng đến tính đặc thù hay nhiệm vụ của từng địa phương, lĩnh vực. Cuối cùng là “DNKT4 - Định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồnNSNN dựa trên các tiêu chí hoàn toàn phù hợp” đánh giá của cơ quan quản lý ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách lần lượt là 2,52 và 3,03. Điều này được giải thích là do hiện tại UBND tỉnh mới ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh. Còn tiêu chí để phân bổ vốn đầu tư

Trường Đại học Kinh tế Huế

cấp huyện cho các xã, thị trấn, các chủ đầu tư cụ thể thì chưa được quy định một cách rõ ràng, mang tính chất định tính là chủ yếu.

2.4.3.2. Đánh giá của đối tượng điều tra về kế hoạch phát triển KT- XH của địa phương, sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong chi NSNN và trình độ, khả năng của đội ngũ cán bộ tài chính

Bảng 2.13. Kết quả kiểm định về kế hoạch phát triển KT-XH, sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan và trình độ, khả năng của đội ngũ cán bộ tài chính

Tên biến

Điểm đánh giá của đối tượng khảo sát

Mứcý nghĩa Sig (2-tailed) Trung

bình

Cơ quan quản lý ngân sách

Đơn vị sử dụng ngân sách

DHPT -Định hướng phát triển KT-XH của địa phương

DHPT1 3,88 3,64 3,96 0,097

DHPT2 3,79 3,64 3,84 0,245

DHPT3 3,77 3,64 3,81 0,272

SPH - Sự phối hợp giữa các đơnvị liên quan với Phòng TC-KH

SPH1 3,74 3,64 3,77 0,306

SPH2 3,80 3,72 3,83 0,419

SPH3 3,91 3,60 4,01 0,012

TDDN - Trìnhđộ, khả năng của đội ngũ cán bộ tài chính

TDDN1 3,15 3,32 3,09 0,318

TDDN2 3,09 3,84 2,84 0,000

TDDN3 3,00 3,28 2,91 0,022

TDDN4 2,65 3,20 2,47 0,007

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS

Kế hoạch phát triển KT-XH

Kết quả đánh giá của của cơ quan quản lý ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách về kế hoạch phát triển KT-XH thì không có sự khác biệt, do cả 3 tiêu chí đánh giá về Kế hoạch phát triển KT-XH đều có giá trị Sig > 0,05., và giá trị trung bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

đều khá cao (>3,5) chứng tỏ, định hướng phát triển KT-XH của huyện nhà đãđược quan tâm, cụ thể hóa để các cấp, các ngành, các địa phương nắm rõ, thực hiện.

Sự phối hợp giữa các đơn vịliên quan

Cơ quan quản lý ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách có đánh giá khác nhauở tiêu chí “SPH3 -Các đơn vị sử dụng ngân sách khi có vướng mắc, chủ động liên hệ với Phòng TC-KH để được hướng dẫn” với giá trị Sig là 0,012 <0,05. Cụ thể đánh giá của đơn vị sử dụng ngân sách là 4,01 lớn hơn cơ quan quản lý ngân sách là 3,60. Kết quả này dễ lý giải, là vì nội dung điều tra này phản ánh đến công việc, việc làm của các đơn vị sử dụng ngân sách, do đó nếu điều tra chính bản thân họ thường cho kết quả thuận (tự thoã mãn),ngược lại đối với các cơ quan quản lý ngân sách họ là đối tượngtiếp xúc, làm việc nên họ phản ánh khách quan hơn.

Trìnhđộ, khả năng của đội ngũ cán bộ tài chính

Dựa vào kết quả bảng trên, cho thấy cơ quan quản lý ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sáchvề trình độ, khả năng của đội ngũ cán bộ tài chính có sự khác biệt rõ rệt về cả 3 tiêu chí đánh giá, do đều có giá trị Sig đều nhỏ hơn 0,05 và tổng quan cơ quan quản lý ngân sách đánh giá cao hơn đơn vị sử dung ngân sách. Cụ thể,

“TDDN2 - Tốc độ xử lý công việc của các cán bộ Phòng TC-KH nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu của các đơn vị” thì cơ quan quản lý ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách có đánh giá lần lượt là 3,84 và 2,84. Còn “TDDN3 - Cán bộ Phòng TC-KH có tinh thần, thái độ tốt khi tiếp xúc với các đơn vị” thì cơ quan quản lý ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách có đánh giá lần lượt là 3,28 và 2,91. Kết quả của hai tiêu chí này được giải thích tương tự ở mục trên. Số lượng đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện lớn hơn số lượng cơ quan quản lý ngân sách rất nhiều.

Vì vậy, mức độ giao dịch, tiếp xúc làm việc giữa cán bộ Phòng TC-KH huyện với các đơn vị sử dụng ngân sách thường xuyên hơn so với các cơ quan quản lý ngân sách nên có nhiều đánh giá khách quan hơn. Cuối cùng là “TDDN4 - Chất lượng đội ngũ cán bộ kế toán các đơn vị trên địa bàn huyện hiện nay là khá tốt” thì cơ quan quản lý ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách có đánh giá lần lượt là 3,20 và 2,47. Kết quả này cho thấy đánh giá về đội ngũ kế toán trên địa bàn chưa được tốt,

Trường Đại học Kinh tế Huế

chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác tài chính, thu, chi ngân sách của đơn vị.

2.4.4.3. Đánh giáchung của đối tượng điều tra về công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN.

Bảng 2.14. Kết quả kiểm định Independent Samples T–Test đánh giá chung về công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN.

Tên biến

Điểm đánh giá của đối tượng khảo sát

Mức ý nghĩa Sig (2-tailed) Trung bình Cơ quan quản

lý ngân sách

Đơn vị sử dụng ngân sách

CTLDT -Đánh giá chung về công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN

CTLDT1 2,72 2,64 2,75 0,715

CTLDT2 3,25 3,24 3,25 0,941

CTLDT3 3,14 2,92 3,21 0,208

CTLDT4 3,10 2,92 3,16 0,253

CTLDT5 3,17 3,04 3,21 0,502

CTLDT6 3,20 3,20 3,20 1,000

CTLDT7 3,24 3,04 3,31 0,159

CTLDT8 3,40 3,20 3,47 0,195

CTLDT9 3,22 3,12 3,25 0,563

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS Dựa vào kết quả thống kê bảng trên, thì không có sự đánh giá khác nhau của cơ quan quản lý ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách với đánh giá chungvề công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN, do đều có giá trị Sig > 0,05.

Tuy nhiên, các đánh giá chung này có giá trị trung bình ở mức độ ít phù hợp (chủ yếu <3,3), chứng tỏ công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN huyện Bố Trạch hiện nay tuy rằng cơ bản có những tiến bộ tích cực nhưngvẫn còn nhiều điểm hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đặt ra của địa phương trong tình hình tới.

2.5. Đánh giá chung thực trạng lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi NSNN tạiPhòng TC-KH huyện Bố Trạch,tỉnh Quảng Bình