• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhiệm vụ chi NSNN hàng năm luôn được triển khai kịp thời, đảm bảo quy định. Việc cấp phát, quản lý vốn đầu tư XDCB, kinh phí thường xuyên, kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí bổ sung có mục tiêu, kinh phí mua sắm tài sản... được thực hiện theo đúng tinh thần Luật NSNN, Luật đầu tư công và các văn bản hướng dẫn liên quan đến chi NSNN. Chi ngân sách cơ bản phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều hành phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.

Quy trình chấp hành chi NSNN được thể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.4. Quy trình chấp hành chi NSNN tại huyện Bố Trạch 2.3.2.1. Chấp hành dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản

Chi đầu tư XDCB là khoản chi mang tính chất tích luỹ, mức độ đầu tư phụ thuộc vào nguồn thu nhập quốc dân trên địa bàn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tăng

Giao quyết định phân bổ dự toán

Kiểm soát chi NSNN

Lập chứng từ rút dự toán chi NSNN Nhập dự toán vào hệ thống TABMIS

Trường Đại học Kinh tế Huế

năng suất xã hội và các quan hệ cân đối lớn trong phát triển kinh tế của huyện; nhằm phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triểnKT-XH củahuyện.

Quản lý chi đầu tư XDCB thời gian qua tại huyện Bố Trạch được quy định khá chi tiết và chặt chẽ, chủ yếu dựa trên các quy định từ các văn bản pháp lý, gồm: Luật đầu tư công; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng... nhằm mục đích:

- Tạo ra khuôn khổ pháp lý cho mọi thành phần kinh tế đầu tư XDCB phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển KT-XH của huyện nhà trong từng thời kỳ, phù hợp với phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, và nâng cao mức sống của nhân dân.

- Sử dụng các nguồn vốn đầu tư do nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô, lãng phí.

- Đảm bảo việc xây dựng theo quy hoạch, công trình xây dựng có chất lượng, đúng hạn quy định, với chi phí hợp lý.

Để giúp các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư tháo gỡ các vướng mắc khó khăn, nhất là trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đồng thời rà soát từng dự án đầu tư,theo từng nguồn vốn, thu hồi hoặc điều chuyển vốn đối với các dự án chưa cấp bách, dự án chậm tiến độ, hoặc chưa đủ hồ sơ thủ tục theo quy định. Không phê duyệt các dự án đầu tư khi chưa xác định rõ nguồn vốn đầu tư tránh nợ đọng theo tinh thần Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 28/6/2013, nhằm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư XDCB. Đồng thời thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độcác công trình, nh

Trường Đại học Kinh tế Huế

ất là xây dựng nông thôn mới.

Bảng 2.5. Chi đầu tư XDCB huyện Bố Trạch giai đoạn 2014 - 2016

ĐVT: Triệu đồng Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chi đầu tư phát triển 139.290 117.272 139.700

Chi đầu tư XDCB 139.290 117.272 139.700

Chi đầu tư phát triển khác như: đầu tư hỗ trợ

các DN, các tổ chức kinh tế của Nhà nước... 0 0 0

Nguồn: Phòng TC-KH huyện Bố Trạch

2.3.2.2. Chấp hành dự toán chi thường xuyên

Trên cơ sở dự toán được giao, khả năng tiến độ thu ngân sách, UBND huyện đã chủ động rà soát, sắp xếp điều hành các nguồn kinh phí, ưu tiên kinh phí thực hiện các cơ chế chính sách phát triển sản xuất, triển khai các mô hình, đề án phát triển kinh tế, giải ngân kinh phí đảm bảo an sinh xã hội. Chỉ đạo các đơn vị chấp hành đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của Nhà nước, chủ động sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được giao, hạn chếtối đa việc bổsung ngoài dựtoán. Chỉ đạo rà soát, cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các khoản chi chưa thực sự cấp bách, nhất là các khoản chi mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm, hội nghị, hội thảo, đi công tác, tham quan học tập kinh nghiệm...; thực hiện lồng ghép các nội dung, công việc một cách hợp lý để thực hiện, nhằm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016 hàng năm đều thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ lương và các khoản có tính chất lương), đồng thời thực hiện tiết tiết kiệm 10% chi thường xuyên 8 tháng còn lại của năm 2015, không tham mưu các cơ chế chính sách khi chưa cân đối được nguồn vốn.

Việc thực hiện cơ chế tự chủ về biên chế, kinh phí theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đãđược UBND huyện chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc. Việc giao quyền tựchủ đã thúc đẩy rà soát, sắp xếp, bốtrí sửdụng công chức, viên chức phù hợp với năng lực chuyên môn và vị trí côngtác, đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động phấn đấu tăng thu, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài chính. Việc giao khoán kinh phí đã được triển khai tại tất cả các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

trong toàn huyện.

Trong mua sắm tài sản: các gói thầu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên được triển khai theo quy trình xây dựng kế hoạch đấu thầu, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu đã được thực hiện theo hình thức đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh trên cơ sở kết quả thẩm định và phê duyệt giá. Tài sản sau khi mua sắm được bàn giao đơn vị, cá nhân quản lý sử dụng, thực hiện tốt quy trình sử dụng, bảo dưỡng, vì vậy đã phát huy tốt hiệu quả, các đơn vị đã mở sổ theo dõi tài sản, công khai theo quy định.

Hàng tháng, phòng Tài chính - KH huyện đều lập báo cáo đánh giá việc chấp hành dự toán chi ngân sách gửi UBND huyện và Sở Tài chính để có những chỉ đạo hiệu quả hơn trong việc điều hành quản lý chi ngân sách

Bảng 2.6. Chi thường xuyên ngân sách huyện Bố Trạch 2014 - 2016 TT

Nội dung Năm2014 Năm2015 Năm 2016

Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ %

Tổng chi 611.625 100 614.925 100 625.398 100

1 Chi QP-AN 10.591 1,7 8.947 1,5 9.173 1,5

2 Chi SN GD-ĐT, dạy nghề 297.592 48,7 302.308 49,2 313.634 50,1 3 Chi SN y tế, dân số KHHGĐ 21.403 3,5 21.770 3,5 21.401 3,4

4 Chi sự nghiệp VHTT 1.894 0,3 2.368 0,4 1.667 0,3

5 Chi SN phát thanh truyền hình 1.263 0,2 1.354 0,2 1.529 0,2 6 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 76.078 12,4 75.431 12,3 107.861 17,2

7 Chi SN kinh tế 27.519 4,5 67.893 11,0 32.488 5,3

8 Chi quản lý NN, Đảng, đoàn

thể 125.576 20,5 130.241 21,2 133.971 21,4

9 Trợ cước, trợ giá 47.607 7,8 1.417 0,2 1.578 0,3

10 Chi sự nghiệp môi trường 362 0,1 1.675 0,3 601 0,1

11 Chi khác NS 1.740 0,3 1.521 0,2 1.495 0,2

Nguồn: Báocáo quyết toán hàng năm của Phòng TC-KH huyện Qua bảng 2.6 cho thấy: chi thường xuyên các lĩnh vực đa số đều giữ được tỷ trọng ổn định qua các năm. Trong đó, chi sự nghiệp đào tạo – giáo dục –dạy nghề

Trường Đại học Kinh tế Huế

luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đến chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể và chi đảm bảo xã hội và tăng qua các năm. Điều này thể hiện chủ trương nâng cao dân trí cho nhân dân và bảo đảm an sinh xã hội cho địa phương.

Chi thường xuyên NSNN của huyện Bố Trạch xu hướng tăng đều qua các năm, tốc độ tăng và giá trị tăng là hoàn toàn hợp lý vì nó phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế- xã hội củahuyện, với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cải cách tiền lương của Đảng và Nhà nước, đảm bảo ổn định kinh tế chính trị, an ninh quốc phòng và an sinh xã hội trên địabàn huyện.

2.3.2.3. So sánh dự toán và thực hiệnchi NSNN

Kết quả thực hiện chi NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2014 – 2016 đãđược đề cập, phân tích ở các mục trên. Tuy nhiên, trong thực tế, không thể hoàn toàn thực hiện chấp hành chi NSNN chính xác giống như dự toán đã phê duyệt đầu năm.

Ở đây, tác giả sẽ so sánh dự toán đầu năm và thực hiện chi NSNN trong năm để qua đó đánh giá về việc lập dự toán cũng như thực hiện chi NSNN huyện Bố Trạch.Kết quả so sánh được thể hiện ở bảng2.7.

Bảng 2.7. So sánh dự toán và thực hiện chi NSNN chi tiết theo nội dung chi:

ĐVT: Triệu đồng

TT

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

DT Thực

hiện CL DT Thực

hiện CL DT Thực

hiện CL A Chi cân đối NS 539.085 788.518 249.433 551.882 773.090 221.208 563.216 797.609 234.393

I Chi đầu tư XDCB 48.800 139.290 90.490 47.130 117.272 70.142 62.215 139.700 77.485 II Chi thường xuyên 484.285 611.625 127.340 497.752 614.925 117.173 493.501 625.398 131.897 III Dự phòng NS 6.000 2.199 -3.801 7.000 3.347 -3.653 7.500 3.164 -4.336 IV Chi chuyển nguồn NS 35.404 35.404 37.546 37.546 29.347 29.347

B Các khoản chi QL

qua NSNN 23.182 48.411 25.229 30.523 38.903 8.380 38.385 3.152 -35.233 C Chi nộp NS cấp trên 4.962 4.962 7.756 7.756 9.574 9.574 Tổng cộng 562.267 841.891 279.624 582.405 819.749 237.344 601.601 810.335 208.734

Nguồn: Phòng TC-KH huyện Bố Trạch

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhìn vào số liệu ở Bảng 2.7 ta thấy: Trong giai đoạn 2014 - 2016, hầu hết các nội dung, thực hiện chi ngân sách đều vượt dự toán khá cao. Có những nội dung thực hiện chi NSNN tỷ lệ vượt dự toán khá cao như chi đầu tư XDCB trong 3 năm 2014-2016 tỷ lệ vượt dự toán đều trên 150% và có xu hướng giảm dần qua các năm.

Thực hiện chi ngân sách vượt dự toán là do trong năm nguồn thu ngân sách cân đối đạt được vượt kế hoạch dự toán thu ngân sách ban đầu. Khi có nguồn thu, sẽ chú trọng để chi đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển KT-XH địa phương. Tuy nhiên năm 2015, 2016 tỷ lệ này giảm dần là do thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công theo Luật đầu tư công năm 2015.

Dự toán và thực hiện chi thường xuyên đều tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, chênh lệch thực hiện vượt dự toán hằng năm lại biến động không đều (năm 2015 chênh lệch giảm, nhưng đến 2016 lại tăng).Sự thay đổi này xuất phát từ sự thay đổi trong các chính sách về tiền lương.

Xuất phát từ thực tế trong quá trình thực hiện chấp hành chi NSNN, nếu các đơn vị phát sinh nhu cầu chi tiêu, nhiệm vụ chi ngoài dự toán đã được giao đầu năm, các đơn vị sẽ lập dự trù gửi Phòng TC-KH, UBND huyện xin bổ sung kinh phí. Nếu nội dung chi đã có trong dự toán đầu năm, nhưng có bổ sung, điều chỉnh trong năm, ví dụ như tiền lương tối thiểu thay đổi dẫn đến quỹ lương thay đổi, đơn vị chỉ cần lập dự trù thay đổi gửi Phòng TC-KH tổng hợp, trình UBND huyện ra quyết định bổ sung, điều chỉnh dự toán. Nếu như nội dung chi các đơn vị đề nghị chưa có trong dự toán đầu năm, cần phải có ý kiến đồng ývề chủ trương của UBND huyện sau đó Phòng TC-KH tiến hành thẩm định, cân đối nguồn thu, nhiệm vụ chi, và các chế độ định mức để tham mưu UBND huyện quyết định cấp dự toán bổ sung cho đơn vị.

Tình trạng phải bổ sung ngoài dự toán cho các đơn vị làm cho ngân sách có lúc bị động, khó cân đối nguồn và điều này cho thấy một số đơn vị xây dựng dự toán ngân sách chưa chặt chẽ, chưa sát với nhiệm vụ và nhu cầu chi tiêu.

Tình hình bổ sung ngoài dự toán chi NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2014

-Trường Đại học Kinh tế Huế

2016 được tổng hợp ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Bổ sung ngoài dự toán chi NSNN giai đoạn 2014-2016

TT Nội dung ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Dự toán chi được giao đầu năm Tr.đ 562.267 582.405 601.601

2 Số thực chi NS Tr.đ 841.891 819.749 810.335

3 Bổ sung dự toán Tr.đ 279.624 237.344 208.734

4 Tỷ lệ % bổ sung/ dự toán % 49,7 40,7 34,7

Nguồn: Phòng TC-KH huyện Bố Trạch Qua bảng 2.8 ta thấy tình hình chấp hành dự toán chi ngân sách huyện quacác năm 2014- 2016 đều vượt dự toán, ngoài việc lập dự toán chưa chính xác, chưa sát với nhiệm vụ và nhu cầu chi tiêu hàng năm, thì nguyên nhân chủ yếu tăng chi là do Nhà nước ban hành bổ sung các chính sách, chế độ mới và phát sinh các nhiệm vụ đột xuất được giao trong các năm.

Tuy vậy, tổng số chi ngân sách cấp huyện đang có xu hướng giảm dần qua các năm, giảm dần tỷ lệ vượt dự toán, do nguồn thu ngân sách trong giai đoạn này giảm, dẫn đến chi NSNN phải giảm theo. Điều này phù hợp với chủ trương quản lý cân đối ngân sách, thểhiện cố gắng, nỗ lực lớn của toàn huyện trong quản lý thực hiện chi NSNN, tiết kiệm chi tiêu công. Tuy nhiên, nó lại không phù hợp với tình hình phát triển KT-XH. Điều này đòi hỏi địa phương phải có chính sách, biện pháp điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách hợp lý, chú trọng đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng để tạo nguồn thu để tăng chi ngân sách, phù hợp với xu thế phát triển KT-XH địa phương. Đứng trên góc độ quản lý kinh tế, để thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương, chi ngân sách giảm lại không phải là tốt. Muốn cân đối được giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo xã hội của địa phương và mục tiêu cân đối ngân sách, thì yêu cầu là phải tìm giải pháp huy động các nguồn thu ngân sách để tạo nguồn thu, tạo nguồn tăng chi ngân sách cho đầu tư phát triển.

Ngân sách được sử dụng để thực hiện tăng chi bổ sung ngoài dự toán đầu năm được Phòng TC-KH cân đối từ các nguồn thu như: Thu kết dư ngân sách từ năm trước chuyển qua, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu từcác loại thuế, phí, lệ phí phải nộp

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngân sách, thu từ tiền cấp quyền sử dụng đất và các khoản thu phải nộp ngân sách khác...

Cân đối nguồn thực hiện tăng chi NSNN huyện Bố Trạch được thể hiện ở Bảng 2.9.

Bảng 2.9. Cân đối nguồn thu thực hiện tăng chi NSNN năm 2014-2016 TT Nguồn thực hiện tăng chi Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ %

1 Thu bổ sung từ NS cấp trên 149.338 53,4 152.448 64,2 146.437 70,2 2 Thu kết dư NS năm trước 20.968 7,5 13.522 5,7 10.727 5,1 3 Thu chuyển nguồn từ DT năm

trước 45.463 16,3 35.404 14,9 37.547 18,0

4 Thu vượt dự toán thu trong năm 63.855 22,8 35.970 15,2 14.023 6,7 Tổng cộng 279.624 100,0 237.344 100,0 208.734 100,0

Nguồn: Phòng TC-KH và xử lý của tác giả Nhìn vào Bảng 2.9 ta thấy: Nguồn thu cân đối để thựchiện tăng chi NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2014 – 2016 chiếm tỷ trọng cao nhất là nguồn thu bổ sung từ NS cấp trên. Tỷ trọng nguồn thu này trong cân đối tăng chi có xu hướng tăng dần lên qua các năm. Từ 53,4% năm 2014, tăng lên 64,2% năm 2015 và đến năm 2016 đã tăng lên 70,2%. Tỷ trọng nguồn vượt thu trong năm giảm dần qua các năm. Từ 22,8% năm 2014 giảm xuống còn 6,7% năm 2016. Tỷ trọng thu kết dư NS năm trước cũng có xu hướng giảm dần qua các năm. Có thể thấy, nguồn tăng chi NSNN huyện Bố Trạch đang trông chờ vào nguồn thu bổ sung từ NS cấp trên là khá lớn.