• Không có kết quả nào được tìm thấy

1.52 Chính sách tác động đầu ra

1.52.3 Các chính sách thuế liên quan đến LSNG

Thực hiện đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hệ thống thuế của Việt Nam đã được cải cách một cách căn bản bằng việc ban hành một hệ thống luật, pháp lệnh thuế áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tế. Sau hai lần cải cách thuế (năm 1990 và 1996), đến nay, hệ thống thuế của Việt Nam đã có hầu hết các sắc thuế cần thiết, bao gồm thuế trực thu, thuế gián thu, các loại thuế khác và phí, lệ phí; cụ thể là:

+ Thuế giá trị gia tăng; + Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt; + Thuế nhà, đất;

+ Thuế xuất, nhập khẩu; + Thuế tài nguyên;

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp; + Thuế môn bài;

+ Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

+ Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài;

+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất;

a) Thuế tài nguyên.

Thuế tài nguyên nói chung được coi là giá phải trả khi sử dụng tài sản quốc gia thuộc Nhà Nước. Pháp lệnh Thuế tài nguyên được ban hành ngày 30 tháng 3 năm 1990 và được sửa đổi một lần vào ngày 28/4/ 1998. Văn bản này quy định và áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có tiến hành hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên. Thuế suất thuế tài nguyên có sự phân biệt đáng kể theo từng nhóm, loại tài nguyên, các mức thuế suất từ 0% đến 40% theo nguyên tắc: tài nguyên nào cần hạn chế khai thác sẽ áp dụng thuế suất cao. Trong lĩnh vực lâm nghiệp đối tượng chịu thuế là các sản phẩm của rừng tự nhiên.

Pháp lệnh quy định mức thuế suất đối với các loại gỗ từ 15% đến 40%; Củi 5%; tre, nứa 10%;

Trầm hương, Ba kích: 25%; Hồi, Quế, Sa nhân: 10%; các loại dựoc liệu khác: 5%. Chim, thú rừng (loại được phép khai thác): 20%..v v

Thông tư 69/TC ngày 27/11/1991 của Bộ tài chính hướng dẫn việc thu thuế tài nguyên đã quy định khai thác những lâm sản sau đây không phải nộp thuế tài nguyên: củi cành nhánh khô do nhân dân ở những xã có rừng được phép thu nhặt để dùng, không nhằm mục đích kinh doanh; củi cành nhánh khô thu gom ở những vùng được phép khai thác trắng hoặc để cải tạo rừng; lâm sản khai thác trên vườn rừng của các tổ chức, cá nhân. Nhân dân các xã có rừng tự nhiên, được cấp giấy phép khai thác lâm sản để sử dụng trong gia đình không có tính chất kinh doanh có thể được xét giảm thuế tài nguyên đến 50% số thuế phải nộp. Đối với nhân dân các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa có thể được xét miễn thuế tài nguyên.

Quyết định 661/TTg của Thủ tướng Chính phủ (29/7/1998) quy định: miễn thuế tài nguyên đối với lâm sản khai thác từ rừng sản xuất là rừng tự nhiên được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi tái sinh. Miễn thuế buôn chuyến đối với lâm sản thu gom hợp pháp từ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ khai thác từ rừng tự nhiên.

b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Luật thuế xuất, nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 1/1/1999. Luật này quy định rõ: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đánh vào các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới của Việt Nam và hàng hóa đưa từ thị trường nội địa vào khu chế xuất và ngược lại. Thuế XNK ngoài việc thực hiện chức năng tạo nguồn thu cho ngân sách NN, còn thực hiện chính sách điều tiết, hướng dẫn hoạt động XNK, bảo hộ sản xuất trong nước.

Đối với gỗ và sản phẩm gỗ: Thực hiện Quyết định số 1124/1997/QĐ - TTg ngày 25 tháng 12 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản và nhập khẩu gỗ nguyên liệu, Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã xây dựng các mức thuế suất cụ thể, có phân biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu được làm từ nguyên liệu gỗ có xuất xứ khác nhau. Sản phẩm xuất khẩu được làm từ gỗ rừng tự nhiên chịu thuế suất cao hơn sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng. Gỗ rừng tự nhiên có mức thuế suất bình quân là 20%, gỗ rừng trồng thuế suất từ 15%-20%, dăm gỗ 5%, hầu hết sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng thuế suất 0%.

Đồng thời, để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu gỗ cho sản xuất trong nước, thuế suất thuế nhập

khẩu nguyên liệu gỗ và sản phẩm từ gỗ cũng đã được xây dựng một cách hợp lý hơn, ở mức vừa phải nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp buộc phải sử dụng gỗ nhập khẩu trong điều kiện gỗ trong nước bị hạn chế về số lượng khai thác; quy định thuế suất bình th-ường và thuế suất ưu đãi đối với gỗ tròn, gỗ xẻ, sản phẩm gỗ. Thuế suất ưu đãi từ 3-5%, thuế suất bình thường từ 4,5-7,5%.

c) Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế giá trị gia tăng có hiệu lực 1/1/1999. Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ tại các khâu nhập khẩu và bán ra. Liên quan đến hoạt động trồng rừng và thị trường lâm sản có một số điểm đáng chú ý là:

Trong 26 danh mục sản phẩm hàng hóa, hoạt động kinh doanh không thuộc diện chịu thuế gồm có: sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra; trồng rừng, chăm sóc tu bổ rừng, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho trồng rừng theo các chương trình, mục tiêu sử dụng kinh phí ngân sách, thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu thuộc các dự án trồng rừng thuộc diện khuyến khích đầu tư hoặc dự án sử dụng nguồn vốn ODA.

Thuế suất 5% áp dụng đối với kinh doanh hàng hóa là lâm sản (trừ gỗ, măng) chưa qua chế biến; sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa. Thuế suất 10% áp dụng với các loại gỗ, măng, sản phẩm được chế tạo từ gỗ (trừ dụng cụ cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu, thí nghiệm, đồ chơi trẻ em thuộc nhóm thuế suất 5%); Thuế suất 0% (không tính thuế) đối với các sản phẩm xuất khẩu.

d) Thuế thu nhập doanh nghiệp

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay thế cho Luật thuế lợi tức. Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào thu nhập của các đối tượng là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất lớn có thu nhập cao theo quy định của Chính phủ vẫn phải nộp thuế này. Hiện tại, theo quy định của Chính phủ thì các trường hợp có đầy đủ hai điều kiện: giá trị sản phẩm hàng hóa trên 90 triệu đồng/năm và thu nhập trên 36 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập vượt trên 36 triệu đồng.

Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế và thuế suất. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thu nhập khác trong một năm tài chính.

Về thuế suất: Có 2 hệ thống thuế suất áp dụng riêng cho đầu tư trong nước và đầu tư n-ước ngoài. Đối với các cơ sở kinh doanh trong nn-ước và tổ chức, cá nhân nn-ước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, áp dụng mức thuế suất 32%. Trong thời gian 3 năm đầu các cơ sở thuộc các ngành Lâm nghiệp, Thuỷ sản, vv..được thực hiện nộp thuế theo thuế suất 25% (bằng với thuế suất thuế lợi tức cũ). Đây là biện pháp tình thế nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở này có thời gian cần thiết để thích ứng với cơ chế mới. Luật này còn quy định các mức thuế suất ưu đãi 25%, 20% và 15% áp dụng đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề, và đầu tư vào địa bàn khó khăn, cần khuyến khích đầu tư.

Đối với các Doanh Nghiệp có vốn ĐT ngoài nước và bên Việt Nam trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật ĐT ngoài nước nộp thuế theo thuế suất cơ bản là 25% và được hưởng các mức thuế suất ưu đãi từ 20%, 15% và 10% trong thời hạn từ 10 đến 15 năm tuỳ thuộc vào điều kiện mà dự án đạt được. Các nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển thu nhập có được do đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài (hoặc giữ lại khoản thu nhập đó ở ngoài Việt

10% (từ năm 2000, thuế suất thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài đã được điều chỉnh giảm xuống còn 3%, 5%, và 7%). Mức thuế suất cụ thể cao hay thấp tuỳ thuộc vào các tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của từng dự án. Các ưu đãi về thuế gồm có: thuế suất ưu đãi (các mức thuế suất thấp nêu trên) và các trường hợp miễn thuế, giảm thuế nhằm khuyến khích đầu tư, khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật, khuyến khích sử dụng lao động,... và góp phần tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội.

e) Chính sách thuế hiện hành đối với đất đai Tiền thuê đất

Chế độ tiền thuê đất được áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân thuê đất của Nhà Nước để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trong n-ước được Nhà nn-ước giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối không phải nộp tiền sử dụng đất nêu tại điểm trên). Chế độ tiền thuê đất cũng áp dụng đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài hoặc các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất của Nhà nước dùng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp.

Mức giá cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân trong nước thực hiện theo Quyết định số 1357-TC/QĐ/TCT ngày 30/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo khung giá đất do Chính phủ quy định. Theo đó mức giá áp dụng đối với các ngành sản xuất, xây dựng, vận tải là 0,5%; các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ áp dụng mức giá 0,7%.

Đối với khu vực đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành bảng khung giá tối thiểu, giá tối đa đối với từng loại đất, từng khu vực và các hệ số điều chỉnh theo ngành nghề, hệ số vị trí và hệ số cơ sở hạ tầng. Từ sau khi có Luật đất đai(1993), Bộ Tài chính đã điều chỉnh giảm 2 lần giá cho thuê đất vào các năm 1994, 1998, và trên thực tế hầu hết các địa phương còn thực hiện giảm tiếp khi vận dụng các loại hệ số điều chỉnh nêu trên nhằm thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn địa phương. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đất đai sử dụng cho các dự án trồng cây công nghiệp, cây nông nghiệp được áp dụng mức giá cho thuê đất thấp nhất trong khung giá quy định đối với từng loại đất sử dụng. Quy định nhiều chính sách miễn, giảm tiền thuê đất như đối với các dự án đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực trồng rừng được miễn toàn bộ tiền thuê đất trong thời gian chưa cho sản phẩm và còn được giảm đến 90% tiền thuê đất tuỳ theo từng loại đất do Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và Bộ Tài chính xác định.

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp (thuế SDĐNN) được Quốc hội Khoá IX thông qua ngày 10/7/1993 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1994, thay thế Pháp lệnh thuế Nông nghiệp ngày 30/1/1989.

Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất Nông nghiệp, Lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản; trường hợp được giao đất để SXNN mà không sử dụng thì vẫn phải nộp thuế SDĐNN. Luật này quy định: Đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất có mặt nước nuôi trồng Thủy sản, đất rừng trồng. Không thuộc diện chịu thuế là đất có rừng tự nhiên, đất đồng cỏ tự nhiên chưa giao cho ai sử dụng, đất ở, đất chuyên dùng đang thuộc diện nộp thuế nhà đất.

Căn cứ tính thuế là diện tích, hạng đất và định suất thuế trên một đơn vị diện tích. Hạng đất tính thuế sử dụng đất Nông nghiệp được xác định dựa vào 5 yếu tố: chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện khí hậu và thời tiết, khả năng tới tiêu;. Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng Thuỷ sản được phân thành 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được chia thành 5

hạng. Định suất thuế (thuế suất) được quy định bằng số kg thóc trên 1 hécta đất của từng hạng đất.

Luật quy định thuế suất và mức thuế đối với một số trường hợp cụ thể:

- Đối với cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm chịu mức thuế bằng 1,3 lần thuế sử dụng đất trồng cây hàng năm cùng hạng, (nếu thuộc đất hạng 1, hạng 2 và hạng 3); bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng (nếu thuộc đất hạng 4, hạng 5 và hạng 6).

- Đối với đất trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần chịu mức thuế bằng 4%

giá trị sản lượng khai thác.

Ngoài ra, đối với hộ sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích theo quy định của Luật đất đai, ngoài việc phải nộp thuế sử dụng đất Nông nghiệp trên toàn bộ diện tích sử dụng, còn phải nộp số thuế bổ sung đối với phần diện tích trên hạn mức theo thuế suất 20%

tính trên mức thuế ghi thu bình quân của hộ gia đình.

Luật này còn quy định các trường hợp miễn, giảm thuế như:

- Miễn thuế cho đất trống đồi núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Miễn thuế cho đất khai hoang cụ thể:

+ Trồng cây hàng năm: 5 năm; riêng đối với đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển là 7 năm.

+ Trồng cây lâu năm: miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch. Riêng đối với đất ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được cộng thêm 6 năm;

- Đối với cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch 1 lần thì chỉ nộp thuế khi khai thác;

- Miễn thuế cho đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả: trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch.