• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM

2.2 Thực trạng hoạt động kênh phân phối sản phẩm nhập khẩu tại Chi Nhánh Xuất

2.2.3 Các biến số ảnh hưởng đến cấu trúc kênh phân phối

2.2.3.6 Đặc điểm của môi trường kinh doanh

Môi trường kinh tế

Thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tích cực và chủ động trong đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác. Tính đến cuối năm 2016, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng tới 16 FTA với 56 quốc gia và nền kinh tếtrên thếgiới, điển

Trường ĐH KInh tế Huế

hình như Hiệp định FTA Việt Nam – EU và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là các FTA thếhệmới với diện cam kết rộng và hợp tác sâu. Ngoài cam kết vềtự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, các nước tham gia còn cam kết trên nhiều lĩnh vực khác.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hội nhập kinh tếquốc tế đã và đang đem lại cơ hội lớn nhất là mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dở bỏ rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và và cung ứng toàn cầu, mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.

- Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, đểthực hiện cam kết cắt giảm thuế theo WTO, Việt Nam đã có lộ trình cắt giảm thuế, mức thuế bình quân giảm từ 17,4% năm 2007 xuống còn 13,4% theo cam kết. Tính đến thời điểm 1/1/2015, mức thuếbình quân biểu thuếnhập khẩu của Việt Nam là 10,54% (thấp hơn so với mức cam kết cắt giảm khoảng 3%).

- Ông Vũ Nhữ Thăng –Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính thông tin thêm, về lộ trình cắt giảm thuế của một số hiệp định quan trọng, như TPP, Việt Nam cam kết một biểu thuế chung cho tất cả các nước TPP, trong đó 65,8% số dòng thuế có mức thuếsuất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực; 86,5% sốdòng thuế có mức thuế suất 0% vào năm thứ 4; 97,8% số dòng thuế có mức thuế suất 0% vào năm thứ 11. Các mặt hàng còn lại cam kết xóa bỏthuếnhập khẩu với lộtrình dài hơn hoặc theo hạn ngạch thuếquan, Hiệp định TPP được ký kết sẽcó khoảng 78 –95% sốdòng thuế trởvề0%.

- Giai đoạn 2016 – 2020, theo lộ trình cam kết, phần lớn các hiệp định FTA mà Việt Nam tham gia đều bước vào giai đoạn cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với phần lớn các dòng thuếtrong biểu thuếnhập khẩu. Trong đó, hầu hết các FTA Việt Nam đã ký kết thì mức độtựdo hóa vềthuếnhập khẩu trung bình khoảng 90% só dòng thuếnhập khẩu, trừHiệp định ASEAN (ATIGA) với mức cam kết tựdo hóa xấp xỉ 97%.

Trường ĐH KInh tế Huế

Bên cạnh những thuận lợi trên, quá trình hội nhập kinh tếquốc tếcũng đặt ra nhiều thách thức to lớn cho các doanh nghiệp. Thị trường cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn, cạnh tranh không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà cả với các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp phải thận trọng hơn khi lựa chọn bạn hàng, thị trường, phương thức kinh doanh khi ký kết hợp đồng và đòi hỏi phải có khả năng thích ứng linh hoạt trong thị trường biến động nhanh.(Theo Thời báo Tài chính Việt Nam)

Môi trường pháp luật

Nhà nước đãđưa ra những chính sách hạn chế và điều chỉnh việc kinh doanh thông qua các bộ Luật, Nghị định, Thông tư và các quyết định như bộLuật Lao Động, Luật Thương Mại, Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Bảo Vệ Môi Trường… Đối với Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, trong những ảnh hưởng từ chính sách của nhà nước, thì các chính sách về thuế có ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất đến việc cân đối thu chi, lời lỗvà chính sách kinh doanh.

Những sửa đổi mới nhất trong Luật, Nghị định hướng tới mục tiêu đơn giản công tác quản lý thuế, tăng tính khả thi trong tuân thủpháp luật thuế. Trong đó, điểm nhấn nổi bật là việc ban hành Luật sửa đổi, bổsung Luật thuếgiá trị gia tăng, Luật thuếtiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế(Luật số106/2016/QH13 ngày 6/4/2016); Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Thuếgiá trị gia tăng (GTGT), Luật Thuếtiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và Luật Quản lý thuế(Nghị định 100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016).

- Luật thuếGTGT tiếp tục được bổsung, sửa đổi nhằm hỗtrợ doanh nghiệp. Theo đó, một sốnội dung trong Luật số 106/2016/QH13 đãđược bổ sung như đối tượng về hoàn thuếvà thực hiện nguyên tắc đối xửcông bằng.

- Nhằm chia sẻ khó khăn với những người nộp thuế có ý thức, thái độ tuân thủ pháp luật thuế nhưng hiện tại đang gặp khó khăn vềtài chính, cần có thời gian để thu xếp nguồn tiềnđể nộp dần sốthuếnợ, Luật Quản lý thuế quy định chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp được cho phép nộp dần tiền nợ thuế nhưng không quá 12 tháng, kể từngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chếthuế. Việc nộp dần nợ thuế sẽ được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế nếu có bảo lãnh của tổ chức tín dụng.

Trường ĐH KInh tế Huế

- Thuế TTĐB sửa đổi hướng đến xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, bảo vệhàng hóa chịu thuế TTĐB được sản xuất trong nước. Điểm nổi bật trong Luật Thuế TTĐB sửa đổi là việc quy định cụthể về giá tính thuếnhằm bảo đảm sựbìnhđẳng về giá tính thuế, cách tính thuế và mức thuếgiữa hàng hóa sản xuất ở Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu.(Theo Thời báo Tài chính Việt Nam)