• Không có kết quả nào được tìm thấy

Động vật LSNG có giá trị kinh tế rất lớn, song Nhà nước đã không cho phép buôn bán động vật hoang dã. Tuy nhiên để thấy giá trị của loại LSNG này cũng cần phân tích để thấy toàn diện hơn giá trị kinh tế của LSNG.

Từ lâu, động vật rừng đựơc coi là nguồn lâm sản đặc sản quí. Ở các nước phát triển, săn bắn đã trở thành một nghề có vị trí nhất định trong nền kinh tế quốc gia. Riêng Việt nam, săn bắt ĐVHD chỉ là tập quán của người dân Miền núi từ hàng nghìn năm nay để lấy thịt và các sản phẩm khác.

Nhóm ĐVHD cho thịt

Động vật nước ta có gần 300 loài có giá trị săn bắt để lấy con vật sống, lấy thịt và các sản phẩm khác. Những loài động vật quen thuộc là: Mang, Nai, Cheo cheo, Lợn rừng, Sơn dương, các loài Cầy, các loài Khỉ, Voọc, Vượn, Nhím, Tê tê, Dúi, Sóc (nhóm thú ), Vịt giời, Ngỗng trời, Le, Cò, Vạc, Chim gáy, Bồ câu rừng, Chim rẽ, Chim sẻ, Chim sẻ mía ... và nhiều loài chim cảnh như: Khướu, Bách thanh, Sáo, Yểng, Vẹt, Chích choè, Chào mào, Chim Khuyên ...(nhóm Chim); Ba ba, các loại Rùa, Rắn, Kỳ đà, Tắc kè (bò sát); Ếch, Nhái, Chẫu chuộc, Cá cóc Tam đảo (nhóm Lưỡng cư). Trước năm 1970, hàng năm toàn miền Bắc nước

vạn m2 da lông, 400 tấn xương nấu cao (Đào Văn Tiến, Lê Hiền Hào, 1976). Một số vùng trước đây có nguồn thu nhập rất lớn nhờ nghề săn bắt. Ví dụ: 4 xã phía Nam huyện Mường tè (Lai Châu), năm 1977 bắn trên 400 con Nai. Quần đảo Vân Hải (Quảng Ninh) bắn hơn 600 con thú trong 4 năm (1957-1960).

Nhóm ĐVHD cho dược liệu

Nhóm này khá phong phú. Dựa theo các tài liệu dược liệu và các bài thuốc dân gian, sơ bộ đã thống kê được ở Việt Nam có 46 loài thú, 5 loài chim và 11 loài bò sát có giá trị làm thuốc. Có nhiều loài quan trọng như Voi, Bò tót, Nai, Mang, Hươu xạ, Hươu sao, Cà toong, Hươu vàng, Sơn dương, Lợn rừng, Hổ, Báo hoa mai, Mèo rừng, Cầy giông, Cầy hương, trăn mốc, Rắn hổ mang chúa, Hổ mang thường, Cạp nong, Ba Ba, nhiều loài rùa, thằn lằn, nhông và ếch nhái...

Nhóm động vật cho da lông

Ở nước ta có 30 loài thú và 7 loài bò sát cho da lông. Da các loài thú như Hổ, Báo Hoa mai, Báo Gấm, Beo Lửa, Mèo rừng, Rái cá và các loài Bò sát, Lưỡng cư như : Trăn, Cá sấu ...

có giá trị thương mại cao.

Tiềm năng xuất khẩu động vật rừng ở nước ta cũng không nhỏ. Có tới 40 loài thú, 50 loài Chim và 32 loài Bò sát ếch nhái có giá trị xuất khẩu. Những năm đầu của thập kỷ 80, Việt Nam đã xuất khẩu nhiều loài linh trưởng, đặc biệt là Khỉ vàng sang Liên Xô (cũ), Khỉ cộc và Voi sang Cu Ba. Trong những năm gần đây nhiều loài chim cảnh như Yểng, Hoạ mi, Khướu, Chích choè, Vẹt, Tắc Kè và nhiều loài bò sát ếch nhái đã được xuất khẩu qua biên giới.

Thực hiện công ước CITES Nhà Nước kiểm soát rất chặt chẽ buôn bán động vật hoang dã. Mặc dầu ngày nay có nhiều động vật hoang dã đã được nuôi và phát triển rất nhanh số lượng như trăn, gấu, cá sấu, nhím, tắc kè... nhưng chưa có chủ trương cho buôn bán.

Chế biến LSNG 1.43 Công nghiệp chế biến Quốc doanh

Trước Cách mạng và trong thời kì kháng chiến chống Pháp , chỉ có một nhà máy chưng cất tinh dầu Hồi ở thị xã Lạng sơn , nhà máy giấy Đáp cầu sản xuất với nguyên liêu là nứa.

Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Đông dương (Institut de recherche agronomique et forestière de l’ Indochine) thành lập ngày 20-10-1937, tiến hành một số đề tài nghiên cứu về chế biến LSNG như gia công nhựa cánh kiến đỏ, áp dụng qui trình công nghệ sản xuất shellac ( nhựa dưới dạng màng mỏng ) bằng phương pháp vắt bằng túi vải của An độ tại La phù (Phú thọ) ; nghiên cứu qui trình chưng cất tùng hương tại Lang hanh ( Đà lạt )..., nhưng đến 1941 các hoạt động nghiên cứu khoa học bị ngừng trệ vì chiến tranh thế giới thứ II .

Từ sau Kháng chiến một số cơ sở chế biến LSNG ở Miền Bắc đã được xây dựng: xí nghiệp cánh kiến đỏ Hà đông, sản xuất shellac bằng công nghệ vắt nhiệt; xí nghiệp nhựa thông Uông bí, xí nghiệp tinh dầu hồi Lạng sơn; Xí nghiệp 24 thuộc Bộ Ngoại thương, sản xuất tinh dầu sả , màng tang ,...xuất khẩu, xí nghiệp dầu nhựa Tây Bắc, sản xuất dầu trẩu, sở;... xí nghiệp gia công trúc Cao bằng ;nhiều hợp tác xã thủ công mây tre đan;... Những cơ sở chế biến LSNG đó đã góp phần tăng mặt hàng xuất khẩu, song về phương diện công nghệ, cơ sở kĩ thuật đều rất nhỏ bé, lạc hậu và không tồn tại được lâu dài vì thiếu nguyên liệu .

Sau khi Đất Nước thống nhất các cơ sở chế biến LSNG ở Miền Nam phục hồi, chủ yếu là chưng cất nhựa thông, tinh dầu, song mây tre, lá buông...hợp nhất với các cơ sở đã có và mới thành lập ở Miền Bắc thành Tổng công ty lâm đặc sản. TCT này hoạt động độc lập đến năm 1995 mới chuyển thể thành một bộ phận của Tổng công ty Lâm nghiệp hiện nay .

Từ khi cơ chế thị trường phát triển, chế biến LSNG bị chi phối mạnh bởi nhu cầu thị trường : nhiều loại sản phẩm không còn tồn tại , như shellac , cánh kiến trắng , ...nhưng chế biến nhựa thông phát triển mạnh , sản lượng đã lên tới 4000 tấn/ năm , đã có công nghệ tương đối hiện đại , như xí nghiệp Uông Bí , xí nghiệp nhựa thông Long đại (Quảng Bình).

a) Công nghiệp chế biến tre trúc

Chế biến trúc phát triển thành một ngành trong chế biên lâm sản nói chung, đã có tới gần hai chục xí nghiệp ở hầu hết các thành phố lớn , sản xuất các mặt hàng xuất khẩu .

Bảng 46: Cơ sở sản xuất mây tre

Tên cơ sở Loại sản phẩm Sản lượng t/n

XNCBLS Trung văn Đũa tre

XNCBLS Hà Bắc nt

XNCBLS Lạng sơn nt

XNCBLS Bắc kạn nt XNCBLS Cầu Biêu Hà Nội nt

Hợp tác xã Miêu nha Hà tây Mành , chiếu ... 300

XNCBLS Chùa Bộc Hà Nội Đũa tre 400

XNCBLS Sawenco Thủ Đức nt 1575

XN chế biến tre SADACO Thủ Đức nt 1785

XN bao bì XK Sài gòn nt 1750

XNCBLS Đồng Nai nt 1700

XN đũa Satimex TP HCM nt 1750

XN đũa thưới hiệp TPHCM nt 1500

XN đũa Đông hòa TPHCM nt 1300

XN đũa An bình TPHCM nt 1500

XN đũa Cao nguyên, Tây nguyên nt 8750

Cơ sở mây tre lá XK Minh trung mành chiếu 432

Các cơ sở nhỏ TPHCM mành chiếu 1500

Tổng cộng 24242

Qua bảng thống kê có thể thấy mặt hàng tre trúc xuất khẩu còn rất đơn điệu, đơn giản, thiết bị tương đối hiện đại nhưng qui mô nhỏ manh mún. Những xí nghiệp hoạt động không đều tùy thuộc vào thị trường và nguyên liệu. Có xí nghiệp chỉ phát huy được nửa công suất thiết kế .

b) Công nghiệp chế biến song mây

Hiện nay quốc doanh có trên 20 xí nghiệp, công ty với qui mô vừa và nhỏ chế biến song mây từ thô thành song mây tuốt vỏ, luộc dầu, đánh bóng bề mặt, cắt đầu rồi phơi, sấy, đóng bó. Trong đó có 6 cơ sở có thiết bị chế biến song mây hoàn chỉnh để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao cho xuất khẩu như xí nghiệp Bình Định, xí nghiệp Quy Nhơn (N. H. Nghĩa, T.

Q. Việt và N. Q. Khải, 2000). Hoạt động sản xuất hàng song mây đã góp phần quan trọng vào thu nhập kinh tế và giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn hộ gia đình. Số liệu điều tra nhanh cho thấy thu nhập của một lao động chính từ 600.000 đ - 800.000đ/tháng, thu nhập của lao động phụ từ 200.000 – 250.000đ/tháng.

Ước tính năng lực chế biến của hệ thống thiết bị chế biến song mây khoảng 60.000 tấn nguyên liệu song mây trong một năm. Nhưng hệ thống này chưa hoạt động hết công suất bởi vốn đầu tư còn hạn chế, việc tổ chức sản xuất và điều hành còn chưa hợp lý và đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu không ổn định, trong thực tế, những năm gần đây bình

quân hàng năm cần khoảng 30.000 tấn song mây dạng nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.