• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỒN KHO VÀ ỨNG

2.2 Phân tích kiểm soát tồn kho của công ty Scavi Huế Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.5 Đánh giá mức độ lãng phí tồn kho theo lý thuyết “Lean”

Dựa trên những tiêu chí đánh giá lãng phí tồn kho. Tác giả tiến hành phỏng vấn nhóm chuyên gia gồm phụ trách kho và kế toán kho. Qua đánh giá của các chuyên gia trong phụ trách bộ phận kho tại công ty Scavi Huế cho ra các số liệu sau.

Bảng 2.3: Đánh giá mức lãng phí tồn kho lãng phí tồn kho

Trường Đại học Kinh tế Huế

STT Mô tả lãng phí tồn trữ Không Có Điểm Nguyên nhân và kếhoạch cải tiến 1 Có nhiều sản phẩm lưu trữ

trên kệ và dưới sàn nhà máy

X 2 (1)

2 Không gian để chứa hàng tồn kho rất nhiều

X 3 (2)

3 Lưu giữ số lượng lớn làm nghẽn lối đi

X 2 (3)

4 Sự tích lũy lưu trữ tồn kho trong từng hoạt động riêng lẻ

X 2 (4)

5 Sự tích lũy lưu trữ tồn kho số lượng lớn giữa các công nhân

X 3 (5)

6 Sự tích lũy tồn kho số lượng lớn giữa các quá trình rời rạc

X 2 (6)

7 Bằng quan sáttrực quan không thể xác định số lượng lưu trữ tồn kho trong quá trình

X 3 (7)

8 Nhân viên kiểm soát được tất cả lượng hàng trong kho

X 2 (8)

9 Nhân viên mất nhiều thời gian cho việc tìm hàng

X 3 (9)

10 Có sự vận chuyển không tạo giá trị khách hàng giữa các kho của các nhà máy

X 2 (10)

11 Có lượng lớn hàng từ các năm trước vẫn chưa xử lý

X 2 (11)

12 Có sự hỏng hóc do lưu trữtồn kho (bóc xếp, điều kiện môi

X 1 (12)

Trường Đại học Kinh tế Huế

trường)

0 12 2.25

Độ lớn của sự lãng phíđược ghi vào cột “Điểm”

Điểm 0 –Không tìm thấy lãng phí Điểm 1 –Có rất ít lãng phí

Điểm 2 –Có vài lãng phí Điểm 3 –Rấtnhiều lãng phí

Trên tất cả 12 tiêu chí đánh giá về lãng phí tồn kho đều có sự xuất hiện lãng phí. Trung bình của điểm lãng phí là 2.25 nằm trong khoảng có vài lãng phíđến rất nhiều lãng phí. Từ đó có thể kết luận rằng, tồn kho tại nhà máy Scavi Huế đang có sự lãng phí lớn. Đặt biệt ở chỉ tiêu 1 và 2 có thể nhận định rằng lãng phí xuất phát chủ yếu từ lượng hàng trong kho vượt mức chứa dẫn đến nhiều trở ngại trong các công tác quản lý. Cần có sự phù hợp hơn về mức định lượng nhập kho và lưu trữ này.

Trên cơ sở tìm hiểu thực nghiệm, trực tiếp quan sát hoạt động tồn kho trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu. Tác giả xin phân tích nguyên nhân và biện pháp khắc phụccác lãng phí trênnhư sau:

(1) Nguyên nhân do lượng NPL nhập kho lớn và thành phẩm chưa được xuất kho. Từ đó tạo ra lượng lớn hàng không đủ không gian lưu trữ phải sắp xếp dưới sàn. Công nhân không đủ thời gian để sắp xếp đưa hàng hóa lên shelf. Biện pháp tạm thời là thuê thêm không gian kho. Lâu dài cần cải tiến bằng bố trí nhân công sắp xếp vào vị trí và có lượng định mức NPL đảm bảo sức chứa của kho.

(2) Nguyên nhân do có quá nhiều hàng trong kho. Có sực định lượng mức đặt hàng phù hợp với năng lực kho. Định hình lại chiến lược phát triển.

Tăng lợi nhuận bằng giảm lãng phí thay vì tăng lượng doanh thu.

(3)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nguyên nhân do hàng hóa để trên sàn nhà kho, các khu vực chờ, các

luồng di chuyển làm ách tắc. Biện pháp tạm thời là thuê thêm không gian lưu trữ. Lâu dài cần định mức tồn kho hợp lý và xử lý lượng hàng tồn chiếm diện tích kho.

(4) (5) (6) Mỗi hoạt động đều có lượng tồn kho lớn do tăng công suất làm thắt nút chai dẫn đến ứa động số lượng lớn tại các bộ phận, nhân công.

(7)Nguyên nhân do lượng hàng lớn, diện tích kho bãi rộng hàng hóa đa mẫu mã dẫn đến khó kiểm soát. Giảm lượng hàng tồn và bố trí kho bãi hợp lý (8) Hàng hóa nhiều không kiểm soát hết, Nhân viên bỏ việc dẫn đến không

kiểm soát và thất lạc làm thất thoát hàng. Thực hiện đúng quy trình trong kho, bố trí thêm nhân viên để giảm áp lực công việc, có chính sách hợp lý cho người lao động

(9) Nguyên nhân do các trở ngại mất hàng và không kiểm soát hết lượng hàng trong kho, qua trình cấp phát không ghi đầy đủ, nhập và nhận hàng không có phân vị trí trước dẫn đến thất lạc, mất nhiều thời giam để tìm hàng cho việc cấp phát.

(10) Hàng chuyển qua lại giữa nhiều nhà máy do thiếu, thừa và tồn hoặc hàng chuyển gia công, Cần định lượng chính xác hơn, sản xuất tại các nhà máy trính chuyển NPL vòng giữa nhiều nhà máy khác nhau.

(11) Nguyên nhân do công tác thanh lý phải qua nhiều công đoạn. Do đó, cần có sự rút ngắn quy trình.

(12) Nguyên nhân do sắp xếp không gọn gàng làm nghiên đổ, không được che chắn làm giảm chất lượng của hàng hóa, hàng tồn lâu ngày làm chất lượng giảm. Có công tác sắp xếp cần được kiểm tra thường xuyên, có thời gian quy định cho hàng hóa cần xử lý gấp trong kho.