• Không có kết quả nào được tìm thấy

1.29 Song, Mây

1.29.5 Nhân giống và nguồn gen

- Daemonorops (chi mây nước): 4 loài - Korthalsia BL (chi phớn): 2 loài - Myrialepis Becc (chi mây rúp): 1 loài - Plectocomia Mart et BL (chi song lá bạc): 3 loài - Plectocomiopsis (chi song voi): 1 loài

Danh mục các loài, phân bố và công dụng của từng loài được liệt kê trong phụ lục 1.

b) Phân bố của các loài song mây

Phạm vi phân bố của các loài song mây ở Việt Nam khá rộng trên toàn quốc, thường phân bố ở độ cao từ 3 m đến 1500 m so với mặt biển (xem bảng 41). Nguồn song mây của Việt Nam hiện nay tập trung ở 3 vùng chủ yếu như sau (Nguyễn Hoàng Nghĩa, N. Q. Việt và T. Q. Khải, 2000).

- Vùng Tây Bắc: Song mây mọc xen kẽ trong các rừng tự nhiên ở một số tỉnh nằm dọc theo hai bên lưu vực sông Hồng và sông Đà bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Phú thọ, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La và Lai Châu.

- Vùng Bắc Trung Bộ và khu 4 cũ: Song mây mọc xen kẽ trong các rừng cây gỗ nằm dọc theo biên giới Việt Lào gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị và Thừa Thiên Huế.

- Vùng Miền Trung và Nam Trung Bộ: Song mây mọc xen kẽ trong các rừng cây gỗ trên dãy núi Trường Sơn thuộc các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên như Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước.

Ngoài ra song mây cũng mọc rải rác trong các rừng cây gỗ lá rộng xen tre nứa. ở những khu rừng thứ sinh sau khai thác chọn, độ tàn che còn 0,4-0,5, mây song mọc và phát triển mạnh, vừa phong phú về thành phần loài vừa nhiều về số lượng (Vũ Văn Dũng và Lê Huy Cường, 1996). Diện tích rừng trồng song mây ở Việt Nam không tập trung mà phân tán ở nhiều nơi trong các vườn hộ gia đình, hàng rào hoặc trồng xung quanh làng bản, các đai rừng bảo vệ ở ven chân đồi hay trên nương rẫy.

Bảng 38: Phân bố của những loài song mây ở Việt Nam trên độ cao 1500m

C. platyacanthus D. pierreanus C. dioicus

C. poilanei C. palustris C. rudentum C. Dongnaiensis C. platyacanthus

C. bousingonil D. margaritae

D. pierreanus P. elongata P. gemniflorus 1500

700

0

C. amarus C. balanseanus C. bonianus C. bousingonii C. cambodiensis C. ceratophorus C. dioicus C. tetradactylus C. tonkinensis

D. geniculatus D.

longispathus D. margaritae D. pierreanus

P. elongata P. khasyana P. microstachys

K. farinosa

K. laciniosa P. gemniflorus M. paradoxa Độ

cao (m)

CALAMUS DAEMONOROPS PLECTOCOMIA KORTHALSIA PLECTOCOMIOPSIS MYRIALEPIS

Nguồn tài liệu: Vũ Văn Dũng và Lê Huy Cường, 1996 c) Những loài song mây có giá trị kinh tế và phổ biến ở Việt Nam

- Mây nếp (Calamus tetradactylus)

Là loài phổ biến nhất ở Việt Nam. Sản lượng khai thác hàng năm từ 1.500-2.000 tấn/năm cho sử dụng và chế biến. Mây nếp đã được gây trồng ở nhiều tỉnh đồng bằng và Trung du Bắc bộ. Mây nếp là loài sinh trưởng và tăng trưởng nhanh, có thể tăng trưởng được 2-3m/năm, cho thu hoạch sau 5-7 năm. Sợi mây nếp có lóng dài, màu trắng đẹp, mềm dẻo nên được ưa chuộng làm nhiều đồ dùng trong gia đình, hàng thủ công mỹ nghệ cho xuất khẩu như khay, làn, rổ, rá lẵng hoa, hộp đựng đồ trang sức v.v…

- Song mật (Calamus platyacanthus)

Song mật có đường kính khá lớn (4-6cm hoặc lớn hơn), thân dài, nhẵn, bóng, tròn đều.

Phân bố ở hầu hết các tỉnh phía Bắc từ Thừa Thiên Huế trở ra. Hiện nay song mật bị giảm sút về trữ lượng do khai thác quá nhiều trong thời gian qua. Sợi song mật rất dai và bền nên được sử dụng là dây buộc, cốn bè, làm khung bàn ghế sa lông, giá sách, xe nôi trẻ em v.v… Là loại song xuất khẩu được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.

- Song đá (Calamus rudentum)

Song đá phân bố rộng ở hầu hết các tỉnh trên toàn quốc. Loài này hiện đang bị giảm sút nghiêm trọng về trữ lượng vì bị khai thác quá mức. Đường kính thân đạt 2,5 – 4cm, cây leo dài 50 – 60m. Lá rất lớn, dài tới 4m. Sợi song có mặt bóng đẹp, thường dùng làm khung bàn ghế, salon, làm cạp rổ, rá. Song đá cũng được xuất khẩu nhưng giá rẻ hơn song mật. thân và lá song đá là thức ăn ưa thích của tê giác hoặc lợp nhà rất bền.

- Song bột (Calamus poilanei)

Là loài song có kích thước lớn, đường kính sợi song 4 – 6cm. thân tròn đều, mặt nhẵn, bóng đẹp. Song bột phân bố từ Thanh Hóa trở vào Nam, tập trung nhiều ở Bắc Trung Bộ.

Loài này trở nên khan hiếm và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Là loài được ưa chuộng để làm khung bàn, ghế, giá sách v.v… và có giá trị xuất khẩu cao.

- Mây đắng (Calamus tonkinensis Becc)

Là loài có đường kính nhỏ từ 1 – 2cm. Phân bố ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Sợi mây dẻo, màu trắng nhưng lóng ngắn nên không dùng làm hàng mỹ nghệ, thường được sử dụng làm quang gánh, dây buộc trong xây dựng nhà cửa, dây phơi v.v… Quả và đọt rất đắng, đồng bào dân tộc thường lấy ăn như rau.

- Mây đọt đắng (Plectocomiopsis geminiflorus)

Là loài có đường kính thân cỡ trung bình (3cm). Phân bố nhiều ở vùng Cát tiên, Lâm Đồng và ở ven sông Đồng Nai. tái sinh chồi và hạt rất mạnh. Dân địa phương thường lấy đọt để ăn như rau. Loài này là thức ăn phổ biến của loài tê giác Java ở Việt Nam.

- Mây nước Pie (Daemonorops pierreanus Becc)

Là loài thân có đường kính trung bình 2 – 3cm. Phân bố nhiều ở các tỉnh phía Nam từ đèo Hải Vân trở vào đến Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh thuận, Bình thuận, Đồng Nai và Sông Bé. Phía Bắc Hải Vân trở ra cũng gặp ở thừa thiên Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Hà tĩnh. th-ường chỉ dùng làm dây buộc, quang gánh, làm khung bàn ghế.

- Mây nước/mái (Calamus armarus)

Thân có đường kính nhỏ từ 1 – 1,5cm. Phân bố rộng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc. Sợi mây màu trắng đẹp, lóng ngắn hơn mây nếp. Về sử dụng cũng được ưa chuộng và phổ biến khá rộng rãi trong công việc gia đình, nhưng không bằng mây nếp.

- Mây tàu (Calamus dioicus)

Thân có kích thước nhỏ, đường kính từ 5 – 8mm. Phân bố từ thừa thiên Huế trở vào Nam. Sợi mây rất mềm, dẻo, màu trắng đẹp được dùng nhiều cho đan lát rổ, rá, mặt ghế, dây phơi và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu.

- Mây hèo (Calamus pseudoscutellaris)

Hèo có lóng ngắn, thân cứng, đường kính thân trung bình 2 – 3cm. Phân bố từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc. Hèo mọc rất nhiều trong rừng thứ sinh, rừng phục hồi sau nương rẫy. Sợi hèo dễ chẻ, khó uốn, nặng cứng, lớp silic dày, thường dùng để làm gậy, khung bàn ghế salon, làm dây kéo gỗ, kéo thuyền bè v.v… Lá dùng lợp nhà rất bền

d) Gây trồng phát triển và bảo tồn song mây ở Việt Nam

Nghề trồng mây ở nước ta có từ vài trăm năm trước đây và nơi đầu tiên trồng là tỉnh Thái Bình bây giờ (Vũ Văn Dũng và Lê Huy Cường, 1996). Song mây được trồng đều ở quy mô nhỏ, chủ yếu ở trong vườn nhà, đồi rừng ven nhà, hàng rào …chưa có các khu rừng trồng tập trung diện rộng. Gần chục loài song mây đã được đa vào trồng ở các mức độ khác nhau, song có 3 loài chủ yếu là Mây nếp, Mây trắng (Calamus tonkinensis) và mây nước/mái. Một số năm gần đây Song mật cũng đã được một số cơ sở đưa vào gây trồng. Các loài song mây trên được gây trồng dựa vào kinh nghiệm của người dân địa phương, chưa có nghiên cứu gì về xuất xứ, nguồn giống và cải thiện giống. Nguồn giống thường được thu thập tại chỗ hoặc các vùng lân cận, trừ một số loài như C. rudentum có phân bố nhiều ở miền Nam đã được trồng thử tại miền Bắc và C. platyacanthus lấy giống ở miền Bắc được trồng thử tại miền Nam (N. H. Nghĩa, T. Q. Việt và N. Q. Khải, 2000).

Bảng 39: Danh sách các loài song mây đã được trồng Loài Nơi trồng

C. armarus Lour Nhiều nơi như Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương C. cambodiensis Becc Đồng Nai

C. dioicus Lour Một số nơi C. palustris Griff Nghệ An, Hà tĩnh C. platyacanthus Warb Hòa Bình

C. rudentum Lour Vĩnh Phú, vài tỉnh phía Nam C. tetradactylus Hance Nhiều nơi

C. tonkinensis Becc Bắc Giang, Quảng Ninh, Nha trang, Phan Rang

Nguồn tài liệu: Vũ Văn Dũng và Lê Huy Cường, 1996 Trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1999-2010 theo quyết định 661/TTg việc gây trồng phát triển song mây là một nhiệm vụ quan trọng, 80.000 ha song mây sẽ được gây trồng để đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Vào những năm 1990, khi sản xuất các mặt hàng song mây xuất khẩu phát triển với quy mô lớn, nhiều chủng loại mặt hàng thì việc khai thác quá mức là nguyên nhân cơ bản làm suy kiệt nguồn gen các loài song mây. Bất cứ loài song mây nào có giá trị thương phẩm cũng bị khai thác với số lượng lớn. Người ta khai thác để bán cho các xưởng chế biến, sản xuất, xuất lậu nguyên liệu thô qua biên giới mà không có bất kỳ biện pháp nào đảm bảo tái sinh, tái tạo lại quần thụ song mây. Do vậy, nhiều loại song mây hiện đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Danh sách đầy đủ các loài song mây có mặt ở Việt Nam chưa được hoàn chỉnh vì thiếu các cuộc điều tra khảo sát toàn diện. Song mây nói chung hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các loài có phân bố hẹp và các loài có giá trị kinh tế cao.

Một số nơi đã trồng song mây để bảo tồn như sau (N. H. Nghĩa, T. Q. Việt và N. Q. Khải, 2000):

- Vườn quốc gia Cúc Phương: C. tetradactylus, C. rudentum, 1992 - Vườn quốc gia Bến En: C. tetradactylus, C. rudentum, 1997

- Trung tâm Lâm sinh Cầu Hai: C. platyacanthus, Calamus spp. 1990 – 1994 - Trung tâm Lâm sinh Hòa Bình: C. platyacanthus, C. rudentum, 1994 - Định Quán (Đồng Nai): C. cambodiensis trồng rải rác

Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chính sách giảm bớt lượng khai thác tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên. Các hoạt động lâm nghiệp sẽ tăng cường tập trung vào các sản phẩm ngoài gỗ bao gồm cả song mây, đó cũng là chủ trương giúp cho việc phục hồi nguồn tài nguyên này.

Cùng với chính sách giao đất lâm nghiệp và chính sách khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình đã khuyến khích người dân khai thác hợp lý hơn nguồn tài nguyên này. Đây là điều chủ yếu để thu hút người dân bản xứ vào chiến lược bảo tồn, phát triển và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên song mây.

e) Nghiên cứu song mây

- Những ưu tiên nghiên cứu và phát triển

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về phân loại, nhân giống song mây đã được thực hiện mạnh mẽ ở một vài nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Những ưu tiên nghiên cứu được tổng kết tại các Hội nghị Quốc tế gần đây như sau (Dransfield và N.

Manokaran, 1994):

+ Nghiên cứu nguồn tài nguyên hiện có

ƒ Xác định tên khoa học và nguồn tài nguyên cơ bản, ước tính tỷ lệ suy giảm của nguồn tài nguyên

ƒ Cung cấp tư liệu và những nhiểu biết về sử dụng tại bản xứ về song mây

ƒ Nhận dạng các vùng nguy cấp và các loài đang sử dụng + Thu thập chất mầm, bảo quản, trao đổi và mô tả đặc điểm:

ƒ Mở rộng quy mô tập đoàn các sưu tập song mây sống

ƒ Khảo sát nguồn gen tự nhiên đa dạng hiện có đang bị lâm vào tình trạng cạn kiệt

ƒ Sàng lọc các dòng thích nghi đối với những điều kiện sinh thái khác nhau cũng như khả năng thích hợp đối với trồng trọt và đa dạng hóa sản phẩm trong sử dụng

+ Phát triển kỹ thuật nhân giống:

ƒ Những yếu tố cho phép mở rộng sản xuất trên quy mô lớn với những loài có chất lượng cao

ƒ Khắc phục những khó khăn do việc thu nhận các nguồn dự trữ hạt + Nghiên cứu các công nghệ gây trồng trong vườn ươm:

ƒ Nhận biết và thử nghiệm gây trồng cũng như việc quản lý kỹ thuật đối với việc gây trồng các loài song mây một cách có hiệu quả ở mức độ làng xã và trên quy mô sản xuất hàng hóa.

+ Ước tính khối lượng sử dụng quốc nội

ƒ Ước tính khối lượng và đánh giá giá trị sử dụng quốc nội + Cải tiến hệ thống thu hái, sử dụng và tiếp thị:

ƒ Tìm kiếm các cơ hội cho việc phát triển những công nghệ thích hợp đối với quá trình thu hái và chế biến, bảo quản sau thu hoạch; cải tiến các hình thức sử dụng để tăng cao giá trị sản phẩm trong phạm vi quốc nội và trên thị tr-ường quốc tế.

+ Chính sách quốc gia

ƒ Nghiên cứu các chính sách quốc gia đối với việc khai thác, sử dụng, tiếp thị và phát triển nguồn tài nguyên song mây.

ƒ Nghiên cứu các điều luật kiểm dịch để có các giải pháp có thể cho phép trao đổi giống và chất mầm.

- Nghiên cứu song mây ở Việt Nam

Do nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng mà nguồn cung cấp từ rừng tự nhiên không đáp ứng được nên nhà nước và một số tổ chức quốc tế (IDRC, INBAR, IPGRI-APO, tropenbos) đã quan tâm đến việc nghiên cứu và phát triển song mây. Các nghiên cứu đã và đang tập trung vào những nội dung sau:

+ Nghiên cứu thử nghiệm gây trồng để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đã thử nghiệm gây trồng Calamus tetradactylus và Calamus platyacanthus ở quy mô nhỏ. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình trồng

các khu bảo tồn thiên nhiên). Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ sinh học đối với việc nhân giống nhanh các loài song mây để cung cấp đủ giống có chất lượng cho các ch-ương trình trồng rừng.

+ Nghiên cứu phân bố địa lý, vật hậu và điều kiện thích hợp cho sự nảy mầm của loài song mây có giá trị kinh tế cao. Với sự tài trợ của IPGRI – APO, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với trường Đại học Lâm nghiệp tiến nành nghiên cứu phân bố, vật hậu và thí nghiệm các biện pháp xử lý hạt của 5 loài song mây sau:

Calamus tetradactylus, C. poilanei, C. rudentum, C. platyacanthus và C. armarrus.

Cần xây dựng quy trình kỹ thuật cho xúc tiến tái sinh tự nhiên, quy trình khai thác song mây.

+ Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu một cách tiết kiệm, giảm tỷ lệ hao hụt, phương pháp bảo quản để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.

+ Nghiên cứu cải tiến mẫu mã phù hợp với nhu cầu của thị trường Tài nguyên song mây:

Trong 30 loài được thống kê đã trình bày ở trên chỉ khoảng 15 loài được khai thác sử dụng và 5 loài được khai thác với số lượng lớn, đó là:

+ Mây nếp (Calamus tetradactylus): Phân bố rộng rãi trong toàn quốc.

+ Mây đắng (C. tonkinensis): Phân bố rộng rãi

+ Song mật (C. platyacanthus): Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía bắc + Song đá hay song đen (C. rudentrum): Phân bố rộng rãi

+ Song bột (C. poilanei) : Phân bố từ Thanh hóa trở vào phía nam

Gần đây do giá xuất khẩu lên cao và có thị trường lớn nên nguồn mây song đã bị khai thác mạnh và trở nên cạn kiệt. Nhiều loài mây song đang có nguy cơ bị diệt chủng ở từng vùng, trong đó 2 loài song bột và song mật đã được ghi váo Sách đỏ Việt nam, phần thực vật (1996).

Mây song phân bố hầu như khắp Việt nam, nhưng tập trung hơn ở các vùng và tỉnh sau đây :

+ Bắc Bộ: Hà giang, Tuyên Quang , Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên

+ Trung Bộ: Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng nam, Quảng Nghĩa, Bình Định, Đắk Lắk, Bình thuận.

+ Nam Bộ: Đồng Nai, Bình Phước.

Sản lượng mây song khai thác từ rừng tự nhiên hàng năm rất lớn. Tuy nhiên việc thu mua và chế biến lại chủ yếu do các công ty và tư nhân thực hiện, nên việc thống kê sản lượng mây song khai thác hàng năm gặp nhiều khó khăn. Thêm nữa một số lượng mây song khá lớn cũng được nhập từ Lào và Căm pu chia nên càng khó cho việc thống kê hàng năm. Dưới đây là những số liệu về sản lượng mây song thu được từ một số tỉnh qua 3 thời kỳ :

Bảng 40: Sản lượng mây song của một số tỉnh qua 3 thời kỳ.

Sản lượng (tấn) Tỉnh

1990 1995 1999

Lạng Sơn 1.500

Quảng Ninh 1.200

Hà Giang 55

Quảng Bình 81 2.478

Đắk Lắk 4.900 7.100 4.800

Lâm Đồng 365 380 345

Gia Lai 590 829 590

Nguồn : Nguyễn Quốc Dựng,2000.

Năm 2002, sản lượng mây song của 15 tỉnh đã dược thống kê là trên 12.000 tấn (bảng 45)

Bảng 41: Sản lượng mây song trong 2002

Tỉnh Sản lượng Tỉnh Sản lượng

Hà Giang 159 Thừa Thiên Huế 2.192

Lạng sơn 09 Quảng Ngãi 500

Quảng Ninh 200 Bình định 770

Thanh Hóa 430 Kon Tum 251

Nghệ An 550 Gia Lai 590

Hà Tĩnh 720 Đắk Lắc 4.800

Quảng Bình 650 Lâm Đồng 345

Quảng Trị 320 Tổng Cộng 12.486

Nguồn : Lê Thanh Chiến, 2004 Hiện nay mới chỉ thống kê được 4 loài mây trồng là Mây nếp, Mây đắng, Song mật và Mái (Calamus tenuis), trong đó chỉ có loài song mật có đường kính thân trên 3 cm, đang được trồng trên qui mô nhỏ ở Hòa Bình. Ba loài còn lại có đường kính nhỏ, trên dưới 1cm. Một loài song có giá trị kinh tế cao (giá thị trường thường cao gấp đôi các loại mây song khác) là Song bột (Calamus poilanei), phân bố từ Thanh Hóa trở vào Nam cần sớm được nghiên cứu và thu hái hạt giống để đưa vào gieo trồng.

Sản phẩm thu hoạch từ song mây gieo trồng hiện nay chủ yếu vẫn từ cây Mây nếp hay mây ruột gà. Đây là loài mây được trồng rất lâu đời ở các tỉnh phía Bắc Việt nam. Các tỉnh trồng nhiều mây nếp nhất là: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh. Sản lượng ước tính 2.500-3000 tấn/năm. Tuy vậy việc gieo trồng mây nếp vẫn chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm truyền thống của nhân dân, trên qui mô quanh vườn nhà ở một số làng xã thuộc các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc bộ. Cần có nhiều nghiên cứu về khâu chọn giống, tạo giống, thâm canh và trồng thành rừng mây nếp ở các tỉnh Trung du và miền núi.

Về mặt sản phẩm, mỗi năm ước tính nhu cầu là 15.000 tấn mây và 5000 tấn song để làm hàng xuất khẩu. Hàng năm, nước ta xuất khoảng 2 triệu sản phẩm đan lát 500.000-600.000 m2 mây đan và nhiều mặt hàng khác chế biến từ song mây (Nguyễn Quốc Dựng, 2000). Giá trị hàng xuất khẩu mây, tre của Việt nam ngày càng lớn. Nếu năm 2000, chúng ta xuất khẩu đ-ược 70 triệu Đô la Mỹ, thì năm 2003 đã xuất đđ-ược hơn 107 triệu Đô la Mỹ (Lê Thanh Chiến, 2004).

Hàng mây song của Việt nam chủ yếu xuất sang các nước Đài Loan, Đức, Ý, Nhật, còn lại được xuất sang Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore và Cuba. Hiện nay có khoảng 40 doanh nghiệp, hàng chục làng nghề và hàng vạn lao động tham gia sản xuất và kinh doanh các mặt hàng song mây. Nhu cầu của thị trường ngày càng lớn, chúng ta không đủ nguyên liệu để đáp ứng. Theo thống kê của Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO,1995), thị trường xuất khẩu các mặt hàng song mây trên thế giới hàng năm đạt 600 triệu đô la Mỹ (bình quân từ 1988 đến 1993). Toàn bộ sản phẩm này đều có nguồn gốc từ các nước Châu Á Thái Bình Dương, trong đó Malaysia chiếm 19,5%, Indonêsia chiếm 15,9%, Việt nam chiếm 14% và Trung Quốc chiếm 12,4%, còn lại là các nước khác. Như vậy từ 1988 đến 1993, hàng mây song xuất khẩu của nước ta đã xếp thứ 3 trên thế giới (Nguyễn Quốc Dựng, 2000). Riêng mặt hàng song mây của ta đã thu hút một số lao động khoảng 10 vạn người từ khâu khai thác đến khâu chế biến.

Tóm lại, song mây là một trong những LSNG có vị trí quan trọng và giá trị kinh tế của chúng đứng hàng thứ 3 sau gỗ và tre nứa. Nhưng một điều hạn chế nhất đối với sản xuất song mây ở Việt Nam là nguồn nguyên liệu hiện nay vẫn dựa chủ yếu vào rừng tự nhiên, trong khi đó các khu rừng giầu và trung bình - nơi phân bố nhiều loài song mây đang bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu không có kế hoạch gây trồng song mây sớm, trên một diện rộng thì trong vòng 10-20 năm nữa, nguồn nguyên liệu song mây sẽ cơ bản bị xóa sổ.

Một số vấn đề về phát triển song mây

Để có thể phát triển mặt hàng song mây một cách bền vững trong thời gian tới cần giải quyết một số vấn đề sau:

+ Đẩy nhanh công tác điều tra cơ bản về thành phần phân bố và đặc tính sinh thái của song mây, trên cơ sở đó chọn ra những loài có giá trị kinh tế cao nhất để đưa vào gieo trồng.

+ Cần tiến hành phát triển song song việc gieo trồng song mây trên qui mô vườn gia đình, vườn rừng và trồng song mây qui mô lớn là các rừng mây, rừng song. Việc trồng mây ở các rừng đầu nguồn, rừng khoanh nuôi sẽ mở một triển vọng lớn để giải quyết nạn thiếu nguyên liệu hiện nay.

+ Nghề trồng mây nếp của ta có truyền thống rất lâu đời, cây mây nếp lại dễ trồng, cho thu hoạch sớm (sau khi trồng 3-5 năm) năng xuất khá cao. Vì vậy cần có kế hoạch phát triển trồng mây nếp ở cả vùng Trung du và Miền núi. Chính quyền địa phương và các cơ quan khuyến nông cần có chính sách hỗ trợ người trồng mây nếp và giúp đỡ họ về cây giống, kỹ thuật để có thể mở rộng nhanh vùng trồng. Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An có kinh nghiệm rất hay là phát cho mỗi hộ dân 300 - 500 cây mây nếp giống để trồng quanh nhà. Sau 3-4 năm, khi được thu hoạch người nhận trồng sẽ bán mây, trả lại tiền đủ mua số mây đã nhận được và số mây trả lại này lại được tiếp tục phát cho các hộ trồng mây mới. Đây là một kinh nghiệm tốt có thể phổ biến cho nhiều địa phương khác.

+ Cần sớm tạo vùng giống của song mật (ở huyện Tu Lý, tỉnh Hoà bình), song bột (ở tỉnh Quảng trị, Thừa Thiên Huế, Gia lai), Mây nước (ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế), Song đá và Mây cát (ở Vườn quốc gia Cát tiên, tỉnh Đồng nai) ... Nếu chậm làm việc này thì ta sẽ không còn nguồn giống để đẩy mạnh gieo trồng mây song trong thời gian tới.

+ Khâu chế biến cũng cần chú ý, nên sớm nhập trang thiết bị và kỹ thuật chế biến song mây của Đài loan, Hồng kông hoặc Singapo để nâng cao giá trị của hàng xuất khẩu Việt nam.