• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá về mức độ đáp ứng các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO

2.3. Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty Cổ phần

2.3.5. Đánh giá về mức độ đáp ứng các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên

Yếu tố cuối cùng là “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” có hệ số β = 0,264 với mức ý nghĩa Sig. = 0 < 0,05. Kết quả này chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa yếu tố “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” với động lực làm việc của nhân viên. Nghĩa là khi sự hài lòng về

“Cơ hội đào tạo và thăng tiến” tăng 1 đơn vị thì động lực làm việc của nhân viên tăng lên tương ứng với 0,264 đơn vị. Vậy giả thiết H6 được chấp nhận.

2.3.5. Đánh giá về mức độ đáp ứng các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên

gia đóng đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy định hiện hành.

Căn cứ vào kết quả kiểm định thì đa số nhân viên tương đối hài lòng với các yếu tố tạo động lực liên quan đến lương thưởng và phúc lợi mà công ty đang thực hiện. Tuy nhiên mức độ đánh giá của nhân viên về các chỉ tiêu này còn chưa cao chỉ dao động từ khoảng 3,2 đến 3,8. Trong đó, yếu tố “Công ty tham gia đóng đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy định” được đáng giá cao ở mức 3,8105 do Công ty luôn tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, giá trị trung bình trong đánh giá của nhân viên về “Sự hài lòng về mức thưởng trong các dịp lễ, Tết”

còn thấp chỉ đạt 3,209. Do đó, Công ty nên xem xét xây dựng các phương án phù hợp để tăng thêm các tăng thêm mức thưởng cho nhân viên trong các dịp lễ, Tết. Đánh giá của nhân viên về khả năng đáp ứng các nhu cầu cuộc sống của tiền lường còn thấp chỉ 3,3072. Với mức lương hàng tháng trung bình từ 3 đến 5 triệu đồng, nhân viên mới thường chỉ dưới 3 triệu đồng thì với mức sống ngày một cao như hiện nay thì sẽ rất khó để đáp ứng tốt các nhu cầu cuộc sống.

2.3.5.2. Đánh giá của nhân viên về yếu tố Bố trí và sắp xếp công việc Giả thuyết

H0: Đánh giá của công nhân về nhóm yếu tố Bố trí và sắp xếp công việc = 4 H1: Đánh giá của công nhân về nhóm yếu tố Bố trí và sắp xếp công việc ≠ 4 Bảng 2.21. Đánh giá của nhân viên về yếu tố Bố trí và sắp xếp công việc

Kiểm định One-Sample T-Test Giá trị trung bình

Mức ý nghĩa

CV1

Công ty bố trí công việc phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo của Anh/Chị

3,2092 0,000

CV2

Công ty bố trí công việc phù hợp với năng lực làm việc (Sở trường) của Anh/Chị

3,3072 0,000

CV3 Số lượng công việc trong ngày của

Anh/Chị được phân công hợp lý 3,6144 0,000

CV4 Nhiệm vụ và trách nhiệm công việc của

Anh/Chị được phân công rõ ràng 3,7059 0,001 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Chú thích thang đo Likert: 1 - Rất không đồng ý đến 5 - Rất đồng ý

Trường Đại học Kinh tế Huế

Từ kết quả phân tích như trên, tất cả các yếu tố đều có mức ý nghĩa Sig. (2-tailed) <

0,05. Do đó, nghiên cứu sẽ dựa vào giá trị trung bình Mean để đưa ra kết luận.

Cụ thể đánh giá của nhân viên về hai yếu tố “Công ty bố trí công việc phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo” và “Công ty bố trí công việc phù hợp với năng lực làm việc (Sở trường)” chỉ ở mức 3,209 và 3,3072. Điều này, cho thấy nhân viên vẫn chưa hài lòng về cách bố trí công việc của Công ty. Với đặc thù công việc là sản xuất đan lát xuất khẩu đòi hỏi tiêu chuẩn sản xuất nghiêm ngặt nên đối với nhiều lao động đều phải trải qua thời gian học việc tại Công ty bên cạnh đó cũng có một số lao động chuyển việc từ ngành nghề khác. Chính vì vậy, Công ty nên cân nhắc việc bố trí Công việc theo đúng sở trường của nhân viên để có thể phát huy hiệu quả công việc

Công ty luôn chú trọng việc lập kế hoạch cụ thể cho các đơn hàng cũng như có sự rạch ròi trong việc phân công, phân nhiệm. Nên hai yếu tố “Số lượng công việc trong ngày được phân công hợp lý” và “Nhiệm vụ và trách nhiệm công việc được phân công rõ ràng” được nhân viên đánh giá cao ở mức 3,6144 và 3,7059.

2.3.5.3. Đánh giá của nhân viên về yếu tố Môi trường làm việc Giả thuyết

H0: Đánh giá của công nhân về nhóm yếu tố Môi trường làm việc = 4 H1: Đánh giá của công nhân về nhóm yếu tố Môi trường làm việc ≠ 4

Bảng 2.22. Đánh giá của nhân viên về yếu tố Môi trường làm việc Kiểm định One-Sample T-Test

Giá trị trung bình

Mức ý nghĩa

MT1 Anh/Chị có đủ phương tiện, thiết bị cần

thiết để thực hiện công việc 3,7908 0,018

MT2 Nơi làm việc đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát 3,3072 0,000

MT3 Không khí làm việc thoải mái 3,7059 0,001

MT4 Môi trường làm việc đảm bảo an toàn sức

khỏe 3,2092 0,000

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Chú thích thang đo Likert: 1 - Rất không đồng ý đến 5 - Rất đồng ý

Với mức ý nghĩa Sig. (2-tailed) < 0,05 từ kết quả ở bảng trên ta thấy nhân viên chưa thực sự hài lòng về Môi trường làm việc tại Công ty. Hai yếu tố “Nơi làm việc đảm

Trường Đại học Kinh tế Huế

bảo sạch sẽ, thoáng mát” và “Môi trường làm việc đảm bảo an toàn sức khỏe” được đánh giá khá thấp ở mức 3,3072 và 3,2092. Nguyên nhân là do tính chất công việc của ngành nghề đan lát bàn ghế sợi nhựa trải qua nhiều công đoạn cơ khí, đan lát, hoàn thiện,… nên chịu tác động của tiếng ồn, khói bụi cũng như áp lực công việc làm cho nhiều nhân viên thực sự chưa hài lòng. Đối với yếu tố “Phương tiện, thiết bị cần thiết để thực hiện công việc” được nhân viên đánh giá tố hơn ở mức 3,7908. Có thể thấy rằng việc bố trí đầy đủ phương tiện, thiết bị phục vụ công việc là một việc làm hết sức quan trọng. Bởi vì phương tiện, thiết bị được trang bị đầy đủ sẽ hỗ trợ cho nhân viên có thể hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và đảm bảo độ chính xác cao. Nhìn chung đánh giá của nhân viên về bầu không khí làm việc trong công ty tương đối cao do mối quan hệ giữa nhân viên với đồng nghiệp cũng khá tốt. Do đó, công ty nên duy trì điểm mạnh này.

2.3.5.4. Đánh giá của nhân viên về yếu tố Đồng nghiệp Giả thuyết

H0: Đánh giá của công nhân về nhóm yếu tố Đồng nghiệp = 4 H1: Đánh giá của công nhân về nhóm yếu tố Đồng nghiệp ≠ 4

Bảng 2.23. Đánh giá của nhân viên về yếu tố Đồng nghiệp Kiểm định One-Sample T-Test

Giá trị trung bình

Mức ý nghĩa

DN1 Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ Anh/Chị

khi cần thiết 3,6013 0,000

DN2 Đồng nghiệp thân thiện, hòa đồng 3,7320 0,002

DN3 Các đồng nghiệp phối hợp làm việc với

Anh/Chị tốt 3,4248 0,000

DN4 Các đồng nghiệp có tinh thần học hỏi kinh

nghiệm lẫn nhau 3,3072 0,000

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Chú thích thang đo Likert: 1 - Rất không đồng ý đến 5 - Rất đồng ý

Dựa trên, kết quả phân tích như trên, tất cả các yếu tố đều có mức ý nghĩa Sig. (2-tailed)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hai yếu tố liên quan đến đồng nghiệp đó là “Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ khi cần thiết” và “Đồng nghiệp thân thiện, hòa đồng” được đánh giá ở mức mức tương đối tốt là 3,6013 và 3,7320. Do ở Công ty giữa các nhân viên luôn được khuyến khích có một bầu không khí làm việc thoải mái, người đến trước hỗ trợ giúp đỡ người đến sau nên mối quan hệ đồng nghiệp được đánh giá khá cao.

Còn hai yếu tố liên quan đến việc “Phối hợp làm việc” và “Tinh thần học hỏi” được đánh giá chưa cao chỉ ở mức 3,4248 và 3,3072. Do đó, Công ty cần chú ý nhắc nhở nhân viên trong vấn đề này để cải thiện hiệu quả làm việc.

2.3.5.5. Đánh giá của nhân viên về yếu tố Cấp trên Giả thuyết

H0: Đánh giá của công nhân về nhóm yếu tố Cấp trên = 4 H1: Đánh giá của công nhân về nhóm yếu tố Cấp trên ≠ 4

Bảng 2.24. Đánh giá của nhân viên về yếu tố Cấp trên Kiểm định One-Sample T-Test

Giá trị trung bình

Mức ý nghĩa

CT1 Anh/Chị dễ dàng bày tỏ ý kiến của mình lên

cấp trên 3,1046 0,000

CT2 Cấp trên quan tâm, hỗ trợ Anh/Chị trong công

việc 3,2092 0,000

CT3 Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và có khả năng

điều hành tốt 3,5033 0,000

CT4 Cấp trên đối xử công bằng với Anh/Chị 3,4183 0,000 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Chú thích thang đo Likert: 1 - Rất không đồng ý đến 5 - Rất đồng ý

Căn cứ vào kết quả phân tích như trên thì tất cả các yếu tố đều có mức ý nghĩa Sig.

(2-tailed) < 0,05. Vì vậy, nghiên cứu sẽ dựa vào giá trị trung bình Mean để đưa ra kết luận.

Nhân viên đánh giá cao “Năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành” của Cấp trên.

Điều này thể hiện sự tin tưởng của nhân viên đối với ban lãnh đạo. Cùng với đó là yếu tố “Cấp trên đối xử công bằng” được đánh giá tương đối tốt cũng là một dấu hiệu tốt đảm bảo sự bình đẳng giữa các nhân viên luôn được cấp trên đề cao.. Tuy nhiên thì hai

Trường Đại học Kinh tế Huế

yếu tố “Dễ dàng bày tỏ ý kiến của mình lên cấp trên” và “Cấp trên quan tâm, hỗ trợ trong công việc” chưa được đánh giá cao chỉ dừng lại ở mức 3.106 và 3,2092. Do tâm lý e ngại dè chừng của nhân viên trong việc đề xuất ý kiến lên cấp trên cũng như vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa cấp trên với nhân viên. Để cải thiện vấn đề này cần có sự nổ lực từ hai phía bằng cách định kỳ Công ty nên tổ chức các buổi trao đổi, tiếp nhận thông tin phản hồi từ nhân viên nhằm tạo ra sự đoàn kết cũng như kịp thời nắm bắt tình hình nội bộ.

2.3.5.6. Đánh giá của nhân viên về yếu tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến Giả thuyết

H0: Đánh giá của công nhân về nhóm yếu tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến = 4 H1: Đánh giá của công nhân về nhóm yếu tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến ≠ 4 Bảng 2.25. Đánh giá của nhân viên về yếu tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Kiểm định One-Sample T-Test Giá trị trung bình

Mức ý nghĩa

DT1

Công ty quan tâm đến công tác đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ cho Anh/Chị

3,7124 0,001

DT2 Chính sách đề bạt trong Công ty được

thực hiện công bằng 3,3007 0,000

DT3

Cơ hội để thăng tiến và phát triển của Anh/Chị tại Công ty cao hơn các Công ty khác

3,2026 0,000

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Chú thích thang đo Likert: 1 - Rất không đồng ý đến 5 - Rất đồng ý

Kết quả phân tích của kiểm định cho thấy tất cả các yếu tố đều có mức ý nghĩa Sig.

(2-tailed) < 0,05. Vì vậy, nghiên cứu sẽ dựa vào giá trị trung bình Mean để đưa ra kết luận.

Cụ thể nhân viên đánh giá khá tốt về việc “Công ty quan tâm đến công tác đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ cho nhân viên” với mức 3,7124. Điều này thể hiện sự quan tâm của Công ty trong việc nâng cao tay nghề cho nhân viên để đáp ứng các yêu cầu của công việc cũng như cải thiện năng suất lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đối với yếu tố “Chính sách đề bạt trong Công ty được thực hiện công bằng” và

“Cơ hội để thăng tiến và phát triển tại Công ty cao hơn các Công ty khác” chưa được đánh giá cao. Chính vì vậy Công ty cần phổ biến các quy chế về đề bạt thăng tiến nhằm tạo động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn.

2.3.6. Kiểm định sự khác biệt giữa các đặc điểm của nhân viên với mức độ hài lòng