• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá các quy định về GTHL trong hệ thống kế toán DN nói chung và

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG ÁP DỤNG GTHL TRONG KẾ TOÁN TẠI CÁC CTCK

2.2. Khuôn khổ pháp lý hiện hành về GTHL trong kế toán của các CTCK

2.2.3. Đánh giá các quy định về GTHL trong hệ thống kế toán DN nói chung và

92

tiêu này không bao gồm chỉ tiêu Chênh lệch tăng/giảm đánh giá lại các tài sản tài chính thông qua Lãi/Lỗ (FVTPL);

+ Lợi nhuận chưa thực hiện. Chỉ tiêu này phản ánh tổng lợi nhuận kế toán chưa thực hiện trong năm báo cáo của CTCK trước khi trừ chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này bao gồm chỉ tiêu: Chênh lệch tăng/giảm đánh giá lại các tài sản tài chính thông qua Lãi/Lỗ (FVTPL);

- Thu nhập (lỗ) toàn diện khác sau thuế TNDN

+ Lãi/Lỗ từ đánh giá lại tài sản tài chính sẵn sàng để bán AFS: phản ánh số chênh lệch lãi (lỗ) từ đánh giá lại tài sản tài chính sẵn sàng để bán AFS trong kỳ của CTCK.

+ Lãi/lỗ đánh giá lại tài sản cố định theo mô hình GTHL: phản ánh số lãi (lỗ) từ việc đánh giá lại tài sản cố định theo mô hình GTHL phát sinh trong kỳ của CTCK.

2.2.3. Đánh giá các quy định về GTHL trong hệ thống kế toán DN nói chung và tại các

93

GAAP, bước đầu phản ánh được thông tin một cách kịp thời cho các đối tượng sử dụng thông tin.

- Chiến lược Kế toán – Kiểm toán Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được ban hành. Một trong những mục tiêu tổng quát của chiến lược này cũng nhằm để tạo lập một hệ thống kế toán hoàn chỉnh, phù hợp với cơ chế quản lý của Việt Nam và phát triển nghề nghiệp kế toán nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin cho quản lý, điều hành, kiểm tra, kiểm soát các nguồn lực kinh tế, các hoạt động kinh tế - tài chính của đất nước. Đồng thời chiến lược kế toán – kiểm toán này cũng hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển một hệ thống khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu về cơ bản các thông lệ quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp để thúc đẩy hoạt động kế toán, kiểm toán phát triển, đồng thời để quản lý chặt chẽ, nâng cao chất lượng, đạo đức nghề nghiệp, phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán kiểm toán ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực cả về số lượng và chất lượng, tăng cường quan hệ, hợp tác với các tổ chức quốc tế về kế toán – kiểm toán, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, trên thế giới.

Trong kế hoạch triển khai Chiến lược kế toán – kiểm toán này, Bộ Tài chính đã dự kiến nhiều nội dung cụ thể trong đó có những nội dung liên quan đến GTHL như Nghị định hướng dẫn Luật kế toán năm 2015, Xây dựng các Thông tư ban hành 26 Chuẩn mực kế toán cập nhật lại theo sự đổi mới của Chuẩn mực kế toán quốc tế; Xây dựng Tài liệu hướng dẫn 26 Chuẩn mực kế toán cập nhật lại theo sự đổi mới của Chuẩn mực kế toán quốc tế;

Xây dựng các Thông tư ban hành một số Chuẩn mực BCTC Việt Nam (VFRS) (Trong đó đặc biệt cả các VFRS về công cụ tài chính) trên cơ sở các Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS); Xây dựng các Tài liệu hướng dẫn các Chuẩn mực BCTC Việt Nam (VFRS). Với định hướng xây dựng các chuẩn mực kế toán, thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán Việt Nam theo sự đổi mới và trên cơ sở của các chuẩn mực kế toán quốc tế, các thông tư về Chuẩn mực BCTC Việt Nam trên cơ sở Chuẩn mực BCTC quốc tế có nghĩa là các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản pháp quy khác của Việt Nam có hướng đến việc sử dụng GTHL một cách chính thức hơn, đầy đủ, rõ ràng và hệ thống hơn.

94

2.2.3.2. Những hạn chế và bất cập của quy định GTHL theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, các văn bản pháp quy khác về GTHL trong kế toán các CTCK:

- Chưa có chuẩn mực chung nào hướng dẫn về kế toán theo GTHL. Hệ thống kế toán Việt Nam còn thiếu một chuẩn mực hướng dẫn chung về GTHL như IFRS 13 hay FAS 157.

- Thiếu tính nhất quán và tính hệ thống trong các chuẩn mực có liên quan tới GTHL.

Các quy định về GTHL và sử dụng GTHL trong kế toán hiện được nằm rải rác và có sự khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán, các văn bản pháp quy khác về GTHL dẫn đến tình trạng không nhất quán và thiếu tính hệ thống.

- Sự lạc hậu về các quy định/hướng dẫn về GTHL trong các chuẩn mực cụ thể. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành có liên quan đến GTHL đặc biệt là những chuẩn mực liên quan đến tài sản nhạy cảm theo sự biến động của thị trường đã được ban hành từ rất lâu nên có nhiều vấn đề hiện nay chưa được bổ sung, cập nhật để đảm bảo phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực lập BCTC quốc tế cũng như đảm bảo yêu cầu thông tin của thị trường.

- Các quy định về GTHL mới chỉ chủ yếu hướng tới việc ghi nhận ban đầu. GTHL chủ yếu được sử dụng để ghi nhận ban đầu mà chưa được sử dụng để trình bày các khoản mục sau ghi nhận ban đầu, vì vậy chưa đạt được mục đích trong việc phản ánh các thông tin trên BCTC theo những biến động của thị trường.

- Thiếu cơ sở dữ liệu và niềm tin của các bên liên quan đối với GTHL. Bên cạnh sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống chuẩn mực kế toán và các văn bản pháp quy khác về GTHL thì việc sử dụng GTHL trong kế toán ở Việt Nam còn gặp phải nhiều rào cản khác đó là sự chưa hoàn chỉnh của hệ thống thị trường hoạt động cũng như niềm tin của những người sử dụng thông tin vào tính đáng tin cậy của GTHL còn rất thấp.

95