• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3 – GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ÁP DỤNG GTHL TRONG KẾ TOÁN TẠI

3.1. Bối cảnh chi phối đến áp dụng GTHL trong kế toán Việt Nam

3.1.3. Thị trường dịch vụ thẩm định giá

Khi áp dụng GTHL trong hệ thống kế toán Việt Nam, trên thực tế gặp phải khó khăn cơ bản như sự lo ngại về mức độ tin cậy của GTHL của tài sản được xác định giá cũng như những lo ngại về khối lượng công việc tăng thêm đối với công tác kế toán khi thực hiện việc xác định GTHL. Tuy nhiên, với sự phát triển của thị trường dịch vụ thẩm định giá mạnh mẽ như hiện nay, việc áp dụng GTHL về cơ bản gặp nhiều thuận lợi.

3.1.3.1. Số lượng thẩm định viên về giá, cũng như số lượng các công ty được phép hành nghề dịch vụ thẩm định giá ngày một tăng.

Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2002, hoạt động thẩm định giá mới bắt đầu hình thành và xuất hiện ở nước ta. Thời gian này trên phạm vi cả nước chỉ có 02 trung tâm thẩm định giá và 02 trung tâm này trực thuộc Ban Vật giá Chính phủ, đó là Trung tâm Thẩm định giá (thường gọi là Trung tâm thẩm định giá niền Bắc), và Trung tâm Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam. Tổng số cán bộ, nhân viên thuộc 2 trung tâm này vào khoảng gần 300 người, tuy nhiên không ai có chứng chỉ hay thẻ thẩm định giá chuyên nghiệp. Hai trung tâm này chủ yếu tiến hành các hoạt động thẩm định giá liên quan đến nhà nước.

Đến năm 2002, khi Pháp lệnh Giá được ban hành và có hiệu lực, hoạt động thẩm định giá bắt đầu được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Giá. Kết quả là ngoài hai trung tâm thẩm định giá ở trung ương thuộc Bộ Tài chính gồm khoảng 18 thẩm định viên được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá, cả nước đã có thêm 34 Trung tâm thẩm định giá trực thuộc các Sở Tài chính. Ngoài các trung tâm thẩm định giá còn có trên 40 công ty kiểm toán, kế toán trong nước và 05 công ty kiểm toán, kế toán nước ngoài làm nhiệm vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

Năm 2005, khi Nghị định số 101/2005/NĐ-CP được ban hành đã đánh dấu sự phát triển của nghề thẩm định giá ở Việt Nam. Trong giai đoạn này, hoạt động thẩm

148

định giá có nhiều thay đổi, phát triển cả số lượng thẩm định viên và số lượng các tổ chức tham gia thị trường thẩm định giá. Đến cuối năm 2007, các Trung tâm thẩm định giá thuộc Bộ, Sở Tài chính các địa phương phải chuyển đổi sang mô hình các doanh nghiệp thẩm định giá hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Sự chuyển đổi này đã khiến các tổ chức định giá thực hiện theo phương thức tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật; góp phần thúc đẩy thị trường hoạt động công khai, minh bạch hơn.

Mặc dù có sự tăng trưởng về lượng nhưng số lượng các doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trong đó đa số là ở Hồ Chí Minh và Hà Nội. Thông kê từ năm 2009 đến năm 2012, tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện và tốc độ tăng thẩm định viên hành nghề đều duy trì 02 con số (%) qua từng năm.

Kể từ khi Luật giá ra đời, số lượng doanh nghiệp thẩm định giá tăng nhanh qua từng năm, cụ thể: đầu năm 2013 có 109 doanh nghiệp, đầu năm 2014 có 142 doanh nghiệp và đến năm 2015 là 168 doanh nghiệp. Đến nay, số lượng doanh nghiệp đã lên đến 219 doanh nghiệp đã được cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Số lượng thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề cũng liên tục tăng qua các năm, từ 712 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề vào đầu năm 2014 lên gần 800 vào đầu năm 2015 và đến hết tháng 10/2016, con số này đã đạt khoảng 1.000 thẩm định viên về giá hành nghề trong cả nước.

Hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá đã góp phần tích cực vào việc xác định giá trị đất đai, tài sản làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và dự toán cấp phát kinh phí mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, phục vụ cho các ngân hàng thương mại cho vay có tài sản thế chấp và các giao dịch dân sự về tài sản. Theo số liệu tổng hợp từ các doanh nghiệp, số lượng chứng thư thẩm định giá được phát hành hằng năm ước khoảng trên 70.000 chứng thư, trong đó số lượng chứng thư thẩm định giá phát hành đối với các tài sản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong năm 2015 chiếm trên 53%. Các kết quả thẩm định giá đã giúp giảm dự toán chi từ ngân sách nhà nước để dành mua sắm tài sản nhà nước ước khoảng 10-15% so với dự toán ban đầu.

149

Tuy nhiên, hoạt động thẩm định giá thời gian vừa qua cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: các công ty thẩm định giá được thành lập mới tăng nhanh, gây sức ép cạnh tranh về giá và chất lượng dịch vụ thẩm định giá giữa các doanh nghiệp thẩm định giá, thậm chí có hiện tượng giảm giá dịch vụ thẩm định giá không phù hợp với căn cứ xác định giá dịch vụ thẩm định giá theo quy định, giảm thời gian phát hành chứng thư làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thẩm định giá. Bên cạnh đó, mặc dù số lượng thẩm định viên về giá tăng nhưng năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nhân sự tại các doanh nghiệp thẩm định giá; Một số khách hàng có tư tưởng lợi dụng doanh nghiệp thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá trị tài sản nhằm mục đích trục lợi. Về phía các doanh nghiệp thẩm định giá, vẫn còn tình trạng chậm nộp và không nộp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định; quản lý thẩm định viên đăng ký hành nghề chưa thực sự chặt chẽ, vẫn có hiện tượng thẩm định viên đăng ký hành nghề ở doanh nghiệp này nhưng lại tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở doanh nghiệp khác hay một số doanh nghiệp chưa tuân thủ đầy đủ việc thực hiện báo cáo thay đổi thông tin của doanh nghiệp với cơ quan quản lý, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, phương pháp thẩm định giá theo quy định…

3.1.3.2. Hệ thống các văn bản pháp lý trong quản lý, cũng như hướng dẫn về dịch vụ thẩm định giá ngày càng được hoàn thiện

Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thẩm định giá là tất yếu để hoạt động thẩm định giá phát triển trong khuôn khổ của pháp luật và là cơ sở để Nhà nước quản lý hoạt động thẩm định giá được hiệu quả. Hiểu được tầm quan trọng này, hành lang pháp lý cho hoạt động thẩm định giá tài sản đã được Chính phủ chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện không ngừng ngay từ những năm 1993-1994 sau khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường và cho đến nay Việt Nam đã có khung pháp lý cơ bản cho sự phát triển của mảng dịch vụ này. Trên cơ sở luật giá số 11/2012/QH13 của Quốc hội và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều thông tư, quyết định trong giai đoạn từ 2013 đến 2016 nhằm hướng dẫn triển khai luật giá 11, đặc biệt là hướng dẫn các hoạt động thẩm định giá.

150

3.1.3.3. Quy trình thẩm định, cũng như các phương pháp thẩm định giá được hướng dẫn tương đối chi tiết và đầy đủ.

Hiện nay quy trình thẩm định, cũng như về các phương pháp thẩm định giá được hướng dẫn tương đối chi tiết tại bộ tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, cụ thể:

- Quy trình thẩm định được hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá số 5, theo đó quy trình thẩm định giá được thực hiện qua 6 bước.

- Các phương pháp thẩm định giá được hướng dẫn chi tiết tại tiêu chuẩn thẩm định giá số 8, 9, 10 ban hành về phương pháp xác định giá trị hợp lý theo 3 cách tiếp cận (1).

Cách tiếp cận dựa vào thị trường; (2). Cách tiếp cận dựa vào thu nhập; (3) Cách tiệp cận chi phí - giống như 3 quan điểm trong việc xác định GTHL mà Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế đã đề cập đến.

Tóm lại, thẩm định giá đã trở thành một nghề trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam và đã có hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh, do đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán trong tương lai.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện áp dụng GTHL trong kế toán tại các CTCK Việt