• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ CÂN BẰNG GIỮA

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ CÂN

- Quan tâm, chú trọng hơn đến chế độ đãi ngộ cho các nhân viên có nhiều cống hiến tránh hiện tượng chảy máu chất xám, lãng phí chất xám.

- Đảm bảo sự công bằng trong lương thưởng, minh bạch, công khai bên cạnh đó có các chính sách thưởng phạt công minh đối với người lao động.

- Cố gắng đầu tư hơn về mặt cơ sở vật chất phù hợp với tinh thần thực tế của công ty để nâng cao năng suất cũng nhưsự hài lòng của nhân viên về mặt môi trường làm việc.

- Tổ chức các hội thảo tuyên truyền, tỏ rõ sự quan tâm của doanh nghiệp đến tất cả nhân viên, giúp nhân viên hiểu rõ về mối quan hệ giữa lương, thưởng, công việc của họ một cách hợp lý.

3.2. Giải pháp

3.2.1. Nhóm giải pháp về thời gian làm việc

Cảm nhận về thời gian làm việc được tìm thấy có ảnh hưởng ngược chiều đến cân bằng công việc - gia đình của nhân viên, nghĩa là thời gian làm việc đã làm giảm khả năng dung hòa nhiều yêu cầu vai trò và tham gia thành công công việc và cuộc sống. Do đó tổ chức không nên đánh giá nhân viên thông qua thời gian mà nhân viên cống hiến cho công ty mà nên đánh giá trên nhiều khía cạnh khác như hiệu quả công việc, trách nhiệm công việc. Có nhưvậy nhân viên có thể cống hiến cho công ty ngay cả khi không có mặt tại nơi làm việc mà vẫn đảm bảo có được thời gian cho gia đình cũng nhưsở thích cá nhân.

Nhà quản lý cần nghiên cứu kĩ về mối quan hệ giữa thời gian làm việc và hiệu quả công việc, từ đó giải quyết áp lực về thời gian làm việc cho nhân viên.

Nhân viên muốn đạt được sự cân bằng công việc và cuộc sống cần quản lý thời gian một cách nghiêm khắc. Trước hết, bảnthân nhân viên cần bố trí giữa công việc và cuộc sống. Việc dành thời gian cho gia đình và con cái, cho bản thân thì nên dành trọn vẹn, không có sự lẫn lộn giữa việc kinh doanh và gia đình.

Cuộc sống liên tục điều chỉnh, vì thế nhân viên cần phát triển linh hoạt cảm xúc để đối mặt với những tình huống thử thách, tiếp cận hai khía cạnh của cuộc sống như việc xác định các hành động cụ thể có thể bản thân cảm thấy thành công và hoàn thành trong khả năng.

Thời gian của mỗi người là nhưnhau. Quan trọng là cáchưu tiên và sắp xếp

Trường Đại học Kinh tế Huế

công việc, điều này hỗ trợ cho nhân viên không bỏ lỡ những dịp quan trọng cùng gia đình và có thể đảm đương hiệu quả công việc mà cấp trên giao cho. Biết quản lý thời gian vừa có ý nghĩa trong vấn đề công việc, nó còn tạo cho nhân viên những khoảnh khắc thưgiãn về tinh thần cũng như thể chất.

Người nhân viên cần hết sức kiên quyết trong việc sử dụng thời gian hiệu quả nhất trong công việc vì sự cân bằng trong công việc và cuộc sống sẽ đến với người biết quản lý tốt quỹ thời gian của mình.

3.2.2. Nhóm giải pháp về áp lực công việc

Áp lực công việc ở mức độ cao bắt nguồn từ bản chất công việc ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng công việc - gia đình của nhân viên. Nghĩa là khi áp lực công việc càng cao thì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình của nhân viên sẽ giảm.

Liên tục trải qua tình trạng quá tải công việc, thời hạn công việc chặt chẽ và các yêu cầu trong công việc trái ngược nhau tạo ra căng thẳng cho người lao động, làm giảm khả năng để quan tâm các trách nhiệm ngoài công việc như gia đình, cuộc sống cá nhân và do đó kèm theo cảm giác ít cân bằng công việc gia đình.

Vì vậy nhà quản lý nên sắp xếp, phân chia công việc rõ ràngđể nhân viên có thể lập kế hoạch công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Khi đó nhân viên có thể chủ động về thời gian cũng như địa điểm thực hiện công việc của mình.

Phát triển các hoạt động thư giãn giúp giảm sự gia tăng căng thẳng của những thành viên khác. Tập thể dục thường xuyên và ăn uống điều độ có thể giúp bạn đối mặt với vấn đề áp lực công việc tốt hơn.

3.2.3. Nhóm giải pháp về sự không ổn định nghề nghiệp

Nhận thức sự không ổn định của nghề nghiệp ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng công việc - gia đình. Phát hiện này khẳng định tầm quan trọng của điều kiện công việc ổn định cho hạnh phúc và sự hài lòng của nhân viên. Mặc dù các tổ chức không thể luôn luôn có khả năng chống lại cảm giác bất an trong công việc cho nhân viên (ví dụ như trong tình trạng bấtổn kinh tế) nhưng tổ chức có thể cung cấp những thông tin chính xác và tăng cường thông tin liên lạc nội bộ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của việc bất an lên hạnh phúc của nhân viên.

3.2.4. Nhóm giải pháp về kiểm soát công việc

Kiểm soát công việc tác động cùng chiều đến cân bằng công việc –cuộc sống gia đình nên để cho nhân viên có được sự kiểm soát về thời gian, không gian và phương pháp thực hiện công việc, cho phép nhân viên quản lý tốt hơn các trách nhiệm trong

65

Trường Đại học Kinh tế Huế

cuộc sống và điều đó có mối quan hệ tích cực với cân bằng công việc - gia đình của họ. Những phát hiện này gợi ý cho các nhà quản lý nhân sự thiết kế lại công việc trong tổ chức, cung cấp cho người lao động có kiểm soát tốt hơn và tự chủ trong công việc, và do đó cho phép người lao động linh hoạt hơn trong việc quản lý nhu cầu công việc và gia đình của họ. Ví dụ các sáng kiến có thể bao gồm lịch trình làm việc linh hoạt nếu công việc cho phép, các nhóm làm việc độc lập, và sự tham gia của nhân viên trong việc ra quyết định.

3.2.5. Nhóm giải pháp về hỗ trợ tại nơi làm việc

Môi trường làm việc có những sáng kiến đó thì có mức độ gắn kết cao, nó có tác động tích cực đối với khả năng của người lao động để cân bằng yêu cầu công việc và gia đình. Hỗ trợ tại nơi làm việc từ đồng nghiệp và người quản lý được tìm thấy có ảnh hưởng cùng chiều đến cân bằng công việc - gia đình, phù hợp với lập luận tăng cường trong lý thuyết vai trò. Do đó công ty có thể tập trung xây dựng môi trường làm việc vui vẻ, thân thiện để mỗi ngày các nhân viên đến công sở với tâm lý hào hứng và thoải mái nhất.

Với trình độ, kiến thức và mong muốn tự chủ ngày càng cao trong công việc, người lao động hiện nay hoàn toàn có khả năng kiểm soát những lợi ích mà họ đáng được hưởng. Khi những quyền lợi thiết yếu của gia đình được đảm bảo (về tinh thần và vật chất), nhân viên của bạn sẽ cảm thấy thoải mái vì thoát khỏi áp lực công việc.

Điều này sẽ tác động rõ rệt tới sự tận tâm với công việc cũng như lòng trung thành của họ với công ty.

Vì vậy doanh nghiệp nên chủ động hạn chế làm việc ngoài giờ, lương ngoài giờ, có chính sách hỗ trợ cho nhân viên và gia đình. Ngoài ra tổ chức cũng cần quan tâm đến đời sống gia đình của nhân viên để kịp thời hỗ trợ nhân viên. Công ty có thể làm nhiều việc để giảm bớt nỗi lo lắng cho nhân viên của mình, ví dụ như: các chương trình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người già, cho nghỉ phép trong trường hợp ốm nặng, cố vấn cách thức quản lý và giải quyết công việc gia đình….

Ở góc độ là nhân viên, nhân viên nên lên kế hoạch kết hợp công việc và gia đình, cuộc sống cá nhân. Thỉnh thoảng, ngoài những kỳ nghỉ cuối tuần nên dành hẳn một ngày cho gia đình, tận dụng các ngày nghỉ phép hoặc có thể thỏa thuận với cấp trên làm bù vào những ngày kế tiếp. Làm được như vậy, cả nhân viên và doanh nghiệp đều được hưởng lợi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ