• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG ÁP DỤNG GTHL TRONG KẾ TOÁN TẠI CÁC CTCK

2.4. Nghiên cứu các nhân tố chi phối tới mức độ áp dụng GTHL của các CTCK Việt

2.4.1. Thực hiện nghiên cứu tổng quát

110

Ba là, áp dụng GTHL vẫn chịu ảnh hưởng nhiều bởi nguyên tắc thận trọng. Ngoại trừ TSTC ghi nhận theo lãi/lỗ và TSTC sẵn sàng để bán được phép đánh giá theo giá thị trường (được phép ghi nhận tăng tài sản đồng thời tăng lãi hoặc trực tiếp tăng VCSH nếu giá thị trường tăng cao hơn giá ghi sổ), còn những đối tượng kế toán khác chủ yếu mới chỉ được áp dụng GTHL trong trường hợp đánh giá giảm tài sản hoặc đánh giá tăng nợ phải trả, qua đó đồng thời ghi nhận tăng một khoản tổn thất/chi phí. Chưa có nhiều đối tượng kế toán được đánh giá thông qua đó làm tăng một khoản thu nhập/doanh thu, ngoại trừ đối với các đối tượng là TSTC như được nêu ở trên và các công cụ tài chính khác có gốc ngoại tệ như các khoản tiền và tương đương tiền có gốc ngoại tệ, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ.

Bốn là, cơ sở dữ liệu thị trường phong phú nhưng ngoại trừ dữ liệu từ thị trường hoạt động như thị trường chứng khoán niêm yết và các thị trường chứng khoán khác thì những thị trường còn lại chưa được chuẩn hóa, chưa được tổ chức thu thập, công khai một cách bài bản, rộng rãi và minh bạch. Đây là một trong những hạn chế/nguyên nhân dẫn tới việc GTHL chưa được áp dụng rộng rãi với các đối tượng kế toán của CTCK bởi dữ liệu thiếu độ tin cậy.

2.4. Nghiên cứu các nhân tố chi phối tới mức độ áp dụng GTHL của các CTCK Việt

111

thông tin về GTHL trên các BCTC của các CTCK. Nghĩa là, khi một thông tin liên quan đến tài sản/nợ phải trả… được công bố trên BCTC theo GTHL thì đồng nghĩa với việc tài sản, nợ phải trả đó đã được ghi nhận, xử lý theo GTHL trong các khâu của quy trình kế toán trước đó.

Căn cứ vào kết quả tổng hợp của tác giả về những nghiên cứu trước đây, luận án liệt kê những nhân tố có ảnh hưởng tới CBTT hay mức độ áp dụng / thực hành kế toán GTHL theo bảng sau:

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới áp dụng GTHL Nhóm

nhân tố ảnh hưởng

Nhân tố cụ thể (Tổng quan từ các nghiên cứu trước đây)

Nhóm nhân tố liên quan tới quản trị DN

1. Tỷ lệ thành viên HĐQT không phải nhà quản trị (Chen & Jaggi, 2000;

Haniffa & Cooke, 2002; Barako D. G., 2007)

2. Sự không đồng nhất Chủ tịch HĐQT và TGĐ (Barako D. G., 2007;

Forker J. J., 1992)

3. Số lượng thành viên HĐQT (Singhvi & Desai, 1971; Cooke, Voluntary Corporate Disclosure by Swedish Companies, 1989)

4. Số lượng thành viên BKS (Ho & Wong, 2002; McMullen, 1996) Nhóm

nhân tố liên quan đến cấu trúc sở hữu

5. Sở hữu của cổ đông nước ngoài (Haniffa & Cooke, 2002; Singhvi S. S., 1968; Depoers F. , 2000)

6. Sở hữu của cổ đông nhà nước (Đặng Thị Bích Ngọc, 2018)

Nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm

7. Quy mô DN (Cerf A. R., 1961; Singhvi & Desai, 1971; Firth M. , 1979;

Cooke, 1989; Cooke, 1992; Wallace, Naser, & & Mora, 1994; Nguyễn Thanh Tùng, 2014; Ngô Thị Thơ, 2016)

8. Đòn bẩy tài chính (Carson & Simnett, 1997; Hossain, Tan, & Adams, Voluntary disclosure in an emerging capital market: Some empirical evidence from companies listed on the Kuala Lumpur Stock Exchange,

112 doanh

nghiệp

1994; Barako D. G., 2007; Bradbury, 1992; Malone, Fries, & Jones, 1993; Naser, Al-khatib, & Karbhari, 2002)

9. Mức độ sinh lời (Singhvi S. S., 1968; Wallace & Naser, 1995; Belkaoui

& Kahl, 1978; McNally, Eng, & Hasselding, 1982)

10. Khả năng thanh toán hiện hành (Barako D. G., 2007; Cerf R. A., 1961;

Singhvi & Desai, 1971; Raffournier, 1995; Hossain, 2001)

11. Thời gian niêm yết (Camfferman & Cooke, 2002; Akhatarudin, 2005;

Alsaeed, 2006)

12. Lĩnh vực hoạt động (McNally, Eng, & Hasselding, 1982; Gray, Javad, Power, & Sinclair, 2001; Barako D. G., 2007; Cooke, 1989)

13. Tình trạng niêm yết (Firth M. , 1979; Cooke, 1992; Malone, Fries, &

Jones, 1993; Raffournier, 1995; Haniffa & Cooke, 2002)

14. Kiểm toán độc lập (Singhvi S. S., 1968; Firth M. , 1979; Hossain, Tan,

& Adams, 1994)

15. Số công ty con (Cooke, 1989; Haniffa & Cooke, 2002)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Tác giả tổng hợp được 15 nhân tố có thể ảnh hưởng tới mức độ áp dụng GTHL trong thực hành kế toán tại DN như trên.Và tác giả dự thảo mô hình gồm 15 nhân tố có thể ảnh hưởng tới mức độ áp dụng GTHL của các CTCK niêm yết trên TTCK Việt Nam như sau:

113

Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu 1

(Nguồn: Đề xuất của tác giả) Có 15 nhân tố được tác giả tổng hợp và đưa vào dự thảo mô hình nghiên cứu ban đầu. Bước tiếp theo của nghiên cứu tổng quát, tác giả tiến hành thảo luận Nhóm chuyên gia số 2 (nghiên cứu định tính) để điều chỉnh mô hình nghiên cứu cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu là các CTCK niêm yết trên TTCK Việt Nam.

2.4.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính về mô hình nghiên cứu

- Về nhóm các nhân tố liên quan tới “Quản trị doanh nghiệp”. Nhóm chuyên gia số 2 cho rằng các nhân tố, bao gồm: Tỷ lệ thành viên HĐQT không phải nhà quản trị, Sự không đồng nhất Chủ tịch HĐQT và TGĐ, Số lượng thành viên HĐQT, Số lượng thành viên BKS đều phù hợp đưa vào mô hình nghiên cứu. Có 02 lý do được đưa ra: một là, các

Tỷ lệ thành viên HĐQT không phải nhà quản Sự không đồng nhất Chủ tịch HĐQT và TGĐ Số lượng thành viên HĐQT

Số lượng thành viên BKS Sở hữu của cổ đông nước ngoài

Số công ty con Kiểm toán độc lập Tình trạng niêm yết Lĩnh vực hoạt động

Quy mô DN

Sở hữu của cổ đông nhà nước

Khả năng thanh toán hiện hành Đòn bẩy tài chính

Mức độ sinh lời

Thời gian niêm yết

Mức độ áp dụng GTHL của các CTCK niêm yết trên TTCK Việt

Nam

114

nhân tố này đã được nhiều nghiên cứu trước đây phân tích và đều được chứng minh có những ảnh hưởng tới thực hành kế toán của DN ở nhiều bối cảnh khác nhau; do đó, các nhân tố này cũng được kỳ vọng sẽ được chứng minh có những ảnh hưởng tới thực hành kế toán về GTHL tại các CTCK niêm yết trên TTCK Việt Nam. Hai là, theo quan sát của những chuyên gia về TTCK Việt Nam, dữ liệu để đo lường cho các nhân tố này tại Việt Nam là khá phong phú, dễ dàng tiếp cận.

- Về nhóm nhân tố liên quan đến “Cấu trúc sở hữu”. Nhóm chuyên gia số 2 cho biết CTCK không phải là loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước ưu tiên đầu tư, nắm giữ.

Do đó, hiện nay, không có CTCK nào có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhà nước. Có một số CTCK có sở hữu gián tiếp của Nhà nước bởi những CTCK này là công ty con/đơn vị thành viên của một số ngân hàng thương mại cổ phần có vốn đầu tư của Nhà nước. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Nhà nước tại các CTCK này không thực sự rõ ràng. Vì vậy, nhóm chuyên gia được phỏng vấn cho rằng không nên đưa “Sở hữu của cổ đông Nhà nước”

vào trong mô hình nghiên cứu. Về nhân tố “Sở hữu của cổ đông nước ngoài”, nhóm chuyên gia nhận định nhân tố này phù hợp và khả thi khi đưa vào mô hình nghiên cứu tại các CTCK niêm yết trên TTCK Việt Nam bởi hiện nay tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các CTCK Việt Nam là phong phú, đa dạng.

- Về nhóm nhân tố liên quan đến “Đặc điểm doanh nghiệp”. Nhóm chuyên gia số 2 đồng ý với các nhân tố thuộc nhóm liên quan tới “Đặc điểm doanh nghiệp” ngoại trừ 01 nhân tố là “Lĩnh vực hoạt động”. Các chuyên gia cho rằng các đối tượng nghiên cứu đều là CTCK có cùng lĩnh vực hoạt động nên chắc chắn nhân tố “Lĩnh vực hoạt động” sẽ không có phân phối chuẩn trong mô hình này.

Kết quả nghiên cứu định tính cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu được tác giả tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các nhân tố sau khi được điều chỉnh Nhóm

nhân tố ảnh hưởng

Nhân tố cụ thể (Nghiên cứu gốc) Kết quả sau điều chỉnh

115 Nhóm nhân

tố liên quan tới quản trị DN

1. Tỷ lệ thành viên HĐQT không phải nhà quản trị (Chen &

Jaggi, 2000; Haniffa & Cooke, 2002; Barako D. G., 2007) 2. Sự không đồng nhất Chủ tịch HĐQT và TGĐ (Barako D.

G., 2007; Forker J. J., 1992)

3. Số lượng thành viên HĐQT (Singhvi & Desai, 1971;

Cooke, 1989)

4. Số lượng thành viên BKS (Ho & Wong, 2001; McMulen, 1996)

Giữ lại

Giữ lại

Giữ lại

Giữ lại Nhóm nhân

tố liên quan đến cấu trúc sở hữu

5. Sở hữu của cổ đông nước ngoài (Haniffa & Cooke, 2002;

Singhvi S. S., 1968; Depoers F. , 2000)

6. Sở hữu của cổ đông nhà nước (Đặng Thị Bích Ngọc, 2018)

Giữ lại

Loại bỏ

Nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm doanh nghiệp

7. Quy mô DN (Cerf R. A., 1961; Singhvi & Desai, 1971;

Firth M. , 1979; Cooke, 1989; Cooke, 1992; Wallace, Naser, & Mora, 1994) (Nguyễn Thanh Tùng, 2014; Ngô Thị Thơ, 2016)

8. Đòn bẩy tài chính (Carson & Simnett, 1997; Hossain, Tan,

& Adams, 1994; Barako D. G., 2007; Bradbury, 1992;

Malone, Fries, & Jones, 1993; Naser, Al-khatib, &

Karbhari, 2002)

9. Mức độ sinh lời (Singhvi S. S., 1968; Wallace & Naser, 1995; Belkaoui & Kahl, 1978; McNally, Eng, &

Hasselding, 1982)

10. Khả năng thanh toán hiện hành (Barako D. G., 2007; Cerf R. A., 1961; Singhvi & Desai, 1971; Raffournier, 1995;

Hossain, 2001)

11. Thời gian niêm yết (Camfferman & Cooke, 2002;

Akhatarudin, 2005; Alsaeed, 2006)

Giữ lại

Giữ lại

Giữ lại

Giữ lại

Giữ lại

116

12. Lĩnh vực hoạt động (McNally, Eng, & Hasselding, 1982;

Gray, Javad, Power, & Sinclair, 2001; Barako D. G., 2007; Cooke, 1989)

13. Tình trạng niêm yết (Firth M. , 1979; Cooke, 1992;

Malone, Fries, & Jones, 1993; Raffournier, 1995; Haniffa

& Cooke, 2002)

14. Kiểm toán độc lập (Singhvi S. S., 1968; Firth M. , 1979;

Hossain, Tan, & Adams, 1994)

15. Số công ty con (Cooke, 1989; Haniffa & Cooke, 2002)

Loại bỏ

Giữ lại

Giữ lại

Giữ lại

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Mô hình sau khi được điều chỉnh từ kết quả nghiên cứu định tính với 02 nhóm chuyên gia được tác giả thể hiện trong sơ đồ sau với 13 nhân tố tác động tới mức độ áp dụng GTHL của các CTCK niêm yết trên TTCK Việt Nam:

Sơ đồ 2.2: Mô hình nghiên cứu 2

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Tỷ lệ thành viên HĐQT không phải nhà quản

Sự không đồng nhất Chủ tịch HĐQT và TGĐ Số lượng thành viên HĐQT

Số lượng thành viên BKS Sở hữu của cổ đông nước ngoài

Kiểm toán độc lập Tình trạng niêm yết Quy mô DN

Khả năng thanh toán hiện hành Đòn bẩy tài chính

Mức độ sinh lời

Thời gian niêm yết

Mức độ áp dụng GTHL của các CTCK niêm yết trên TTCK Việt

Nam

Số công ty con

117 2.4.1.3. Các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra từ mô hình đã được xây dựng ở trên như sau:

- Giả thuyết H1 - Tỷ lệ thành viên HĐQT không phải nhà quản trị càng cao thì mức độ áp dụng GTHL của các CTCK niêm yết trên TTCK Việt Nam càng cao

- Giả thuyết H2 - CTCK nào có chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm TGĐ thì mức độ áp dụng GTHL của công ty đó cao.

- Giả thuyết H3 - HĐQT càng có nhiều thành viên thì mức độ áp dụng GTHL càng lớn.

- Giả thuyết H4 - BKS càng có nhiều thành viên thì mức độ áp dụng GTHL càng lớn.

- Giả thuyết H5 - NĐT nước ngoài càng sở hữu nhiều cổ phần của công ty thì mức độ áp dụng GTHL càng lớn.

- Giả thuyết H6 - CTCK có quy mô càng lớn thì mức độ áp dụng GTHL càng cao.

- Giả thuyết H7 - CTCK nào có đòn bẩy tài chính càng cao thì mức độ áp dụng GTHL càng lớn.

- Giả thuyết H8 - CTCK có mức độ sinh lời càng cao thì mức độ áp dụng GTHL càng nhiều.

- Giả thuyết H9 - CTCK nào có khả năng thanh toán càng cao thì mức độ áp dụng GTHL càng lớn.

- Giả thuyết H10 - CTCK nào có thời gian niêm yết càng lâu thì mức độ áp dụng GTHL càng lớn.

- Giả thuyết H11 - CTCK nào niêm yết ở HOSE có mức độ áp dụng GTHL cao hơn CTCK niêm yết ở HNX.

- Giả thuyết H12 - CTCK nào được kiểm toán bởi Big4 sẽ có mức độ áp dụng GTHL cao hơn.

- Giả thuyết H13 - CTCK nào có nhiều công ty con thì mức độ áp dụng GTHL sẽ lớn.