• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHẤT LUƯỢNG DỊCH VỤ SIÊU THỊ

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA SIÊU THỊ

2.3. Đánh giá chung

Thứ nhất, siêu thị Co.opmart Huế được xem là đơn vị bán lẻ đầu tiên ở Huế được thành lập vào ngày 24/05/2008. Được quản lý bởi đơn vị có 30 năm tuổi là Liên hiệp HTX Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn Co.op), hệ thống siêu thị Co.opmart cho thấy mình là doanh nghiệp bán lẻ có nhiều thâm niên trên thị trường, là người tiên phong trong việc cung cấp hàng hóa chất lượng đến với người tiêu dùng Việt Nam. Chính vì vậy, hình ảnh thương hiệu “Co.opmart – bạn của mọi nhà” đã ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng, giúp cho siêu thị được khách hàng ưa chuộng và tin dùng.

Thứ hai, hệ thống siêu thị Co.opmart liên tục được vinh danh là nhà cung cấp hàng hóa xuất sắc trên thị trường bán lẻ. Năm 2015 Saigon Co.op xuất sắc nhận giải thưởngGii vàng nhà bán lẻ hàng đầu Vit Nam và đồng thời cũng là đơn vị đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sáchTop 200nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong lịch sử 12 năm kể từ ngày giải thưởng lần đầu tiên được công bố cho đến nay. Đối với siêu thị Co.opmart Huế, là một trong bốn doanh nghiệp đạt giải

“Sản phẩm, dịch vụ thương hiệu tiêu biểu hướng ứng Cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam năm 2014 lần thứ I” của tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty TNHH MTV Coopmart Huế đã và đang là địa chỉ mua sắm tin cậy của người tiêu dùng. Trong thời gian qua siêu thị được người tiêu dùng đánh giá cao bởi nhiều hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo ra các giá trị gia tăng giúp gia tăng quyền lợi khách hàng như hiện đại hóa không gian mua sắm, nâng chuẩn chất lượng sản phẩm đầu vào, giao

Trường Đại học Kinh tế Huế

hàng, gói quà miễn phí, tặng quà cho khách hàng các dịp sinh nhật hay tết, thành lập fanpage để tương tác với khách hàng, tổng đài chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp,..

Thứ ba, bám sát nhu cầu khách hàng, bằn sự tận tâm và thấu hiểu, Co.opmart triển khai chương trình “Nhãn hàng riêng – chất lượng và tiết kiệm” với hơn 200 mặt hàng thuộc nhiều chủng loại: tươi sống, thực phẩm công nghệ, hóa phẩm, đồ dùng và may mặc. Nhãn hàng riêng Co.opmart đã nhận được sự tin tưởng từ phía người tiêu dùng vì luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm soát chất lượng. Khâu kiểm soát chất lượng được kiểm soát chặt chẽ từ chuẩn bị nguyên liệu, quá trình sản xuất đến đưa vào kinh doanh. Bên cạnh đó nhãn hàng riêng Co.opmart đa dạng về mẫu mã kiểu dáng, nhiều sản phẩm mới độc đáo nhưng vẫn duy trì mức giá cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại.

Thứ tư, các dịch vụ ở siêu thị Co.opmart Huế được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp đúng với phương châm hoạt động của siêu thị “Tôi là người phục vụ tận tâm nhất”. Do đó ngày càng có nhiều khách hàng đến với siêu thị hơn, dịch vụ đặt hàng qua điện thoại hay dịch vụ giao hàng tận nhà đang từng bước cải thiện để phát triện hơn nữa giúp làm thoả mãn và đáp ứng được mong đợi của khách hàng đã tin dùng tại siêu thị Co.opmart Huế.

2.3.2. Hn chếvà nguyên nhân

Thứ nhất, siêu thị Co.opmart Huế đã và đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng, thường xuyên bị hụt hay đứt một số mặt hàng như tươi sống, công nghệ thực phẩm… đặc biệt là trong các dịp lễ tết, mặc dù đã có những thay đổi trong việc đặt nguồn hàng cũng như trong sản xuất nhưng thực trạng này vẫn chưa khắc phục được.

Thứ hai, trong bối cảnh hàng hóa có sự đa dạng về nguồn gốc hoặc giá thành, siêu thị Co.opmart Huế phải đối mặt vơi việc lựa chọn nhà cung cấp sao cho đảm bảo về sự phong phú mẫu mã, chủng loại hàng hóa, chất lượng sản phẩm. Đối với những mặt hàng tươi sống và chế biến thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tạo ra những áp lực cho siêu thị nhằm tạo ra một bữa ăn an toàn, chất lượng cho khách hàng.

Thứ ba, trong suốt giai đoạn xây dựng phát triển của mình, siêu thị Co.opmart

Trường Đại học Kinh tế Huế

tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế phát triển chậm, Co.opmart đang phải tính toán một chiến lược giá cả thấp nhằm cạnh tranh và hướng tới đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình. Bên cạnh đó, nền sản xuất hàng hóa trong nước chưa thật sự tiên tiến khiến cho chi phí hàng hóa cao, tạo ra những áp lực duy trì chi phí cung cấp hàng hóa của Co.opmart và khiến cho giá thành trở thành một vấn đề của doanh nghiệp. Trong bối cảnh mở cửa của ngành bán lẻ, các đối thủ trong nước cũng như những tập đoàn lớn từ nước ngoài luôn tạo ra những sự cạnh tranh khủng khiếp về giá cả hàng hóa, tạo ra một cuộc đua khốc liệt nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Bên cạnh xem xét những chiêu thức của đối thủ, siêu thị Co.opmart còn phải phân tích và điều chỉnh giá cả để đảm bảo mục tiêu doanh thu và lợi nhuận của chí doanh nghiệp.

Thứ tư, cơ sở vật chất của siêu thị Co.opmart Huế vẫn chưa thể đáp ứng mọi dịch vụ tốt nhất cho khách hàng ở mọi thời điểm. Khu vực phát triển vui chơi, chụp ảnh lưu niệm vào các dịp lễ Tết, lễ hội… tại các khu mua sắm chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thứ năm, đối với dịch vụ giao hàng, dịch vụ này phát triển mạnh, tuy nhiên vì số lượng nhân viên giao hàng còn hạn chế nên thời gian để các sản phẩm mà khách hàng đặt mua hay mua trực tiếp có nhu cầu giao hàng tận nhà cho khách hàng lâu hơn các cửa hàng bán lẻ khác trên địa bàn thành phố Huế.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Nội dung chương 2 trình bày một số vấn đề sau:

Phân tích các đánh giá của khách hàng về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khách hàng của siêu thị Co.opmart Huế. Từ hoạt động phân tích trên nêu ra được các thuận lợi và khó khăn mà siêu thị Co.opmart Huế gặp phải để từ đó có thể đưa ra được phương án giải quyết, nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.opmart Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤSIÊU THỊCO.OPMART HUẾ

3.1. Định hướng và mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị