• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC ĐỘNG TỚI

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC ĐỘNG CỦA

3.4. Nâng cao năng lực thích nghi trong quá trình kinh doanh

Để nâng cao được kết quả kinh doanh tại các đơn vị cần cải thiện khả năng thích nghi của các đơn vị. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Huếtrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì đặc tính thích nghi với các môi trường kinh doanh mới lại càng quan trọng hơn. Các thuộc tính về năng lực thích nghi doanh nghiệp, cần quan tâm là cải thiện khả năng chủ động điều chỉnh kế hoạch

Trường Đại học Kinh tế Huế

chophù hợp với từng giai đoạn kinh doanh; nâng cao khả năng phối hợp giữa các bộ phận khi đưa sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường; chủ động thích nghi với sự thay đổi cơ chế chính sách;huấn luyện nhân viên thích ứng với văn hóa địa phương; hình thành văn hóa chấp nhận sự thay đổi, luân chuyển ở người lao động. Để cải thiện được các thuộc tính này, các doanh nghiệp nhỏvà vừa trên địa bàn Thành phố Huếcần chú ý đến một số nhân tố như sau:

Thứ nhất, để tạo ra tính phối hợp tốt giữa các bộ phận, các DNNVV trên địa bàn Thành phố Huế cần quan tâm đến một số khía cạnh sau:

Cơ chế hóa quá trình đưa ra sản phẩm, dịch vụ mới để gắn kết các bộ phận, tạo áp lực lẫn nhau giữa các bộ phận trong quá trìnhđưa ra sản phẩm, dịch vụ mới. Cơ chế hóa có thể được thực hiện thông qua các chính sách về phát triển sản phẩm, yêu cầu về việc đề xuất sản phẩm, dịch vụ mới hoặc cải tiếnsản phẩmhiện có.

Thứ hai, cần nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi về cơ chế, chính sách (bao gồm cả chính sách của nhà nước và chính sách nội bộ). Để tạo ra sự thích nghi này doanh nghiệp cần thực hiện tốt một số điểmsau:

Cần chủ trương thay đổi nhận thức trong nội bộ theo quan điểm “cái tự xây dựng có thể phá bỏ, cái không tự xây có thể làm thay đổi”. Đối với những chínhsách nội bộ cần định kỳ rà soát, đánh giá để phát hiện bất cập để sửa đổi hoặc thay thế bằng những chính sách phù hợp hơn trên cơ sở định hướng vào khách hàng. Đối với chính sách quản lý của Nhà nước cần nghiên cứu, đánh giá xem xét tính phù hợp để có những đề xuất thay đổi cho phù hợp hơn với tình hình của doanh nghiệp hoặc thị trường. Đồng thời với nó doanh nghiệp cần chủ động thay đổi chính sách, phương thức hoạt động để phù hợp với các quy định từ chính sách của nhànước.

Chủ động nâng cao năng lực truyền thông để toàn bộ bộ máy học hỏi, nắm bắt nhanh chóng sự thay đổi của chính sách. Việc truyền thông sẽ giúp cả bộ máy hiểu được sự thay đổi, nhận thức được yêu cầu thay đổi và có định hướng cho các hành động để thích ứng với sự thay đổi của chính sách.

Thứ ba, các DNNVV trên địa bàn Thành phố Huế cần đảm bảo việc thích ứng nhanh chóng với văn hóa của từng địa phương khi tham gia kinh doanh. Hiện nay các DNNVV trên địa bàn Thành phố Huế đang kinh doanh trên nhiều thị trường khác nhau, có thể từ là mở rộng thị trường kinh doanh qua các tỉnh lân cận hoặc các doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghiệp địa phương khác xâm nhập vào thị trường thành phố Huế. Trong mỗi thị trường lại có những “tiểu vùng văn hóa” khác nhau. Do đó cần thiết phải đảm bảo tính thích nghi với văn hóa của từng địa phương khi tham gia kinh doanh. Để thích ứng với văn hóa địa phương cần chú ý một số khía cạnh như sau:

Xây dựng yêu cầu đối với hệ thống nhân sự phải nghiên cứu và có sự hiểu biết nhất định về văn hóa địa phương khi tham gia kinh doanh tại địa bàn, đặc biệt là đối với nhân sự mới. Song song với việc yêu cầu tìm hiểu của nhân viên, các bộ phận ở các cấp cao hơn cần đưa ra những hướng dẫn, cung cấp tài liệu cho nhân viên chủ động nắm được những thông tin về văn hóa, đặc điểm của địa phương. Đồng thời yêu cầu đối với nhân viên tại các địa bàn kinh doanh phải có những đề xuất hành động phục vụ quá trình phát triển kinh doanh trên cơ sở hiểu biết về đặc tính văn hóa của từng khuvực.

Đối với các kế hoạch hành động, tác nghiệp tại các đơn vị kinh doanh yêu cầu đơn vị phải được xây dựng từ sự hiểu biết văn hóa địa phương. Các chương trình, chính sách từ trên xuống cần được các đơn vị kinh doanh tại địa phương điều chỉnh cho phù hợp nhưng vẫn đảm bảo hướng đến đúng đối tượng và mục tiêu chung của cả chương trình.

Thứ tư, xây dựng văn hóa chấp nhận thay đổi vị trí công việc đối với nhân viên khi có yêu cầu của tổ chức. Yêu cầu về điều chuyển công việc, thay đổi công việc của nhân viên để đảm bảo phát triển kinh doanh ở các thị trường là rất cần thiết. Để tạo ra văn hóa chấp nhận sự thay đổi của công việc đối với nhân viên, các DNNVV trên địa bàn Thành phố Huế cần thực hiện tốt một số điểmsau:

Chú trọng xây dựng thuộc tính chấp nhận thay đổi của nhân viên như một thuộc tính văn hóa doanh nghiệp. Việc tạo dựng khả năng sẵn sàng chấp nhận thay đổi vị trí của nhân viên sẽ tạo ra động lực, năng lực cho toàn bộ bộ máy do sự thay đổi về nhân sự.

Đồng thời việc thay đổi nhân sự cũng giúp cho nhân viên có góc nhìn mới về tổ chức, tạo cơ hội thể hiện năng lực trong vị trí công việc mới, khả năng sáng tạo ở vị trí mới.

Thực hiện tốt hoạt động truyền thông nội bộ về việc thay đổi vị trí công việc. Cần truyền thông cho nhân viên hiểu được việc thay đổi vị trí công việc là quá trình sàng lọc, tạo cơ hội, tạo áp lực, nâng cao khả năng sáng tạo của nhân viên ở những vị trí mới. Sự thay đổi công việc cũng giúp cho việc giải quyết những khó khăn đã tồn tại,

Trường Đại học Kinh tế Huế

phát hiện những vấn đề cần giải quyết dưới những góc nhìn mới hơn.

Thứ năm, cần nhanh chóng thích ứng trước sự thay đổi từ môi trường kinh doanh. Để thích ứng với sự thay đổi ngày càng nhanh chóng của môi trường kinh doanh hiện nay các DNNVV trên địa bàn Thành phố Huế cần xây dựng yêu cầu về việc nhận dạng sự thay đổi của môi trường kinh doanh từ lãnhđạo của các cấp cơ sở.

Đồngthờivớiviệc nhậndạngsựthayđổi của môitrường kinh doanh cần yêu cầu các cấp cơ sở có những giải pháp cho việc hành động trước mắt và lâu dài để thích ứng với sự thay đổi đó. Việc nhận dạng sự thay đổi của môi trường phải đi đôi với xác định những giải pháp phản ứng lại sự thay đổi của môi trường chứ không phải chỉ là xác định đểđấy.

Các bộ phận cần thường xuyên đánh giá sự thay đổi của môi trường kinh doanh từ sự thay đổi của khách hàng, đối thủ, xu hướng công nghệ,... thông qua việc thiết lập một cơ chế thu thập và xử lý thông tin một cách chủ động. Tạo ra cơ chế chia sẻ thông tin giữa các bộ phận khác nhau để nắm bắt sớm sự thay đổi của môi trường kinhdoanh.Cần tăng cường giao tiếp giữa các cấp khác nhau qua đó giúp quá trình học hỏi, chia sẻ thông tin, “va đập” để nhận dạng đúng sự thay đổi của môi trường để từ đó thay đổi các hành vi trong tổ chức.

Thứ sáu, cần thực hiện các điều chỉnh kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Trong một môi trường có nhiều biến động hiện nay việc tạo ra tính linh hoạt trong việc điều chỉnh kế hoạch là rất cần thiết. Khả năng điều chỉnh nhanh chóng kế hoạch cho thấy khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường. Để thực hiện tốt việc điều chỉnh kế hoạch cho từng giai đoạn kinh doanh cần chú ý một số khía cạnhsau:

Duy trì tính linh động trong việc thay đổi kế hoạch cho phù hợp với những biến động của thị trường. Song song với việc thay đổi kế hoạch đơn vị cần thực hiện tốt việc truyền thông, lý giải nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi để tất cả các thành viên đều hiểu, nhận thức được lý do thay đổi kế hoạch. Từ đó làm thay đổi hành vi tích cực hơn trong việc thực thi kếhoạch.

Hoạt động xây dựng và điều chỉnh kế hoạch cần song song thực hiện từ cả cấp cơ sở và cấp cao hơn. Để nâng cao tính thống nhất, tính khả thi của kế hoạch qua đó xác định con số kế hoạch là điểm chung giữa kỳ vọng của doanh nghiệp, khả năng thực

Trường Đại học Kinh tế Huế

hiện (kế hoạch của từng bộ phận) và biến động của thị trường.

Thứ bảy, việc đầu tư nguồn lực (tài chính, con người, công nghệ…) cho đơn vị mình cần theo các tín hiệu thị trường. Tức làcác sản phẩm, dịch vụ có kết quả tốt, khả năng phát triển tốt cần được đầu tư nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ có kết quả hoạt động kém, khả năng phát triển yếu. Điều này có thể là một giải pháp tích cực trong việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.