• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thnhất,điều kiện tự nhiên trên địa bàn

Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là một trong những địa phương thường xuyên phải gánh chịu hậu quả của thiên tai, lũ lụt. Trong những năm gần đây, thời tiết không được thuận lợi, rét đậm, rét hại kéo dài, bão lụt liên tiếp xảy ra... Tất cả những yếu tố đó làm bất lợi lớn cho nhiều dự án đầu tư chưa thực hiện được, một số công trình phải giãn tiến độ, tạm ngừng thi công, chi phí duy tu sửa chữa giao thông, đê điều... phát sinh, bổ sung nhiều so với dự toán đầu năm, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phân bổ và sử dụng ngân sách trên địa bàn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho công tác điều hành ngân sách cũng như việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế củahuyệntrở nên khókhăn hơn.

Thứ hai, cơ chế, chính sách của Nhà nước và sự chỉ đạo từ Trung ương

- Hệ thống định mức chưa phù hợp:Căn cứ chi ngân sách là các chế độ, định mức nhưng hệ thống định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách, định mức kinh tế kỹ thuật thường lạc hậu (chỉ đáp ứng được từ 70-80% so với nhu cầu), không phù hợp, chậm được sửa đổi, bổ sung nên trên thực tế nhiều chế độ định mức chỉ mang tính kế hoạch, hướng dẫn là chính, ít được các cơ quan đơn vị tuân thủ. Nhiều loại đơn giá, định mức gắn liền với công tác quản lý chi thường xuyên nhưng chậm được ban hành, ví dụ như đối với sự nghiệp kiến thiết thị chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

đơn giá về chăm sóc cây xanh, sửa chữa điện chiếu sáng, vệ sinh môi trường … chậm được ban hành dẫn đến hệ quả là chưa đủ cơ sở để quảnlý hoạt động này.

- Sự thay đổi liên tục của các chế độ, chính sách: Các chế độ chính sách về tiền lương và các chế độ lợi ích khác của Nhà nước thường thay đổi nên ảnh hưởng đến dự toán đầu năm, dẫn đến tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán. Ví dụ điểm hình nhất là giai đoạn từ 2014-2017, trong vòng 4 năm mà tiền lương tối thiểu phải sử dụng đến 3 mức khác nhau. Quy định về thay đổi tiền lương tối thiểu thường có hiệu lực từ giữa năm, dẫn đến tình trạng phải tính toán, điều chỉnh, bổ sung ngân sách chi lương và các khoản đóng góp từ lương so với dự toán đầu năm.

- Hệ thống văn bản quản lý đầu tư còn thiếu đồng bộ, khó thực hiện: Hệ thống văn bản quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua được các cơ quan ban hành sửa đổi, bổ sung thường xuyên, nhưng nhìn chung còn thiếu đồng bộ, nhiều quy định còn chồng chéo,khó áp dụng vào thực tế.

Thứ ba, từ phía chính quyền địa phương:

- Hệ thống định mức phân chia ngân sách cho các ngành, lĩnh vực, không dựa trên những đánh giá khách quan về chức năng, nhiệm vụ, mục đích, mục tiêu của từng ngành, lĩnh vực trong mỗi thời kỳ: Luật NSNN trao cho địa phương quyền xây dựng và quyết định hệ thống định mức phân bổ ngân sách trên địa bàn, như vậy, sẽ nhận diện tốt hơn về các điều kiện, khả năng, mục tiêu và ưu tiên phát triển KT- XH của địa phương. Trên cơ sở đó sẽ có các quyết định phân bổ ngân sách phù hợp hơn, thực tế hơn. Tuy nhiên, huyệnlại mô phỏng hệ thống định mức phân bổ của cấp trên là dựa trên thực tế chi của các ngành, lĩnh vực giai đoạn trước đó và khả năng tăng thu trong tương lai để xác định định mức phân bổ ngân sách. Như vậy, phân bổ ngân sách hiện hành được xem là phương pháp phân bổ ngân sách tăng thêm cho mỗi kỳ, thực chất là tăng thêm cho mỗi lĩnh vực theo định kỳ một khoản nào đó, không cần đánh giá xem việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và nhu cầu nguồn ngân sách đối với mỗi lĩnh vực thay đổi như thế nào.

- Phân cấp ngân sách còn chồng chéo: Quảng Bình thực hiện phân cấp chi

Trường Đại học Kinh tế Huế

theo phân cấp quản lý KT - XH. Việc phân cấp như vậy sẽ đội chi phí lên đáng kể do cơ chế song trùng. Hơn nữa, nhiều cấp cùng đảm nhiệm một nhiệm vụ cũng làm giảm tính trách nhiệm của mỗi cấp.Nếuphân cấp cho xã chịu trách nhiệm giáo dục mầm non, huyện chịu trách nhiệm đối với giáo dục Tiểu học, THCS và tỉnh chịu trách nhiệm giáo dục PTTH sẽ hạn chế đáng kể trách nhiệm của mỗi cấp. Mặc dù, dựa trên các quy định, hướng dẫn của luật NSNN để phân cấp nhưng thực tiễn các tỉnh cũng phân cấp rất khác nhau. Như vậy, có thể nói rằng quyết định cuối cùng là ở tỉnh. Tỉnh cần phải cân nhắc cụ thể giữa các lợi ích với chi phí của việc phân cấp để quyết định nên giao cho cấp chính quyền nào nhiệm vụ chi gì.

Thứ tư, từ phíaPhòng TC-KH, KBNN và các ngành liên quan:

- Công tác tuyên truyền luật NSNN và các văn bản liên quan. Công tác tuyên truyền, quán triệt Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, bổ sung sửa đổi về NSNN đến các cơ quan, đơn vị chưa thực sự sâu sắc, chưa đạt được mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về Luật NSNN cũng như các văn bản hướng dẫn của một số cán bộ làm công tác tài chính còn hạn chế, dẫn đến sử dụng ngân sách kém hiệu quả, thậm chí còn thực hiện sai chế độ hiện hành.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư còn nhiều hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư và xử lý vi phạm trong đầu tư XDCB, chi tiêu tài chính chưa được tiến hành thường xuyên. Việc kết luận, xử lý sai phạm còn chưa nghiêm minh, còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử lý kiên quyết đối với các đơn vị, chủ đầu tư có sai phạm để đảm bảo kỷ cương tài chính.

- Đội ngũ cán bộ tài chính còn yếu. Đội ngũ cán bộ ngành tài chính ở các cấp huyện, cấp xã vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, trìnhđộ còn bất cập, chưa được chuẩn hóa kịp thời để đáp ứng được tiến trình cải cách Tài chính công.

Năng lực của một bộ phận cán bộ trong công tác quảnlý và thực hiện dự án đầu tư XDCB còn bị hạn chế. Mặt khác, năng lực của các chủ đầu tư chưa theo kịp yêu cầu công tác quản lý nên chưa kiểm tra, giám sát được đơn vị tư vấn, nhà thầudẫn đến hiệu quả quản lý chi đầu tư từ ngân sách còn chưa cao. Điều này xuất phát từ chất lượng công tác tuyển dụng cán bộ làm việc trong lĩnh vực tài chính chưa cao, và vấn đề tự học tập

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghiên cứu các văn bản chế độ của các cán bộ chưa tự giác, chưa kịp thời. Công tác đào tạo, tập huấn kỹ năng xử lý công việc, và tập huấn các văn bản hướng dẫn về chi NSNN cho các cán bộ công tác tài chính chưa được chú trọng thường xuyên.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lýchingân sách chưa được chặt chẽ. Sự phối hợp giữa cơ quan Tài chính - KBNN chưa được nhịp nhàng, đồng bộ, đặc biệt trong báo cáo điều hành ngân sách trên địa bàn, số liệu chi ngân sách còn khập khiễng giữa các đơn vị, vì vậy sẽ khó đưa ra các tham mưu sát thực, kịp thời trong điều hành ngân sách trên địa bàn.

Thứ năm, nguyên nhân từ phía đơn vị sử dụng ngân sách

- Ý thức chấp hành luật NSNN của các đơn vị sử dụng ngân sách, Chủ đầu tư, Ban quản lý chưa cao. Tình trạng gian lận, dự toán áp sai định mức, đơn giá theo quy định vẫn xảy ra, giá cả thị trường biến động điều này làm thất thoát, lãng phí vốn của Nhà nước.Không ít lãnh đạo các cơ quan hành chính sự nghiệp vẫn còn tư tưởng vận dụng tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản chi này, cộng thêm trìnhđộ của đội ngũ cán bộ tài chính kế toán của các đơn vị còn hạn chế, không tham mưu quyết đoán, dẫn đến có nhiều khoản chi còn sai chế độ, định mức quy định.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả đã đánh giá những đặc điểm, tình hình KT-XH của huyện. Đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng về chi NSNN nói chung, chi NSNN của huyện ở các khâu lập, chấp hành, quyết toán chi NSNN. Sử dụng phương pháp Independent Sample T- Test để tổng hợp ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về các nhân tố ảnh hưởng cũng như kết quả của công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN, từ đó rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và làm rõ những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế,làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi NSNN tại Phòng Tài chính–Kế hoạchhuyện Bố Trạchtrong chương 3.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ HOẠCH HUYỆN

BỐ TRẠCH, QUẢNG BÌNH