• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC MUA SẮM

2.1. Giới thiệu về Saigon Co.op và siêu thị Co.op mart huế

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh

Sơ đồ 7: Cơ cấu tổ chức của siêu thị Co.opmart Huế

(Nguồn: Phòng Marketing Co.opmart Huế) Chúthích:

TT: Tổ trưởng TK: Thủ kho

TP: Tổ phó PK: Phụ kho

NT: Nhóm trưởng NV:

Nhân viên

Phó giám đốc Phó giám đốc

Giám đốc

NV chất lượng

N V

Nv v v

N V

N V N

V

TK &

PK

N NV V

N NV V

N V TK &

PK

TK &

PK

TK &

PK TT&TP

Tổ thực phấm

thực phẩm

tươi sống, chế

biến &

nấu chín

TT&

TP Tổ thực phẩm

công nghệ

&

đông lạnh

TT&

TP Tổ sản phẩm

mềm

TT Tổ sản phẩm

cứng

TT&

TP Tổ hóa mỹ phẩm

& sản phẩm

vệ sinh

TT&

TP Tổ thu ngân

và dịch

vụ khách

hàng

NT Nhóm quảng cáo khuyế

n mãi

&

thiếu nhi

TT

&

TP Tổ bảo

vệ

Kế toán Khu cho thuê,

hợp tác NT bảo

trì NT vi

tính Tổ chức

HC Quầy bánh

mỳ

Bộ phận hỗ trợ bán

Bộ phận quản trị

Hàng phi thực phẩm Hàng thực

phẩm

Trường Đại học Kinh tế Huế

-Giám đốc: Là người đứng đầu ở công ty và là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.

-Phó giám đốc: Là người được giám đốc ủy quyền để thực hiện một số công việc của công ty. Phó giám đốc phải chịu trách nhiệm về những việc được giao và những lĩnh vực mà mình phụ trách, giúp giám đốc lên kế hoạch, chỉ đạo, giải quyết các công việc thay mặt giám đốc khi cần thiết.

-Nhân viên chất lượng: Kiểm tra chất lượng cũng như nắm được tình hình thực tế của hàng hóa trong công ty để đảm bảo có được nguồn hàng hóa tốt nhất phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.

-Tổ tưởng ngành hàng: Làm nhiệm vụ theo dõi hàng tồn để đặt hàng, lựa chọn nhà cung cấp. Tổ trưởng sẽ theo dõi tình hình tiêu thụ hàng hóa, kịp thời có những biện pháp xử lý như giảm giá, khuyến mãi, trả hàng,.. Đối với những mặt hàng bán chậm, phấn đấu đạt mục tiêu doanh số đã định.

-Tổ phó ngành hàng: Sẽ cùng tổ trưởng theo dõi tình hình đặt hàng và giao hàng của nhà cung cấp.

-Thủ kho và phụ kho: Chịu trách nhiệm nhận hàng tại kho, kiểm hàng và cho hàng nhập kho, trong quá trình nhận hàng. Thủ kho phải đảm bảo nhận đúng và đủ những mặt hàng và lượng hàng trên hóa đơn hoặc phiếu giao hàng, ký xác nhận vào chứng từ nhận hàng làm cơ sở cho kế toán xử lý chứng từ. Trường hợp có những mặt hàng giao không đúng theo đơn đặt hàng, thủ kho phải chờ ý kiến xử lý của đại diện ngành hàng trước khi cho hàng nhập kho.

-Nhân viên: Giám sát ở các kệ hàng, giải đáp thắc mắc cho khách hàng và sắp xếp hàng lên kệ, thường xuyên kiểm tra hàng, tránh tình trạng hàng bị quá hạn sử dụng hư hỏng,..báo cáo tình trạng lại tổ trưởng, tổ phó để kịp thời có biện pháp khắc phục.

-Nhân viên chất lượng: Nhiệm vụ quan trọng nhất là phải kiểm tra chất lượng cũng như nắm được tình hình thực tế của hàng hóa trong công ty để đảm bảo có được nguồn hàng hóa tốt nhất phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Nếu xảy ra tình trạng hàng hóa bị hư hỏng, kém chất lượng thì phải thông báo ngay cho bộ phận quản lý hàng hóa để tìm ra biện pháp khắc phục.

-Hàng phi thực phẩm

+Tổ sản phẩm mềm: Quản lý các sản phẩm may mặc như quần áo, giày dép,...

Trường Đại học Kinh tế Huế

+Tổ sản phẩm cứng: Chịu trách nhiệm về các sản phẩm như đồ dùng gia đình xoong nồi, ấm chén,..

+Tổ hóa mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinh: bao gồm tổ phó và tổ trưởng chịu trách nhiệm về các mặt hàng hoá mỹ phẩm như bột giặt, nước xả, dầu gội, sữa tắm, xà bông, nước rửa chén…

-Quầy bánh mỳ: Đứng đầu là tổ trưởng, tổ này chịu trách nhiệm sản xuất và tiêu thụ các loại bánh mỳ và các chủng loại bánh khác nằm trong quầy bánh mỳ.

-Hàng thực phẩm

+Tổ thực phẩm tươi sống, chế biến & nấu chín: Bao gồm nhân viên bán hàng và kỹ thuật viên là những người chịu trách nhiệm quản lý các mặt hàng như rau, củ, quả, cá, thịt, hải sản…

-Bộ phận hỗ trợ bán

+Tổ thu ngân: Chịu trách nhiệm lập hóa đơn thanh toán cho khách hàng, tổng kết báo cáo cho bộ phận quản lý sau mỗi ca làm việc.

+Tổ Marketing (Nhóm quảng cáo khuyến mãi & thiếu nhi): Bao gồm các chuyên viên chịu trách nhiệm tiếp nhận, giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng đồng thời cung cấp những thông tin mà khách hàng cần, đồng thời thực hiện các vấn đề liên quan đến chăm sóc khách hàng...

+Tổ bảo vệ: Có nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho siêu thị. Ngoài ra còn trông giữ xe, tài sản khác của khách hàng và thực hiện các công tác phòng cháy chữa cháy trong siêu thị.

-Bộ phận quản trị

+Kế toán: Nhiệm vụ của kế toán là thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phân tích thông tin, số liệu kế toán, cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

+Bộ phận bảo trì: Chịu trách nhiệm sữa chữa các máy móc, thiết bị.

+Tổ chức hành chính: Theo dõi hoạt động công đoàn và chế độ làm việc, nghỉ phép của công nhân viên, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho nhân viên, tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua tại đơn vị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+Vi tính: Thực hiện việc lưu trữ, nhập và xuất dữ liệu cho các báo cáo khi cần thiết.

-Khu cho thuê và hợp tác: Bộ phận chịu trách nhiệm về việc cho thuê mặt bằng và hợp tác với các đối tác để phát triển công ty.

2.1.4. Các mặt hàng kinh doanh của siêu thị