• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá chung về thực trạng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN

2.3 Đánh giá chung về thực trạng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân

2.3.1 Những kết quả đạt được

Qua tìm hiểu về dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Huế thấy được MB Huế hoạt động khá muộn và phải chịu áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng thương mại đi trước những thành tựu đáng kể trong giai đoạn 2015 – 2017, cụ thể như sau:

- Doanh số TTKDT tăng đều qua các năm. Tỷ trọng TTKDTM trong năm 2016 và 2017 luôn chiếm hơn 80% trong tổng thanh toán của MB Huế. Cho thấy dịch vụ TTKDTM tại MB Huế rất có tiềm năng mở rộng và phát triển hơn trong tương lai.

- MB Huế luôn đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTKDTM nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Cùng với đó, ngân hàng không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ khoa học và cải cách hành chính để phù hợp với xu hướng của thị trường.

- Đội ngũ nhân viên có trình độ, chuyên môn cao, trẻ trung năng động, khả năng tiếp thu cái mới nhanh chóng cùng với thái độ phục vụ lịch sự, tận tình và chu đáo.

- Không ngừng phát triển thêm các dịch vụ mới góp phần đa dạng hóa các dịch vụ TTKDTM cho MB Huế để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn cho việc thanh toán từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng hơn nữ, thực tế là dịch vụ eMBee vừa được chính thức triển khai vào tháng 10 năm 2017 nhưng đã có được những thành công nhất định.

2.3.2. Hạn chế

Song song với những thành tựu đạt được thì MB Huế cùng còn tồn tại một vài hạn chế như sau:

Các hình thức TTKDTM như séc có nhiều thủ tục không cần thiết nên gây mất khá nhiều thời gian khi thanh toán hay dịch vụ SMS Banking với nhiều cú pháp thanh toán phức tạp nên tỷ trọng không cao.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều tội phạm mạng, tình trạng lừa đảo, trộm tiền từ tài khoản của khách hàng,… nên dịch vụ thanh toán trực tuyến bị kìm hãm sự phát triển.

Đại học kinh tế Huế

Tuy doanh số thanh toán bằng thẻ thanh toán tăng đều qua các năm nhưng số lượng máy ATM và POS tương đối ít so với các ngân hàng như Vietcombank hay Agribank, đặc biệt là máy POS có xu hướng giảm qua các năm.

TTKDTM luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thanh toán nhưng doanh số thanh toán của dịch vụ TTKDTM so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thì vẫn chưa cao. Số lượng người biết đến và sử dụng dịch vụ TTKDTM của MB Huế trên địa bàn Thừa Thiên Huế còn thấp.

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Hoạt động Marketing của MB Huế chưa thực sự hiệu quả nên chưa thu hút được nhiều khách hàng, sự hiểu biết của người dân về các hoạt động của ngân hàng còn hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM.

Thu nhập của người dân trên địa bàn Thừa Thiên Huế chưa cao nên, vì vậy việc mở tài khoản cá nhân hiện nay phần lớn chỉ để cho có chứ không thực sự được sử dụng để thanh toán.

Cơ sở pháp lý giữa các ngân hàng chưa thực sự đồng bộ, có sự chồng chéo về các văn bản pháp quy, còn nhiều bất cập và chưa thống nhất trong thanh toán nên dẫn đến việc thanh toán trở nên rườm rà, quá trình thanh toán diễn ra chậm.

Nhiều hình thức thanh toán có thủ tục phức tạp, rườm rà, chưa hoàn thiện nên số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM tại MB Huế cũng không cao.

Hệ thống máy ATM của MB Huế còn quá ít chỉ tập trung ở khu vực thành phố lớn, các khu công nghiệp, công ty lớn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thanh toán tiền lương cho nhân viên qua tài khoản.

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

Tuy nền kinh tế của nước ta đang ngày càng phát triển nhưng nhìn chung thu nhập của người dân Thừa Thiên Huế vẫn còn chưa cao.Ví dụ như tiền lương của nhân viên sau khi được chuyển vào tài khoản thì đa số họ đều rút tiền mặt để chi trả.

Thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán của người dân ở đây đã hình thành từ lâu nên việc chuyển hoàn toàn sang TTKDTM còn cần nhiều thời gian.

Đại học kinh tế Huế

Chính sách phối hợp đồng bộ trong quá trình thành toán giữa các ngân hàng chưa được Nhà nước chú trọng nên hình thức TTKDTM vẫn chưa phổ biến cho tất cả người dân tại Huế.

Tâm lý e ngại cái mới của người dân, sợ phải gặp phải rủi ro khi sử dụng những dịch vụ mới này.

Thị trường chứng khoán ở Huế chưa phát triển cũng tác động đến hoạt động TTKDTM vì các giao dịch chứng khoán hầu hết đều chuyển khoản hoạt động TTKDTM còn hạn chế.

Đại học kinh tế Huế

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂNDỊCH VỤ THANH