• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH CÁ NHÂN LỰA

3.1. Định hướng phát triển của siêu thị Co.opmart Huế

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn siêu thị Co.opmart Huế làm địa điểm mua sắm của khách hàng cá nhân. Từviệc xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mua sắm của khách hàng cá nhân, siêu thị sẽ có nhiều định hướng để thu hút khách hàng hơn trong tương lai.

Để cạnh tranh đối với các siêu thị hiện tại và các siêu thị sẽ gia nhập vào thị trường thành phố Huế trong tương lai, siêu thịCo.opmart Huếcần có các định hướng phát triển cho mình nhằm giữ chân khách hàng hiện tại và tìm kiếm, thu hút những khách hàng mới trong tương lai.

Tạo ra các điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tham gia mua sắm tại siêu thị như: luôn đảm bảo sựthuận tiện, sẵn có của sản phẩm, dịch vụ, thường xuyên bổsung các mặc hàng mới trên kệ hàng để đảm bảo sự đầy đủ và tạo kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm hàng hóa của khách hàng.

Tăng cường các lợi ích mà khách hàng nhận được khi mua sắm tại siêu thị dưới nhiều hình thức như phát triển và xây dựng nhiều chương trình ưu đãi, tăng cường càng chương trình khuyến mãi, tặng quà… đểgiữchân khách hàng cũ và thu hút nhiều hơn sựcó mặt của những khách hàng mới.

Nâng cao uy tín thương hiệu và tăng cường sựnhận biết thương hiệu trong tâm trí khách hàng bằng việc quảng bá thương hiệu. Một thương hiệu sẽ không phát triển cũng như mọi người không biết đến nếu thương hiệu đó không được quảng bá. Quảng bá thương hiệu là để tạo sức mạnh cho thương hiệu - sức mạnh từ sự thực hiện tốt được các chức năng, và sức mạnh từ sự nhận biết trong các hoạt động chính là quảng cáo, khuyến mãi, chào hàng và quan hệ công chúng. Chỉ có thông qua các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu thì người tiêu dùng mới có cơ hội đểnhận biết thương hiệu và đi đến chấp nhận, yêu thích thương hiệu đó. Vì thếmà quảng cáo đóng một vai trò cực

Trường Đại học Kinh tế Huế

kỳquan trọng trong phát triển thương hiệu, giúp doanh nghiệp mởrộng thị trường tiêu thụcủa mình.

Tạo không gian mua sắm rộng rãi, thoáng mát và thân thiện việc bằng việc bố trí hợp lý các gian hàng một cách hợp lý, đảm bảo thuận lợi trong việc tìm kiếm hàng hóa của khách hàng. Bên cạnh đó cần chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tác phong chuyên nghiệp, có thái độthân thiện, gần gũi với khách hàng.

3.2. Giải pháp

Xuất pháp từviệc định hướng phát triển của siêu thị cũng như từviệc xác định nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn siêu thị Co.opmart Huế làm địa điểm mua sắm của khách hàng cá nhân. Tác giả đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mua sắm của khách hàng cá nhân tại siêu thị.

3.2.1. Giải pháp về nhóm “Yếu tố hàng hóa”

Yếu tố “Hàng hóa” là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn mua sắm của khách hàng cá nhân tại siêu thị Co.opmart. Khách hàng lựa chọn mua sắm tại siêu thị vì họ yên tâm vềchất lượng sản phẩmở đây, vì bất kỳcác loại sản phẩm nào ở siêu thị khi được bày bán ởkệ hàng đều được ghi rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng. Bên cạnh đó với các mặt hàng tươi sống như: rau quả tươi, các loại thịt cá tươi sống, đồ đông lạnh đều được bảo quản ở nhiệt độ môi trường đúng đề nghị tiêu chuẩn nên các thực phẩm trong siêu thị luôn được giữ tươi ngon vì thế mà hầu hết khách hàng đến đây đã rất tin tưởng và trung thành với sản phẩm của siêu thị trong thời gian dài. Và để làm thỏa mãn hơn nữa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, siêu thị nên thường xuyên bổ sung các mặc hàng mới, để làm tăng tính lựa chọn của khách hàng từ đó tạo nên cho khách hàng cảm giác siêu thị là nơi có thể đáp ứng tất cả những gì họmuốnởhiện tại và gợi ý nhu cầu cho họ trong tương lai.

3.2.2. Giải pháp về nhóm yếu tố “Tính tiện lợi”

Xu hướng mua sắm trong môi trường mát mẻ, văn minh lịch sự ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn. Người tiêu dùng chọn mua sắm tại siêu thị thay vì mua ở chợ hay các cửa hàng tạp hóa vì họ muốn tiết kiệm thời gian và thích thú với tính tiện lợi mà siêu thị

Trường Đại học Kinh tế Huế

mang lại. Dựa vào kết quả điều tra tại siêu thị Co.opMart, yếu tố “Tính

tiện lợi” có tác động lớn thứ hai sau yếu tố “Hàng hóa” đến quyết định mua sắm của khách hàng. Nhóm yếu tố “Tính tiện lợi” bao gồm: địa điểm siêu thị thuận tiện cho việc mua sắm, thời gian thanh toán tiền hàng nhanh chóng, hàng hóa có thể đổi trả trong thời gian quy định, dịch vụgiao hàng tận nhà tiện lợi và bãi giữ xe rộng rãi. Từ đó có thểdễdàng nâng cao tính tiện lợi bằng cách:

- Mở thêm két tính tiền để sử dụng trong giờ cao điểm, để rút ngắn thời gian chờ đợi tính tiền của khách hàng, giảm được sự phàn nàn của những khách hàng khó tính.

-Đểthời gian giao hàng được nhanh chóng, đảm bảo thức ăn vẫn tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng thì siêu thị nên đầu tư thêm xe chở hàng, tuyển dụng thêm nhân viên giao hàng để “dịch vụ giao hàng nhanh” của siêu thị đúng với cái tên của nó.

Đểtừ đó có thểlàm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

- Bên cạnh bãiđổ xe dành cho xe máy và xe đạp thì siêu thịnên mở thêm bãiđổ xe dành riêng cho xe ô tô để đảm bảo khách hàng đến mua sắm bằng xe ô tô không phải gặp trởngại trong việc chọn địa điểm để đổxe.

Từnhững giải pháp mà tác giả đưa trên có thể phần nào làm nâng cao hơn nữa

“Tính tiện lợi” của siêu thị mang lại, làm thỏa mãn hơn nữa nhu cầu của khách hàng.

3.2.3. Giải pháp về nhóm yếu tố “Không gian và cách thức trưng bày hàng hóa trong siêu thị”

Ngoài hai yếu tố “Hàng hóa” và “Tính tiện lợi” thì yếu tố “Không gian và cách thức trưng bày hàng hóa” cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định lựa chọn mua sắm của khách hàng cá nhân tại siêu thịCo.opmart Huế. Các biến quan sát trong nhóm nhân tố “Không gian và cách thức trưng bày hàng hóa”: “Không gian bên trong siêu thị rộng rãi, thoáng mát”, “Các gian hàng được bố trí hợp lý, thuận lợi cho việc tìm kiếm”, “Thông tin hàng hóa được ghi rõ trên kệ hàng” đều được khách hàng đánh giá caoở mức đồng ý. Vì vậy đểcó thểduy trì và tạo nên một không gian mà khách hàng cảm thấy hài lòng và thoải mái nhất mà họmuốn lựa chọn mua sắm thì siêu thịphải có những kếhoạch mở rộng không gian mua sắm, tạo nên không gian mua sắm rộng rãi, thoáng mát, sắp xếp bốtrí các gian hàng sao cho phù hợp với tầm nhìn của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm sản phẩm và gợi mở

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhu cầu cho khách hàng.

Đồng thời các thông tin về giá cả sản phẩm, chương trình giảm giá, khuyến mãi phải được ghi đầy đủvà rõ ràng trên kệ hàng để tránh những nhầm lẫn hiểu sai vềthông tin sản phẩm truyền đạt.

3.2.4. Giải pháp về nhóm nhân tố “Chính sách xúc tiến”

Nhóm yếu tố “Chính sách xúc tiến” được khách hàng đánh giá cao trên mức đồng ý, vì vậy đểkhông ngừng nâng cao chính sách xúc tiến siêu thị cần:

- Thường xuyên tổ chức và đổi mới các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng vào các dịp lễ tết. Thay đổi các hình thức khuyến mãi, tặng quà, tạo ra nhiều sựlựa chọn hơn cho khách hàng.

- Tổchức nhiều hơn nữa các chương trình bóc thăm trúng thưởng, quay số may mắn, tri ân khách hàng nhằm giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

- Tổchức các sựkiện, tài trợ cácchương trình, hoạt động thiện nguyện,.. nhằm xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho thương hiệu, kích thích gián tiếp nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ