• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng về ngành dệt may ở trên thế giới H5:Môi trường làm việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngành dệt may thế giới chịu ảnh hưởng sâu sắc của các biến động kinh tế vĩ mô. Trung Quốc là công xưởng sản xuất dệt may lớn nhất thế giới với chuỗi cung ứng hoàn thiện và các lợi thế về máy móc cũng như nhân công giá rẻ. Các nước phát triển như: Mỹ; Ý; Hàn Quốc; Hong Kong;… chiếm lĩnh các khâu mang lại giá trị gia tăng cao hơn như thiết kế, marketing và xây dựng thương hiệu, thương mại hóa và xuất khẩu. Trung Quốc, Mỹ, Đức và Nhật Bản là những quốc gia tiêu thụ dệt may lớn nhất thế giới. Dự đoán trong 5 năm tới, các thị trường mới nổi với quy mô dân số lớn như Trung Quốc, Ấn Độ,… sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Trong khi đó, thị trường dệt may tại các nước phát triển, đặc biệt là các nước Châu Âu, có xu hướng bão hòa và tăng trưởng chậm lại. [16]

Trung Quốc đã soán ngôi thống trị xuất khẩu hàng dệt may và may mặc của Liên minh Châu Âu (EU) từ năm 2010 và hiện tại vẫn luôn duy trì vị trí đứng đầu trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa dệt may và may mặc toàn cầu, bằng việc tập trung vào sản xuất những sản phẩm xơ, sợi và vải mang tính gia tăng giá trị, ví dụ như loại sản phẩm có độ dai và tính bền cao hơn, tích hợp khả năng chống tia UV và khả năng chống thấm, chống ẩm. Quốc gia này vẫn sẽ duy trì và thống trị phân khúc sản phẩm gia tăng giá trị này ngay cả khi giá trị nền sản xuất đang có chiều hướng tăng lên nhanh chóng tại những quốc gia sở hữu nền công nghiệp dệt may và may mặc có giá trị thấp hơn như Bangladesh và Việt Nam. Trong năm vừa qua, Trung Quốc đạt giá trị xuất khẩu hàng dệt may chiếm 37,1% và hàng may mặc chiếm 34,9% giá trị xuất khẩu toàn cầu. Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra vào tháng 07/2018 kéo theo rất nhiều lo ngại khi hai nước này là những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn và sâu rộng đối với nền kinh tế thế giới. Giới chuyên gia phân tích tài chính của Trung Quốc nhận định, cho đến nay thuế đánh vào bông sợi nước này có một tác động rất nhỏ đối với ngành dệt may của Trung Quốc bởi vì họ có rất nhiều cách thức khác nhau để tránh bị ảnh hưởng. Theo tình hình hiện tại, mức thuế 10% trên 200 tỷ USD mà Mỹ đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc phần lớn chưa chạm đến hàng dệt may, ngoại trừ đồ da và các loại phụ kiện như mũ, găng tay và túi xách. [16]

Nhận định của một chuyên gia cho rằng, chiến tranh thương mại mang tính “Ăn miếng trả miếng” và khả năng mở rộng phạm vi của các rào cản thương mại sẽ làm

Trường Đại học Kinh tế Huế

cho các doanh nghiệp Trung Quốc xem xét kỹ hơn việc tái cơ cấu năng lực sản xuất sang phương thức sản xuất dựa trên chuỗi cung ứng như Bangladesh và Việt Nam, còn được gọi là “Ngành thương mại gia công”, với tính toán đạt được lợi thế về chi phí lên tới 10% đối với cùng một loại sản phẩm có chất lượng và giá trị tương đương. Những tính toán này cần phải được xem xét trên nhiều phương diện, kể cả phương diện pháp lý, tuy nhiên đây vẫn được coi là một điểm sáng đáng ghi nhận đối với nền sản xuất hàng dệt may và may mặc của Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại ngày càng leo thang như hiện nay. [1]

1.2.2. Thực trạng về ngành dệt may ở Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cả nước, kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 35 tỷ USD, tăng trưởng bình quân CAGR 12% giai đoạn 2011-2018, hàng may mặc chiếm phần lớn (80%), do ngành may mặc là ngành sử dụng nhiều lao động nên sẽ dần chuyển dịch về phía những quốc gia có lực lượng lao động dồi dào, chi phí sản xuất thấp. [16]

Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là ngành gia công (CMT, FOB cấp 1) khiến giá trị xuất khẩu mặc dù rất lớn nhưng lợi nhuận thấp do biên lợi nhuận của mảng gia công thấp. Vấn đề lớn của ngành là mất cân bằng cung cầu trong chuỗi giá trị. Mảng sợi xuất khẩu những mảng may lại phải nhập khẩu vải, nguyên nhân do mảng dệt nhuộm ở Việt Nam chưa phát triển, khiến không tự chủ được nguyên liệu.

Theo tổng cục thống kê, ngành dệt may năm 2018 ghi nhận doanh thu toàn ngành đạt 30.4 tỷ USD (+16.6% YoY), trong đó chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc (chiếm 80%), theo sau là xuất khẩu vải (chiếm 6%) và xuất khẩu xơ, sợi (chiếm 11%).

Sự tăng trưởng tích cực này còn được thể hiện ở việc giá trị xuất khẩu đến các thị trường chủ lực cũng lần lượt tăng tích cực. Cụ thể trong năm 2018, giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 14% và tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam (chiếm 47% giá trị xuất khẩu toàn ngành). Trong khi đó, hàng dệt may Việt nam đang tiến dần đến vị trí dẫn đầu tại 2 thị trường tiềm năng là Hàn Quốc và Nhật Bản. [4]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Dự đoán trong những năm tới, ngành dệt may Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi lớn từ các sự kiện trên thế giới, đặc biệt từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra từ tháng 7/2018:

- Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra đem lại cơ hội dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam: Hàng dệt may Việt Nam đứng thứ 2 thị phần nhập khẩu tại Mỹ, chỉ sau Trung Quốc. Vì vậy, ngành dệt may Việt nam được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ sự dịch chuyển đơn hàng khi hàng dệt may Trung Quốc đang bị áp thuế 25%. Từ 2014-2018, thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tại thị trường Mỹ có dấu hiệu giảm dần, thị phần hàng dệt may Việt Nam đã tăng từ 9% lên 13% và tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. [14]

- Việt Nam, Bangladesh sẽ có lợi thế lớn nhờ chi phí nhân công giá rẻ và năng lực sản xuất mạnh. Bangladesh phần lớn là các đơn hàng có khối lượng lớn, yêu cầu kỹ thuật đơn giản và điều kiện lao động ở mức thấp.

- Trong trung dài hạn, Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển sản xuất gia công may mặc ra khỏi Trung Quốc sang các quốc gia láng giềng.

Tuy nhiên, trong dài hạn cần phải có giải pháp đi sâu vào trong chuỗi giá trị (ODM, OEM), những lợi thế về chi phí của Việt Nam sẽ mất dần đi và gặp phải áp lực cạnh tranh lớn từ các quốc gia như: Campuchia; Bangladesh;… hay thậm chí từ chính các doanh nghiệp FDI may mặc chuyển dịch từ Trung Quốc sang nhằm tận dụng các cơ hội về ưu đãi thuế. [14]

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN