• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Viễn thông FPT-

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

2.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Viễn thông FPT-

2.4.1. Những ưu điểm

Công ty cổ phần Viễn thông FPT -Chi nhánh Huế kểtừkhi bắt đầu xây dựng cho đến nay đã trải qua 11 năm, Công ty cổ phần Viễn thông FPT- Chi nhánh Huế đã

Trường ĐH KInh tế Huế

đạt được nhiều bước chuyển biến nhất định trong phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.Với phương châm “ Không bỏsót một con đường, không bỏsót một ngôi nhà”, nhằm biến thị trường ở Huế thành thị trường của riêng mình.Đưa các sản phẩm dịch vụcủa FPT telecom chi nhánh Huế đến với mọi nhà. Trãi qua rất nhiều khó khăn cũng như thách thức, công ty cũng đã duy trìổn định được mạng lưới, đảm bảo tốt nhiệm vụ khai thác cá dịch vụviễn thông phục vụcác cấpủy Đảng, chính quyền và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt trong những năm gần đây, thị trường viễn thông có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếvà ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, công ty vẫn luôn cốgắng phát triển không ngừng cố gắng giữ vững thị phần và doanh thu, Công ty cổ phần Viễn thông FPT- Chi nhánh Huế đang nỗ lực hơn nữa mới mục tiêu trở thành công cty cung cấp dịch vụViễn thông đứng đầu tại Huế.

Thế mạnh và sự khác biệt về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Viễn thông FPT- Chi nhánh Huế là phát huy lợi thế về mô hình doanh nghiệp, là một thương hiệu uy tín được khách hàng tin dùng, có năng lực mạng lưới rộng lớn, hệ thống trung tâm viễn thông rộng khắp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các chỉ số doanh thu, lợi nhuận của công ty tăng trưởng mạnh qua các năm, cuối năm 2019 dịch bệnh Covid-19 xuất hiện tác động đến mọi ngành nghề, lĩnh vực.

Khi dịch bệnh diễn ra các tỉnh tiến hành giản cách xã hôi, mọi hoạt động chuyển qua làm việc trực tuyến tại nhà, dẫn đến nhu cầu về mạng internet - truyền hình tăng cao, nắm bắt cơ hội đó đã giúp công ty nâng cao doanh thu cũng như lợi nhuận của mình.

Sản phẩm, dịch vụ được đầu tư hiện đại, đồng bộ, tiên tiến, thường xuyên đượcđổi mới, cập nhật, nâng cấp và hoạt động có hiệu quảbắt kịp đổi mới khoa học-công nghệ. Việcứng dụng khoa học công nghệgiúp chất lượng sản phẩm dịch vụcạnh tranh mạnh mẽ được với sản phẩm của các công ty đối thủ. Rút ngắn thời gian thực hiện các thủtục cho khách hàng từ đó nâng cao sựhài lòng cho khách hàng.

Đội ngũ CBNV được xem là đạt chuẩn về cả số lượng và chất lượng. Nhân viên được đào tạo bài bản về nghiệp vụ và chuyên môn cũng như kỹ năng giao tiếp, đàm phán với khách hàng và đồng nghiệp.

Trường ĐH KInh tế Huế

Thương hiệu và uy tín của FPT Telecom ngày càng được nâng cao trong cộng đồng xã hội. Đầu năm 2021 FPT Telecom được trao giải “Nhà cung cấp dịch vụviễn thông tiêu biểu về Chất lượng chăm sóc khách hàng băng thông rộng cố định”. Đây cũng là lần thứ3 liên tiếp FPT Telecom nhận được giải thưởng danh giá này của IDG Việt Nam sau khi vượt qua 4 tiêu chí ấn tượng: Giá cước hợp lý, Dịch vụ chăm sóc khách hàng, Chương trình khuyến mãi và Thời gian giải quyết sựcố, khiếu nại.

2.4.2. Những hạn chế bất cập

Tuy đã đạt được các thành tựu và kết quảtốt thì FPT Telecom vẫn còn những yếu kém và bất cập hạn chế cần được giải quyết để nâng cao hơn nữa lợi thế cạnh tranh cửa mình.

Năng lực triển khai đầu tư, đổi mới công nghệ còn chậm, e dè chờ đợi các cơ chếchính sách cho phép của Nhà nước nên việc triển khai các kếhoạch nâng cấp, mở rộng năng lực mạng lưới chưa đáp ứng được như tiến độdựkiến.

Cấu trúc mạng, cơ cấu điều hành và cách thức tổchức mạng lưới còn chưa theo kịp với quy mô phát triển và trìnhđộcông nghệhiện đại.

Lực lượng lao động chưa nhiều vềsố lượng, chất lượng còn hạn chếnhất là các chuyên gia cấp cao và, lượng lao động có trình độ trên đại học. Đội ngũ nhân viên kinh doanh trẻ, chủ yếu là sinh viên mới ra trường, sinh viên tốt nghiệp trung học phổ thông chưa có nhiều kinh nghiệm.

Công ty cổ phần Viễn thông FPT- Chi nhánh Huế tuy có mạng lưới rộng lớn nhưng chưa tận dụng hết lợi thếcạnh tranh lớn nhất là có mạng lưới cung cập dịch vụ viễn thông liên hoàn, khép kín, trải rộng trên toàn quốc, hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông của một số Viễn thông tỉnh thành còn thiếu tính chủ động, sức ỳlớn, chưa linh hoạt. Khu vực hạtầng của công ty vẫn chưa có tại 2 huyện Nam Đông và A Lưới.

Khả năng ứng phó với những thay đổi về môi trường kinh doanh, cũng như cung ứng dịch vụ còn chậm, chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Những tiêu chuẩn dịch vụ, quy định nghiệp vụ

Trường ĐH KInh tế Huế

cungứng dịch vụviễn thông của FPT như hiện nay không

còn phù hợp với tình hình linh hoạt và nhu cầu cầu đa dạng củthị trường, trong khi đối thủmạnh nhất VNPT đã vàđang thích ứng và điều chỉnh rất nhanh.

Giá cước của các dịch vụ viễn thông chưa linh hoạt với đối thủ cạnh tranh, chưa có cơ chế riêng hành cho khách hàng lớn, khách hàng doanh nghiệp, sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Các chính sách hậu mãi của khách hàng còn hạn chế, chưa tác động đến việc giữ và gia tăng thị phần, trong khi đó đối thủ cạnh tranh thường tập trung vào chính sách bán hàng đểcạnh tranh các dịch vụviễn thông.

Đây cũng là nguy cơ khiến công ty sẽmất khách hàng với các đối thủcạnh tranh

Hoạt động cạnh tranh trên thị trường Viễn thông tại Thừa Thiên Huế diễn ra ngàng càng gay gắt, khi 3 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông mạnh nhất cạnh tranh trực tiếp với nhau FPT- VNPT- VIETTEL trên tất cảcác dịch vụ. Gía cước giảm nhanh, thị phần ngày càng bị chia sẽ, trong khi khu vực hạ tầng của FPT chưa trải hết các khu vực tại Huế, trong khi 2 đối thủ đã gần như có khu vực hạtầng tại các huyện của Huế.

Trường ĐH KInh tế Huế

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH