• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.1. Đặc điểm mẫu điều tra

phải có các giải pháp cụ thể, phù hợp nhằm nâng cao năng suất lao động trong hoạt động sản xuất để có thể đạt được mục tiêu mà Công ty đã đặt ra.

2.3. Kết quả nghiên cứu

Ca 2 (14h00 - 22h00)

17 14,2 95,8

Ca 3

(22h00 - 6h00) 5 4,2 100,0

Thời gian làm việc

Dưới 1 năm 29 24,2 24,2

Từ 1 đến 3 năm 58 48,3 72,5

Trên 3 năm 33 27,5 100

Thu nhập bình quân/tháng

Từ 3-5 triệu đồng 25 20,8 20,8

Từ 5-7 triệu đồng 84 70,0 90,8

Trên 7 triệu đồng 11 9,2 100,0

(Nguồn: Kết quảphân tích dữliệu SPSS) 2.3.1.1. Đặc điểm mẫu theo giới tính

Biểu đồ 2.2: Đặc điểm mẫu theo giới tính

(Nguồn: Kết quảphân tích dữliệu SPSS) Theo kết quả khảo sát từ bảng trên, trong tổng số 120 người lao động được khảo sát tại công ty có 39 lao động là nam (chiếm tỷ lệ 32,5%) và 81 lao động là nữ (chiếm tỷ lệ 67,5%). Qua đó cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ nam và nữ với tỷ lệ nữ lớn hơn gấp hai lần tỷ lệ nam. Số lượng người lao động thuộc bộ phận may là rất lớn, lớn hơn nhiều so với các bộ phận khác, mà bộ phận may đa số là lao động nữ bởi công việc tại đây đòi hỏi người lao động phải có sự khéo léo, tỉ mỉ.

81 39

0 20 40 60 80 100

GIỚI TÍNH NAM

NỮ

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.1.2. Đặc điểm mẫu theo độ tuổi

Biểu đồ 2.3: Đặc điểm mẫu theo độ tuổi

(Nguồn: Kết quảphân tích dữliệu SPSS) Kết quả khảo sát về cơ cấu theo độ tuổi, cho thấy: Độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 49 người trong tổng số 120 người được khảo sát (chiếm tỷ lệ 40,8%); Tiếp theo đó là độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi với 32 người (chiếm tỷ lệ 26,7%); Có 25 lao động trong độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi (chiếm tỷ lệ 20,8%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất là độ tuổi trên 45 tuổi với 14 người (chiếm tỷ lệ 11,7%). Từ kết quả trên cho thấy số lượng lao động trẻ tuổi (từ 18 – 35 tuổi) là đa số (chiếm 67,5% trong tổng số 120 lao động được khảo sát). Kết quả này cũng khá dễ hiểu, bởi đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các đối tượng thuộc các bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty, mà đặc điểm công việc tại các bộ phận này đòi hỏi người lao động phải nhanh nhẹn, khéo léo và hơn hết là phải có sức khỏe tốt, phù hợp với những lao động trẻ trung, năng động nên Công ty luôn ưu tiên tuyển dụng những lao động trẻ tuổi. Ngoài ra, một số vị trí sản xuất khác lại đòi hỏi người lao động phải có kinh nghiệm và chuyên môn dày dặn, tuy nhiên số lượng lao động từ độ tuổi 45 trở lên tại các bộ phận sản xuất là không nhiều.

32

49

25

14

0 10 20 30 40 50 60

ĐỘ TUỔI

Từ 18-25 tuổi Từ 26-35 tuổi Từ 36-45 tuổi Trên 45 tuổi

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.1.3. Đặc điểm mẫu theo trình độ học vấn

Biểu đồ 2.4: Đặc điểm mẫu theo trình độ học vấn

(Nguồn: Kết quảphân tích dữliệu SPSS) Dựa vào biểu đồ cơ cấu trình độ học vấn như ở trên, ta dễ dàng nhận thấy có sự chênh lệch rõ ràng giữa hai nhóm phổ thông, dưới phổ thông và nhóm từ trung cấp trở lên. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất với 50,8% trong tổng số 120 lao động được khảo sát thuộc trình độ phổ thông, tiếp đến là trình độ dưới phổ thông có 32 người (chiếm tỷ lệ 26,7%). Như vậy, chỉ riêng nhóm phổ thông và dưới phổ thông đã chiếm đến 77,5%

với số lượng là 93 lao động. Vì tính chất công việc tại các bộ phận sản xuất không yêu cầu người lao động phải có trình độ học vấn cao như các bộ phận làm việc gián tiếp nên tập trung phần lớn những người lao động trẻ như các học sinh vừa tốt nghiệp cấp 3 và các lao động có tay nghề, trong nhóm trình độ này cũng được phân bổ tập trung nhiều nhất là ở bộ phận May. Ngoài ra, ở các bộ phận sản xuất khác như bộ phận Cắt và bộ phận Giám định, một số vị trí yêu cầu người lao động phải có trình độ chuyên môn và học vấn cao hơn như nhóm trình độ trung cấp trở lên, tốt nghiệp trong các chuyên ngành thiết kế, may mặc, công nghiệp để có thể vận hành máy móc, thiết kế, lên sơ đồ…trong quá trình làm việc tại các bộ phận này.

32

61

11 9 7

0 10 20 30 40 50 60 70

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

Dưới phổ thông Phổ thông Trung cấp Cao đẳng Đại học

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.1.4. Đặc điểm mẫu theo bộ phận làm việc

Đề tài nghiên cứu chọn đối tượng khảo sát là các công nhân viên đang làm việc tại các bộ phận sản xuất tại 2 Nhà máy của Công ty. Kết quả khảo sát ở trên đã có sự chênh lệch lớn khi số lượng người lao động phần lớn tập trung ở bộ phận may khi có đến 57 người trong tổng số 120 lao động được khảo sát (chiếm tỷ lệ 47,50%).

Biểu đồ 2.5: Đặc điểm mẫu theo bộ phận làm việc

(Nguồn: Kết quảphân tích dữliệu SPSS) Đặc điểm mẫu thuộc các bộ phận khác, lần lượt là: Bộ phận cắt với 32 lao động (chiếm 26,7%); Bộ phận giám định chiếm 13,3% với 16 người trong tổng số 120 lao động được khảo sát; Và chiếm tỷ lệ thấp nhất với 12,5% (15/120 lao động) đó là bộ phận hoàn thành. Sở dĩ lao động được khảo sát thuộc bộ phận này thấp là do tính chất công việc tại đây, người lao động không làm việc cố định và tập trung trong một khu vực nhất định như các bộ phận khác nên đã gây khó khăn trong quá trình khảo sát.

13,30%

26,70%

47,50%

12,50%

BỘ PHẬN LÀM VIỆC

Bộ phận giám định Bộ phận cắt Bộ phận may Bộ phận hoàn thành

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.4.5. Đặc điểm mẫu theo ca làm việc

Biểu đồ 2.6: Đặc điểm mẫu theo ca làm việc

(Nguồn: Kết quảphân tích dữliệu SPSS) Với kết quả khảo sát như trên, ta nhận thấy: người lao động được khảo sát phần lớn làm việc thuộc ca hành chính 2 (từ 8h15 đến 17h00) với số lượng 39 người (chiếm tỷ lệ 32,5%); Ca hành chính 1 (từ 7h15 đến 16h00) với 30 lao động (chiếm tỷ lệ 25,5%); Ca 1 (từ 6h00 đến 14h00) chiếm tỷ lệ 24,2% với 29 người; Ca 2 (từ 14h00 đến 22h00) có 17 người (chiếm tỷ lệ 14,2%); Và ca 3 (từ 22h00 đến 6h00 hôm sau) có số lượng thấp nhất là 5 lao động (chiếm tỷ lệ 4,2%). Trên thực tế, nhằm để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa nên Công ty đã chia thành 5 ca làm việc và được phân bổ người lao động khá đồng đều trong mỗi ca, đảm bảo năng suất và hoạt động xuyên suốt trong một ngày. Tuy nhiên, khi nhìn vào biểu đồ phân bổ như ở trên, ta dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch giữa số lượng người lao động thường xuyên làm việc tại ca 2, và đặc biệt là ca 3 ít hơn hẳn so với các ca còn lại. Bởi trong quá trình khảo sát, khảo sát viên chỉ thực hiện trong ca hành chính 2 (từ 8h15 đến 17h00) nên số lượng lao động thường xuyên làm việc ở ca 2 và ca 3 là không nhiều.

2.3.4.6. Đặc điểm mẫu theo thời gian làm việc tại Công ty

Để phân loại số năm làm việc trong bảng khảo sát như ở trên, tác giả đã dựa vào thời gian ký kết hợp đồng lao động tại Công ty (Hợp đồng 1 năm; hợp đồng 3 năm và hợp đồng vô thời hạn là trên 3 năm) nhằm có được độ tin cậy cao nhất.

5

17

29

39 30

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

CA LÀM VIỆC

Hành chính 1 Hành chính 2 Ca 1 Ca 2 Ca 3

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ 2.7: Đặc điểm mẫu theo thời gian làm việc

(Nguồn: Kết quảphân tích dữliệu SPSS) Đặc điểm mẫu theo thời gian làm việc tại Công ty, theo kết quả khảo sát ta thu được kết quả như sau: Lao động có thời gian làm việc trên 3 năm có 33 người (chiếm 27,5%); nhiều nhất là lao động có thời gian làm việc từ 1-3 năm khi có 58 người (Chiếm 48,3%) và thấp nhất là nhóm dưới 1 năm có 29 lao động (chiếm 24,2%).

2.3.4.7. Đặc điểm mẫu theo thu nhập bình quân một tháng

Biểu đồ 2.8: Đặc điểm mẫu theo thu nhập bình quân/tháng

(Nguồn: Kết quảphân tích dữliệu SPSS) 24,20%

48,30%

27,50%

THỜI GIAN LÀM VIỆC

Dưới 1 năm Từ 1-3 năm Trên 3 năm

25

84

11 0

20 40 60 80 100

THU NHẬP BÌNH QUÂN/THÁNG

Đơn vị tính: VNĐ

Từ 3 đến 5 triệu Từ 5 đến 7 triệu Trên 7 triệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kết quả khảo sát được phân bổ theo thu nhập bình quân một tháng như sau: Với 84 người, nhóm có thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 70,0%);

tiếp đến là nhóm có thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng với 25 người (chiếm tỷ lệ 20,8%) và thấp nhất là nhóm người lao động có thu nhập bình quân trên 7 triệu đồng với 11 câu trả lời (chiếm 9,2%).