• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tre nứa là một nhóm cây có thân hoá gỗ, thuộc họ phụ tre (Bambusoideae), họ Cỏ (Poaceae). Trên thế giới có khoảng 5 triệu hecta rừng tre nứa với trên 500 loài tre, phân bố tập trung nhất ở vùng Nam và Đông Nam Châu Á. Riêng Việt nam có trên 150 loài, thuộc 19 chi.

Có thể gập tre nứa từ độ cao ngang mực nước biển, trên các vùng ven biển và hải đảo đến trên 2000 m (Fan si păng, Chư yang sin.)

Hiện nay, ở Việt nam đã thống kê được 789.221 ha rừng tre nứa thuần loài, 702.871 ha rừng tre nứa lẫn với gỗ với hơn 2.000 tỉ cây và phân theo các vùng địa lý như bảng sau:

Bảng 31: Diện tích rừng tre nứa của Việt nam và các vùng

Đơn vị tính: ha Địa phương Tổng diện tích Diện tích rừng

Diện tích rừng tre nứa thuần

loại

Diện tích rừng tre nứa hỗn

loài

Toàn quốc 32.894.398 10.915.592 789.221 702.871

Đông Bắc 6.746.293 2.368.982 176.449 132.445

Tây Bắc 3.572.365 963.441 57.218 49.989

Đồng bằng sông Hồng

1.266.254 83.638 80 0

Bắc Trung bộ 5.130.454 2.135.649 172.999 99.110 Duyên hải

Miền Trung 3.301.624 1.139.291 27.519 2.517 Tây Nguyên 4.464.472 2.373.116 210.343 138.633 Đông nam Bộ 4.447.622 1.581.000 144.613 279.877 Đồng bằng

Sông Cửu Long

3.965.314 270.477 0 0

Nguồn: Kết quả Tổng kiểm kê rừng toàn quốc,1/2001.

Ngoài số rừng tre mọc tự nhiên tập trung còn hàng triệu cây tre được trồng tập trung như Luồng (Thanh Hoá, Nghệ An) hoặc rải rác trong các gia đình ở vùng đồng bằng, Trung du và Miền núi cũng tạo ra một trữ lượng Tre, Nứa đáng kể nữa. Do đó tre nứa trúc là LSNG nằm trong qui hoạch phát triển qui mô lớn.

Công dụng của tre nứa

Do đặc tính của tre là dễ trồng, mọc nhanh, phân bố rộng, thân lại có những tính chất cơ vật lí khác gỗ nên có thể được dùng nhiều lĩnh vực sử dụng như trong công nghiệp giấy, bột sợi, ván sợi, ván dăm, ván ghép thanh… lại có thể dùng trong làm nhà nông thôn, chế tạo đồ gia dụng và hàng thủ công mỹ nghệ. Tre, nứa, trúc có nhiều loài với những đặc tính công nghệ khác nhau nên việc sử dụng cũng rất đa dạng. Chọn loài để trồng cũng như chọn để sử dụng ở mỗi địa phương có những kinh nghiệm khác nhau cho nên mặc dầu cây tre gắn với nông thôn Việt nam từ lâu đời nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự đánh giá thống nhất về các

- Làm hàng thủ công mỹ nghệ: Hàng năm số lượng tre nứa dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ chiếm một tỉ lệ khá lớn. Ngoài những sản phẩm tiêu thụ trong nước, chúng ta còn sản xuất nhiều mặt hàng mỹ nghệ để xuất khẩu. Cần đầu tư vào việc chọn cây nguyên liệu, cải tiến công nghệ, áp dụng cơ giới vào một số khâu chế biến để nâng cao chất lượng hàng mây tre xuất khẩu của Việt Nam.

- Làm vật liệu xây dựng: Hiện nay khoảng 50% vật liệu nhà ở nông thôn và miền núi làm từ tre nứa. Các loài tre có vách dầy, đường kính thân trên 10 cm là thích hợp cho xây dựng: Mai, Diễn, Bương, Luồng, Tre gai, Lộc ngộc, Là ngà. Một số đồng bào miền núi phía Bắc dùng trúc sào để lợp mái nhà vừa đẹp, vừa bền. Trong một thời gian dài nữa ở Việt Nam, tre nứa dùng trong xây dựng ở nông thôn vẫn còn chiếm một tỉ lệ đáng kể.

- Dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy sợi. Nhiều nước Đông nam Á, từ lâu vẫn dùng tre nứa làm nguyên liệu để sản xuất giấy. Ở các nước tiên tiến, mỗi năm bình quân sản xuất giấy theo đầu người là 250-300 kg, trong khi đó ở các nước đang phát triển là 2-5 kg . Trong tương lai, ngành công nghiệp giấy của Việt nam sẽ đòi hỏi một số lượng tre và gỗ rất lớn. Theo chiến lược phát triển lâm nghiệp đến năm 2010, Việt nam sẽ sản xuất 2-2,5 triệu tấn giấy và bột giấy/năm. Như vậy nhu cầu về tre, nứa, vầu để đáp ứng yêu cầu của ngành giấy sợi ngày càng cao.

- Măng tre nứa: Đây là một thực phẩm quen thuộc của người dân vùng Đông nam Á.

Măng được sử dụng ở dạng măng tươi, măng muối chua hoặc măng khô. Hầu hết các loài tre nứa đều cho măng ăn được, chỉ trừ một số rất ít loài có măng sớm hoá gỗ.

Những loại măng tre nứa chủ yếu ở Việt nam là: Mai, Vầu, Luồng, Diễn, Bương, Nứa, Giang (ở miền Bắc) và Le, Lồ ô, Mum, Nứa (ở Miền Nam). Khoảng 5 năm gần đây Việt Nam đã nhập loài tre Bát độ, Lục trúc và Tạp giao từ Đài Loan và Trung Quốc lục địa vào trồng để lấy măng. Năng suất măng thu được khá cao: khoảng 500 kg/ha/năm.

Loài tre cho măng mở ra một khả năng lớn để xuất khẩu măng tươi sau này.

Các công dụng của Tre, Nưa ngày càng được phát hiện nhiều hơn. Việc thử nghiệm trồng tre lấy lá để gói bọc (xuất khẩu sang Đài loan), hoặc đốt thân tre làm than hoạt tính (xuất khẩu sang Nhật), Tre làm nguyên liệu ván thanh, ván sàn … cũng sẽ tạo nên nhiều mặt hàng tre nứa xuất khẩu trong tương lai. Dưới đây là một số loài tiêu biểu:

Tre gai - Bambusa blumeana J.A. et J.H.Schult.Tre mọc cụm, thân ngầm, dạng củ, thân khí sinh cao 15-25m, đường kính 8-11cm, lóng dài 25-35cm, mầu lục khi non, có lông cứng nâu, nhưng khi già vỏ nhẵn, vách dầy 2-3cm. Cây chia cành sớm, các đốt dưới gốc thường một cành, các cành nhỏ biến thành gai cong, cứng nhọn. Tre gai rất gần với Tre Là ngà Bắc (Bambusa sinospinosa MacClure) và Tre Là ngà (Bambusa bambos (L) Vos). Tre gai có mo thân màu vàng xanh, tai mo lật ra ngoài; Tre là ngà có mo thân màu vàng nâu/da bò, tai mo đứng thẳng. Tre gai được trồng phổ biến ở nông thôn Việt nam. Trên Thế giới Tre gai phân bố ở Nam Trung quốc, Malaysia, Cam pu chia, Philippine và Indonesia.

Tre gai mọc tự nhiên ở độ cao dưới 700 m, được trồng ở nông thôn quanh làng làm hàng rào bảo vệ. Tre ưa ẩm và ưa sáng. Độ thích hợp của đất trồng tre là pH = 5-6,5, đất nhiều mùn, tầng đất sâu. Tre mọc thành bụi lớn 30-40 cây. Mùa măng từ tháng 5, 6 đến tháng 10, 11. Thu hái măng vào mùa mưa, khi măng nhú khỏi mặt đất 7-15 ngày. Thành phần hoá học của măng: 90% nước; 4% lipid; 0,5% hydrt carbon; 1% xenluloza; 1% tro. Trong 100 gam măng tươi có chứa 37 mg Ca, 49 mg P, 1,5 mg sắt, 0,1mg vitamin B1, 10 mg vitamin C. Giá trị năng lượng 120 kj/100g. Sau 4 năm từ khi trồng, có thể khai thác. Tuy nhiên, tuỳ mục tiêu sử dụng người ta chặt ở tuổi tre khác nhau: Để làm hàng thủ công có thể chặt dưới 3 tuổi; để làm vật liệu xây dựng cần tre già hơn. Tre chặt vào mùa khô dùng bền hơn vì ít bị mọt.

Thân tre tươi với hàm lượng nước 94,5% có khối lượng riêng 1000 kg/m3, với hàm lượng nước 15%, khối lương riêng 500 kg/m3. Thành phần hoá học: Holoxenluloza: 67,4%;

Pentozana: 19%; linhin: 20,4%, tro: 4,8%; silic: 3,4%; Nhóm chất hoà tan trong nước nóng:

4,3%; Nhóm chất tan trong côn-benzen : 3,1%; Chất tan NaOH 1%: 39,5%. Độ dài sợi của tre gai: 1,95-2,50 mm; đường kính sợi: 15-20 µ; vách sợi 5-7 µ. Tỷ lệ giữa chiều dài sợi với đường kính rất lớn cho thấy tre rất thích hợp với công nghiệp giấy.

Nhiều bộ phận của tre dùng làm thuốc như lá tre, tinh tre, nước trong ống ngọn tre.

Thân tre dùng trong xây dựng làm cọc móng, vật liệu chủ yếu để làm nhà nông thôn. Ngày nay tre còn dùng làm nguyên liệu của công nghiệp giấy.

Mai (Dendrocalamus giganteus): Mai mọc thành cụm, cây cao to 15-17 m, đường kính 15-20 cm. Thân có vách dầy, cứng chắc. Dân vùng Núi dùng mai làm ống dẫn nước, gùi nước. Mai mọc thành bụi ở ven làng, bản. Măng mai có thể ăn tươi hoặc khô, được ưa chuộng vào hàng đầu trong các thứ măng dùng làm thực phẩm ở Miền Bắc. Mai phân bố ở các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa.

Luồng (D. membranaceus), có thể được coi như đặc sản của Thanh Hóa, tập trung ở Ngọc Lạc, Lang Chánh, Quan Hoá, Bá Thước. Trong tự nhiên cũng thấy rải rác ở Hòa Bình, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ngày nay, Luồng đã trở thành cây trồng rừng chủ yếu phổ biến ở khắp các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ và bắc Trung bộ. Luồng là loài tre có kích thước lớn .Cây trưởng thành cao tới 20 m, đường kính 8-12cm. Chu kỳ khai thác 5-9 năm, phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Năng suất khai thác cho công nghiệp giấy 13-14 tấn/ha/năm; để làm vật liệu xây dưng 500 cây/ha/năm. Khối lượng riêng của Luồng 0,5-0,9 g/cm3. Độ dài sợi của Luồng 1,7-2,3 mm. Hàm lượng xenluloza: 43-45%; linhin 23-25%; Pentozana: 15%. Luồng trở thành loài tre chủ yếu dùng trong sản xuất giấy vì Luồng đã có vùng trồng tập trung ở Thanh Hóa. Tổng Công ty giấy đã xây dựng dự án sản xuất bột giấy tại Thanh Hóa công suất 60.000 tấn/năm. Để đảm bảo sản lượng giấy đó cần 250.000 tấn luồng/năm. Sau 2010 sản lượng giấy sẽ được nâng lên tới 750.000 tấn/năm. Vùng nguyên liệu được qui hoạch gồm 7 huyện phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa. Diện tích Luồng hiện có được thể hiện trong bảng 32

Bảng 32: Diện tích Luồng

Đơn vị tính: ha TT Vùng Luồng Rừng tự nhiên Luồng rừng trồng

1 Toàn quốc 27.642 73516

2 Đông Bắc 4.770 13695

3 Tây Bắc 22.496 8665

4 Đồng bằng Bắc bộ 80 11

5 Bắc Trung bộ 93 51040

6 Duyên hải Trung bộ -

7 Tây nguyên 18

8 Đông Nam bộ 185 105

9 Đồng bằng Nam bộ -

Nguồn : Báo cáo của các tỉnh 2005 Trúc sào

Trúc sào (Phyllostachys pubescens) mọc từng cây phân tán. Trong đất, trúc có thân ngầm bò lan, mọc lên từng cây. Trong tự nhiên trúc mọc thành từng đám 1-10 ha xen nứa hoặc cây gỗ ở độ cao từ 600 m trở lên ở các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lạng

phổ biến ở phía Nam Trung Quốc, Đài Loan, Nhật. Trúc sào thường mọc trên đất nương rẫy cũ, chiều cao tới 20 m đường kính 5-6 cm. Trúc sào được dùng làm vật liệu, đồ dùng nội thất.

Thành phần hóa học của Trúc sào biến đổi theo tuổi cây (xem bảng 33) (Theo tài liệu của INBAR-Sử dụng Tre trong công nghiệp - 2001).

Bảng 33: Thành phần hoá học Trúc sào (%)

Tuổi Nước Tro Tan trong nước nóng

Tan trong nước lạnh

Tan trong kiềm

Tan trong Cồn-benze

n

Linhi n

Pento zana

Xenlu loza

Alpha xenlul

oza 1/2 9,00 1,77 5,41 3,26 27,34 1,60 26,36 22,19 76,62 61,97 1 năm 9,79 1,13 8,13 6,31 29,34 3,67 34,77 22,97 72,07 59,82 3 năm 8,55 0,69 7,10 5,11 26,91 3,88 26,20 22,11 75,09 60,55 7 năm 8,51 0,52 7,14 5,17 26,83 4,78 26,75 22,01 74,98 59,09

Một số tính chất cơ vật lý của Trúc sào:

Khối lượng riêng: Khối lượng riêng của Trúc tăng từ trong ngoài, từ thấp lên cao. Khối lượng riêng của mắt tre cao hơn phần lóng: 0,4-0,8 g/cm3

Độ co rút: Trong quá trình sấy cứ giảm độ ẩm 1 % độ co rút của Trúc như sau: toàn bộ chiều dài -0,024 %; tiếp tuyến: 0,1822 %, xuyên tâm: 0,1890 % (phần mắt: 0,2726 %; phần lóng: 0,1521 %). Trúc tươi co rút chiều dài không lớn trong quá trình khô nhưng co rút lớn theo đường kính. Đặc điểm của Tre Trúc là co rút không ngừng chừng nào còn tiếp tục khô nhưng Gỗ chỉ co rút tới một mức độ nhất định.

Hiện nay, diện tích Trúc sào chưa có số liệu thống kê nhưng trong những năm gần đây sản lượng Trúc nói chung đạt khoảng 100.000 triệu cây/năm.

Giang (Maclurocloa vietnamensis sp): Phân bố trong những chỗ trống rừng thường xanh thành quần thụ hoặc thành đám nhỏ. Giang mọc và bò lan trong rừng, có nơi dầy đặc tạo nên tàn che kín và gần sất đất làm cho đất rừng ẩm và không cây nào mọc được dưới tán Giang. Lóng thân dùng làm lạt buộc, sợi bền, dẻo và chắc. Giang là nguyên liệu làm giấy độ bền cao như giấy bạc. Giang phân bố ở Nghệ An, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai.

Các loài tre dùng trong công nghịêp giấy:

Loài tre nào nấu theo công nghệ thích hợp đều cho bột sợi nhưng ở Việt nam đã quen dùng các loài Nứa, Luồng, Vầu, Giang, Lồ ô. Trong những năm qua tre sử dụng trong công nghiệp giấy với khối lượng chiếm 30% trọng lượng nguyên liệu giấy, tức là khoảng 300.000 tấn/năm. Theo kinh nghiệm của các nước dùng tre làm nguyên liệu giấy thì sản xuất 1 tấn giấy cần 1 ha rừng tre nguyên liệu.

Các loài tre cho măng thực phẩm: Mai (D. giganteus), Luồng (D. membranaceus), Tre Mạnh tông (D. asper), Tre Tàu (D. latiflorus), Nứa (Schizostachyum pseudolima), Vầu (Indosasa amabilis), Lồ ô (Bambusa procera),

Các loài tre trúc dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ cũng đa dạng nhưng thông dụng là các loài Trúc sào, Trúc cần câu, Giang, Luồng, Lùng , Diễn trứng, Mai .

Sản lượng tre, nứa hàng năm trong những năm gần đây được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 34: Sản lượng tre, nứa, trúc

Sản phẩm đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999

Tre 1000 cây 67.026 120.858 174.189 172.649 171.000

Nứa 1000 cây 108.500 104.779 105.175 248.031 150.000

Trúc triệu cây 15.600 24.664 26.492 12.197 100.000 Nguồn: Võ Nguyên Huân-Tạp chi NN&PTNT 11-2004 Hàng thủ công mỹ nghệ thường phải làm kết hợp với mây song nên người ta thường gộp lại gọi là hàng mây tre. Theo thống kê của Hải quan thị trường xuất khẩu hàng mây tre rất rộng, hàng xuất khẩu từ Việt nam tập trung vào một số nước như trong bảng dưới đây:

Bảng 35: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mây tre đan 1999-2003 (triệu USD) TT Thị trường XK lớn nhất 1999 2000 2001 2002 2003

1 Nhật bản 8,41 13,00 16,30 27,58 21,78

2 Đức 2,54 4,72 4,62 7,95 11,62

3 Đài loan 13,71 11,89 13,65 10,24 9,62

4 Pháp 2,88 5,30 5,06 6,22 7,38

5 Hoa kì 0,53 1,69 2,52 4,60 7,00

6 Anh 0,94 2,71 2,67 3,92 6,117

7 Tây ban nha 1,69 2,39 3,23 3,80 5,25

8 Italia 1,62 1,89 2,69 3,71 4,93

9 Hà lan 1,43 1,29 1,72 3,26 4,88

10 Bỉ 0,92 2,42 2,43 2,77 4,08

11 Cânada 0,11 0,46 0,72 2,17 1,74

12 Hán quôc 4,41 5,85 5,58 4,42 2,58

13 Liên bang Nga 0,98 0,68 1,25 1,23 1,35

14 Thuỵ điên 0,70 1,23 1,26 1,58 1,30

15 Australia 0,38 0,78 0,88 1,43 2,45

Tổng kim ngạch xk 53,06 68,55 74,96 91,53 106,42

Tổng số thị trường xk 75 86 85 87 94

Nguồn: Bản tin LSNG số 1 năm 2004 – Phan Sinh Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan năm 2003 gần gấp 2 lần năm 1999 và thị trường đã tăng lên từ 74 nước và khu vực lên 94. Điều đó cho thấy triển vọng của hàng mây tre ngày càng phát triển.

Một số vấn đề để phát triển tre nứa:

- Cần sớm tiến hành điều tra thành phần, phân bố và đặc tính sinh thái của tre nứa Việt nam và qui hoạch vùng trồng và kinh doanh tre nứa Việt nam để đáp ứng các nhu cầu công nghiệp (bột giấy, cần câu gậy trúc, ván sàn tre, chế biến măng xuất khẩu...) và thủ công nghiệp.

- Nghiên cứu khắc phục hiện tượng tre khuy và các biện pháp nhân giống bằng cành chét và đoạn thân tre để giải quyết vườn đề thiếu giống tre.

- Khuyến khích và hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho các gia đình trồng tre cung cấp cho nhà máy giấy và xí nghiệp chế biến măng.

- Nghiên cứu đa dạng hóa mặt hàng và nâng cao chất lượng các sản phẩm mỹ nghệ từ tre để tăng khả năng của hàng tre nứa Việt Nam.

- Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, thiết bị gia công để nâng cao chất lượng các sản phẩm tre nứa.