• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG

1.5. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

1.5.3. Mô hình cạnh tranh với mô hình cơ sở

Trong các nghiên cứu xã hội học, mô hình cạnh tranh với mô hình cơ sở đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng các lý thuyết (Nguyễn Đình Thọ, 2009). Mô hình cạnh tranh vớimô hình cơ sở cho phép nhà nghiên cứu có thể chọn được mô hình tốt nhất dựa trên lý thuyết và dữ liệu thực nghiệm của từng nghiên cứu cụ thể khi so sánh các mô hình có thể xây dựng được (so sánh giữa mô hình cơ sở và mô hình cạnh tranh với mô hình cơ sở). Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng không nên chờ kiểm định các mô hình cạnh tranh trong các nghiên cứu khác mà cần kiểm định trong chính nghiên cứu hiện tại (Zalman và cộng sự, 1982; Bagozzi, 1984). Do các nghiên cứu khác nhau có thể có đối tượng khác nhau, cách đo lường các nhân tố khác nhau và các nhân tố môi trường không được thiết lập giống nhau giữa các nghiên cứu. Đồng thời với các kỹ thuật phân tích của mô hình cấu trúc tuyến tính cũng cho phép xem xét nhiều mô hình (các quan hệ) trong cùng một nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu này cũng xem xét mô hình cạnh tranh với mô hình nghiên cứu được đề xuất. Việc xây dựng mô hình cạnh tranh còn xuất phát từ các bằng chứng của các nghiên cứu tiên nghiệm cho thấy ảnh hưởng của các nhân tố năng lực động tới kết quảkinh doanh bao gồm cả ảnh hưởng trực tiếp vàảnh hưởng gián tiếp. Do

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kết quả kinh doanh Năng lực sáng tạo

Năng lựcthích nghi

H3

H5 H6

đó, cần thiết xây dựng một mô hình cạnh tranh làm căn cứ so sánh lựa chọn mô hình phân tích phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Các nghiên cứu cho thấy định hướng học hỏicóảnh hưởng tới các thành phần của năng lực marketing (Celuch và cộng sự, 2002; Nguyen &

Barrett, 2004; Wu & Cavusgil, 2004; Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Năng lực marketing gắn liền và có ảnh hưởng năng lực sáng tạo của doanh nghiệp (Benedeto và cộng sự, 2008). Năng lực sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến khả năng thích nghi của doanh nghiệp (Knight & Cavusgil, 2004). Định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tới khả năng thích nghi và danh tiếng doanh nghiệp. Ngoài ra tác giả cũng sử dụng một nghiên cứu định tính bằng phương pháp chuyên gia để đánh giá mối quan hệ có thể giữa các nhân tố trong mô hình cơ sở và nhiều chuyên gia đồng ý rằng ngoài quan hệ trực tiếp về các nhân tố năng lực động tới kết quả kinh doanh thì giữa các nhân tố có thể có tác động với nhau và gián tiếp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Do đó, tác giả đề xuất mô hình cạnh tranh với mô hình cơ sở bao gồm các quan hệ nhưsau:

H2

H1

Định hướng học hỏi Năng lực marketing

H4

H8

H10

Sơ đồ 1.3: Mô hình cạnh tranh với mô hình cơ sở

(Nguồn: Tác giảtổng hợp và đềxuất)

Định hướng kinh doanh H9

Danh tiếng doanh H11 nghiệp

H7

Trường Đại học Kinh tế Huế

Các giảthuyết nghiên cứu:

Định hướng học hỏi có mối quan hệ trực tiếp với quá trình tạo ra tri thức cho doanh nghiệp. Quá trình này bao bồm cả việc thu thập và diễn giải thông tin thị trường và phản ứng với các thông tin thu thập được (Nguyen & Barrett, 2006; Sinkula và cộng sự, 1997). Định hướng học hỏi cũng làm gia tăng chất lượng mối quan hệ kinh doanh (Nguyen và cộng sự, 2007; Wu & Cavusgil, 2006). Mặt khác, định hướng học hỏi cũng làm gia tăng năng lực marketing của doanh nghiệp. Định hướng học hỏi được xem như một trong những nhân tố tiên quyết đem lại lợi thế cho doanh nghiệp (Sinkula và cộng sự, 2007). Hay nói cách khác, một tổ chức có định hướng học hỏi thường dẫn đến kết quả kinh doanh tốt. Do đó, nghiên cứu đưa ra giảthuyết:

H1: Nhân tố định hướng học hỏi có tác động tích cực đến năng lực marketing của doanhnghiệp.

H2: Nhân tố định hướng học hỏi có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanhnghiệp.

Năng lực marketing là dạng năng lực động giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Năng lực marketing tạo ra các chương trình marketing có hiệu quả, phản ứng nhanh nhạy hơn với nhu cầu của khách hàng, sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh và các đối tác kinh doanh. Năng lực marketing gắn liền với năng lực sáng tạo của doanh nghiệp (Benedetto, 2008). Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy ảnh hưởng của các thành phần của năng lực marketing có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới kết quả kinh doanh (Homburg và cộng sự, 2007; Nguyen và cộng sự, 2006). Do đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H3:Nhân tố năng lực marketing có tác động tích cực đến năng lực sáng tạo của doanh nghiệp.

H4: Nhân tố năng lực marketing có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanhnghiệp.

Năng lực sáng tạo là khả năng đáp ứng khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm mới, dịch vụ mới hay một phương pháp mới nhằm cải thiện khả năngđápứng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Năng lực sáng tạo giúp cho việc khắc phục, thay đổi những lề thói cũ trong kinh doanh không còn phù hợp, đưa doanh nghiệp theo đuổi những ý tưởng mới, cải thiện cung cách phục vụ nhằm thích ứng với sự biến động đa

Trường Đại học Kinh tế Huế

dạng của khách hàng. Hay nói cách khác, năng lực sáng tạo của doanh nghiệp sẽ làm cho doanh nghiệp dễ dàng thích nghi với sự thay đổi từ môi trường kinh doanh hơn.

Năng lực sáng tạo cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường và làm tăng kết quả kinh doanh (Hult và cộng sự, 2004). Do đó, trong nghiên cứu này đưa ra các giả thuyết:

H5:Nhân tố năng lực sáng tạo có tác động tích cực đến năng lực thích nghi của doanh nghiệp.

H6: Nhân tố năng lực sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của doanhnghiệp.

Năng lực thích nghi là khả năng phối hợp và định dạng lại các nguồn lực của doanh nghiệp để đáp ứng sự thay đổi từ môi trường kinh doanh (Gibson &

Birkinshaw, 2004; Sapienza và các cộng sự, 2006; Zhou & Li, 2010). Mỗi doanh nghiệp có khả năng thích nghi khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả kinh doanh khác nhau khi môi trường kinh doanh thay đổi. Hay nói cách khác, khả năng thích nghi là một nhân tố có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết.

H7: Nhân tố năng lực thích nghi có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của doanhnghiệp.

Định hướng kinh doanh là khả năng về tính độc lập, chấp nhận mạo hiểm, chủ động với thị trường hay năng lực tấn công đối thủ kinh doanh (Lumkin & Dess, 1996). Doanh nghiệp có định hướng kinh doanh cao luôn hướng tới việc theo dõi thị trường để phát hiện những cơ hội và rào cản kinh doanh (Covin & Miles, 1999; Keh và cộng sự, 2007). Điều này cũng hàm ý rằng nhờ liên tục theo dõi biến động của thị trường giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng có những thay đổi để thích ứng với sự biến động từ thị trường, khách hàng. Hay nói cách khác, doanh nghiệp có định hướng kinh doanh cao thì khả năng thích nghi với sự biến động của thị trường cũngcao.

Tính chủ động và mạo hiểm với thị trường nhằm đáp ứng khách hàng cũng đem đến những lợi thế cho doanh nghiệp trong việc định hình và tạo dựng danh tiếng doanh nghiệp. Việc chấp nhận mạo hiểm và chủ động tấn công đối thủ phụ thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, khả năng chấp nhận rủi ro cũng đồng nghĩa với kỳ vọng về mức lợi nhuận hay kết quả kinh doanh tốt. Nó

Trường Đại học Kinh tế Huế

cũng thể hiện tính chủ động và sáng tạo trong kinh doanh. Mặc dù, có thể có những bất lợi trong ngắn hạn hoặc từng chương trình kinh doanh nhưng khả năng chủ động và chấp nhận mạo hiểm lại đem lại những lợi thế trong dài hạn. Hay nói cách khác, định hướng kinh doanh sẽ đem lại kết quả kinh doanh tích cực tới kết quả kinh doanh. Do đó, nghiên cứu đưa ra giảthuyết:

H8: Nhân tố định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến năng lực thích nghi của doanh nghiệp.

H9: Nhân tố định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến danh tiếng doanh nghiệp.

H10: Nhân tố định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Danh tiếng doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Danh tiếng của doanh nghiệp phát đi tín hiệu về các thông tin của nhà cung cấp tới khách hàng giải quyết vấn đề bất đối xứng thông tin (Mankiw, 2005; Wheeland, 2008). Danh tiếng doanh nghiệp cũng là một tài sản có giá trị kinh doanh cao (Marvel & Ye, 2004). Danh tiếng doanh nghiệp có thể đạt được thông qua việc cam kết với khách hàng, những hoạt động có tính xã hội, cung cấp sản phẩm và khả năng sáng tạo trong việc cung cấp dịch vụ cũng đem lại danh tiếng cho doanh nghiệp. Đối với một tổ chức việc đem lại nguồn khách hàngổn định đã góp phần vào việc cải thiện kết quả kinh doanh. Hay nói cách khác, danh tiếng doanh nghiệp là một nhân tố thúc đẩy đạt được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H11: Nhân tố danh tiếng doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của doanhnghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC