• Không có kết quả nào được tìm thấy

Sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty, cần gọi điện hỏi thăm khách hàng cảm nhận về chất lượng dịch vụ.

Lắng nghe phản hồi và giải quyết nhanh chóng những thắc mắc, vấn đề của khách hàng, thường xuyên tương tác với khách hàng,

Thực hiện các chương trình khuyến mãi và tri ân khách hàng vào các dịp lễ, tết.

Nếu công ty làm tốt 3 giai đoạn này điều đó đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ hài lòng về hoạt động chăm sóc khách hàng của công ty, sẽ tin tưởng và giới thiệu dịch vụ đó với những khách hàng khác.

của khách hàng tại từng thị trường. Trong 1 Tỉnh/TP, tùy theo nhu cầu thị trường và khu vực địa lý có thể áp dụng nhiều chính sách giá, chính sách khuyến mại và thời gian khuyến mại khác nhau, thậm chí có những doanh nghiệp bán dịch vụ dưới giá thành để đạt mục tiêu lấy thị phần thuê bao.

Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường truyền hình ngày càng khó khăn, MyTV đã đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt về giá như ban hành giá sàn và VNPT các tỉnh, thành linh hoạt đưa ra mức giá cước dựa trên giá sàn. Với chính sách đó đã tạo thế chủ động cho VNPT các Tỉnh/TP quyết định mức cước cụ thể phù hợp với địa bàn và khả năng cạnh tranh, tuân theo đúng quy luật cung - cầu của thị trường. Vấn đề khuyến mãi cũng đãđược áp dụng linh hoạt theo thời gian, theo từng địa bàn.

Để giữ thuê bao và duy trì tốc độ tăng doanh thu, công tác chăm sóc khách hàng luôn là vấn đề được các đơn vị quan tâm.

Phát động thi đua giữa các Trung tâm Viễn Thông về doanh số phát triển MyTV;

triển khai lực lượng bán hàng đến từng nhà khách hàng để tư vấn và giới thiệu; lập danh sách, hỗ trợ tối đa cho các thuê bao có tính ảnh hưởng và truyền thông dịch vụ tại địa bàn; lựa chọn khách hàng lớn tại địa bàn và có chính sách hỗ trợ tối đa chiếm khách hàng và phục vụ công tác tryền thông tới đối tượng khách hàng khác; mở rộng liên kết các kênh bán hàng; giao khoán tiền lương vào kế hoạch phát triển MyTV cho từng CBCNV trên từng địa bàn kinh doanh, hàng tháng thực hiện đánh giá kế hoạch giao… là những cách mà VNPT nhiều tỉnh thành đang nỗ lực thực hiện.

Với vị trí đứng đầu thị phần dịch vụ truyền hình Internet (IPTV) trên thị trường và những nỗ lực trong phát triển dịch vụ của Công ty VASC nói riêng và các đơn vị nói chung sẽ là cơ hội để MyTV tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên thị trường. Tính đến thời điểm hiện tại, MyTV đạt gần 900.000 thuê bao, chiếm trên 90% thị phần truyền hình IPTV và đứng thứ 3 về thị phần truyền hình trả tiền tại Việt Nam, sau SCTV và VTV Cab. Với gần 5 năm tuổi đời, để đạt được sự phát triển như vậy là cả một sự nỗlực…

Nguồn:[12]

Khái quát thị trường dịch vụtruyền hình trảtiền tại Việt Nam

Dịch vụ truyền hình trả tiền bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1993 với sự ra đời của dịch vụ truyền hình cáp vô tuyến MMDS. Đến nay, dịch vụ này đã phát triển tương đối mạnh với sự phổ biến của dịch vụ truyền hình cáp hữu tuyến. Đến.Và đến

Trường ĐH KInh tế Huế

thời điểm hiện nay, thị trường truyền hình trả tiền có 4 loại hình dịch vụ, đó là: truyền hình cáp (gồm cả IPTV), truyền hình vệ tinh, truyền hình số mặt đất và truyền hình di động.

Tại Hội nghị Vietnam in view, một chuyên gia thuộc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, cố vấn của Hiệp hội truyền hình trả tiền tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương (CASBAA) cho rằng, Việt Nam có 90 triệu dân, có hơn 20 triệu thuê bao tivi, tốc độ xâm nhập thị trường truyền hình mới đạt 25% dân số, trong khi ở các nước trong khu vực mức độ xâm nhập thị trường truyền hình trả tiền vào khoảng 31,8%. Với chỉ hơn 6 triệu thuê bao như hiện có, theo ông Thành tiềm năng của thị trường truyền hình trả tiền còn rất lớn, nhưng đây cũng là thách thức với các cơ quan quản lý nhằm tạo ra các cơ chế mới để có bước phát triển nhanh và bền vững cho thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam.

Ở góc độ quản lý, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) Hoàng Vĩnh Bảo cho rằng, thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ để thích nghi với chính sách quản lý mới của nhà nước.

Vì vậy, bên cạnh việc thúc đẩy thị trường này phát triển, thời gian tới, Bộ TT&TT tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định về quản lý, cung cấp dịch vụ để tạo hành lang pháp lý cho thị trường truyền hình trả tiền phát triển. Ông Bảo thông tin thêm, trước đây, lĩnh vực truyền hình trả tiền được áp dụng cơ chế chủ yếu quản lý về nội dung thông tin, vì vậy thiếu những quy định cụ thể về thị trường, hạ tầng, công nghệ kỹ thuật và dịch vụ. Đây chính là lý do trong hơn 10 năm qua, mặc dù truyền hình trả tiền có bước phát triển đáng kể, từng bước đi vào đời sống xã hội nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Để thúc đẩy phát triển thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền, Bộ TT&TT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành một số chính sách quan trọng, từng bước sắp xếp và hình thành thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền với quan điểm quản lý rõ ràng và phù hợp với xu thế phát triển công nghệ và dịch vụ.

Tính đến hết năm 2016, số thuê bao truyền hình trả tiền đạt 12,5 triệu thuê bao.

Doanh thu truyền hình trả tiền năm 2016 đạt 12.000 tỷ đồng. Trong đó riêng SCTV đạt doanh thu 3.420 tỷ đồng.

Trường ĐH KInh tế Huế

Theo báo cáo của Bộ TT&TT, hiện có tổng số 32 doanh nghiệp truyền hình, trong đó 2 doanh nghiệp truyền hình quảng bá, 30 doanh nghiệp truyền hình trả tiền, với tổng số lao động là 9.800 người. Tính đến hết năm 2016, số thuê bao truyền hình trả tiền đạt 12,5 triệu thuê bao. Doanh thu truyền hình trả tiền năm 2016 đạt 12.000 tỷ đồng.

Cả nước hiện có 67 đài phát thanh và truyền hình, trong đó có 2 đài Trung ương, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và 64 đài địa phương.

Số lượng kênh chương trình phát thanh quảng bá là 77 kênh, số lượng kênh truyền hình quảng bá là 103 kênh, số lượng kênh truyền hình trả tiền là 79 kênh.

Trường ĐH KInh tế Huế

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG