• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC MUA SẮM

2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục mua sắm của khách hàng cá

2.2.1. Đặc điểm của mẫu điều tra

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu, tác giả tiến hành lựa chọn nghiên cứu dựa trên 150 đối tượng khách hàng, tác giả lựa chọn phỏng vấn các khách hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

với những đặc điểm về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau tạo sự đa dạng cho mẫu nghiên cứu từ đó kết quả thu được sẽ xác thực hơn. Tác giả thu về đặc điểm của mẫu nghiên cứu trong cuộc khảo sát cụ thể như sau:

Bảng 5: Thông tin của mẫu điều tra

Tiêu chí Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam 45 30%

Nữ 105 70%

Tổng 150 100%

Độ tuổi

Dưới 18 tuổi 3 2%

Từ 18 đến dưới 25 tuổi 33 22%

Từ 25 đến dưới 45 tuổi 79 52,7%

Từ 45 tuổi trở lên Trên 45 tuổi 35 23.3%

Tổng 150 100%

Nghề nghiệp

Cán bộ, viên chức nhà nước 37 24.7%

Doanh nhân 24 16%

Nhân viên văn phòng 41 27,3%

Học sinh, sinh viên 9 6%

Công nhân 22 14.7%

Nông dân 4 2.7%

Khác… 13 8.7%

Tổng 150 100%

Thu nhập

Chưa có thu nhập 6 4%

Từ 1 đến dưới 3 triệu 3 2%

Từ 3 đến dưới 5 triệu 45 30%

Từ 5 đến dưới 10 triệu 70 46.7%

Từ 10 triệu trở lên 26 17.3%

Tổng 150 100%

(Nguồn: xử lý số liệu trên Spss)

Trường Đại học Kinh tế Huế

-Giới tính: Với số lượng khách hàng điều tra là 150 khách hàng, kết quả cho thấy có đến 70% khác hàng là nữ, tương ứng với 105 người và khách hàng nam chỉ chiếm 30 % với 45 người trong tổng thể điều tra. Số lượng khách hàng đi siêu thị để mua sắm chủ yếu là khách hàng nữ, sự chênh lệch này không khó hiểu vì thông thường nữ giới là người nội trợ chính trong gia đình vì vậy mà công việc đi mua sắm thường được nữ giới quan tâm chú ý nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên con số 30% số người được khảo sát là nam giới cho thấy một tỷ lệ không nhỏ nam giới cũng đã và đang tham gia hoạt động mua sắm. Thực tế khi chợ truyền thống vẫn có sức hút không nhỏ đối với nữ giới thì siêu thị được nam giới coi là một nơi mua hàng hợp lý khi giá cả được niêm yết, không phải có hoạt động trả giá hay tác động từ người bán và đặc biệt hàng hóa luôn được bán với nguồn gốc rõ ràng.

-Độ tuổi:

Kết quả điều tra cho thấy số lượng khách hàng có độ tuổi từ 25 đến dưới 45 tuổi có số lượng lớn nhất, gồm 79 khách hàng, chiếm 52,7 %. Tiếp theo là 2 nhóm tuổi trên 45 tuổi và từ 18 đến dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ lần lượt là 23,3% và 22%. Nhóm dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 2% với 3 mẫu điều tra. Điều này cho thấy rằng đa số khách hàng đi mua sắm tại siêu thị Co.opmart Huế nằm trong độ tuổi đã lập gia đình và đã có những công việc nhất định nên việc mua sắm với họ khác dễ dàng và cũng do yêu cầu thời gian công việc và các tiện ích mà siêu thị mang lại nên họ thích đi mua sắm hàng hóa tại siêu thị hơn là các chợ truyền thống. Nghiên cứu nhìn chung đã được thực hiện với một số lượng người hợp lý và có sự đa dạng trong độ tuổi, từ những bạn trẻ dưới 18 đến những người trên 45 tuổi. Co.opmart Huế đã gắn kết được người tiêu dùng khi khách hàng của siêu thị bao gồm nhiều thành phần và lứa tuổi khác nhau trong xã hội.

- Nghề nghiệp: Dựa vào mẫu điều tra cho thấy số mẫu có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng chiếm tỷ lệ cao nhất, với 41 khách hàng chiếm tỷ lệ 27,3%. Nhóm khách hàng chiếm tỷ lệ lớn tiếp theo là hai nhóm khách hàng cán bộ viên chức nhà nước và doanh nhân chiếm tỷ lệ lần lượt là 24,7 % và 16%. Những khách hàng thuộc 3 nhóm này thường ít có thời gian nên họ thường lựa chọn siêu thị để vừa tiết kiệm thời gian, vừa thư giãn và mua sắm mà luôn yên tâm về xuất xứ chất lượng hàng hóa. Bốn nhóm khách hàng còn lại là học sinh - sinh viên, công nhân, nông dân và nhóm nghề nghiệp khác chiếm tỷ lệ lần lượt là 6%, 14,7%, 2,7% và 8,7%. Những nhóm khách

Trường Đại học Kinh tế Huế

hàng này đến siêu thị Co.opmart không chỉ vì mục tiêu mua sắm mà còn là nơi để tham quan, giải trí. Từ kết quả trên cho thấy nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu cũng khá đa dạng, với nhiều nhóm nghề nghiệp khác nhau và chênh lệch giữa các nhóm nghề nghiệp là không đáng kể. Siêu thị Co.opmart Huế luôn hướng tới đa dạng nhóm khách hàng chứ không phụ thuộc vào một nhóm khách hàng cụ thể.

-Thu nhập: Với số lượng 150 bảng điều tra, thu được kết quả những khách hàng có thu nhập từ 5 đến dưới 10 triệu đồng/tháng có 70 khách hàng, chiếm tỷ lệ 46,7 %.

Tiếp sau đó là nhóm khách hàng có thu nhập từ 3 đến dưới 5 triệu đồng/tháng, với 45 khách hàng, chiếm tỷ lệ 30 %. Hai nhóm tiếp theo là nhóm khách hàng có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng và nhóm từ 1 đến 3 triệu đồng/tháng với tỷ lệ lần lượt là 17,3% và 2 %. Nhóm cuối cùng là nhóm chưa có thu nhập với số lượng khảo sát là 6 chiếm tỷ lệ 4%. Với kết quả trên cho thấy đa số khách hàng mua sắm tại siêu thị Co.opmart Huế có mức thu nhập khá cao.

2.2.2. Một số đặc điểm hành vi mua sắm của khách hàng tại siêu thị