• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam và các CTCK Việt Nam

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG ÁP DỤNG GTHL TRONG KẾ TOÁN TẠI CÁC CTCK

2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam và các CTCK Việt Nam

Việt Nam là một nước đang phát triển với rất nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Có nhiều cơ hội mở ra cho cả các doanh nghiệp nhỏ và lớn. Trong sự hội nhập chung với nền kinh tế thế giới, sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của TTCK, vì thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đổi mới các doanh nghiệp nhà nước phù hợp với định hướng chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng đang đứng trước rất nhiều thuận lợi nhưng đi cùng với đó là những thách thức, khó khăn sẽ phải đối mặt. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, TTCK Việt Nam đã xây dựng các quy tắc để vận hành thông qua việc tạo lập khuôn khổ pháp lý khá đồng bộ, thống nhất... và từng bước được ổn định, hoàn thiện, vượt qua các thách thức và tạo dựng được một cơ sở nền tảng cơ bản, vững chắc để đạt được mục tiêu trở thành một kênh huy động vốn không thể thiếu đối với các doanh nghiệp trong nước, là kênh đầu tư thu hút được rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, là kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ đạo nền kinh tế. Cùng với các yếu tố thuận lợi và sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam, trong thời gian qua TTCK Việt Nam đã đạt được một số thành tựu hết sức quan trọng, cụ thể:

Về khối lượng và quy mô của Thị trường: Quy mô thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong suốt thời kỳ từ 2000 - 2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1%

GDP. Tuy nhiên, quy mô thị trường duy trì tốc độ tăng trưởng đều qua các năm và đã có

64

bước nhảy vọt mạnh mẽ, đặc biệt là trong những năm gần đây giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán (bao gồm: cổ phiếu và thị trường TPCP/TPDN) đã tăng trưởng một cách ngoạn mục.

Về giá trị giao dịch: Trong giai đoạn hiện nay (tính đến cuối 2019), giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 9.000 tỷ đồng/phiên, tăng gấp nhiều lần so với các giai đoạn trước đó.

Về huy động vốn cho nền kinh tế, chỉ tính riêng năm 2019, TTCK đã giúp Chính phủ và các doanh nghiệp huy động hơn 300 nghìn tỷ đồng vốn cho đầu tư phát triển, quy mô huy động vốn qua TTCK đáp ứng khoảng 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tỷ lệ đã tương đương gần 60% so với cung tín dụng qua thị trường tiền tệ – tín dụng.

Về số lượng công ty niêm yết, tính đến cuối năm 2019, đã có trên 700 doanh nghiệp niêm yết trên cả hai Sở giao dịch chứng khoán và trên 800 doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết (Upcom) với mức vốn hóa thị trường cổ phiếu là hơn 4.300 nghìn tỷ đồng.

Bảng 2.1: Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019

SỐ LIỆU TRÊN TTCK 2013 - 2019

Năm 2000 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Vốn hóa trị trường (tỷ đồng)

1.247 538.791 764.946 947.508 1.156.000 2.174.050 2.880.268 4.384.000

Vốn hóa/GDP 0,28% 23% 26% 37,9% 31,5% 34,5% 68,7% 72,6%

Giá trị niêm yết (tỷ đồng)

1.504 540.868 718.770 932.054

Số doanh nghiệp niêm yết

5 1.232 1.156 1.514 1.706 1.574

Giá trị GDBQ/một phiên (tỷ đồng)

1,4 1.491 2.158 2.962 2.966 2.500 6.200 9.139

Huy động vốn (tỷ đồng)

0 99.115 188.516 200.000 237.000 290.000 348.000 302.600

Số lượng CTCK 7 105 105 104 85 81 81 77

(Nguồn: Số liệu tổng hợp của tác giả)

65

Song song cùng với sự ra đời và phát triển của TTCK, các tổ chức tham gia TTCK cũng đã bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là các CTCK. Một trong những nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian, theo đó trên thị trường chứng khoán, các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các CTCK, đây cũng chính là các nhà tạo lập thị trường quan trọng trên thị trường chứng khoán, góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển và hoạt động hiệu quả. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam, các tổ chức tham gia TTCK cũng tăng nhanh về số lượng, chất lượng, tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động từng bước được cải thiện, đặc biệt là các CTCK, theo đó, từ 7 CTCK hoạt động khi TTCK thành lập, thì sau quá trình tái cấu trúc các CTCK đến cuối năm 2019 theo thống kê của uỷ ban chứng khoán Nhà nước đang có 77 CTCK đang hoạt động với tổng số vốn điều lệ đăng ký khoảng 40.000 tỷ đồng.

Về nghiệp vụ kinh doanh của các CTCK Việt Nam, các CTCK tại Việt Nam được thực hiện một hoặc một số hoặc tất cả 4 nghiệp vụ kinh doanh chính bao gồm: (1) Môi giới chứng khoán, (2) Tự doanh chứng khoán, (3) Bảo lãnh phát hành chứng khoán và (4) Tư vấn đầu tư chứng khoán. Để thực hiện được các nghiệp vụ nêu trên, các CTCK phải đáp ứng các điều kiện nhất định và phải được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động. Ngoài 4 nghiệp vụ kinh doanh chính nêu trên, CTCK có thể thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán với tư cách là thành viên của Trung tâm lưu ký chứng khoán và thực hiện dịch vụ tín dụng chứng khoán thông qua hoạt động giao dịch ký quỹ.

Về tình hình tài chính của các CTCK Việt Nam. Có thể khái quát tình hình tài chính của các CTCK Việt Nam qua một số chỉ tiêu sau:

- Quy mô vốn VĐL trung bình của các CTCK Việt Nam đã không ngừng gia tăng qua các năm. Nếu so sánh với mức VPĐ để CTCK thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán thì mức VĐL trung bình này đã cao hơn. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2016, trên toàn thị trường mới chỉ có 43 CTCK có đủ mức VPĐ để thực hiện được tất cả các nghiệp vụ kinh doanh. Như vậy, vẫn còn gần một nửa số CTCK trên thị trường có VĐL thấp, điều này ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các CTCK cũng như khả năng đảm bảo an toàn tài chính của các CTCK này. Song

66

song với VĐL, mức VCSH trung bình của một CTCK cũng tăng lên, tuy nhiên, nếu so sánh với mức trung bình của các CTCK ở các nước trong khu vực và trên thế giới thì VCSH của nhiều CTCK Việt Nam vẫn còn quá thấp.

- Quy mô và cơ cấu tài sản Cùng với sự tăng lên của VCSH, quy mô tổng tài sản của các CTCK ở Việt Nam cũng gia tăng qua các năm. Về cơ cấu tài sản của các CTCK cũng có sự khác biệt so với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác. Điều này thể hiện ở tỷ trọng tài sản ngắn hạn luôn 14 chiếm tỷ trọng cao trong TTS của các CTCK, những năm gần đây, tỷ trọng tài sản ngắn hạn luôn chiếm trên 90% TTS của các CTCK.

- Một số kết quả kinh doanh chính:

+ Tổng doanh thu và LNST của các CTCK đã tăng dần qua các năm từ năm 2012 đến năm 2014. Năm 2015 do tài chính thế giới có nhiều biến động như sự sụt giảm mạnh. những biến động của tài chính thế giới và những khó khăn của kinh tế trong nước đã tác động đến TTCK Việt Nam nói chung và hoạt động của các CTCK nói riêng, do vậy doanh thu và lợi nhuận của các CTCK năm 2015 đã giảm so với năm 2014. Bước sang năm 2016, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng TTCK Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt, được đánh giá là một trong năm thị trường có mức tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong điều kiện đó, hoạt động của các CTCK cũng có dấu hiệu khởi sắc, doanh thu các các CTCK năm 2016 đã tăng 35% so với năm 2015. Tuy nhiên, số CTCK hoạt động kinh doanh có lãi giảm và số CTCK thua lỗ tăng lên, điều này kéo theo lợi nhuận sau thuế của các CTCK năm 2016 giảm mạnh so với năm 2015 (giảm 34%). Con số này cũng phần nào nói lên hiệu quả hoạt động trung bình của các CTCK Việt Nam chưa tốt, công tác kiểm soát chi phí chưa hiệu quả.

+ Về cơ cấu doanh thu: Mặc dù môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư là các nghiệp vụ chính của các CTCK, nhưng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của các CTCK Việt Nam lại là doanh thu khác, sau đó đến doanh thu hoạt động môi giới, doanh thu hoạt động tự doanh, doanh thu hoạt động tư vấn và chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là doanh thu hoạt động bảo lãnh phát hành.

67