• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO

2.3. Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty Cổ phần

2.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Trong 160 phiếu khảo sát được phát ra có 153 phiếu hợp lệ và 7 phiếu bị loại do

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.1.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính

Qua khảo sát thì tỷ lệ nam nữ nhân viên được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu mẫu điều tra theo giới tính

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Từ 153 phiếu khảo sát hợp lệ thu được thì số lượng nhân viên nam là 62 tương ứng với 49,5% và 91 nhân viên nữ tương ứng 59,5% trong tổng số mẫu điều tra. Tỷ lệ này chênh lệch không nhiều so với tỷ lệ nam nữ trong tổng số nhân viên hiện có tại Công ty hiện nay đó là nam chiếm 41,96% và nữ là 58,04%.

Cụ thể số lượng nhân viên làm việc tại Công ty được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo bộ phận của Công ty năm 2016

Đơn vị tính: Người

Bộ phận Tổng Nam Nữ

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Bộ phận cơ khí 39 39 100% 0 0%

2, Bộ phận kỹ thuật 17 17 100% 0 0%

3. Bộ phận đan lát 237 64 27% 173 73%

4. Bộ phận hoàn thiện 195 93 47,69% 102 52,31%

5. Phòng Kế toán 4 2 50% 2 50%

6. Phòng Kế hoạch 6 4 66,67% 2 33,33%

7. Phòng Kinh doanh 10 6 60% 4 40%

8. Bộ phận Cắt dây 24 0 0% 24 100%

9. Khác 28 10 35,71% 18 64,29%

Tổng số 560 235 41,96% 325 58,04%

Trường Đại học Kinh tế Huế

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Công ty Cổ phần Liên Minh) Nguyên nhân là do Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đan lát sợi nhựa để sản xuất bàn ghế xuất khẩu nên đòi hỏi sự khóe léo, tỉ mĩ nên cần nhiều nhân viên nữ để làm việc ở các bộ phận như đan lát, hoàn thiện, cắt dây. Nhân viên nam làm việc chủ yếu ở các bộ phận cơ khí, kỹ thuật.

Qua phân tích cho thấy, cơ cấu nhân viên theo giới tính của Công ty Cổ phần Liên Minh là khá hợp lý phù hợp với công việc của từng phòng ban.

2.3.1.2. Cơ cấu mẫu theo thời gian làm việc

Cơ cấu mẫu theo thời gian làm việc được thể hiện dưới sơ đồ sau:

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu mẫu theo thời gian làm việc

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Theo kết quả khảo sát cho thấy số lao động làm việc trong khoảng thời gian từ 3 đến dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 33,99%, tiếp đến là 1 đến dưới 3 năm chiếm 28,10%. Số lượng lao động gắn bó với Công ty trên 5 năm cũng chiếm 1 tỷ lệ tương đối lớn đó là 22,22%. Điều này thể hiện xu hướng làm việc lâu dài của người lao động tại Công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.1.3. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi

Cơ cấu mẫu theo độ tuổi được thể hiện ở bảng sau:

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Với lao động tuổi từ 25 đến dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất lên đến 37,25%, tiếp đến là từ 35 đến dưới 45 tuổi chiếm tỷ lệ 29,41%. Lao động trẻ dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ 13,73% còn lao động có thâm niên chiếm tỷ lệ 19,61%. Nhìn chung, lao động của công ty về độ tuổi có sự phân phổ khá đồng đều trong đó lao động trẻ từ 25 đến dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao.

2.3.1.4. Cơ cấu mẫu theo trình độ

Cơ cấu mẫu theo trình độ được thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu mẫu theo trình độ

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đa số lao động của Công ty là lao động phổ thông chiếm 77,78% chủ yếu là công nhân bởi vì hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nên Công ty cần nhiều lao động chân tay để trực tiếp tạo ra thành phẩm. Đối với lao động làm việc ở văn phòng như phòng kế toán, phòng kế hoạch, phòng kinh doanh đòi hỏi trình độ từ trung cấp trở lên nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc. Với tỷ lệ lao động có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 1,96%, đại học chiếm 5,88%, cao đẳng chiếm 6,54% còn trung cấp chiếm 7,84%.

Điều này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của Công ty là khá cao, các nhà quản trị cần căn cứ vào đây để có biện pháp khai thác hiệu quả nguồn lực của mình. Bên cạnh đó, Công ty cần chú ý tới ngành nghề, sở trường của từng lao động để sắp xếp và bố trí công việc hợp lý và hiệu quả. Từ đó, giúp người lao động có cơ hội được làm việc đúng vị trí, đúng nguyện vọng nhờ vậy sẽ có tác dụng khích lệ người lao động làm việc có hiệu quả, hăng say và hứng thú hơn.

2.3.1.5. Cơ cấu mẫu theo bộ phận

Cơ cấu mẫu theo bộ phận được thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu mẫu theo bộ phận

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Qua 153 phếu khảo sát thu được có đến 56 lao động làm việc tại bộ phận hoàn

Trường Đại học Kinh tế Huế

chiếm tỷ lệ 34,64%, bộ phận cơ khí 10 lao động chiếm tỷ lệ 6,54%. Các bộ phận còn lại như bộ phận cắt dây có 7 lao động chiếm tỷ lệ 4,58%, bộ phận kỹ thuật 6 lao động chiếm tỷ lệ 3,92%, phòng kinh doanh có 5 lao động chiếm tỷ lệ 3,27%. Phòng kế toán và phòng kế hoạch mỗi phòng có 4 lao động chiếm tỷ lệ 2,61%. Riêng một số lao động khác như bảo vệ, lái xe, lao công chiếm có 8 lao động chiếm tỷ lệ 5,23%.

2.3.1.6. Cơ cấu mẫu theo thu nhập

Cơ cấu mẫu theo thu nhập được thể hiện dưới bảng sau:

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu mẫu theo thu nhập

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Về thu nhập thì số lao động có thu nhập hàng tháng từ 3 đến dưới 5 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất 47,06%. Đây là mức thu nhập bình quân mà hiện nay các Công ty sản xuất trả lương cho người lao động. Tiếp đến là dưới 3 triệu chiếm 24,18% mức lương này chủ yếu là dành cho các lao động mới làm việc. Do Công ty trong những năm gần đây mở rộng quy mô sản xuất nên đã tuyển dụng thêm khá nhiều lao động. Mức lương từ 5 đến 7 triệu chiếm tỷ lệ 21,75% chủ yếu trả cho lao động có trình độ cao và thâm niên làm việc. Mức lương trên 7 triệu đồng chủ yếu chi trả cho các trưởng phòng, kế toán trưởng, tổ trưởng,.. do trách nhiệm và áp lực của những công việc này là rất lớn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng bằng hệ số tin cậy Conbach’s Alpha