• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC ĐỘNG TỚI

2.2. Đánh giá mức độ tác động của năng lực động đến kết quả kinh doanh của các

2.2.6. Đánh giá chung

Bảng 2.39: Mô hình hồi quy Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa

B Độlệch chuẩn Beta

Năng lựcMarketing 0.451 0.069 0.310

Năng lực thích nghi 0.175 0.051 0.148

Năng lực sáng tạo 0.119 0.040 0.129

Định hướng kinh doanh 0.294 0.054 0.251

Định hướng học hỏi 0.127 0.039 0.141

Danh tiếng Doanh nghiệp 0.199 0.033 0.267

Kết quả phân tích các hệ số hồi quy thể hiện rằng các nhân tố độc lập đều có tácđộng dương đến kết quả kinh doanh của các DNNVV trên địa bàn thành phố Huế với mức ý nghĩa 5%. So sánh giá trịcủa các Beta chuẩn hóa cho thấy: Năng lực Marketing của DN là nhân tố quan trọng nhất, tácđộng lớn nhất (0,310),tác động yếu nhất làNăng lựcsáng tạo(0,129).

Như vậy, ta có thể rút ra mô hình hồi quy với các biến cóhệ số chuẩn hóa như sau:

Năng lực động Doanh nghiệp = 0,310 * Năng lực Marketing + 0.148 * Năng lực thích nghi + 0,129* Năng lực sáng tạo + 0,251 * Định hướng kinh doanh + 0,141 * Định hướng học hỏi + 0,267* Danh tiếng doanh nghiệp

Thứ hai, nghiên cứu cho thấy thực sự có mối quan hệ khá chặt chẽ giữa các nhân tố năng lực động doanh nghiệp và kết quả kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cả mô hình cơ sở đề xuất và mô hình cạnh tranh đều tương thích với dữ liệu thực tế.

Thứ ba, bằng phỏng vấn với các lãnh đạo các Doanh nghiệp đều đồng ý rằng tất cả các nhân tố năng lực động đưa ra đều có có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của đơn vịvà thực hiện tốt các nhân tố này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển hay cải thiện được kết quả kinhdoanh.

Đối với nhân tố “năng lực marketing”lãnhđạo tại các doanh nghiệp đều cho thấy các khía cạnh của năng lực marketing có vai trò quan trọng đối với kết quả kinh doanh của đơn vị. Hoạt động marketing được các đơn vị chú trọng và đầu tư mạnh mong muốn mở rộng thị trường, tiếp cận sâu rộng đến khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng trung thành.

Nhân tố “Danh tiếng doanh nghiệp”cũng cho thấy ảnh hưởngrấtlớn tớikết quả kinh doanh.Đối với hoạt động xây dựng thương hiệu hay danh tiếng doanh nghiệp kết quả đánh giá của các lãnh đạo công ty cho thấy độ lớn mạnh của thương hiệu là một lợi thế trong quá trình kinh doanh. Việc xây dựng thương hiệu thật sự được chú trọng, điều này cũng thống nhất với kết quả nghiên cứu định lượng khi so sánh ảnh hưởng của thương hiệu tới kết quả kinh doanh tại thị trườngthì danh tiếng doanh nghiệp chỉ đứng sau “Năng lực marketing” có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh tại thị trường đang đầu tư.

Thứ tư, nghiên cứu cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố năng lực động tới kết quả kinh doanh là khác nhau. Mặc dù tất cả các nhân tố đều cho thấy có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh nhưng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là khác nhau. Nhân tố “năng lực marketing” (β = 0.310) và nhân tố ảnh hưởng yếu nhất là

“năng lực sáng tạo” (β = 0.129).Sự khác biệt vơi một số nghiên cứu trước đây,lấy ví dụ nghiên cứu của Keh và cộng sự (2007) có thể do bối cảnh nghiên cứu và khu vực khác nhau. Nghiên cứu của Keh và cộng sự (2007) thực hiện tại Singapore với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có những đặc trưng khác với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Huế. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có xu hướng nhạy hơn và dễ chuyển đổi, chủ động hay mạo hiểm hơn trong các tình huống kinh doanh. Đối với

Trường Đại học Kinh tế Huế

“năng lực marketing” cho thấy cósự ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả này khẳng định tính quan trọng của “năng lực marketing” đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp có ý định mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh.“Danh tiếng doanh nghiệp” là nhân tố ảnh hưởng mạnh chỉ sau

“năng lực marketing” được xem xét như một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Điều đó khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệudoanh nghiệplà rấtcầnthiếttrong quá trình kinh doanh.

Thứ năm, nghiên cứu cho thấy đánh giá về kết quả kinh doanh và các nhân tố năng lực động của các DNNVV trên địa bàn Thành phố Huếhiện tại ở mức trung bình khá trên thị trường. Tất cả các nhân tố đều được đánh giá ở mức trung bình trên điểm 3.0 trong thang đo Likert 5 điểm. Điều đó cho thấy các DNNVV trên địa bàn Thành phố Huế khá năng động và xây dựng cho mìnhcác lợi thế cạnh tranh từ những nguồn lực vô hình có giá trị. Theo kết quả nghiên cứu này nhân tố được đánh giá cao nhất là”năng lực marketing”. Điều này cũng phản ánh thực tế là các DNNVV trên địa bàn Thành phố Huế đều hướng đến các hoạt động marketing trong việc xây dựng thương hiệu của mình. Các nhân tố còn lại cũng được đánh giá cao mặc dù là không cao như nhân tố “năng lực marketing”. Trong các nhân tố còn lại được đánh giá nhân tố “năng lực sáng tạo” là nhân tố thấp nhất. Điều đó cho thấy, năng lực sáng tạo chưa được đánh giá cao từ các đơn vị kinh doanh, cònđi theo khuôn mẫu, chưa thể bứt phá. Đây cũng là câu hỏi đặt ra về việc chủ động sáng tạotrong đội ngũ nhân viên của đơn vị, cần có cái nhìn rộng hơn, vượt ra ngoài những lối mòn suy nghĩ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC