• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của bộ phận sản xuất trực

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT

3.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của bộ phận sản xuất trực

Bằng các phương pháp phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS, dựa vào các kết quả phân tích hồi quy tương quan đề tài đã xác định được chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp tại Công ty Scavi Huế.

Theo đó, kết quả phân tích cho thấy nhóm nhân tố"Môi trường làm việc"có tác động mạnh nhất đến biến phụ thuộc "Năng suất lao động", và sau đó là sự tác động lần lượt của các nhân tố"Sựcải tiến trong sản xuất", "Điều kiện làm việc", "Sựquản lý và phân công lao động của cấp trên". Đồng thời, đề tài đã xác định được các biến trên đều có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc nên đề tài nghiên cứu sẽ tập trung đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện các nhóm nhân tố ảnh hưởng trên, qua đó nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động cho bộ phận sản xuất trực tiếp của Công ty Scavi Huế trong thời gian tới.

3.2.1. Giải pháp dựa trên nhóm nhân tố môi trường làm việc

Trong mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng và tạo cho công nhân viên có một môi trường làm việc tốt là hết sức quan trọng. Bởi khi được làm việc trong một môi trường trong lành, thoáng mát, an toàn và tiện nghi, người lao động sẽ cảm thấy an tâm và thoải mái hơn. Qua đó, giúp họ luôn có được tinh thần thoải mái, giúp họ nhanh chóng giải tỏa được sự căng thẳng sau các giờ làm việc mệt mỏi, cũng như là tạo được cho người lao động một tinh thần hưng phấn, tập trung tối đa vào công việc, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân. Dựa vào kết quả phân tích trong đề tài

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghiên cứu này cũng cho thấy, nhân tố“Môi trường làm việc” là nhân tố có tác động mạnh nhất đến năng suất lao động trong 4 nhân tố được xác định trong mô hình hồi quy. Đồng thời, dựa trên thực tế cho thấy rằng, môi trường làm việc tại Công ty Scavi dường như chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của người lao động. Và để có thể góp phần nhằm cải thiện vấn đề môi trường của Công ty trong thời gian tới, đề tài có một số giải pháp đề xuất sau:

- Để có thể tạo ra được một môi trường làm việc thân thiện, các nhà lãnh đạo, các ban điều hành nhà máy phải thường xuyên tiếp xúc và trò chuyện cùng người lao động để tạo được thiện cảm với công nhân viên, việc này cũng sẽ giúp các nhà quản lý năm được tâm tư nguyện vọng của công nhân, thấu hiểu và đồng cảm cùng người lao động trong những lúc khó khăn, để từ đó có thể đưa các các phương pháp quản trị hiệu quả hơn, phù hợp hơn cho từng nhóm đối tượng.

- Thiết kế lại các không gian, cảnh quan trong khu vực làm việc. Một văn phòng được trang trí bắt mắt có ảnh hưởng rất nhiều đến nhân viên. Môi trường làm việc sáng tạo giúp nhân viên gợi mở khả năng tư duy của mình. Do đó, Công ty cần chú trọng xây dựng một môi trường làm việc thoải mái, sạch sẽ, có thiết kế đẹp mắt để tăng năng suất và tâm trạng của công nhân viên như: Bố trí thêm nhiều cây cảnh; sắp xếp các trang thiết bị một cách gọn gàng, ngăn nắp;…

- Đảm bảo các điều kiện ánh sáng, độ ẩm, tiếng ồn… ở mức phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi và sự thoải mái cho người lao động trong quá trình hoạt động sản xuất.

Thường xuyên kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng của các hệ thống đèn điện, nước… để có thể kịp thời phát hiện và sửa chữa những hư hỏng.

- Đầu tư bổ sung thêm các vật dụng y tế, thiết bị phòng cháy chữa cháy ở tất cả các khu vực trong nhà máy, để ở những nơi có thể nhìn thấy và thuận lợi xử lý khi có sự cố. Tăng cường tập huấn các kỹ năng đảm bảo an toàn lao động cho toàn thể công nhân viên nhà máy, giúp họ cảm thấy an tâm hơn trong quá trình làm việc và luôn sẵn sàng xử lý khi có sự cố xảy ra.

- Xây dựng thêm các công trình phụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi giữa ca cho người lao động và các không gian, thiết bị vui chơi giải trí nhằm giúp người lao động có thể giải trí giảm áp lực công việc bất cứ lúc nào.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.2. Giải pháp dựa trên nhóm nhân tố cải tiến trong sản xuất

Qua quá trình khảo sát và phân tích dữ liệu, ta thấy người lao động tại các bộ phận sản xuất trực tiếp khá hài lòng và đồng ý với các câu hỏi khảo sát về sự cải tiến của Công ty. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng lớn như Công ty Scavi, việc cải tiến thiết bị, máy móc và quy trình sản xuất hàng ngày là hết sức quan trọng. Bởi trong thời đại công nghệ như hiện nay, máy móc đã thay thế con người rất nhiều trong hoạt động sản xuất, do đó việc chậm cải tiến trong sản xuất có thể làm cho doanh nghiệp chậm phát triển so với các đối thủ, làm giảm đi khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, hiện nay Công ty Scavi Huế đã liên tục tìm kiếm và đưa ra các giải pháp phù hợp. Ngoài ra, đề tài cũng có một số giải pháp đề xuất sau:

- Hiện nay, để có thể cải tiến quy trình sản xuất hiệu quả hơn, Ban điều hành nhà máy tại Công ty Scavi Huế đã tiến hành đặt các thùng thư đóng góp ý tưởng cho người lao động trong các khu vực sản xuất, bởi họ hiểu rằng người lao động trực tiếp tham gia sản xuất sẽ hiểu rất rõ những điểm tốt và chưa tốt trong quy trình sản xuất, bằng các kinh nghiệm đó họ có thể đề xuất cho ban điều hành những cải tiến hiệu quả nhất. Tuy nhiên, Công ty cần phải có thêm các hoạt động tuyên truyền, truyền thông và khuyến khích rộng rãi người lao động tham gia đóng góp ý tưởng trong thời gian tới.

- Ban điều hành nhà máy phải liên tục cập nhật các thiết bị máy móc hiện đại nhất, phù hợp nhất. Tính toán chính xác các chi phí đầu tư, lợi ích thu được, từ đó đề xuất với Tập đoàn để có thể thay thế các thiết bị, máy móc cũ, công nghệ cũ nhằm đáp ứng và nâng cao năng lực sản xuất của nhà máy.

- Bố trí, sắp xếp lại các thiết bị, máy móc hợp lý, khoa học, giảm thiểu thời gian di chuyển, thao tác không cần thiết cho người lao động.

- Bộ phận kế hoạch sản xuất cần phải xây dựng kế hoạch phù hợp với năng lực sản xuất của nhà máy, tránh việc quá tải hay để xảy ra trường hợp nhàn rỗi của các dây

Trường Đại học Kinh tế Huế

chuyền, thiết bị máy móc gây lãng phí thời gian ảnh hưởng đến năng suất của nhà máy.

- Cử cán bộ, ban điều hành nhà máy đi tập huấn, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong việc xây dựng quy trình sản xuất, cũng như học hỏi, cập nhật các thiết bị máy móc tân tiến.

- Thường xuyên kiểm tra định kỳ các thiết bị, máy móc trong nhà máy, có văn bản đánh giá, kiểm tra chất lượng đầy đủ, kịp thời sửa chữa hoặc đề xuất thay thế, đảm bảo hoạt động tốt nhất trong quá trình sản xuất.

3.2.3. Giải pháp dựa trên nhóm nhân tố điều kiện làm việc

Tùy vào năng lực và khả năng đầu tư của mỗi doanh nghiệp để có thể đảm bảo được điều kiện làm việc đầy đủ cho hoạt động sản xuất. Việc để xảy ra thiếu nguyên phụ liệu do hư hỏng, trở ngại hay việc thiếu các thiết bị máy móc là các vấn đề thường xuyên gặp phải ở các doanh nghiệp sản xuất như Công ty Scavi Huế, điều này gây ra ảnh hưởng rất lớn, nó có thể làm trì trệ cả dây chuyền sản xuất của nhà máy, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất thực tế. Để có thể giảm thiểu được các vấn đề trên, thời gian tới công ty có thể thực hiện các giải pháp như sau:

- Lập ra ban kiểm tra, kiểm soát các thiết bị, cơ sở vật chất của nhà máy. Từ đó, thường xuyên tiến hành việc kiểm tra, kiểm kê tài sản của Công ty để có thể nắm được nhu cầu về thiết bị, máy móc của từng bộ phận sản xuất giúp ban điều hành nhà máy có kế hoạch luân chuyển thiết bị, máy móc một cách hợp lý hoặc đầu tư, mua sắm thêm, tránh để xảy ra tình trạng thừa, thiếu điều kiện làm việc, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy.

- Các bộ phận thương mại, xuất nhập khẩu và kế hoạch sản xuất phải có sự hợp tác và phối hợp tốt hơn nữa trong khâu luân chuyển nguyên phụ liệu, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các bộ phận sản xuất, không để xảy ra tình trạng trì trệ, ngưng hoạt động vì thiếu nguyên phụ thiệu. Bộ phận thương mại cần phối hợp và cam kết chặt chẽ hơn với các khách hàng, đối tác cung ứng về số lượng, chất lượng và thời gian giao nguyên phụ liệu.

- Các bộ phận giám định phải cải tiến quy trình kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu khi nhập kho, đảm bảo giảm thiểu thời gian và chính xác hơn để tiến hành

Trường Đại học Kinh tế Huế

cung cấp cho các bộ phận sản xuất, tránh để xảy ra sự cố về chất lượng mà không nắm được.

3.2.4. Giải pháp dựa trên nhóm nhân tố quản lý và phân công lao động của cấp trên

Thông qua các số liệu phân tích được từ quá trình điều tra khảo sát, cũng như kết quả của phân tích hồi quy, ta thấy nhóm nhân tố “Sự quản lý và phân công lao động của cấp trên” có sự tác động yếu nhất trong bốn nhóm nhân tố ảnh hưởng được xây dựng trong mô hình hồi quy đến biến phụ thuộc. Tuy nhiên, yếu tố quản lý đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động của các doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy rằng, hiện nay Công ty Scavi đang sở hữu được một đội ngũ ban điều hành nhà máy rất tốt và giàu kinh nghiệm, và cũng nhận được rất nhiều sự tin tưởng từ các phản hồi, đánh giá của các công nhân viên tại nhà máy. Nhưng việc thiếu sai sót trong quy trình quản trị là điều khó tránh khỏi đối với các nhà quản trị, đặc biệt là các Công ty lớn như Scavi Huế. Từ đó, sau khi phân tích đánh giá, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản trị như sau:

- Dựa vào các yêu cầu của khách hàng và năng lực sản xuất thực tế của nhà máy, các ban điều hành cần đặt ra một mục tiêu sản xuất phù hợp. Từ đó, xây dựng một kế hoạch sản xuất hợp lý, rõ ràng cho các bộ phận sản xuất, đảm bảo kịp tiến độ đã đề ra của nhà máy.

- Các nhà quản lý cần đàm phán với khách hàng về thời gian giao hàng và yêu cầu công việc để phù hợp hơn với năng lực sản xuất của nhà máy, giảm thiểu áp lực, căng thẳng cho người lao động.

- Công ty nên có kế hoạch đào tạo cán bộ định kỳ về chuyên môn và nghiệp vụ.

- Tổ chức các hoạt động tuyên dương, khen thưởng cũng như kỷ luật hợp lý, để tạo ra sự công bằng trong đánh giá, ghi nhận năng lực làm việc của các công nhân viên, nâng cao tinh thần làm việc cho người lao động.

3.2.5. Một số giải pháp khác

Ngoài những nhóm nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động mà đề tài đã đề xuất các giải pháp như trên, thì còn một số các yếu tố có tác động đến năng suất lao động mà đề tài chưa xác định được, hoặc chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu,

Trường Đại học Kinh tế Huế

cũng như là các nhóm yếu tố có sự tác động không lớn thì nghiên cứu sẽ đề xuất thêm một số giải pháp chung để Công ty có thể cân nhắc thực hiện trong thời gian tới nhằm cải thiện năng suất lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp.

- Đối với bản thân người lao động, Công ty nên tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho toàn thể công nhân viên.

- Thực hiện phương pháp đào tạo một kèm một, những công nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ chỉ dẫn và truyền đạt kinh nghiệm cho những công nhân viên mới, tay nghề chưa cao.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc cho công nhân, giúp công nhân ý thức được vai trò của mình trong công việc, đồng thời, phải tuân thủ theo những quy định của Công ty trong sản xuất như đi làm đúng giờ, không ăn quà vặt, không làm việc riêng quá nhiều.

- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tập thể cho người lao động, nhằm gắn kết mỗi thành viên trong Công ty lại với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết của một tập thể, giúp họ hiểu nhau hơn, tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp ăn ý trong quá trình làm việc.

- Thường xuyên có các hoạt động giải lao, vận động giữa các giờ làm việc, giúp người lao động có được tinh thần tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là những công nhân làm việc ở các chuyền may.

- Cải thiện và giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình kiểm tra 5s tại các nhà máy, góp phần nâng cao hiệu năng làm việc, hiệu quả sản xuất.

Trường Đại học Kinh tế Huế