• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ

1.4. Nội dung đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp

1.4.2. Đãi ngộ phi tài chính

1.4.2.1. Khái niệm đãi ngộ phi tài chính

Đãi ngộ phi tài chính là chăm lo đời sống tinh thần của người lao động mà không phải thông qua các công cụ bằng tiền bạc.

1.4.2.2. Các hình thức đãi ngộ phi tài chính

➢Môi trường điều kiện làm việc:

Đặc tính của nơi làm việc có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân viên giúp cho họ thực hiện và đạt được những mục tiêu trong công việc, mang lại trạng thái thoải mái và cảm hứng trong công việc với những thành phần chính, đó là: niềm tin và sự tín nhiệm vào lãnh đạo; sự hỗ trợ của đồng nghiệp; cơ hội học tập và phát triển cá nhân; lương và các khoản phúc lợi của tổ chức (Rego & cộng sự, 2008).

Hai tác giả Rego và Cunha (2008) đã thực hiện nghiên cứu môi quan hệ giữa môi trường làm việc và trạng thái hạnh phúc, trạng thái căng thẳng trong công việc, kết quả công việc của nhân viên trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Rego và cộng sự cho rằng có 5 thành phần của môi trường, điều kiện làm việc:

Sự thân thiện

Niềm tin và sự tín nhiệm lãnh đạo

Sự giao tiếp, cởi mở thẳng thắn

Cơ hội học tập và phát triển cá nhân

Sự cân bằng và hài hòa giữa công việc và gia đình

Brown và Leigh (1996) đã thực hiện nghiên cứu môi trường làm việc và mối quan hệ của nó với kết quả công việc của nhân viên văn phònglàm việc ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Họ đưa ra nhận định: “Khi nhân viên cảm nhận tích cực về môi trường làm việc, họ có lí do để xác định mục tiêu cá nhân của mình với những

Trường Đại học Kinh tế Huế

người của tổ chức và đầu tư nổ lực lớn hơn để theo đuổi mục tiêu đó”. Nghĩa là khi nhân viên có cảm nhận tích cực về môi trường làm việc, họ cảm thấy môi trường làm việc là an toàn và ý nghĩa thì nhân viên sẽ có sự tham gia và công việc tích cực hơn, nổ lực trong công việc lớn hơn và mang lại kết quả công việc tốt hơn.

Các tác giả đã đưa ra 6 yếu tố môi trường làm việc ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nhân viên bao gồm

Sự ủng hộ của cấp trên

Trách nhiệm công việc rõ ràng

Sự giao tiếp thẳng thắn cởi mở

Sự đóng góp vào mục tiêu của tổ chức

Sự công nhân đầy đủ về những đóng góp của nhân viên

Cơ hội học hỏi và phát triển của nhân viên

➢Đào tạo

Đào tạo: (hay còn được gọi là đào tạo kỹ năng), được hiểu là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nói một cách cụ thể đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc biệt, nhằm thực hiện những công việc cụ thể một cách hoàn hảo hơn.

Hay:

Đào tạo là quá trình học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện được chức năng nhiệm vụ hiện tại của họ hiệu quả hơn. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động (Giáo trình quản trị Nhân lực – Nguyễn Tài Phúc, Bùi Văn Chiêm).

1. Đối với doanh nghiệp

Tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao được năng suất lao động, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời duy trì và nâng cao nguồn nhân lực chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh lớn mạnh cho doanh nghiệp trên thị trường.

Có được đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn kế cận, giúp cho nhân viên có những kỹ năng cần thiết để đến gần hơn với cơ hội thăng tiến, từ đó thay thế cho những cán bộ quản lý và chuyên môn khi cần thiết.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa lớn trong việc hướng dẫn công việc cho các nhân viên mới. Các chương trình định hướng đối với nhân viên mới sẽ thúc đẩy mau chóng thích ứng môi trường làm việc của doanh nghiệp.

Tránh được tình trạng quản lý lỗi thời, những nhà quản trị doanh nghiệp cần ápdụng phương pháp quản lý cho phù hợp với những thay đổi trong quy trình công nghệ và môi trường kinh doanh.

2. Đối với người lao động

Trực tiếp giúp nhân viên có thể thực hiện công việc tốt hơn, nhất là khi nhân viên thực hiện không đáp ứng được tiêu chuẩn hoặc khi nhân viên được phân công đảm nhiệm công việc mới.

Người lao động được trang bị kỹ năng chuyên môn, kiến thức cần thiết, điều này kích thích nhân viên làm việc tốt hơn, đam mê hơn, đạt được nhiều thành tích, muốn được đảm nhiệm những công việc có tính thách thức với cơ hội thăng tiến cao hơn.

Tạo ra tính chuyên nghiệp, sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp.

Cập nhật các kỹ năng, xu hướng và kiến thức mới cho nhân viên, từ đó toàn thểngười lao động có thể áp dụng thành công những thay đổi công nghệ và kỹ thuật trong doanh nghiệp.

Tạo cho nhân viên có cách nhìn, tư duy mới trong phần việc mà họ đang đảm nhiệm, đó cũng chính là cơ sở để thúc đẩy tính sáng tạo của người lao động.

3. Đối với xã hội

Quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được xem là vấn đề sống còn củađất nước, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xã hội đồng thời sẽ là một trong những giải pháp chống lại thất nghiệp hiệu quả.

Việc đầu tư cho đào tạo là những khoản đầu tư mang tính chiến lược chủ chốt quyết định sự phồn vinh của doanh nghiệp nói riêng và đất nước nói chung.

Các hình thức đào tạo 3.1. Đào tạo trong công việc

Đào tạo trong công việc là hình thức đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ được học những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế công việc, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của người lao động lành nghề hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhóm này gồm các hình thức như:

● Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc

Quá trình đào tạo bắt đầu từ sự giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu của công việc, và chỉ dẫn tỉ mỉ theo từng bước về cách thực hiện các thao tác nghiệp.

Người học sẽ nắm bắt được các kỹ năng công việc qua quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy.

● Đào tạo theo kiểu học nghề

Trong hình thức này chương trình đào tạo bắt đầu từ việc học lý thuyết ở trên lớp.

Sau đó, các học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề trong một vài tháng đến một vài năm, được thực hiện công việc cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng nghề nghiệp.

● Kèm cặp chỉ bảo

Hình thức này thường được dùng để giúp các cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát có thể học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt, và công việc trong tương lai thông qua sự kèm cặp chỉ bảo của người quản lý giỏi hơn.

Có ba cách để kèm cặp là: Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp; Kèm cặp bởi một cố vấn; Kèm cặp bởi một người quản lý có kinh nghiệm.

● Luân chuyển công việc

Luân chuyển công việc là hình thức chuyển người lao động từ công việc này sangcông việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực trong tổ chức. Những kiến thức và kinh nghiệm thu được trong quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực hiện được những công việc cao hơn trong tương lai.

Có thể luân chuyển công việc theo cách: Đưa học viên tới bộ phận khác nhưng vẫn làm công việc cũ để họ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc thực hiện công việc; Đưa học viên tới bộ phận khác với cương vị công tác khác; Học viên được bố trí luân chuyển công việc trong nội bộ một lĩnh vực chuyên môn; Hình thức luân chuyển công việc thường chủ yếu được áp dụng để đào tạo cán bộ quản lý.

3.2. Đào tạo ngoài công việc

Đào tạo ngoài công việc là hình thức đào tạo trong đó người học được tách khỏi công việc thực tế, các hình thức gồm:

Trường Đại học Kinh tế Huế

●Mở các lớp cạnh doanh nghiệp

Đối với những nghề tương đối phức tạp hoặc các công việc có tính đặc thù và việc đào tạo bằng kèm cặp không đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo với các thiết bị, phương tiện dành riêng cho đào tạo.

Trong hình thức này, chương trình đào tạo gồm có hai phần: Lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết được giảng tập trung do các cán bộ, kỹ sư phụ trách. Còn phần thực phải cam kết sau khi hoàn thành khoá học phải làm việc cho doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.

● Gửi người đi học ở các trường lớp chính quy

Các doanh nghiệp cũng có thể gửi người đến học tập tại các trường lớp chính quy do Bộ, ngành hoặc Trung ương tổ chức với kinh phí của doanh nghiệp đài thọ và phải cam kết sau khi hoàn thành khoá học phải làm việc cho doanh nghiệp trong một thời thời gian nhất định.

Hình thức này được áp dụng để đào tạo cán bộ quản lý và các kỹ sư công nghệ.

Trong hình thức này, người học sẽ được trang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và kinh phí đào tạo.

●Các bài giảng, hội nghị, thảo luận

Các bài giảng, hội nghị, thảo luận có thể được tổ chức tại doanh nghiệp hoặc ở một cơ sở bên ngoài, có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chương trình đào tạo khác. Trong các buổi thảo luận, học viên sẽ thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm và qua đó học được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết.

1.5. Tổ chức đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp