• Không có kết quả nào được tìm thấy

Theo các nhà thực vật học, ở Việt nNam có nhiều loài quế, nhưng trong sản xuất có 3 loài quế phổ biến: Quế rừng (Cinnamomum obtusifolium Roxb)/ Cinnamomum loureirii C.

Nees), có trong rừng tự nhiên Trường sơn, Quế quan (Cinnamomum zeylanicum Blume/

Cinnamomum verum J. S. Presl.) ở Tây Ninh, Bà Rịa, Vũng Tàu, Bái Thượng ( Thanh Hóa ), Quì Châu ( Nghệ An ) và Quế đơn/ quế bì (Cinnamomum cassia Bl., ) được trồng ở Yên Bái, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Quảng Nam.

Diện tích trồng quế và sản lượng quế tăng lên nhanh chóng từ khi Lâm nghiệp xã hội phát triển. Quế có thể được trồng tập trung và phân tán trong vườn hộ gia đình. Vì có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ nên cây quế được các dự án Lâm nghiệp xã hội chọn làm cây trồng chủ yếu, đặc biệt là các chương trình xoá đói giảm nghèo. Tình hình trồng Quế có thể thấy qua bảng thống kê dưới đây.

Bảng 17: Diện tích trồng Quế ở các tỉnh trong giai đoạn 1980-1998

Vùng và tỉnh 1980 1990 1998

Toàn quốc 5.353,1 19.248,0 61.820,0

Đông Bắc 423,1 4.880,0 18.926,3

Quảng Ninh 392,0 3.539,0 5.024,8

Cao Bằng 9,1 560,0 2.060,0

Bắc Cạn 2.673,9

Thái Nguyên 1,0 131,0 7.554,6

Bắc Giang 21,0 850,0 1.613,0

Lào Cai 95,0 763,4 5.618,5

Yên Bái 2.485,0 13.019,0 20.836

Hà Giang 26,5

Tuyên Quang 1.113,2

Bắc Trung Bộ 2.003,0 578,0 6.301,6

Thanh Hoá 320,0 374,0 1.500,0

Nghệ An 1.683,0 174,0 4.187,0

Hà Tĩnh 514,6

Quảng Bình 30,0 100,0

Nam Trung Bộ 347,0 8.997,0

Quảng Nam 319,0 6.243,0

Quảng Ngãi 28,0 2.754,0

Nguồn: Tổng quan LSNG – Dự án LSNG 2002 Qua bảng trên thấy rõ được sự phát triển của việc trồng quế trong đất Lâm nghiệp cho các hộ gia đình và có sự kích thích của thị trường xuất khẩu. Trong thời gian trước 1990 diện tích trồng Quế trong một số vùng giảm vì mất thị trường Đông Âu, nhiều diện tích Quế bị phá. Sau đó, việc xuất khẩu lại được tiếp tục với chính sách, cơ chế xuất khẩu mang lại lợi ích cao hơn nên trồng Quế được nông dân phát triển mạnh. Trong toàn quốc, thập niên 90 thế kỉ trước. Sự tăng trưởng nhanh của quá trình này là kết quả của chính sách giao tính đến năm 1998, diện tích Quế đã lên tới 61.820 ha, có thể đã tới đỉnh cao vì đất trồng Quế đã được sử dụng tối đa và nhu cầu thị trường cũng tới hạn.Tuy nhiên phần lớn diện tích mới trồng phải sau 15 năm mới có thể khai thác. Tính đến thời điểm này, diện tích Quế có thể đưa vào khai

thác vỏ chỉ vào khoảng 19.000 đến 20.000 ha, sản lượng vỏ có thể thấy trong bảng 18 dưới đây. Phải sau 2010 diện tích quế trồng trong thời kì 1995-1998 mới có thể được khai thác.

Bảng 18: Sản lượng vỏ quế trong giai đoạn 1995-2002

Sản phẩm đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Vỏ quế tấn 2.790 3.658 3.954 2.100 3.166 3.550 3.880 5.067

Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN&PTNT Quế Bì (Quế Thanh) có thể được coi là đặc sản của Việt nam. Vỏ Quế Thanh chiếm tới 80% tổng lượng vỏ quế sản xuất có thương hiệu quốc tế “Saigon cassia” / “Royal cassia” đ-ược ưa chuộng trên thị trường từ lâu. Quế đđ-ược tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nhưng l-ượng quế dùng trong nước không nhiều, chủ yếu để làm gia vị và dược liệu. Ngày nay Quế đ-ược xuất khẩu đi Hồng kông, Singapore, Nhật, Pháp, Canada và Mỹ. Thị trường thế giới tiêu thụ khoảng 20.000-30.000 tấn vỏ quế/năm. Mỹ tiêu thụ Quế nhiều nhất, khoảng 7000 tấn/năm; Nhật, Mehico, Đức, mỗi nước tiêu thụ khoảng 1000 tấn/năm; Anh, Hà lan, Pháp, mỗi nước 500 tấn/năm. Trên thị trường Quế của Indonesia chiếm thị phần 60%, còn lại là từ Trung quốc, Việt nam. Sri-lanca, Xây-xen, Madagascar cũng xuất khẩu Quế (nhưng là loài khác) với khối lượng khoảng 6000 tấn/năm. Giá quế ở châu Âu 1800 EU/tấn (1997). trên thị trường trong nước giá từ 10.000 VND đến 15.000 VND/kg.

Bảng 19: Quế xuất khẩu 1995-2000

Năm 1995 1997 1998 1999 2000

Quế (tấn) 6.356,0 3.399,0 804,0 3.100 3.600

Nguồn: Niên giám thống kê 2000, Tổng cục thống kê.

Qua bảng thống kê trên có thể thấy, xuất khẩu Quế không ổn định biến đổi hàng năm phụ thuộc tình hình cung cầu trên thị trường. Việt nam chỉ xuất khẩu được trung bình 3.000 tấn/năm vỏ Quế bì với giá trung bình trên 4000 USD/tấn.

Đặc điểm của Quế bì

Cây Quế bì cao 10-20m; cành non có phủ lông ngắn; lá mọc so le, hình bầu dục, dầy, gân chẽ ba, mặt trên của lá bóng, hơi nhám ở mặt dưới. Quả hình khối bầu dục, màu tím-nâu khi chín. Quế bì nguyên sản ở phía Bắc Việt Nam và Nam Trung Hoa, ngày nay được trồng ở nhiều vùng ở Việt Nam. Đất trồng Quế thường ở độ cao 800-1000m, tầng đất phải tương đối dầy, phát triển trên sa thạch, phiến thạch, ba dan. Trồng Quế ở nơi có điều kiện lập địa thích hợp, sau 10 năm đã có thể thu hoạch vỏ. Càng lâu năm vỏ càng dầy và hàm lượng tinh dầu càng cao. Năng suất vỏ quế phụ thuộc vào tuổi cây khi khai thác. Theo kết quả nghiên cứu của Phân viện Đặc sản rừng, nay là Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản tại Yên Bái và Nghệ An cho thấy sự phụ thuộc của độ dầy vỏ và hàm lượng tinh dầu cũng như hàm lượng aldehyt như bảng dưới :

Bảng 20: Sự phụ thuộc của chất lượng vỏ vào tuổi của cây Quế Xuất xứ của

mẫu n/c

Tuổi cây

Đường kính D1.3 (cm)

Chiều cao H1.3

(m)

Trọng lượng vỏ khô khai thác(kg)

Độ dầy vỏ (mm)

Hiệu suất TD %

Aldehyt cinnamic

% Văn Yên 5

10 12 15

4,2 11 14 22

4 7 10 11

1,0 3,6 5,0 8,6

1,0 1,8 2,0 2,5

1,2 1,8 2,0 2,5

70-80 - - trên 80

18 14 14 21,0 3,5 3,1 trên 80 Chất lượng của vỏ Quế biểu hiện ở chiều dầy, hàm lượng tinh dầu và thành phần của tinh dầu. Nhưng những chỉ số này còn phụ thuộc vào độ cao của lập địa trồng Quế. Kết quả nghiên cứu ở Trà My (Quảng Nam) cho thấy ở đai cao trên 700m, cây có đường kính 22-25 cm cho vỏ dầy 0,7-1,0 cm, hàm lượng tinh dầu 4-4,5% vào tháng 9, hàm lượng aldehyt cinnamic lên tới 88%, trong khi ở đai thấp 200-300 m, chỉ số đó còn 84% (Ngô Quế - Viện Khoa học Lâm nghiêp). Về tuổi khai thác vỏ, mỗi vùng có kinh nghiệm riêng, ở Miền Bắc (Thái nguyên, Quảng Ninh…) người ta khai thác vỏ quế khi cây 10 tuổi; ở Trà Bồng (Quảng Nam) ở tuổi 6-7, nhưng ở Sơn Hà (Quảng Ngãi) cây 15-20 tuổi mới được bóc vỏ. Theo nghiên cứu của trường Đại học Lâm nghiệp, trên cơ sở lập biểu tăng trưởng của Quế, kết luận rằng ở tuổi 20 thu hoạch vỏ Quế là tối ưu ( Vũ Tiến Hinh và cộng sự).

Năng suất vỏ Quế tuỳ thuộc loài, vùng, tuổi cây, điều kiện thiên nhiên từng năm, song trung bình vào khoảng 24-25 tấn/ha/năm.

Vỏ quế chứa chất mầu, oxalat calci, đường mannit, tannin, tinh bột, tinh dầu với hàm lượng 1-5% trọng lượng vỏ (khô tuyệt đối), tùy thuộc loài, tuổi cây, lập địa, mùa thu hoạch…Giá trị của Quế là do tinh dầu quyết định. Tinh dầu có trong vỏ và lá quế nhưng thành phần hoá học của tinh dầu ở vỏ và lá là khác nhau. Tinh dầu của vỏ Quế có giá trị cao hơn Tinh dầu ở lá.

Tinh dầu từ vỏ Quế có mầu vàng nhạt khi mới chưng cất, biến thành mầu nâu trong quá trình bảo quản, có tính chất và thành phần hóa học như sau:

- Khối lượng riêng: d15 = 1,045-1,052.

- Độ quay cực: 1,602-1,608.

- Độ hòa tan trong các dung môi: ít tan trong nước, tan hoàn toàn trong ethylic, cloroform.

- Thành phần hoá học: Aldehyt cinnamic (65-80%); Các hợp chất Phenol (4-12%), nhiều nhất là Eugenol, phellandren, Safrol, Furfurol, Aldehyt orthometylcoumaric, Acetat cinnamyl.

Kết quả phân tích của Phòng Hóa Lâm sản, thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp tiến hành với mẫu Quế lấy ở Hoành Bồ (Quảng Ninh) cho thấy thành phần hoá học của tinh dầu từ lá và cành khác từ vỏ chủ yếu về lượng của các cấu tử, như trong bảng dưới:

Bảng 21: Tinh dầu của các bộ phận khác nhau của cây Quế

Các chỉ số đơn vị Vỏ quế Cành Lá

Hàm lượng tinh dầu % 4,637 2,27 0,8

Tỷ trọng d15 g/cm3 1,078 1,075 1,073

Aldehyt cinnamic % 86,0 85,5 75

Eugenol % 1,1 2,2 3,0

Chỉ số khúc xạ 1,608 1,608 1,601

Độ quay cực - 0,8 -0,8 -0,6

Những số liệu ở bảng trên cho thấy hàm lượng tinh dầu của vỏ cao hơn nhiều so với cành và lá. Vỏ của cành có hàm lượng tinh dầu chỉ bằng 50% so với vỏ của thân cây. Tuy vậy, vỏ của cành hàm lượng aldehyt cinnamic cũng tương đương với vỏ thân vì vậy vỏ cành cũng được coi là thương phẩm với tên là “Quế chi” (cành quế), giá thấp hơn so với vỏ Quế thân cây. Lá chứa rất ít tinh dầu với hàm lượng aldehyt cinnamic cũng thấp và đặc biệt hàm l-ượng Eugenol cao làm cho tinh dầu từ lá có mùi thơm khác với tinh dầu từ vỏ. tinh dầu từ lá cũng là thương phẩm nhưng với giá thấp hơn nhiều so với tinh dầu vỏ.