• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

PHẦN 3: KẾT LUẬN

- Nguồn nhân lực của công ty còn khiêm tốn về số lượng, trình độ lao được được đánh giá cao, số lượng lao động có trìnhđộ ĐH/CĐ chiếm tỷ trọng cao (77,12%) trên tổng số lao động năm 2020.

- Tài sản và nguồn vốn của công ty tăng lên qua từng năm khi chi nhánh được tổng công ty ban hành quyết định đầu tư thêm 3 vùng đầu tư hạ tầng mới với số tập điểm là 120 tổng cộng là 960 cổng cung cấp đường truyền.

- Qua việc phân tích năng lực cạnh tranh của công ty theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, ta thấy:

+ Áp lực cạnh tranh trong ngành ở mức cao, FPT Telecom Huế phải cạnh tranh với 2 đối thủ được đánh giá mạnh nhất là VNPT TT Huế và Viettel. Các công ty luôn nâng cao thị phần, tranh giành, lôi kéo khách hàng về phía mình.

+ Áp lực từ nhà cung ứng ở mức trung bình, công ty bị chi phối bởi nhà cung cấp khi công nghệ ngày càng hiện đại buộc công ty phải thay đổi công nghệ để theo kịp thị trường và đối thủ. Để giảm mức độ áp lực từ nhà cung ứng, FPT đã đẩy mạnh nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên kỹ thuật, tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn môn để có thể linh hoạt hơn trong thời buổi công nghệ phát triển hiện nay.

+ Áp lực từ sản phẩm thay thế ở mức trung bình, bởi công ty phải chịu áp lực từ sự phát triển về KH-CN. Buộc công ty phải đi theo xu hướng mắn bắt sự đổi mới về KH-CN mới có thể cạnh tranh với các sản phẩm dịch vụ thay thế.

+ Áp lực từ phía khách hàng tương đối cao, lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty tăng mạnh, bên cạnh đó thì số lượng khách hàng cắt giảm từng năm có sự tăng nhẹ nhưng không đáng kể.

+ Áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn ở mức trung bình, rào cản nhập ngành là rất cao cho tất cả các doanh nghiệp muốn gia nhập vào ngành với yêu cầu cao về nguồn vốn và thời gian để có thể đánh bại ba công ty hàng đầu là VNPT, Viettel, FPT.

Nhưng sau khi gia nhập WTO, các công ty nước ngoài thường rất mạnh về nguồn vốn và công nghệ sẽ xâm nhập vào ngành viễn thông.

Trường ĐH KInh tế Huế

Phân tích ma trận SWOT đối với FPT Telecom cho thấy: nếu doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội kết hợp với lợi thế và sự khác biệt đó là sự chiếm lĩnh và duy trì vị thế của doanh nghiệp trên địa bàn, đầu tư nghiên cứu sản phẩm dịch vụ mới; Cải thiện chính sách chăm sóc khách hàng, đồng thời nhận biết và có giải pháp để hạn chế, những thách thức hiện có.

Từ đó có thể nhận định rằng, FPT Telecom Huế đã biết cách vận dụng năng lực cốt lõi của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: Năng lực hạ tầng mạng lưới gần như đồng bộ; tốc độ lượng đường truyền cao; Duy trì số lượng khách hàng truyền thống lớn; Củng cố và duy trì thương hiệu FPT Telecom, đó cũng chính là sự ổn định và ngày càng phát triển của doanh nghiệp trước đây cho đến nay.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, khóa luận đãđề xuất hệ thống 3 nhóm giải pháp lớn: Giải pháp từ nội lực, giải pháp về kinh doanh và chăm sóc khách hàng, giải pháp khác.

3.2. Hạn chế của đề tài

Vì lí do bảo mật thông tin nên một vài số liệu được cung cấp từ phía công ty và các công ty khác được nhắc đến trong bài còn hạn chế và thiếu đầy đủ.

Trong quá trình hoàn thiện bài khóa luận, không tránh khỏi những chổ đánh giá chủ quan theo tác giả.

Các giải pháp đề xuất chỉ có ý nghĩa áp dụng trong một phạm nhất định đối với hoạt động kinh doanh của FPT telecom chi nhánh Huế, nhưng cũng còn tùy thuộc vào các điều kiện về chính sách và chiến lược phát triển chung của công ty. Nên để đưa vào thực tiễn hiệu quả, chi nhánh cần điều chỉnh phù hợp với tình hình hoạt động của mình.

Trường ĐH KInh tế Huế

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Hội đồng Trung Ương chỉ đạo giáo trình quốc.Giáo trình Kinh tếhọc chính trị Mác - Lê Nin . Hà Nội : Nhà xuất bản Chính trịQuốc gia, 2014.

2.Michael, E. Porter. Competitive Strategy. New York, Free Press, 1980.

3.Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn,Từ điển bách khoa Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa,Hà Nội 2005.

4.Đoàn Hùng Nam . Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

2010.

5.Viện Kinh tế Bưu điện.Nghiên cứu các giải pháp phát triển thịphần của VNPT đối với dịch vụ thông tin di động. 2004.

6.Report, Aldington. Report from the Select Committee of the House of Lords on Overseas Trade. London : Her Majesty's Stationery Office Publisher, 1985.

7.Nguyễn Viết Lâm.Bàn về phương pháp xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Hà Nội, Số206 tháng 8/2014 Báo Kinh tế& Phát triển, 2014.

8.G.H, Peters.Agricultural Competitiveness: Market Forces and Policy Choice, Dartmouth Publisher, London,1995.

9.World Economic Forum.The Global Competitiveness Report 1997, Publishing World Economic Forum, Switzerland ,1999.

10.Franziska Blunck,What is Competitiveness?, the Competitiveness Institute (TCI), 2015.

11.Michael Porter (Dịch giả Nguyễn Phúc Hoàng),Lợi thếcạnh tranh - Tạo lập và duy trì thành tích vượt trội trong kinh doanh. Nhà xuất bản TrẻTP.HồChí Minh, 2008.

12.Michael, E. Porter.TheCompetitive advantage. New York ,Free Press, 1985.

13.Porter, Michael E. Competitive Strategy. The Three Press,1998.

14.Nguyễn Thị Thúy Loan.Nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng thành phốHuế đối với dịch vụFIBERVNN của VNPT Thừa Thiên Huế. 2020.

Luận văn thạc sĩ.

Trường ĐH KInh tế Huế