• Không có kết quả nào được tìm thấy

1.29 Song, Mây

1.29.3 Đặc điểm thực vật học a) Hình thái học

Hầu hết các loài thuộc 13 chi song mây là cây leo, một vài loài thân lại ngắn hoặc có thân ở dưới mặt đất như Calamus minutus J. Dransf., hoặc có thân cứng, chắc mọc thẳng đứng như Calamus nanodendron J. Dransf. và C. arborescens Griff.

Các loài song mây có thể chỉ có một thân như Calamus manna Miq. hoặc nhiều thân như C. caesius. Những bụi mây hình thành do sự phát triển của các chồi bên được sinh ra từ nách lá hoặc từ những chồi mầm mọc đối diện lá ở gốc của thân. Các chồi mầm này phát triển

Rễ

Hiểu biết về hệ rễ của song mây còn quá ít. Những quan sát tình cờ cho biết hệ rễ của Calamus caesius có thể phức tạp, tỏa rộng, nhiều rễ ăn ngang, và những hệ rễ chiều đứng thì ngắn, đôi khi đâm sâu xuống đất và thỉnh thoảng lại có rễ hướng lên (Dransfield, 1979).

Những rễ hướng lên có thể tập trung thành lớp mỏng trên mặt và luôn sinh ra những đám mô xốp, nhẹ thường tham gia vào quá trình trao đổi khí. Nur Supardi thông báo rằng, rễ Calamus manan có thể ăn ngang theo hướng tỏa ra xung quanh cách gốc xa tới 8 m.

Thân

Thân song mây khi còn non được bao bọc kín bởi những bẹ lá đầy gai nhọn, theo tuổi phát triển của thân, những lá ở phía dưới lụi dần và bẹ lá rơi rụng đi, thân cây trở nên trơ trọi.

Thân được phân thành lóng và mấu. Thân song mây có đường kính thay đổi từ vài milimét tới trên 10cm. Nếu không khai thác thân song mây có thể dài trên 100m, thân dài nhất đã đo được là 185m ở loài Calamus manan (Burkill, 1935). Đường kính thân của song mây không tăng lên theo tuổi cây. Ban đầu cây con tăng trưởng theo đường kính thân và sau đó mới tăng tr-ưởng theo chiều dài, đường kính của thân thẳng đứng vươn lên không trung thường ổn định ngay từ thời kỳ đầu giai đoạn sinh trưởng. Tuy nhiên, ở một vài loài cũng có những thay đổi về đường kính dọc theo chiều dài của thân, phía gốc thường phình to hơn hoặc lại nhỏ hơn so với đường kính phía ngọn. Hầu hết sợi song mây đều có lát cắt ngang hình tròn hoặc gần tròn.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về giải phẫu thân song mây. Các nghiên cứu đều cho thấy rằng chất lượng song mây có mối tương quan với giải phẫu trong một chừng mực nào đó.

Nhìn chung, song mây có chất lượng tốt khi các bó mạch phân bố ở khắp thân và nhu mô hoá gỗ đồng đều.

Lá của song mây chủ yếu là lá kép lông chim. Lá chét có nhiều cách sắp xếp, phổ biến nhất là đều (các lá chét sắp xếp với khoảng cách bằng nhau trên trục lá), lá chét có thể sắp xếp không đều hoặc thành nhóm nhưng các nhóm lại xếp thành quạt. Hầu hết các lá chét có mép nguyên, ở một số chi mép lá có răng nhọn hay răng ca không đều. Lá chét có hình bản thẳng hẹp (Narrow linear), hình mác (Lanceolate) hay hình con thoi (Rhomboid). Bẹ lá phát triển từ vùng mô mềm phân sinh ở phía gốc của nó, chỉ 1/3 đến 1/4 chiều dài bẹ lá được lộ ra ở phía trên phần bao của lá ra trước. Chiều dài phần lộ ra này tương xứng với chiều dài của lóng và thường phủ đầy gai. Chỗ phình ra trên bẹ lá ngay phía dưới cuống lá hoặc sống lá được gọi là gối, tuy nhiên một số loài song mây không có gối. Cuống lá đa dạng về chiều dài, cuống ở lá non dài hơn nhiều so với lá già. Cuống lá thường mang rất nhiều gai nhọn.

Cơ quan leo

Cơ quan leo thường phát triển khi phần thân khí sinh bắt đầu phát triển. Có hai dạng cơ quan leo đó là tua leo và roi. Tua leo bám là phần kéo dài của sống lá vượt quá đỉnh của lá, trong khi đó roi là cụm hoa bất thụ mọc ra từ bẹ lá gần với gối. Cả hai đều giống roi và mang những nhóm gai móc ngắn. Roi chỉ thấy ở chi Calamus, nhưng không phải tất cả các loài thuộc chi Calamus đều có roi. Đôi khi trên một cây có cả tua leo và roi mây, nhưng thường nếu có tua leo thì không có roi, nhưng không phải tất cả song mây đều có tua leo hoặc roi.

Hoa

Cụm hoa được hình thành đơn độc ở từng đốt, nằm trong nách lá và thường chỉ phần dưới của trục cụm hoa được nối với đốt và nối với bẹ lá của lá tiếp theo (Fisher & Dransfield, 1977). Cụm hoa khác nhau khá lớn về kích thước cũng như cấu trúc tổng thể. Sự khác nhau giữa các chi song mây đã được phân biệt ở sự phát triển hoặc tiêu giảm và độ bền của các lá bắc cũng như số lượng bậc của sự phân nhánh, trục chính mang một lá bắc gốc hoặc tiền diệp,

nó có thể là ngắn, hình ống hoặc là lớn và bao lấy toàn bộ cụm hoa. Các cành được sinh ra ở nách của lá bắc tiếp sau. Các cành đến lượt mình lại mang lá bắc, các lá bắc tiếp sau lại sinh ra cành và cứ lần lợt như vậy. Mỗi cành mang hoa được gọi là trục hoa nhỏ hay bông chét.

Tất cả các loài của chi Korthalsia, Laccosperma và Eremospatha có hoa lưỡng tính.

Oncocalamus là chi có hoa đơn tính cùng gốc. Tất cả các chi song mây khác là cây khác gốc (Dransfield và N. Manokaran, 1994). Song mây có 2 kiểu ra hoa chủ yếu đó là ra hoa một lần trong đời (hapaxanthy) và ra hoa nhiều lần trong đời (pleonanthy).

Quả

Quả của tất cả các loài song mây đều được bao bọc bởi các vảy xếp. Đỉnh quả thường có mũi nhọn ngắn do vết tích của vòi nhụy. Quả khi chín thường biểu hiện bởi sự biến màu nhẹ của vảy, thường chỉ có 1 hạt trong mỗi quả, rất ít khi có 2-3 hạt. Nội nhũ nằm trong vỏ bọc và có nhiều hình dạng khác nhau. Nội nhũ đồng nhất hoặc nhăn nheo và phôi nằm trong một lỗ nông ở đáy hoặc ở bên rìa (Dransfield và N. Manokaran, 1994).

Cây mầm

Dấu hiệu đầu tiên của nảy mầm là sự xuất hiện một vòi ngắn từ miệng phôi, từ đây rễ nẩy ra và sau đó phồng lên không đều, từ chỗ phồng mầm non nhú ra. Cơ quan tiền thân của lá nhô lên từ mầm, rất nhỏ, không có cấu trúc dạng phiến. Lá đầu tiên mang một phiến (tiền lá) thường là cơ quan lá tiếp theo xuất hiện. Hình dạng của tiền lá và số lượng lá chét là khác nhau giữa các loài và là dấu hiệu phân loại song mây quan trọng ở giai đoạn cây non (Dransfield và N. Manokaran, 1994).

b) Sinh trưởng và phát triển

Phần lớn song mây sinh trưởng từ những cây con mọc rất phong phú trong tự nhiên, nhưng tỷ lệ chết cao là do cạnh tranh về ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng, và qua thời gian chỉ một số ít cây con sống sót và trưởng thành. Đối với những loài song mây leo cao, thân được tạo thành sớm ngay từ giai đoạn đầu và sinh khối của thân tăng lên lúc cây có đầy đủ ánh sáng thích hợp, ánh sáng cũng làm tăng thêm độ dài của thân (Manokaran, 1985).

Tuy vậy chưa có tài liệu nào công bố về tốc độ sinh trưởng của song mây mọc hoang dại trong tự nhiên, tốc độ sinh trưởng của một số loại mây thương phẩm được tóm tắt trong bảng 39.

Bảng 37: Tốc độ sinh trưởng của song mây thương phẩm Loài Tốc độ tăng trưởng

trung bình năm (m/năm)

Tốc độ tăng trưởng cao nhất của thân (m/năm)

Calamus caesius 1,9 3,9 – 5,6

C. egregious Không có dữ liệu 0,8 (2,0)

C. hainanensis Không có dữ liệu 3,5 (5,0)

C. manan Không có dữ liệu 1,2 (2,3); (3,0)

C. scipionum 0,1 1,0

C. tetradactylus Không có dữ liệu 2,3

C. trachycoleus Không có dữ liệu (3,0); (5,0); (7,0)

Daemonorops margaritae Không có dữ liệu (2,0 – 2,5)

Nguồn tư liệu: Manokaran (1985) và Xu (1985, 1989) Số liệu trong ngoặc là con số ước lượng, các số liệu khác là giá trị đo đếm được.