• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 2- PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.1. Đặc điểm đối tượng điều tra

Tổng số bảng hỏi phát ra là 120 phiếu. Tổng số bảng hỏi thu về là 120. Sau khi kiểm tra thì có 116 phiếu hợp lệ, 4 phiếu không hợp lệ do người lao động điền sai và thiếu thôngtin.

Như vậy tổng số đưa vào phân tích, xử lý là 116 phiếu câu hỏi có phương án trả lời hoàn chỉnh.

Bảng 5: Quy mô và cơ cấu mẫu điều tra.

Tiêu thức Tiêu chí Số lượng (lao động) Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 95 81,9

Nữ 21 18,1

Độ tuổi Từ 18-25 tuổi 12 10,3

Từ 26-35 tuổi 28 24,1

Từ 36-45 tuổi 51 44,0

Trên 45 tuổi 25 21,6

Trìnhđộ học vấn

THPT 82 70.7

Trung cấp 15 12.9

Cao đẳng 11 9.5

Đại học và trênĐại học 8 6.9

Hình thức lao động Lao động trực tiếp 97 83.6

Lao động gián tiếp 19 16.4

Thâm niên công tác

Dưới2 năm 15 12.9

Từ2-dưới5 năm 48 41.4

Từ5-dưới8 năm 36 31.0

Trên8 năm 17 14.7

Thu nhập hàng tháng

Dưới 5 triệu 10 8.6

Từ5-dưới 7 triệu 60 51.7

Từ7-dưới 10 triệu 29 25.0

Trên 10 triệu 17 14.7

Tổng số mẫu điều tra 116 100

(Nguồn: Sốliệu điều tra bản hỏi)

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.1.1. Cơ cấu mẫu điều tra phân theo giới tính.

Biểu đồ 1: Cơ cấu đối tượng điều tra theo giới tính

(Nguồn: Xử lí dữ liệu bằng SPSS và Excel) Trong tổng số 116 phiếu khảo sát với 116 người lao động, số lượng lao động nam là 95/116 lao động, chiếm tỉ lệ 81,9% và số lượng lao động nữ là 21 lao động, chiếm tỉ lệ 18,1%. Kết quả cho thấy sự chênh lệch rất lớn giữa lao động nam và lao động nữ.

Số lượng lao động nam nhiều hơn rất nhiều so với lao động nữ do tính chất của công việc của Công ty là xây dựng, sửa chữa, lắp đặt,… nên trong nhiều năm Công ty ưu tiên tuyển dụng lao động nam. Điều này phù hợp với công việc sản xuất và thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.3.1.2. Cơ cấu mẫu điều tra phân theo độ tuổi.

Biểu đồ 2: Cơ cấu đối tượng điều tra theo độ tuổi.

(Nguồn: Xử lí dữ liệu bằng SPSS và Excel) Nam

Nữ 18,1%

81,9%

Từ 18-25 tuổi Từ 26-35 tuổi Từ 36-45 tuổi

> 45 tuổi

44%

21,6% 10,3%

24,1%

Trường Đại học Kinh tế Huế

Với các phương án đưa ra cho người lao động lựa chọn: Từ 18-25 tuổi, từ 26-35 tuổi, từ 36-45 tuổi và trên 45 tuổi, kết quả điều tra cho thấy mẫu khảo sát có tỉ lệ cao nhất là 44,0% cho độ tuổi từ 36-45 tuổi, kế tiếp là 24,1% cho độ tuổi từ 26-35 tuổi, độ tuổi từ 18-25 tuổi hay trên 45 tuổi chiếm tỉ lệnhỏ lần lượt là 10,3% và 21,6%.Qua đó, ta thấy rằng người lao động ở độ tuổi tương đối trẻ26-45 tuổi hay ở độ tuổi tầm trung, độtuổi đa sốcó sức khỏetốt phù hợp với công việc.

2.3.1.3. Cơ cấu mẫu điều tra phân theo trình độ học vấn.

Biểu đồ 3: Cơ cấu đối tượng điều tra theo trình độ học vấn.

(Nguồn: Xửlí dữ liệu bằng SPSS và Excel) Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ mẫu khảo sát người lao động có trìnhđộ Lao động phổ thông là cao nhất với 82 người chiếm 70,7%, kế tiếp là nhóm lao động có trìnhđộ Trung cấp với 12,9% (15 người). Nhóm lao động có trình độ học vấn Cao đẳng, Đại học và trên Đại học là 2 nhóm có tỉ lệ thấp lần lượt là 9,5% (11 người) và 6,9% (8 người) . Điều này cho thấy người lao động của Công ty có trình độ học vấn khá thấp.

Đây cũng là điều dễ hiểu vì Công ty phần lớn là làm về lĩnh vực xây dựng nên đa số chỉ cầnnhững người lao động chân tay, phù hợp với công việc.

Lao động phổ thông Trung cấp

Cao đẳng

Đại học và trên Đại học

70,7%

12,9%

9,5%6,9%

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.1.4. Cơ cấu mẫu điều tra phân theo hình thức lao động.

Biểu đồ 4: Cơ cấu đối tượng điều tra theo hình thức lao động.

(Nguồn: Xử lí dữ liệu bằng SPSS và Excel) Về hình thức lao động, lao động trực tiếp chiếm số lượng nhiều hơn lao động gián tiếp rất nhiều. Lao động trực tiếp chiếm đến 83,6%, còn lao động gián tiếp chỉ chiếm 16,4%.

Lao động trực tiếp là những người trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm, trực tiếp thực hiện các công việc dịch vụnhất định gồm những người lắp đặt, sửa chữa các thiết bị điện; pha chế sơn; xây dựng nhà;… Lao động gián tiếp là những người chỉ đạo, phục vụvà quản lý kinh doanh trong Công ty như các kỹ sư xây dựng, nhân viên kỹthuật, nhân viên kế toán,…

2.3.1.5. Cơ cấu mẫu điều tra phân theo thâm niên công tác.

Biểu đồ 5: Cơ cấu đối tượng điều tra theo thâm niên công tác.

(Nguồn: Xử lí dữ liệu bằngSPSS và Excel)

Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp

16,4%

83,6%

< 2 năm Từ 2- <5 năm Từ 5- <8 năm

> 8 năm

41,1%

31%

14,7% 12,9%

Trường Đại học Kinh tế Huế

Về thâm niên công tác, số lượng người lao động làm việc từ2-dưới 5 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất là 41,1%, tiếp theo là thời gian từ 5- dưới 8 năm chiếm tỷ lệ 31,0%, nhóm lao động trên 8 năm và dưới 2 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất lần lượt là 14,7% và 12,9%. Qua đó cho ta thấy đa số lao động đã gắn bó và làm việc nhiều năm với Công ty. Với thời gian làm việc lâu năm như thế thì đội ngũ lao động của Công ty sẽ có nhiều kinh nghiệm trong công việc.

2.3.1.6. Cơ cấu mẫu điều tra phân theo thu nhập hàng tháng.

Biểu đồ 6: Cơ cấu đối tượng điều tra theo thu nhập hàng tháng.

(Nguồn: Xử lí dữ liệu bằng SPSS và Excel) Về thu nhập hàng tháng của người lao động, thu nhập từ 5- dưới 7 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất là 51,7%, tiếp theo là từ 7- dưới 10 triệu đồng chiếm 25%, số lượng lao động có thu nhập trên 10 triệu đồng chiếm 14,7% và thấp nhất là dưới 5 triệu đồng chỉ chiếm 8,6%. Qua đó cho thấy, thu nhập hàng tháng của người lao động ở công ty có mức thu nhập khá cao.