• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ TẠI KHÁCH SẠN

5. Phân tích ý kiến đánh giá của nhân viên về chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty

5.1. Mô tả đối tượng nghiên cứu:

không mệt mỏi của nhân viên. Tuy nhiên hạn chế chính là gây ra hiện tượng: “Sống lâu lên lão làng”khi nguồn ứng viên còn hạn chế.

Nắm bắt được những điểm mạnh và hạn chế này, công ty đã khắc phục bằng việc xây dựng kế hoạch, tạo nguồn, mở ra cơ hội cho tất cả nhân viên trong cùng bộ phận. Nhờ làm tốt công việc này, trong những năm qua, Công ty đã từng bước bổ nhiệm các chức danh. Và đến thời điểm này, Công ty đã có bộ máy nhân sự hoàn chỉnh (có sơ đồ kèm theo–Trang 44)

5. Phân tích ý kiến đánh giá của nhân viên về chính sách đãi ngộ nhân sự tại

5.1.2.Theo độ tuổi:

Trong tổng số 150 người điều tra, được chia thành 4 nhóm tuổi như sau:

Nhóm 18–25 tuổi: chiếm số lượng ít nhất với 11 người, tương ứng với 7.3%

Nhóm 26–35 tuổi: có 34 người, tương ứng với 22.67%, là nhóm có số lượng thấp thứ hai.

Nhóm 36–45 tuổi là nhóm có số lượng chiếm nhiều nhất với 58 người, tương ứng với 38, 67%.

Nhóm >45 tuổi: có 47 người trong tổng số 150 người điều tra, tương ứng với 31.33%.

Kết quả này cho thấy hai nhóm tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất là nhóm 36 – 45 tuổi và nhóm > 45 tuổi. Điều này chứng minh rằng khách sạn có nhóm lao động không trẻ. Điều này dẫn đến một số ưu điểm cũng như hạn chế nhất định sau:

-Ưu điểm:

 Nhân viên là những người đã gắn bó với khách sạn trên 8 năm, họ đa phần là những người làm việc lâu năm, rành việc, biết mọi ngỏ ngách trong khách sạn. Dẫn đến kết quả là tốc độ làm việc và tính chính xác cao.

 Có kinh nghiệm trong việc xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra.

 Họ biết được đâu là khách quen, đâu là khách VIP của khách sạn, họ nằm lòng những thói quen, sở thích của khách, từ đó biết cách làm sao để khách hàng được hài lòng nhất. Đôi khi, nhân viên này lại được nhiều khách hàng quý mến, thì đây lại là một thuận lợi của khách sạn. Song, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

- Hạn chế:

 Đôi khi, những kinh nghiệm họ tích lũy bao lâu nay không đúng với thực trạng bây giờ. Nhưng họ vẫn một mực cho đó là đúng và thường xuyên áp dụng.

 Họ đã quá quen với những công việc được làm trong 10 năm nay nên đôi khi hơi chểnh mảng, hoặc đùn đẩy cho nhân viên mới

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Họ thiếu sức khỏe, nhiệt huyết và sáng tạo

Biểu đồ 2: Đặc điểm về độ tuổi

(Nguồn: kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

5.1.3.Theo bộ phận làm việc:

Theo số liệu điều tra ta thấy bộ phận Buồng chiếm số lượng lớn nhất 32 người tương ứng với 21.3%. Bộ phận khác bao gồm Nhà hàng chiếm số lượng thứ 2 với 19 người tương ứng với 14.7%. Bộ phận thứ ba là Lễ tân với 20 người chiếm 13.3%. Bộ phận thứ tư là Nhà hàng với 19 người, chiếm 12.7%. Bộ phận thứ năm là Kỹ thuật và Kế toán –Tài chính với 15 người chiếm 10%. Bộ phận thứ sáu là Kinh doanh– Tiếp thị với 11 người chiếm 7.3%. Bộ phận thứ bảy là Bảo vệ với 9 người chiếm 6.0%. Và bộ phận cuối cùng là Kế hoạch –Tổ chức với 7 người, chiếm4.7%.

Bởi Saigon Morin có đến 129 phòng ngủ với diện tích từ 40 m2 đến 120 m2, ban lãnh đạo công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên được phép nghỉ 1.5 ngày trong 1 tuần, cộng thêm nhân viên Buồng phòng đa phần đã lớn tuổi. Đây chính là những nguyên nhân khiến cho số lượng nhân viên Buồng chiếm số lượng nhiều nhất. Điều này giúp cho nhân viên tại đây luôn đảm bảo đủ số lượng nhân công cần thiết trong ngàytrong trường hợp nhân viên kia nghỉ phép, không ảnh hưởng đến công việc chung của khách sạn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ 3: Đặc điểm về yếu tố bộ phận làm việc

(Nguồn: kết quả xử lý số liệu trên SPSS) 5.1.4.Theo thời gian làm việc:

Số lao động được hỏi tại công ty có thời gian làm việc >5 năm chiếm số lượng lớn nhất, với 74 người, chiếm 49.4%. Chiếm số lượng lớn thứ hai là thời gian làm việc từ 3 – 5 năm với 54 người, chiếm 36%. Thời gianlàm việc 1 – 3 năm chiếm số lượng thứ ba với 16 người, chiếm 10.7%. Và cuối cùng chiếm số lượng ít nhất là <1 năm với 6 người, chiếm 4%.

Có đến 49.33% nhân viên có thời gian làm việc trên 5 năm (trong đó có người đã gắn bó với 4 Giám đốc, mỗi Giám đốc có nhiệm kỳ trên 7 năm) chính là một trong những minh chứng cho sự trung thành của nhân viên tại Saigon Morin. Điều này cũng gây ra một số hạn chế và ưu điểm như đã phân tíchở tiêu chí “Độ tuổi”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ 4: Đặc điểm về yếu tố thời gian làm việc

(Nguồn: kếtquả xử lý số liệu trên SPSS) 5.1.5.Theo mức lương:

Kết quả từ bảng hỏi cho thấymức lương của CBCNV tại khách sạn Saigon Morin phân thành 2 nhóm chính đó là nhóm 3 đến 5 triệu và nhóm trên 5 triệu (dưới 7 triệu).

Trong đó nhóm trên 5 triệu chiếm 32%, nhóm từ 3 – 5 triệu chiếm số lượng gấp đôi với 68%. Điều này đúng với quy định của pháp luật về tiền lương cơ bản trong năm 2018 cũng như phù hợp với điều kiện kinh tế trên địa bàn tỉnh thừa thiên Huế, phần nào đáp ứng được điều kiện sống trung bình cho người lao động.

Biểu đồ 5: Đặc điểm về yếu tố mức lương

(Nguồn: kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

5.1.6. Đánh giá của nhân viên về yếu tố “Theo Tiền lương, tiền thưởng”:

Biểu đồ 6: Thống kê ý kiến của nhân viên về yếu tố Tiền lương, tiền thưởng (Nguồn: kết quả xử lý số liệu trên SPSS) Biến “Tiền lương, tiền thưởng”bao gồm 5 yếu tố, trong đó:

- TL1 (TL, TT tương xứng với kết quả làm việc của anh/chị) có 2% nhân viên được phỏng vấn có ý kiến “Không đồng ý” về vấn đề này, 18.7% nhân viên có ý kiến “Trung lập”, “Rất đồng ý” là ý kiến của 26.7% và chiếm số lượng lớn nhất là 52.7% người “Đồng ý” với vấn đề này trong tổng số 150 người được điều tra.

Ba nhân viên này cho rằng tiền lương không xứng với công sức mà họ đã bỏ ra, họ nghĩ rằng đáng ra họ phải được trả lương nhiều hơn so với hiện tại.

- TL2 (Công ty trả lương đúng hạn cho anh/chị) nhận được những ý kiến rất tích cực từ những người được điều tra là có đến 60.7% người lựa chọn ý kiến “Rất đồng ý” và 39.3%

người “Đồng ý” với vấn đề này, không có ai chọn các mức độ còn lại. Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện rất tốt trong việc trả lương đúng thời hạn cho nhân viên.

- TL3 (TL đảm bảo mức sống trung bình cho anh/chị) có số người “Đồng ý” cao nhất với 55.3%, 19.3% là số liệu của người lựa chọn ý kiến “Trung lập”, 17, 3% người trong tổng số 150 người điều tra có ý kiến “Rất đồng ý” và cuối cùng là 8% người “Không đồng ý”

với vấn đề này tại công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

8% người này ứng với 12 người trong tổng số 150 người điều tra cho rằng mức lương trên 3 triệu không thể đảm bảo cuộc sống cho họ khi mà mọi thứ đều đắt đỏ và vô số chi phí phải trả luôn xoay quanh cuộc sống của họ.

- TL4 (Công ty có chế độ tăng lương hợp lý cho anh/chị) có 1.3% người cho rằng họ

“Không đồng ý” với vấn đề này, 17.3% người có ý kiến “Trung lập”, “Rất đồng ý” là ý kiến của 24.7% nhân viên được khảo sát và cuối cùng chiếm nhiều nhất là ý kiến “Đồng ý” với 56.7% người.

- TL5 (Mức thưởng xứng đáng với sự đóng góp của anh/chị tại công ty) có số lượng nhân viên “Đồng ý” cao nhất ứng với 54%, đứng thứ hai là 27.3% với ý kiến “Rất đồng ý”, nhân viên có ý kiến “Trung lập” đứng thứ ba với 16% và cuối cùng là 2.7% nhân viên có ý kiến “Không đồng ý” về vấn đề này.

Tiền thưởng tại công ty được phân thành nhiều dạng (xem phần Thực trạng Tiền thưởng – Trang) trong đó có mục thưởng “Gương người tốt việc tốt” mỗi tháng sẽ nhận được 200.000đ, thường là việc nhân viên nhặt được tài sản của khách. Một trong những lý do khiến nhân viên không đồng ý với yếu tố này đó chính là số tài sản mà nhân viên nhặt được không quyết định đến số tiền thưởng. Tức là chỉ cần nhặt được tài sản của khách bị bỏ quên, hoặc rơi rớt trong khuôn viên khách sạn, không cần biết là giá trị bao nhiêu, thì nhân viên đó sẽ được nhận tiền thưởng “Gương người tốt việc tốt”.

- TL6 (Mức thưởng tại công ty rất hấp dẫn với anh/chị) có 4.7% số lượng nhân viên

“Không đồng ý” với vấn đề này, 19.3% là số lượng nhân viên “Trung lập”, “Rất đồng ý”

với 22,7% và cuối cùng chiếm tỉ lệ lớn nhất là “Đồng ý” với 53.3%.

- TL7 (Anh/chị hài lòng với chế độ tiền lương, tiền thưởng tại công ty) chiếm tỉ lệ lớn nhất là ý kiến “Đồng ý” với 48.7%, đứng thứ hai là 28.7% nhân viên “Trung lập”, thứ ba là 18.7% người có ý kiến “Rất đồng ý” với vấn đề này và cuối cùng ít nhất là 4% có ý kiến “Không đồng ý”.

Nhìn chung, với nhân tố “Tiền lương, tiền thưởng” đều nhận được rất nhiều phiếu

“Đồng ý” (chiếm hơn 50%), nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số nhân viên chưa thực sự

Trường Đại học Kinh tế Huế

hài lòng về chế độ này tại công ty (dưới 10%). Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện khá tốt vấn đề lương thưởng nhưng vẫncòn một số “lỗ hổng” cần xem xét và cải thiện.

5.1.7. Đánh giá của nhân viên về yếu tố “Phụ cấp, trợ cấp, và phúc lợi xã hội”:

Biểu đồ 7: Thống kê ý kiến của nhân viên về yếu tố Phụ cấp, trợ cấp, và phúc lợi (Nguồn: kết quả xử lý số liệu trên SPSS) Phụcấp,trợ cấp và phúc lợi xã hội gồm 7yếu tố:

PC1 (Công ty có các mức phụ cấp khác nhau phù hợp với đặc điểm công việc mà anh/chị thực hiện) có 1.3% số lượng nhân viên “Không đồng ý” với vấn đề này, 5.3% là số lượng nhân viên được khảo sát có ý kiến “Trung lập”, “Đồng ý” là ý kiến của 39.3%

người và chiếm nhiều nhất là 54% với ý kiến “Đồng ý” với vấn đề này trong tổng số 150 người khảo sát.

PC2 (Công ty luôn thực hiện đầy đủ chính sách về bảo hiểm) với vấn đề này chiếm nhiều nhất là ý kiến “Rất đồng ý” ứng với 57.3% số lượng nhân viên, đứng thứ hai là ý kiến “Đồng ý” với 40.7% và cuối cùng là 2% nhân viên có ý kiến “Trung lập” về vấn đề này.

PC3 (Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho anh/chị) có 62% số lượng nhân viên “Rất đồng ý” với vấn đề này, “Đồng ý” là ý kiến của 36.7% người được khảo sát và số còn lại 1.3% trong tổng số 150 người có ý kiến “Trung lập” về vấn đề này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PC4 (Anh/chị được công ty trợ cấp kinh phí về đồng phục.) có 63.3% số lượng nhân viên có ý kiến “Rất đồng ý” với vấn đề này, chiếm số lượng lớn nhất, đứng ở vị trí thứ hai là 36% “Đồng ý” và “Trung lập” là ý kiến của 0.7% nhân viên được khảo sát.

PC5 (Công ty trợ cấp một phần chi phí cho nhân viên học tập, đào tạo phát triển hàng năm.) có số lượng nhân viên “Rất đồng ý” cao nhất với 54%, nhân viên có ý kiến

“Đồng ý” đứng thứ hai với 38.7%, 6.7% là số lượng nhân viên có ý kiến “Trung lập” về yếu tố này, và ít nhất là số người “Không đồng ý” với 0.7%.

PC6 (Hàng năm công ty đều có tổ chức cho nhân viên đi du lịch, nghỉ dưỡng.) có ý kiến khảo sát cao nhất chiếm 51.3% là ý kiến “Rất đồng ý” và “Đồng ý” với 48.7%.

PC7 (Anh/chị hài lòng với chế độ trợ cấp, phụ cấp và phúc lợi của công ty.) có ý kiến khảo sát cao nhất với 54% là ý kiến “Rất đồng ý”, tiếp theo là “Đồng ý” với 41.3%

và 4.7% “Trung lập” với tiêu chí này.

Phân tích bảng số liệu trên cho thấy yếu tố “Phụ cấp, trợ cấp và phúc lợi xã hội” có ý kiến “Đồng ý” và “Rất đồng ý” chiếm đại đa số. Điều này thể hiện nhân viên tại công ty khá đồng tình với các chính sách về phụ cấp, trợ cấp và phúc lợi xã hội của công ty TNHH Saigon Morin Huế.

5.1.8. Đánh giá của nhân viên về yếu tố “Điều kiện, môi trường làm việc”:

Biểu đồ 8: Thống kê ý kiến của nhân viên về yếu tố Điều kiện, môi trường làm việc (Nguồn: kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biến “Điều kiện, môi trường làm việc” bao gồm 5 yếu tố:

DK1 (Cơ sở vật chất tại nơi làm việc đáp ứng tốt nhu cầu của người lao động.) với tiêu chí này số người có ý kiến “Đồng ý” bằng ý kiến “Rất đồng ý” với 46.7% trong tổng số 150 người được điều tra và 6.7%nhân viên được hỏi có ý kiến “Trung lập” về vấn đề này.

DK2 (Môi trường làm việc tại công ty được đảm bảo vệ sinh và an toàn.) có số lượng nhân viên có ý kiến “Rất đồng ý” cao nhất chiếm 47.3%, thứ hai là ý kiến “Đồng ý” với 44.7% và cuối cùng chiếm ít nhất là ý kiến “Trung lập” với 8% số lượng nhân viên trong tổng số 150 nhân viên được khảo sát.

DK3 (Ban lãnh đạo luôn quan tâm cải thiện môi trường và phương tiện làm việc cho nhân viên.) có 5.3% số lượng nhân viên “Trung lập” với tiêu chí này, 43.3% là con số biểu hiện số nhân viên có ý kiến “Rất đồng ý” và “Đồng ý” là ý kiến của 51.3% nhân viên còn lại trong tổng số người được khảo sát.

DK4 (Đồng nghiệp của anh/chị luôn hợp tác tích cực, hỗ trợ nhau trong công việc.) tiêu chí này được đánh giá thông qua 3 nhóm ý kiến: chiếm nhiều nhất là ý kiến “Rất đồng ý” với 50.7%, xếp thứ hai là “Đồng ý” với 43.3% và cuối cùng là 6% nhân viên

“Trung lập” về vấn đề này.

DK5 (Anh/chị hài lòng với điều kiện, môi trường làm việc của công ty) “Đồng ý”

là ý kiến được lựachọn nhiều nhất là 54%, sau đó là “Rất đồng ý” với 40.7% và 5.3% là số lượng nhân viên lựa chọn ý kiến “Trung lập” về vấn đề này.

Bảng số liệu trên cho thấy với tiêu chí “Điều kiện, môi trường làm việc” hầu như không có ý kiến “Rất không đồng ý” và “Không đồng ý”. Số liệu này chứng tỏ công ty đã có những chính sách đãi ngộ rất tốt với đội ngũ nhân viên của mình thông quađiều kiện, môi trường làm việc. Bên cạnh đó tiêu chí “Ban lãnh đạo quan tâm cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên” nhận được rất nhiều phiếu đánh giá tích cực (>90%), điều này là một thành công lớn đối với lãnh đạo công ty trong việc đề ra những chính sách đãi ngộ thành công, đem lại sự ủng hộ lớn từ phía nhân viên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

5.1.9. Đánh giá của nhân viên về yếu tố “Đào tạo”:

Biểu đồ 9: Thống kê ý kiến của nhân viên về yếu tố Đào tạo

(Nguồn: kết quả xử lý số liệu trên SPSS) Biến “Đào tạo” bao gồm 5 yếu tố:

DT1 (Công ty tạo điều kiện để nhân viên có cơ hội được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.) có 49.3% số lượng nhân viên được khảo sátcó ý kiến “Đồng ý” với vấn đề này, 44% “Rất đồng ý” và 6.7% có ý kiến “Trung lập” về vấn đề này.

DT2 (Các chương trìnhđào tạo, bồi dưỡng nhân viên của khách sạn là thiết thực và bổ ích.) có 6% số lượng nhân viên được khảo sát “Trung lập” với yếu tố này, 44% là số lượng nhân viên “Rất đồng ý” và “Đồng ý” là ý kiến của 50% số lượng nhân viên trong tổng số 150 người được khảo sát.

DT3 (Công ty hỗ trợ toàn bộ chi phí cho nhân viên trong quá trình đào tạo.) có số lượng nhân viên “Đồng ý” cao nhất với 51.3%, xếp thứ hai là “Rất đồng ý” với 38%, ý kiến “Trung lập” ở vị trí thứ ba với 9.3% và cuối cùng là ý kiến “Không đồng ý” với 1.3% số lượng nhân viên. Lý do bởi vì có một số khóa học công ty chỉ hỗ trợ một phần hoặc một số khóa học nhân viên tự chủ động hoàn toàn về chi phí.

DT4 (Công ty thực hiện kiểm tra chất lượng sau mỗi quá trình đào tạo.) có ý kiến khảo sát cao nhất chiếm 48% là ý kiến “Đồng ý”, tiếp theo là “Rất đồng ý” với 42% và cuối cùng là 10% có ý kiến “Trung lập” với tiêu chí DT4.

Trường Đại học Kinh tế Huế

DT5 (Anh/chịhài lòng với chính sách đào tạo của công ty.) có ý kiến khảo sát cao nhất chiếm 54.7% là ý kiến “Đồng ý”, tiếp theo là “Rất đồng ý” với 38.7% và cuối cùng là “Trung lập” với 6.7% số lượng nhân viên trong tổng số người được điều tra.

Kết quả khảo sát đã phản ánh được tình hình đãi ngộ về đào tạo tại công ty với số phiếu “Đồng ý”, và “Rất đồng ý” chiếm tỉ lệ cao nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số người “Trung lập” và “Không đồng ý” với tiêu chí này.

5.1.10. Đánh giá của nhân viên về yếu tố “Cơ hội thăng tiến”:

Biểu đồ 10: Thống kê ý kiến của nhân viên về yếu tố Cơ hội thăng tiến

(Nguồn: kết quả xử lý số liệu trên SPSS) Biến “Cơ hội thăng tiến” bao gồm 4 yếu tố:

TT1 (Công ty thực hiện việc bổ nhiệm nhân sự một cách công bằng, minh bạch.) có số lượng nhân viên “Đồng ý” với số lượng cao nhất chiếm 48.7%, tiếp theo là “Rất đồng ý” với 44.7% và cuối cùng là “Trung lập” với 6.7% trong tổng số 150 người được khảo sát tại công ty.

TT2 (Anh/chị có cơ hội công bằng trong thăng tiến.) có 0.7% số lượng nhân viên có ý kiến “Không đồng ý”, xếp thứ hai là 8% với ý kiến “Trung lập”, thứ ba là “Rất đồng ý” chiếm 42.7% và nhiều nhất là ý kiến “Đồng ý” với 48.7% số lượng nhân viên trong tổng số người được khảo sát tại công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TT3 (Công ty luôn khuyến khích, tạo nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển cho nhân viên.) có số lượng nhân viên “Đồng ý” chiếm tỷ lệ cao nhất với 52.7%, tiếp theo là 38.7% số lượng nhân viên có ý kiến “Rất đồng ý” và cuối cùng là “Trung lập” với 8.7%

số lượng nhân viên.

TT4 (Anh/chị hài lòng với các quyết định bổ nhiệm của công ty.) có số lượng nhân viên với ý kiến “Đồng ý” chiếm tỉ lệ cao nhất với 49.3%, tiếp theo là 42.7% số lượng nhân viên với ý kiến “Rất đồng ý” và cuối cùng là 8% số lượng nhân viên “Trung lập”.

Thông qua số liệu thống kê, có thể thấy với biến “Cơ hội thăng tiến” chỉ có số phần trăm rất nhỏ có ý kiến “Không đồng ý”, những ý kiến tích cực “Đồng ý”, “Rất đồng ý” chiếm đại đa số (>50%) điều này chứng tỏ lãnh đạo công ty đã có những chính sách, việc làm rất tốt, minh bạch, công bằng trong chế độ đãi ngộ về cơ hội thăng tiến được thể hiện cụ thể thông qua ý kiến của nhân viên.

5.2. Kết quả thống kê về mức độ đánh giá theo từng nhóm yếu tố của nhân