• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khái quát về thực trạng áp dụng GTHL trong kế toán tại các CTCK Việt

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG ÁP DỤNG GTHL TRONG KẾ TOÁN TẠI CÁC CTCK

2.3. Thực trạng áp dụng GTHL trong kế toán tại các CTCK Việt Nam

2.3.1. Khái quát về thực trạng áp dụng GTHL trong kế toán tại các CTCK Việt

95

96

(Nguồn: VnDirect (2020), BCTC 2019 kiểm toán, tr 17) Hai là, đa số các CTCK áp dụng GTHL trong công tác kế toán chủ yếu phục vụ cho việc ra quyết định kinh tế.

Trong một câu hỏi có nhiều sự lựa chọn trong phiếu điều tra gửi tới 23 CTCK về mục đích kế toán theo GTHL là gì, đa phần những người được hỏi (95/106) trả lời rằng các CTCK áp dụng GTHL chủ yếu cho việc ra các quyết định kinh tế. Biểu đồ sau thể hiện mục đích áp dụng GTHL của các CTCK:

Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát về nhu cầu sử dụng thông tin được ghi nhận và trình bày theo GTHL trong CTCK

0 20 40 60 80 100

Phục vụ mục đích thuế Phục vụ chủ doanh nghiệp trong việc ra

quyết định

Phục vụ các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp

Chưa rõ mục đích sử dụng hoặc sử dụng cho

mục đích khác

Số người lựa chọn

97

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả) Khi trao đổi với Nhóm chuyên gia số 1, tác giả nhận thấy dường như các CTCK của Việt Nam đang tập trung áp dụng GTHL đối với các tài sản tài chính. Đây là các tài sản chính của các CTCK hình thành từ hoạt động tự doanh, là những tài sản có ảnh hưởng quan trọng tới lợi nhuận của CTCK. Chính vì vậy, chủ sở hữu và nhà quản trị của các CTCK thường mong muốn có được những thông tin được đo lường bằng GTHL của các tài sản loại này nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành (ra các quyết định kinh tế).

Ba là, đa số CTCK nhận định rằng BCTC được lập trên cơ sở GTHL có thể dự báo / phản ánh tốt hơn sự biến động giá cả cổ phiếu của CTCK so với giá gốc.

98 người trên tổng số 106 người được hỏi bằng phiếu điều tra cho biết quan điểm của họ là BCTC của CTCK được lập dựa trên cơ sở GTHL có thể phản ánh biến động của giá cả cổ phiếu tốt hơn sơ với giá gốc.

Trao đổi thêm với Nhóm chuyên gia số 1, Nhóm này cho biết đối với những tài sản và nợ phải trả được áp dụng GTHL, đặc biệt là tài sản tài chính thì giá trị thị trường của chúng được phản ánh thường xuyên trên BCTC tại các thời điểm lập BCTC (3 tháng, nửa năm, 9 tháng và cả năm). Nếu tài sản hoặc nợ phải trả được đánh giá theo hướng tích cực làm tăng lợi ích cho CTCK thì giá cả cổ phiếu của CTCK có xu hướng biến động tăng trong khoảng thời gian xung quanh thời điểm công bố BCTC. Ngược lại, nếu tài sản hoặc nợ phải trả được đánh giá tiêu cực làm giảm lợi ích của CTCK thì giá cả cổ phiếu của CTCK thường có xu hướng biến động giảm. Nhóm này cũng bổ sung thêm rằng việc tăng giảm lợi ích của CTCK thông qua áp dụng GTHL trong thực hành kế toán chỉ là một trong số rất nhiều nguyên nhân có tác động tới giá cả cổ phiếu.

So với giai đoạn còn áp dụng giá gốc thì rõ ràng BCTC được lập trên GTHL có vẻ như có những vận động cùng chiều rõ nét hơn với giá cả cổ phiếu của CTCK, Nhóm chuyên gia số 1 cho biết thêm.

Bốn là, đa số CTCK cho rằng chưa có đầy đủ cơ sở để khẳng định rằng áp dụng GTHL có thể giúp tăng khả năng thanh khoản của cổ phiếu CTCK hay khả năng huy động vốn của CTCK.

98

Kết quả điều tra về vai trò của GTHL đối với khả năng thanh khoản của cổ phiếu và khả năng huy động vốn của CTCK được thể hiện ở bảng biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Quan điểm về vai trò của GTHL trong kế toán đối với khả năng thanh khoản của cổ phiếu và khả năng huy động vốn của CTCK

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả) Theo biểu đồ trên, đa số người được hỏi trong phiếu điều tra cho biết họ chưa có đủ cơ sở để đưa ra nhận định về vai trò của GTHL trong kế toán đối với khả năng thanh khoản của cổ phiếu và khả năng huy động vốn của CTCK.

Kết quả phỏng vấn Nhóm chuyên gia 1 giải thích thêm như sau: GTHL có xu hướng tác động cùng chiều tới giá cả cổ phiếu nhưng chưa chắc đã có tác động tới thanh khoản cổ phiếu của công ty họ. Việc tạo thanh khoản cổ phiếu trên thị trường chủ yếu phụ thuộc vào nhóm những cổ đông / nhà đầu tư lớn và thật khó để biết khi nào thanh khoản sẽ biến động nếu chỉ dựa vào thông tin GTHL trên BCTC. Tương tự như vậy là đối với khả năng huy động vốn của CTCK, Nhóm chuyên gia 1 cho rằng TTCK Việt Nam là thị trường mới nổi, chưa thực sự ổn định, các biến động thị trường còn lớn; điều này dẫn tới giá cả của cổ phiếu nói riêng và các tài sản tài chính nói chung cũng có nhiều biến động; kéo theo các chỉ tiêu được áp dụng GTHL trên BCTC cũng liên tục thay đổi theo thị trường. Giai đoạn khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2008 đã chứng kiến nhiều tổ chức tín dụng phải đối mặt với nhiều khoản nợ xấu do cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là những tài sản tài chính.

Điều này dẫn tới, gian đoạn gần đây các tổ chức tín dụng cũng dần thận trọng hơn đối với

Làm tăng khả năng thanh khoản của cổ

phiếu CTCK 20%

Làm tăng khả năng huy động vốn của

CTCK 20%

Chưa có đủ cơ sở để đưa ra nhận định về khả năng

tác động 60%

Column1

Làm tăng khả năng thanh khoản của cổ phiếu CTCK Làm tăng khả năng huy động vốn của CTCK

Chưa có đủ cơ sở để đưa ra nhận định về khả năng tác động

99

các tài sản được ghi nhận trên BCTC. Việc đi vay dựa vào tài sản đảm bảo là các tài sản tài chính của CTCK cũng trở nên khó khăn hơn trước. Nhóm chuyên gia 1 cũng cho biết thêm rằng công ty của họ cũng không dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những khoản vay mới kể từ khi chính thức áp dụng GTHL.

Trên đây là một số thống kê mô tả chung về thực trạng áp dụng GTHL trong thực hành kế toán tại các CTCK Việt Nam. Phần tiếp sau đây, tác giả trình bày những thống kê mô tả chi tiết hơn về (1) thực trạng các đối tượng kế toán được áp dụng GTHL, (2) thực trạng các phương pháp đo lường và dữ liệu sử dụng để đo lường GTHL và (3) thực trạng ghi nhận và trình bày thông tin trên BCTC của các CTCK Việt Nam.